Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa

Các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa được phát triển ở phương Tây trong thế

kỷ XX đã làm sáng tỏ vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự hình thành, biến đổi của văn hóa, đồng

thời xác định mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường, sự thích nghi của con người với môi trường

tự nhiên, và sự định hình cảnh quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng của con người. Vận

dụng các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa trong nghiên cứu văn hóa, chúng tôi

nhận thức rằng, điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hóa là hai nhân tố hợp thành môi

trường văn hóa mà trong đó, nền văn hóa của các cộng đồng người hình thành, vận động và biến đổi.

Do những tác động khác nhau của hai nhân tố ấy, các nền văn hóa có thể mang tính chất tĩnh tại hay

năng động, biến đổi chậm chạp hay nhanh chóng, mức độ biến đổi ít hay nhiều. Trước những tác động

ấy, số phận của các nền văn hóa sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo và khả năng lựa chọn của các

chủ thể văn hóa.

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa trang 1

Trang 1

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa trang 2

Trang 2

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa trang 3

Trang 3

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa trang 4

Trang 4

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa trang 5

Trang 5

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa trang 6

Trang 6

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa trang 7

Trang 7

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9040
Bạn đang xem tài liệu "Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa

Các lý thuyết địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa và việc vận dụng trong nghiên cứu văn hóa
33Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
CÁC LÝ THUYẾT ĐỊA LÝ HỌC VĂN HÓA, 
SINH THÁI HỌC VĂN HÓA VÀ VIỆC VẬN DỤNG 
TRONG NGHIÊN CỨU VĂN HÓA
LÝ TÙNG HIẾU
Tóm tắt 
Các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa được phát triển ở phương Tây trong thế 
kỷ XX đã làm sáng tỏ vai trò của môi trường tự nhiên đối với sự hình thành, biến đổi của văn hóa, đồng 
thời xác định mối quan hệ giữa văn hóa với môi trường, sự thích nghi của con người với môi trường 
tự nhiên, và sự định hình cảnh quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, xây dựng của con người. Vận 
dụng các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa trong nghiên cứu văn hóa, chúng tôi 
nhận thức rằng, điều kiện địa lý tự nhiên và điều kiện giao lưu văn hóa là hai nhân tố hợp thành môi 
trường văn hóa mà trong đó, nền văn hóa của các cộng đồng người hình thành, vận động và biến đổi. 
Do những tác động khác nhau của hai nhân tố ấy, các nền văn hóa có thể mang tính chất tĩnh tại hay 
năng động, biến đổi chậm chạp hay nhanh chóng, mức độ biến đổi ít hay nhiều. Trước những tác động 
ấy, số phận của các nền văn hóa sẽ tuỳ thuộc vào khả năng sáng tạo và khả năng lựa chọn của các 
chủ thể văn hóa.
Từ khóa: Địa lý học văn hóa, sinh thái học văn hóa, địa lý tự nhiên, giao lưu văn hóa, môi trường 
văn hóa
Abstract
Theories of cultural geography and cultural ecology developed in the West in the twentieth century 
have shown the role of the natural environment for the formation and transformation of culture, the 
relationship between culture and the environment, the adaptation of people to the natural environment, 
and the forming of landscape created by agricultural production, technology and construction. 
Applying theories of cultural geography and cultural ecology in the study of culture, we recognizes that 
natural geographic conditions and cultural interchange conditions are two components of a cultural 
environment, in which the cultures of human communities form, move and transform. Due to the 
varied effects of those two factors, cultures can be static or dynamic, slow or fast changing, more or 
less variable. Faces these effects, the fate of those cultures will depend on the creativity and the choice 
of the cultural subjects.
Keywords: Cultural geography, cultural ecology, natural geographic, cultural exchange, cultural 
environment
Đặt vấn đề
Các lý thuyết địa lý học văn hóa (cultural geography) và sinh thái học văn hóa (cultural ecology) được 
phát triển ở phương Tây trong thế kỷ XX với 
sự đóng góp của các nhà địa lý học như Carl 
Ortwin Sauer, Joël Bonnemaison và các nhà 
nhân học như Julian Haynes Steward Thông 
qua việc nghiên cứu quan hệ giữa văn hóa 
với môi trường, sự thích nghi của con người 
với môi trường tự nhiên, và sự định hình cảnh 
quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, xây 
dựng của con người, các lý thuyết này đã làm 
sáng tỏ vai trò của môi trường địa lý tự nhiên 
đối với sự hình thành, biến đổi của văn hóa, 
đồng thời chỉ ra những tác động trở lại của 
văn hóa đối với môi trường sinh thái, từ đó đặt 
Số 28 - Tháng 6 - 201934
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
ra vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường sinh 
thái của con người.
Trong bối cảnh hội nhập và toàn cầu hóa 
hiện nay, người nghiên cứu văn hóa Việt Nam 
không thể quay lưng với các lý thuyết khoa 
học mà giá trị đã được thừa nhận trong nghiên 
cứu văn hóa. Trong bài viết này, vận dụng 
phương pháp phân tích - tổng hợp tư liệu và 
phương pháp so sánh, chúng tôi tóm lược nội 
dung kèm theo nhận định về giá trị đóng góp 
của các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái 
học văn hóa, để từ đó chọn lọc, đúc kết những 
luận điểm phù hợp, có thể vận dụng vào việc 
nghiên cứu văn hóa.
1. Giá trị đóng góp của các lý thuyết địa lý 
văn hóa và sinh thái học văn hóa
1.1. Carl Ortwin Sauer với “hình thái của 
cảnh quan”
Người được xem là có công đặt nền móng 
cho các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái 
học văn hóa là Carl Ortwin Sauer (1889 - 1975), 
nhà địa lý học người Mỹ đã phát triển phân 
ngành địa lý học văn hóa, nghiên cứu sự tạo 
thành các cảnh quan văn hóa từ các dạng thức 
xếp chồng lên trên cảnh quan tự nhiên. Bài báo 
“The Morphology of Landscape” (Hình thái của 
cảnh quan, 1925) của ông đăng trên University 
of California Publications in Geography 2 được 
xem là bài báo tiếng Anh có ảnh hưởng nhất 
trong việc giới thiệu những ý tưởng về các 
cảnh quan văn hóa. Bài báo đó trình bày cái 
nhìn của Sauer về quy tắc ứng xử của địa lý 
học, thiết lập quy tắc ứng xử dựa trên cơ sở 
hiện tượng học (phenomenology). Theo Sauer, 
“trong mỗi cảnh quan, có những hiện tượng 
không đơn giản có mặt ở đó nhưng có liên đới 
hoặc độc lập với nhau”. Do đó, theo ông, nhiệm 
vụ của nhà địa lý học là phát hiện mối liên kết 
cấp vùng giữa các hiện tượng: “Nhiệm vụ của 
địa lý học được quan niệm là thiết lập một hệ 
thống có tính cách quyết định bao gồm các 
hiện tượng cảnh quan, nhằm nắm bắt tất cả ý 
nghĩa của nó và tạo màu sắc cho quang cảnh 
đa dạng trên mặt đất”1. Đối với quyết định luận 
môi trường (environmental determinism), một 
lý thuyết phổ biến trong địa lý học khi Sauer 
bắt đầu sự nghiệp, ông có thái độ phê bình 
quyết liệt. Ông đề xuất một cách tiếp cận khác 
gọi là “hình thái của cảnh quan” (landscape 
morphology) hoặc “lịch sử văn hóa” (cultural 
history). Cách tiếp cận này liên quan đến việc 
thu thập quy nạp các dữ kiện thực tế về tác 
động của con người lên cảnh quan theo thời 
gian. Sauer tin rằng nông nghiệp, sự thuần hóa 
thực vật và động vật có ảnh hưởng đến môi 
trường tự nhiên. Ông cũng bày tỏ mối quan 
tâm về cách thức mà chủ nghĩa tư bản hiện 
đại và các chính phủ trung ương tập quyền 
phá huỷ sự đa dạng văn hóa và sức khoẻ môi 
trường của thế giới.
Lý thuyết của Carl Ortwin Sauer có ảnh 
hưởng ở cả Bắc Mỹ và châu Âu. Sau khi Sauer 
nghỉ hưu, trường phái địa lý học con người - 
môi trường của ông đã phát triển thành  ... hóa.
1) Điều kiện địa lý tự nhiên (physical 
geography): Bao gồm phạm vi không gian, địa 
hình, thổ nhưỡng, khí hậu, thuỷ văn, sinh thái, 
tài nguyên, những biến đổi của môi trường, v.v. 
của vùng cư trú. Các điều kiện địa lý tự nhiên 
ấy cung cấp nguyên liệu, nhiên liệu, phương 
tiện mà các tộc người có thể thích nghi, tận 
dụng để sinh tồn và phát triển, đồng thời đặt 
ra những hiểm họa, thách thức mà các tộc 
người phải tìm cách ứng phó và chế ngự. Cách 
thức thích nghi, tận dụng, ứng phó, chế ngự 
môi trường tự nhiên của con người, của các tộc 
người, chính là văn hóa. Vì vậy, điều kiện địa lý 
tự nhiên vừa là nguyên liệu vừa là tác nhân làm 
hình thành văn hóa. Và những yếu tố tự nhiên 
của một vùng đất là nguyên liệu và tác nhân 
làm hình thành văn hóa của một tộc người sẽ 
hợp thành không gian văn hóa (cultural space) 
của tộc người đó, góp phần làm hình thành 
đặc trưng của văn hóa tộc người và văn hóa 
vùng.
Như vậy, theo quan điểm của địa lý học văn 
hóa, có một sự khác biệt nhất định giữa điều 
kiện địa lý tự nhiên là nguyên liệu và tác nhân 
khách quan với không gian văn hóa là sản 
phẩm nhân hóa giới tự nhiên của con người. 
“Đối với các nhà địa lý với tư duy thực nghiệm 
ở Mỹ, văn hóa bao gồm các thứ không thuộc 
về tự nhiên. Họ phân biệt văn hóa là cái nhìn 
thấy được trong cảnh quan địa lý, do con người 
tạo lập nên và có khả năng làm thay đổi môi 
trường tự nhiên. Đó là cảnh quan được nhân 
hóa” [8].Theo quan điểm ấy, con người cần 
phải dựa vào các nguồn nguyên liệu, nhiên 
liệu, phương tiện của giới tự nhiên để làm ra 
văn hóa. Tuy nhiên, cách thức tận dụng, thích 
nghi, ứng phó, chế ngự môi trường tự nhiên 
trước hết phụ thuộc vào kinh nghiệm, tri thức, 
kỹ thuật cũng như nhu cầu, lợi ích, mục đích 
của con người. Với tư duy phát triển và tính 
xã hội cao, con người không phản ứng một 
cách đồng loạt giống như nhau trước những 
tác nhân của môi trường tự nhiên, như các loài 
động vật. Ngược lại, con người có khả năng lựa 
chọn và thường xuyên lựa chọn những cách 
thức phản ứng phù hợp với kinh nghiệm, tri 
thức, kỹ thuật cũng như nhu cầu, lợi ích, mục 
đích của mình. Do đó, mặc dù không gian văn 
hóa của một vùng văn hóa thường có điều kiện 
địa lý tự nhiên tương đối đồng nhất, nhưng 
những tộc người cư trú trên đó có thể tạo ra 
những không gian văn hóa riêng, khác biệt với 
nhau, vì họ chỉ chú trọng khai thác một số yếu 
tố tự nhiên nào đó chứ không phải là toàn bộ 
điều kiện địa lý tự nhiên tiềm tàng của vùng 
văn hóa. Nói cách khác, không phải tất cả yếu 
Số 28 - Tháng 6 - 201938
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
tố của địa lý tự nhiên trong một không gian 
nào đó mà chỉ những yếu tố của tự nhiên đã 
được một cộng đồng người nhận thức, thích 
nghi, định danh, khai thác, cải biến hay huỷ 
hoại, mới hợp thành không gian văn hóa của 
họ.
2) Điều kiện giao lưu văn hóa (cultural 
interchange): Bao gồm những yếu tố của điều 
kiện địa lý tự nhiên như vị trí địa lý, địa hình 
của vùng cư trú, tạo thuận lợi hay gây khó 
khăn cho việc giao lưu văn hóa. Những vùng 
đất có điều kiện địa lý tự nhiên thoáng mở như 
vị trí tiếp giáp các tuyến đường giao thương, 
địa hình thảo nguyên hoặc đồng bằng châu 
thổ không bị biển rộng núi cao chia cắt, cơ hội 
giao lưu văn hóa nội vùng và giao lưu văn hóa 
với bên ngoài sẽ gia tăng. Ngược lại, những 
vùng đất có điều kiện địa lý tự nhiên biệt lập 
như vị trí địa lý tách biệt khỏi các tuyến đường 
giao thương, địa hình đồi núi hoặc hải đảo 
bị biển rộng núi cao chia cắt, cơ hội giao lưu 
văn hóa nội vùng và giao lưu văn hóa với bên 
ngoài sẽ giảm đi. Thông thường, giao lưu văn 
hóa sẽ được khởi đầu bằng trao đổi thương 
mại và tôn giáo. Qua đó, nó cung cấp cho con 
người những nguyên liệu, phương tiện, cách 
thức thích nghi, ứng phó mới, làm giàu, làm 
mới hành trang văn hóa của họ trên những 
chặng đường cải biến tự nhiên và xã hội để 
sinh tồn và phát triển.
Giao lưu văn hóa là tiền đề của tiếp biến văn 
hóa (acculturation), tức là tiếp thu, biến đổi 
những yếu tố văn hóa ngoại sinh thành những 
yếu tố văn hóa tộc người, đồng thời biến đổi 
văn hóa tộc người để thích ứng với những yếu 
tố văn hóa mới. Nếu giao lưu văn hóa chỉ là 
trao đổi để tăng cường hiểu biết và thoả mãn 
nhu cầu của con người, thì tiếp biến văn hóa sẽ 
làm biến đổi văn hóa tộc người.
Hai tác nhân địa lý tự nhiên và giao lưu văn 
hóa là tiền đề của văn hóa tộc người và văn 
hóa vùng, nên khi chúng biến đổi, văn hóa 
tộc người và văn hóa vùng sẽ tất yếu biến đổi. 
Trong thực tiễn, hai tác nhân ấy không đồng 
nhất giữa các vùng miền, và không bất biến 
trong lịch sử. Do đó, các nguyên liệu, phương 
tiện, cách thức thích nghi, ứng phó với tự nhiên 
và xã hội mà hai tác nhân ấy cung cấp cho con 
người ở các vùng miền khác nhau và ở những 
giai đoạn khác nhau, tất yếu phải khác nhau. 
Điều đó giải thích vì sao, cho dù cùng một tộc 
người, nhưng cư trú trên những vùng địa lý 
khác nhau, có quá trình giao lưu văn hóa khác 
nhau, cũng có thể làm hình thành những nhóm 
địa phương có đặc trưng văn hóa khác nhau. 
Ngược lại, cho dù khác tộc người, nhưng cư trú 
trên cùng một địa bàn, có quá trình giao lưu 
văn hóa mật thiết với nhau, cũng có thể làm 
hình thành những nhóm trung gian có những 
đặc trưng văn hóa chung, biến đổi từ văn hóa 
truyền thống của các tộc người tổ tiên.
Có thể diễn giải dây chuyền tác động của 
hai tác nhân địa lý tự nhiên và giao lưu văn hóa 
trong sự hình thành và biến đổi văn hóa tộc 
người và văn hóa vùng theo sơ đồ:
- Điều kiện địa lý tự nhiên => không gian 
văn hóa => hình thành, biến đổi văn hóa tộc 
người => hình thành, biến đổi đặc trưng văn 
hóa vùng.
- Điều kiện giao lưu văn hóa => tiếp biến 
văn hóa => biến đổi văn hóa tộc người => biến 
đổi đặc trưng văn hóa vùng.
2.2. Phê phán quan điểm của quyết định 
luận môi trường
Tuy nhiên, điều kiện địa lý tự nhiên không 
quyết định số phận của các nền văn hóa như 
quan điểm của quyết định luận môi trường 
(environmental determinism). Đây là một quan 
điểm đã được Carl Ortwin Sauer phê phán 
ngay từ thập niên 1920, nhưng cho đến nay 
vẫn còn rơi rớt trong một số công trình nghiên 
cứu văn hóa. Ở Việt Nam, quyết định luận môi 
trường thậm chí còn được vận dụng để phân 
loại các nền văn hóa và truy tìm nguồn gốc các 
ưu khuyết điểm của văn hóa ở môi trường địa 
lý tự nhiên.
Trên thực tế, trong quan hệ với môi trường 
tự nhiên, con người khác rất xa các loài động 
39Số 28 - Tháng 6 - 2019
VĂN HÓA ĐƯƠNG ĐẠI
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
vật. Bởi vì con người không chỉ khai thác tự 
nhiên đơn thuần và mãi mãi lệ thuộc tự nhiên. 
Ngược lại, trong quá trình khai thác tự nhiên, 
con người có khả năng sáng tạo và khả năng 
tiếp nhận kinh nghiệm, tri thức của các nền 
văn hóa khác để từ đó, họ giảm dần sự lệ thuộc 
vào giới tự nhiên, thậm chí có thể tác động trở 
lại tự nhiên, vươn lên kiểm soát giới tự nhiên. 
Chính từ thực tế đó, các nhà nghiên cứu văn 
hóa ngày nay cho rằng, tự nhiên chỉ tác động 
có mức độ vào quá trình hình thành và biến 
đổi của văn hóa. Tác động của tự nhiên theo 
thời gian và sự phát triển của khoa học kỹ thuật 
cũng đã giảm đi, tỷ lệ nghịch với tác động trở 
lại của con người đối với tự nhiên. Như một 
nhận định của Simon During, nhà nghiên cứu 
văn học, văn hóa người New Zealand sinh năm 
1950: “Thoạt tiên, tự nhiên (nature) được định 
nghĩa trái ngược với kỹ xảo và công nghệ. 
Trong điều kiện ấy, nó trở thành một lĩnh vực 
của những gì không thuộc quyền kiểm soát 
của cơ quan con người, hoặc ngay cả những gì 
được tạo ra hoặc được đánh dấu bởi cơ quan 
con người. Điều trở ngại trước mắt của định 
nghĩa này là ngày nay những gì tồn tại với tư 
cách “tự nhiên” gần như đều là một sản phẩm 
trực tiếp hoặc gián tiếp của sự thao túng lâu 
dài của con người, đến mức trên hành tinh này 
hầu như không còn gì là “tự nhiên” thuần tuý 
đúng nghĩa nữa” [11, tr.208]2.
Do đó, khi khảo sát mối tương quan giữa 
môi trường và văn hóa, thiết tưởng người 
nghiên cứu cần xem xét vận dụng những quan 
điểm chừng mực hơn, thay cho quyết định luận 
môi trường. Chẳng hạn quan điểm của Phạm 
Đức Dương: “Môi trường trong quan hệ với con 
người được nhận thức như là tiền đề quy định 
chứ không phải quyết định thế ứng xử của con 
người với hai đặc trưng cơ bản: Xét về mặt sinh 
học, đó là sự cân bằng giữa cơ thể - môi trường 
và sự thích nghi với các nền sinh thái. Xét về mặt 
xã hội, vì hoạt động có ý thức nên con người 
luôn luôn muốn biến đổi tự nhiên phù hợp với 
mình, do đó, con người tự đặt mình đối lập với 
tự nhiên, biến hệ sinh thái tự nhiên thành hệ 
sinh thái nhân văn” [2, tr.67-68].
Kết luận
Những đóng góp quan trọng nhất của các 
lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái học 
văn hóa là làm sáng tỏ vai trò của môi trường 
tự nhiên đối với sự hình thành, biến đổi của 
văn hóa, đồng thời xác định mối quan hệ giữa 
văn hóa với môi trường, sự thích nghi của con 
người với môi trường tự nhiên, và sự định hình 
cảnh quan do sản xuất nông nghiệp, kỹ thuật, 
xây dựng của con người. Từ thực tiễn những 
gì mà một số nền văn hóa đã làm đối với môi 
trường tự nhiên trong thế kỷ XX, các lý thuyết 
địa lý học văn hóa và sinh thái học văn hóa đã 
chỉ ra sai lầm của quyết định luận môi trường, 
chứng minh những tác động trở lại của văn 
hóa đối với môi trường tự nhiên, từ đó đặt 
ra vấn đề trách nhiệm bảo vệ môi trường tự 
nhiên của con người.
Tiếp thu, vận dụng những giá trị đóng góp 
của các lý thuyết địa lý học văn hóa và sinh thái 
học văn hóa trong nghiên cứu văn hóa, chúng 
tôi nhận thức rằng, điều kiện địa lý tự nhiên là 
tiền đề hình thành không gian văn hóa; và 
điều kiện giao lưu văn hóa là tiền đề của tiếp 
biến văn hóa. Cư trú trong một không gian văn 
hóa, tuỳ theo nhu cầu và năng lực sáng tạo của 
mình, các chủ thể văn hóa có thể khai thác các 
yếu tố của tự nhiên như là nguồn nguyên liệu, 
phương tiện để làm ra văn hóa. Và cùng với 
năng lực sáng tạo của mình, các chủ thể văn 
hóa có thể lựa chọn, tiếp biến những tri thức, 
phương pháp, phương tiện, nguyên liệu mới 
và cả những nhu cầu mới thông qua sự tiếp 
xúc với các cộng đồng cư dân lân cận, để đổi 
mới, nâng cao nền văn hóa của mình. Do đó, 
không gian văn hóa và giao lưu tiếp biến văn 
hóa đóng vai trò như là hai tác nhân hợp thành 
một môi trường văn hóa (cultural environment) 
mà trong đó, nền văn hóa của các cộng đồng 
người hình thành, vận động và biến đổi. Nền 
văn hóa của một cộng đồng người mang tính 
chất tĩnh tại hay năng động, biến đổi chậm 
chạp hay nhanh chóng, mức độ biến đổi ít hay 
nhiều, phụ thuộc một phần vào không gian 
Số 28 - Tháng 6 - 201940
NGHIÊN CỨUVĂ N HÓA
văn hóa và quá trình giao lưu tiếp biến văn 
hóa mà cộng đồng người ấy đã trải qua. Phần 
còn lại, nó phụ thuộc vào khả năng sáng tạo và 
khả năng lựa chọn của chủ thể văn hóa trước 
những tác động đến từ môi trường văn hóa ấy.
L.T.H
(TS., Khoa Văn hóa học,
Trường Đại học KHXH&NV, ĐHQGTPHCM)
Chú thích
1 Nguyên văn: “Within each landscape there 
are phenomena that are not simply there but 
are either associated or independent of each 
other”. “The task of geography is conceived as 
the establishment of a critical system which 
embraces the phenomenology of landscape, in 
order to grasp in all of its meaning and colour the 
varied terrestrial scene” [1].
2 Nguyên văn: “Nature is defined, first, against 
artifice and technology. In these terms it becomes 
the domain of what is not under the control 
of human agency, or even what is produced 
or marked by human agency. The immediate 
difficulty with this definition is that today what 
exists as nature is almost wholly a direct or 
indirect product of long human manipulation 
so that, on this planet, there is almost no pure 
nature in this sense” [11, tr.208].
Tài liệu tham khảo
1. Carl Ortwin Sauer (1925), “The Morphology 
of Landscape”, University of California Publications 
in Geography 2, p. 20.
2. Phạm Đức Dương (2013), Văn hóa học dẫn 
luận, Nxb. Văn hóa - Thông tin, Hà Nội.
3. Lý Tùng Hiếu (2017), Trường Sơn - Tây 
Nguyên: Tiếp cận văn hóa học, Nxb. Tri thức, Hà 
Nội.
4. Joël Bonnemaison (2004), La géographie 
culturelle, établi par Maud Lasseur et Christel 
Thibault, Paris, C.T.H.S., 152 p.
5. Joël Bonnemaison (2009), “Sự hồi sinh của 
một cách tiếp cận văn hóa”, Nguyễn Thanh Tùng 
dịch, Nguyễn Văn Hiệu hiệu đính, từ nguyên bản 
tiếng Anh Culture and Space: Conceiving a New 
Cultural Geography, New York, 2005, cập nhật 
ngày 23/5/2009, 
nghien-cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/vhh-phuong-
phap-nghien-cuu/1273-joel-bonnemaison-su-
hoi-sinh-cua-mot-cach-tiep-can-van-hoa.html.
6. Julian Haynes Steward (1972), Theory of 
Culture Change: The Methodology of Multilinear 
Evolution, University of Illinois Press.
7. Julian Haynes Steward (1977), “Evolutionary 
principles and social types”, Evolution and 
ecology: essays on social transformationm, ed. J.C. 
Steward and R.P Murphy, Urbana: University of 
Illinois Press, pp. 68-86.
8. Trần Ngọc Khánh (2011), “Mấy cơ sở tiếp 
cận lý thuyết nghiên cứu văn hóa”, cập nhật ngày 
05/09/2011, 
cuu/ly-luan-van-hoa-hoc/llvhh-nhung-van-de-
chung/2073-tran-ngoc-khanh-may-co-so-tiep-
can-ly-thuyet-nghien-cuu-van-hoa.html.
9. Trần Ngọc Khánh (2012), Văn hóa đô thị 
giản yếu, Nxb. Tổng hợp Tp. Hồ Chí Minh, Tp. Hồ 
Chí Minh.
10. Robert Layton (2007), Nhập môn lý thuyết 
nhân học, Phan Ngọc Chiến dịch, Lương Văn Hy 
hiệu đính, từ nguyên tác tiếng Anh An introduction 
to the theory in anthropology, Published by the 
press syndicate of the University of Cambridge, 
1997, 1998, 2000, Nxb. Đại học Quốc gia Tp. Hồ 
Chí Minh, Tp. Hồ Chí Minh.
11. Simon During (2005), Cultural Studies: 
a Critical Introduction, London and New York: 
Routledge.
Ngày nhận bài: 22 - 01 - 2019
Ngày phản biện, đánh giá: 16 - 5 - 2019
Ngày chấp nhận đăng: 25 - 6 - 2019

File đính kèm:

  • pdfcac_ly_thuyet_dia_ly_hoc_van_hoa_sinh_thai_hoc_van_hoa_va_vi.pdf