Các phương án giải quyết xung đột văn hóa của chủ nghĩa đa văn hóa
Chủ nghĩa đa văn hóa ra đời và phát triển ở phương Tây từ thập niên 60 của
thế kỷ XX với tư cách một chính sách xã hội nhằm ứng phó với tình trạng đa dạng văn
hóa do sự xuất hiện của các cộng đồng nhập cư. Không chỉ dừng lại với tư cách một
chính sách của nhà nước, chủ nghĩa đa văn hóa ngày nay còn tồn tại với tư cách một lý
thuyết văn hóa nhằm giải quyết mối quan hệ giữa đa dạng và thống nhất của văn hóa.
Với triết lý của mình, chủ nghĩa đa văn hóa mang đến các phương án giải quyết những
xung đột văn hóa như: bảo vệ tính đa dạng văn hóa, giáo dục đa văn hóa và khoan
dung văn hóa
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Các phương án giải quyết xung đột văn hóa của chủ nghĩa đa văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Các phương án giải quyết xung đột văn hóa của chủ nghĩa đa văn hóa
Các phương án 31 Các phương án giải quyết xung đột văn hóa của chủ nghĩa đa văn hóa Bùi Thị Minh Phượng(*) Nguyễn Thi Phương(**) Tóm tắt: Chủ nghĩa đa văn hóa ra đời và phát triển ở phương Tây từ thập niên 60 của thế kỷ XX với tư cách một chính sách xã hội nhằm ứng phó với tình trạng đa dạng văn hóa do sự xuất hiện của các cộng đồng nhập cư. Không chỉ dừng lại với tư cách một chính sách của nhà nước, chủ nghĩa đa văn hóa ngày nay còn tồn tại với tư cách một lý thuyết văn hóa nhằm giải quyết mối quan hệ giữa đa dạng và thống nhất của văn hóa. Với triết lý của mình, chủ nghĩa đa văn hóa mang đến các phương án giải quyết những xung đột văn hóa như: bảo vệ tính đa dạng văn hóa, giáo dục đa văn hóa và khoan dung văn hóa. Từ khóa: Chủ nghĩa đa văn hóa, Xung đột văn hóa, Đa văn hóa, Giáo dục đa văn hóa, Khoan dung văn hóa Abstract: Multiculturalism was adopted as a social policy in several Western nations from the 1960s onward to respond to the cultural diversity resulting from immigrant communities. Not only a state policy, multiculturalism also acts as a philosophy that addresses the relationship between cultural diversity and unity. In the philosophy of multiculturalism, diff erent solutions are suggested to resolve cultural confl icts including protection of cultural diversity, multicultural education and cultural tolerance. Keywords: Multiculturalism, Cultural Confl ict, Multiculture, Multicultural Education, Cultural Tolerance 1. Khái quát về chủ nghĩa đa văn hóa12 Từ thập niên 60 của thế kỷ XX đến nay, ở một loạt các quốc gia, nhiều chính sách đã đưa ra mục tiêu tổng thể là thúc đẩy sự (*) ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: phuongissi@yahoo.com (**) TS., Khoa Lý luận chính trị, Trường Đại học Mỏ - Địa chất. khoan dung và tôn trọng bản sắc văn hóa của các cộng đồng thiểu số. Những chính sách này được thực hiện thông qua các biện pháp hỗ trợ các hiệp hội cộng đồng và các hoạt động văn hóa của họ, khuyến khích các hình ảnh tích cực trên các phương tiện truyền thông và hoàn thiện các dịch vụ công cộng để điều tiết những khác biệt có cơ sở văn hóa về giá trị, ngôn ngữ và thực tiễn xã hội. Nó cũng là diễn đàn của tự do và dân Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201932 chủ, thỏa mãn khát vọng được sống cuộc sống của chính mình trong một thế giới đa màu sắc. Tất cả những chính sách văn hóa như vậy được gọi dưới cái tên chủ nghĩa đa văn hóa. Đa văn hóa là hiện tượng đặc trưng của các nước phát triển phương Tây nửa sau thế kỷ XX, xuất hiện trong bối cảnh đa dạng văn hóa đương đại và mang dấu ấn đặc biệt của đạo đức thực dụng xã hội phương Tây. Đó là khả năng phản ứng một cách nhanh chóng trước những biến đổi của môi trường xung quanh, khả năng xây dựng những quan niệm lý luận thích ứng với những thách thức của xã hội. Thực tiễn cho thấy chủ nghĩa đa văn hóa ra đời gắn liền với hai nhân tố sau: Thứ nhất là phong trào dân chủ những năm 1970 của các cộng đồng thiểu số (dân tộc, tôn giáo, tính dục) đứng lên đấu tranh nhằm khẳng định sự tồn tại hợp pháp và cuộc đấu tranh của phụ nữ đòi quyền lợi của mình. Thứ hai, những thập niên 1960-1970 đã chứng kiến những dòng di cư ồ ạt từ các nước nghèo châu Á, Bắc Phi và vùng Viễn Đông đến các nước phương Tây. Đây là nhân tố quan trọng nhất cho sự ra đời của chính sách đa văn hóa ở các nước tiếp nhận dân nhập cư. Việc lựa chọn đa văn hóa phản ánh tính thực dụng của phương Tây ở chỗ họ đã tìm cách bù đắp những thiếu hụt về nguồn nhân lực đang ngày càng bị lão hóa bằng nguồn lao động giá rẻ từ các nền kinh tế đang phát triển (Kanarsh, 2012). Mặt khác, việc lựa chọn đa văn hóa trong đời sống chính trị của người phương Tây cũng xuất phát từ chỗ thuyết đồng hóa, chủ nghĩa biệt lập, thuyết can thiệp, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc tỏ ra không còn thích dụng, dần bộc lộ khiếm khuyết và trở nên không phù hợp với mô hình xã hội hiện đại. Điều này dẫn tới nhu cầu phải có một chính sách mới, hữu hiệu hơn trong việc quản lý các cộng đồng dân sự đang ngày càng đa dạng về sắc tộc và văn hóa bởi di cư và bởi toàn cầu hóa thông tin. Tuy nhiên, đa văn hóa cũng gặp không ít chỉ trích bởi nó có thể trở thành một lực lượng gây chia rẽ cộng đồng dân tộc. Sự ủng hộ tích cực đối với tính đa dạng văn hóa, hay đối với chủ nghĩa đa văn hóa, có khả năng khuyến khích các xung đột xã hội, gây chia rẽ sâu sắc, làm hồi sinh mạnh mẽ các cuộc xung đột sắc tộc Nhưng bỏ qua những phản ứng trên, chủ nghĩa đa văn hóa vẫn cho thấy tính hợp lý của mình khi lý luận của nó dựa trên lòng khoan dung và mong muốn đi tìm tính thống nhất trong sự khác biệt. Xét trên phương diện lý luận, chủ nghĩa đa văn hóa dựa trên cơ sở của chủ nghĩa tự do, lấy những nguyên tắc của chủ nghĩa tự do làm nền tảng, đó là tự do cá nhân và dân chủ. Thuyết đa văn hóa là một giải pháp cho sự bất ổn của xã hội trên cơ sở bù đắp cho những khiếm khuyết của chủ nghĩa tự do. Đồng thời, chủ nghĩa đa văn hóa cũng lấy triết lý cơ bản nhất của chủ nghĩa cộng đồng làm cơ sở cho mình, đó là con người sống trong một xã hội phải là thành viên của ít nhất một cộng đồng nào đó, và bảo vệ bản sắc văn hóa của cộng đồng cũng chính là khẳng định sự tồn tại của bản thân (Xem: Bùi Thị Minh Phượng, Nguyễn Thi Phương, 2015). Sự ra đời và phát triển của chủ nghĩa đa văn hóa đã có những ảnh hưởng tích cực trên nhiều phương diện như: phát triển nền dân chủ và hướng tới sự bình đẳng giữa các cộng đồng văn hóa; thúc đẩy hòa hợp dân tộc và hội nhập cộng đồng của các cộng đồng thiểu số, cộng đồng di cư, mang lại cái nhìn phản biện từ phía cộng đồng văn hóa yếu thế và thôi thúc họ khẳng định Các phương án 33 bản sắc. Bên cạnh đó, khoan dung văn hóa đã và đang được cộng đồng thế giới thừa nhận là một trong những nguyên tắc ứng xử giữa các cộng đồng văn hóa trên phạm vi toà ... tế, chính trị sẽ không tạo ra một thứ văn hóa duy nhất và độc tôn cho cả khu vực, và cũng không hề làm tiêu biến các nền văn hóa dân tộc khác, mà trái lại, nó lấy tính đa dạng văn hóa của các nền văn Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201934 hóa dân tộc làm cơ sở để phát triển. Toàn cầu hóa văn hóa sẽ không “đẻ” ra một thứ văn hóa duy nhất và độc tôn cho toàn thế giới và cũng không hề làm tiêu biến các nền văn hóa dân tộc khác; trái lại, nó lấy tính đa dạng của các nền văn hóa dân tộc làm cơ sở phát triển. Thế nên, việc hình dung rằng toàn cầu hóa sẽ “xóa sổ” các nền văn hóa bản địa để thay bằng một sự nhất dạng về văn hóa là hết sức phi lý - điều này cũng giống như việc người ta hình dung về một cộng đồng mà không có cá thể trong đó (Phạm Thái Việt, 2006: 335). Các nhà nước - dân tộc luôn có một dòng văn hóa chủ lưu tồn tại làm kim chỉ nam cho các thiểu số văn hóa khác khi giải quyết tính đa dạng văn hóa để đạt tới sự bình đẳng và dân chủ thực sự. Còn đối với những cộng đồng liên minh, không thể xây dựng được như vậy, bởi người ta sẽ không chấp nhận văn hóa Việt Nam mang tính phổ quát nhất khu vực Đông Nam Á, hay văn hóa Đức sẽ là trụ cột cho cả khu vực châu Âu... Tính thống nhất về văn hóa chỉ có thể dựa trên điều kiện tự nhiên, địa lý hoặc tôn giáo đối với các cộng đồng liên minh. Do đó, các nhà nước - dân tộc không thể xây dựng khối liên minh nếu không tìm được sự tôn trọng văn hóa của nhau, đồng thời sẽ không có nhu cầu liên kết lại với nhau nếu không có sự khác biệt. Vì vậy, tôn trọng đa dạng văn hóa của chủ nghĩa đa văn hóa hoàn toàn thích dụng với những cộng đồng như trên. Thứ hai, giáo dục đa văn hóa là một mô thức giáo dục mới của tương lai. Giáo dục đa văn hóa được chủ nghĩa đa văn hóa hết sức đề cao. K. Banting và W. Kymlicka đã chỉ ra: “Chủ nghĩa đa văn hóa bao gồm mức ủng hộ chắc chắn đối với các nền văn hóa và bản sắc sắc tộc thiểu số, sự thừa nhận mức độ nào đó quyền tập thể của các nhóm sắc tộc vốn không phủ nhận quyền tự do của con người... Nó mở rộng (đặc biệt là ở Canada) từ các chương trình giáo dục dành cho các nhóm nhập cư cho tới việc chấp nhận sự tự trị về mặt lãnh thổ và quyền ngôn ngữ đối với các tộc người thiểu số dân tộc và tới sự thừa nhận quyền yêu sách đất đai và quyền tự quản cho những người dân bản xứ” (Banting, Kymlicka, 2003). Hiện nay, giáo dục - đào tạo ở các quốc gia phát triển đều hướng tới một nền giáo dục đa văn hóa. Giáo dục đa văn hóa với quan điểm hiểu biết về chính mình là chưa đủ. Bên cạnh việc giáo dục những giá trị văn hóa như đạo đức, thẩm mỹ, truyền thống, triết lý được thừa hưởng từ bản sắc văn hóa dân tộc, thì cần phải học hỏi, tiếp thu những giá trị từ các cộng đồng văn hóa khác để hoàn thiện. Đây chính là mục tiêu của giáo dục đa văn hóa. Thông thường khi nói đến giáo dục đa văn hóa, người ta có xu hướng nghĩ tới việc học tập về văn hóa của “nước khác”. Tuy nhiên, để hiểu biết đúng đắn về đa văn hóa, trước tiên cần hiểu biết sâu sắc, đầy đủ về văn hóa của bản thân. Tiếp đó, sự hiểu biết sâu sắc về đa văn hóa sẽ được tạo ra nhờ vào nghiên cứu giao tiếp giữa các nền văn hóa. Ngày nay, hầu hết các quốc gia trên thế giới là đa sắc tộc và xu hướng đa dân tộc hóa đang gia tăng trong quá trình quốc tế hóa. Vấn đề lớn của thời đại ngày nay là “các dân tộc cùng chung sống” thì ý nghĩa của giáo dục đa văn hóa nhắm tới sự hiểu biết và cùng sinh tồn trong lòng quốc gia dân tộc có ý nghĩa lớn. Giáo dục đa văn hóa kích thích năng lực phản biện văn hóa, hay nói cách khác, để hiểu được bản thân mình thì phải thông qua người khác. Tiếp cận với những giá trị Các phương án 35 văn hóa khác biệt nhằm đối chiếu, so sánh để hoàn thiện bản thân luôn là nhu cầu nội tại của mỗi cộng đồng văn hóa. Nhìn nhận khách quan những đánh giá của người khác về bản thân mình cũng là nội dung của giáo dục đa văn hóa, bởi việc học cách lắng nghe để điều chỉnh và phát triển không phải lúc nào cũng dễ dàng đối với mỗi cá nhân cũng như với một cộng đồng nào đó. Giáo dục đa văn hóa để có cái nhìn tôn trọng sự khác biệt và cũng là để tôn trọng chính mình. Trên thực tế, mâu thuẫn, xung đột văn hóa cũng có nguyên nhân từ sự thiếu hiểu biết về nhau giữa các cộng đồng văn hóa. Do vậy, phát triển giáo dục đa văn hóa sẽ góp phần giảm thiểu xung đột này vì chính nó là điểm khởi đầu để những khác biệt gặp gỡ, hợp tác và phát triển. Ngày nay, giáo dục được coi là một hàng hóa, cũng như tất cả các hàng hóa khác, nó phải đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Có nhiều quốc gia đa văn hóa, chẳng hạn Úc, Mỹ, Singapore, Canada đã thành công trong hoạt động kinh tế này khi thu hút được lượng người học đa dạng trên phạm vi toàn thế giới. Xuất khẩu giáo dục đang đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nhiều quốc gia. Cũng chính quá trình giáo dục này đã thu hút được nhân tài trên thế giới và tạo ra cơ hội tuyển chọn cho đất nước của họ nguồn nhân lực đa dạng với chất lượng cao. Theo G. Ju. Kanarsh (2012), giáo dục đa văn hóa còn được hiểu theo nghĩa những người vốn xuất thân từ các cộng đồng văn hóa thiểu số được quyền thừa hưởng những giá trị văn hóa của họ, nghĩa là họ có quyền lựa chọn tiếp tục theo đuổi những giá trị văn hóa cội nguồn hoặc tiếp cận với các giá trị văn hóa khác. Ở nhiều nước như Canada, Mỹ, Úc đã có những chương trình giáo dục đặc biệt dành riêng cho các cộng đồng thiểu số nhằm duy trì ngôn ngữ và văn hóa của họ. Nền dân chủ thực sự cần được khẳng định trong lĩnh vực giáo dục, đó là hướng tới giáo dục đáp ứng nhu cầu chứ không phải giáo dục áp đặt. Vì vậy, giáo dục đa văn hóa đang là sự lựa chọn của nhiều quốc gia tiên tiến trên thế giới và ngày càng trở thành mô thức cho một nền giáo dục tương lai. Thứ ba, khoan dung là nguyên tắc ứng xử cơ bản giữa các cộng đồng văn hóa. Dưới góc nhìn của chủ nghĩa đa văn hóa, khoan dung là thừa nhận sự khác biệt văn hóa; giữa các nền văn hóa không có sự phát triển cao hay thấp, lớn hay nhỏ mà chỉ có sự đa dạng, phong phú hơn hay không. Chandran Kukathas (2004) nhận định: “Nó [chủ nghĩa đa văn hóa] khoan dung tới mức sẵn sàng chấp nhận bên trong nó có những người chống lại nó. Song, đồng thời, nó sẽ không đưa ra sự bảo hộ hay lợi thế đặc biệt cho bất kỳ nhóm hay cộng đồng cá biệt nào. Nó sẽ không ngăn cản bất cứ người nào theo đuổi những mục tiêu riêng biệt của họ hay cố gắng duy trì những truyền thống riêng biệt, song nó cũng không đề cao hay trợ cấp cho những người được đặc biệt yêu thích. Đây là thuyết đa văn hóa không có sự sợ hãi hay thiên vị”. Chủ nghĩa đa văn hóa cho rằng khoan dung phải xuất phát từ hai hay nhiều phía, bởi nguyên tắc tối cao của chủ nghĩa đa văn hóa là tự do, bình đẳng, khoan dung không có nghĩa là thiên vị (Kymlicka, 2010). Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chủ nghĩa đa văn hóa rất gần với chủ nghĩa dân tộc khi đưa ra những tuyên bố mang tính đạo đức nhằm bênh vực các nhóm chịu nhiều thiệt thòi như: phụ nữ, người đồng tính, người khuyết tật Trong bối cảnh xung đột giữa các cộng đồng văn hóa ngày càng trở nên phức tạp Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201936 và khó giải quyết, thì khoan dung văn hóa đang được cộng đồng quốc tế và các quốc gia trên thế giới thừa nhận là nguyên tắc ứng xử giữa các nền văn hóa. Xu hướng chung của các nền văn hóa là hợp tác, đối thoại chứ không phải đối đầu. Hiện nay, tôn giáo ngày càng được thừa nhận là cốt lõi của các nền văn hóa, nên có thể thấy những xung đột giữa các cộng đồng văn hóa phần nhiều bắt nguồn từ sự khác biệt về niềm tin giữa các tôn giáo với nhau. Thường thì khoan dung và tôn trọng là hai đức tính cần có và phải được giữ gìn trong một xã hội đa tôn giáo. Chính vì vậy, cùng với việc thuyết giảng về khoan dung, các tôn giáo cần cố gắng thực hành khoan dung nhằm tạo dựng bầu không khí hò a bình và hò a hợp trong đời sống xã hội (Nguyễn Thế Doanh, 2008). Thiếu sự khoan dung sẽ rất khó chấp nhận việc có nhiều tôn giáo cùng tồn tại và thường dẫn đến sự kỳ thị cũng như cách nhìn nhận không đúng về tôn giáo. Tự do tôn giáo có nghĩa là bảo đảm quyền tự do tín ngưỡng cho mọi người dân, trong đó có cả việc đề cao tư tưởng khoan dung tôn giáo và đã được ghi nhận trong Tuyên ngôn Nhân quyền (1948). Chính khoan dung tôn giáo giúp cho tự do tôn giáo trở nên đích thực hơn, phù hợp hơn với hoà n cảnh thực tế, do vậy, nó làm lu mờ dần những hành vi bất khoan dung tôn giáo vô lý hiện đang còn tồn tại (Nguyễn Thế Doanh, 2008). Trong lịch sử nhân loại nói chung, đã xuất hiện nhiều nhóm xã hội đối lập nhau, sự đối lập này hoà n toàn hoặc một phần là do sự khác biệt về tôn giáo. Tây Ban Nha, Pháp, Anh, Hà Lan đều đã từng chứng kiến các xung đột tôn giáo. Mỹ cũng đã từng trải qua thời kỳ những người Tin Lành đấu tranh và trục xuất những người Moóc Mông, tấn công những người Công giáo. Hay gần đây hơn là sự xung đột giữa người Công giáo và Tin Lành ở Bắc Ireland, người Ấn giáo và Hồi giáo ở Kashmir, thanh lọc sắc tộc mang sắc thái xung đột tôn giáo ở Bosnia và Kosovo trong thập niên 1990. Nhưng gần đây đã xuất hiện nhiều cuộc đối thoại về tôn giáo, về nhân quyền, giao lưu văn hó a Đông - Tây dưới hình thức song phương hoặc đa phương, khu vực hoặc quốc tế với các tên gọi khác nhau. Chủ đề chính là “sự hò a hợp tôn giáo”, “xây dựng chiếc cầu nối”, “thống nhất trong đa dạng”,... nhằm mục đích giao lưu, trao đổi để tìm ra những biện pháp hữu hiệu, đưa tinh thần tốt đẹp, nhân ái, hướng thiện của các tôn giáo vào cuộc sống, góp phần xây dựng một xã hội ổn định, hòa bình, không có khủng bố, ngăn ngừa những tệ nạn xã hội (Nguyễn Thế Doanh, 2008). Khoan dung là sản phẩm của nhân loại trong quá trình nhận thức và phục vụ cuộc sống. Lòng vị tha vốn có của con người là nguồn mạch dồi dào nuôi dưỡng hành vi khoan dung và đến lượt mình, hành vi khoan dung này đã trở thành nhân tố quan trọng góp phần đoàn kết xã hội. Và đoàn kết xã hội chính là cơ sở để kiến tạo một nền hò a bình, giữ vững ổn định xã hội ở mọi quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới (Nguyễn Thế Doanh, 2008). 3. Một vài bàn luận và kết luận Di cư và sự đa dạng văn hóa chắc chắn sẽ vẫn ở mức độ cao trong nhiều năm tới. Trong khi đó, mô hình và các quá trình di cư toàn cầu đang tạo ra bối cảnh của sự đa dạng mới: người di cư đang duy trì bản sắc mạnh mẽ ở nhiều nơi khác nhau và có mối liên hệ xuyên quốc gia trực tiếp với quê hương của họ. Do vậy, các nhà nước - dân tộc cần phải có những chính sách đa văn hóa rõ ràng nhằm đối phó với những vấn đề trên. G. Ju. Kanarsh cho rằng, nếu như Các phương án 37 chủ nghĩa đa văn hóa bị phá bỏ chắc chắn sẽ phải có một lý thuyết thay thế, hoặc cần phải nhìn nhận những ứng dụng của chủ nghĩa đa văn hóa ở một phổ rộng lớn hơn không gian nhà nước - dân tộc (Kanarsh, 2012). Chính điều này đã giúp chủ nghĩa đa văn hóa có những phương án cho việc giải quyết xung đột văn hóa: Thứ nhất, thừa nhận bản sắc tộc người trong không gian của một nhà nước - dân tộc là chưa đủ trong điều kiện toàn cầu hóa. Đa dạng văn hóa cần được khẳng định và bảo vệ ở các cộng đồng liên minh nhà nước và trên toàn thế giới. Trong môi trường của nhà nước liên minh, yêu cầu về tính thống nhất văn hóa không được đề cao như trong môi trường của nhà nước - dân tộc. Điều này đã khắc phục được hạn chế lớn nhất của chủ nghĩa đa văn hóa là bảo vệ cái riêng mà không quan tâm tới cái chung. Thứ hai, giáo dục đa văn hóa đang trở thành xu hướng giáo dục tương lai bởi tính mở của nó. Toàn cầu hóa văn hóa đang đặt nền móng cho một nền văn hóa toàn nhân loại, nó xác lập nên hệ giá trị chung đại diện cho con người trong quan hệ với tự nhiên và với nhau. Xu hướng phát triển một nền giáo dục đảm bảo kế thừa được những giá trị của dân tộc, đồng thời tiếp thu được tinh hoa văn hóa của nhân loại là một tất yếu của thời đại ngày nay. Chúng ta đang sống trong một thời đại mà sự lệ thuộc lẫn nhau giữa các cộng đồng người trở nên mật thiết hơn bao giờ hết, vì vậy, hiểu biết về người khác là điều kiện cần thiết cho sự tồn tại và phát triển. Thứ ba, trong những giá trị được chia sẻ trên toàn cầu và bao trùm lên các nền văn hóa, khoan dung là một giá trị, một nguyên tắc vượt lên trên những khác biệt về văn hóa, văn minh. Nó là cơ sở tối cao để có thể thu được thành quả của mọi cuộc đối thoại. Vì vậy, mọi cuộc đối thoại đều khuyến khích sự khoan dung và sự tôn trọng đối với người khác, đồng thời thừa nhận và tuân thủ sự đa dạng văn hóa trên hành tinh Tài liệu tham khảo 1. Nguyễn Thế Doanh (2008), “Vai trò của khoan dung tôn giáo và đoàn kết xã hội trong việc kiến tạo nền hòa bình và giữ vững ổn định xã hội”, Tạp chí Triết học số 5 (204). 2. Banting, Keith and Kymlick, Will (2003) “Multiculturalism and welfare”, Issent, Vol. 50, Issue 4, October, wrlc.org/en/eSrch/ss_hl.asp 3. Kanarsh, G. Ju. (2012), “Đa văn hóa: Quan niệm xã hội và thực tiễn xã hội”, Tài liệu phục vụ nghiên cứu, Viện Thông tin Khoa học xã hội. 4. Kukathas, Chandran (2004), Theoretical Foundations of Multicuturalism, workshop/fall04/theoretical_found 5. Kymlicka, Will (2010), “The rise and fall of multiculturalism?: new debates on inclusion and accommodation in diverse societies”, In: Vertovec S., Wessendorf S., ed. (2010), The Multiculturalism Backlash: European Discourses, Policies and Practices, Routledge, London/New York, pp. 32-49. 6. Bùi Thị Minh Phượng, Nguyễn Thi Phương (2015), “Cơ sở lý thuyết và thực tiễn của chủ nghĩa đa văn hóa”, Tạp chí Thông tin Khoa học xã hội, số 10. 7. Phạm Thái Việt (2006), Toàn cầu hóa: Những biến đổi lớn trong đời sống chính trị quốc tế và văn hóa, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội.
File đính kèm:
- cac_phuong_an_giai_quyet_xung_dot_van_hoa_cua_chu_nghia_da_v.pdf