Các loại hình tổ chức sự kiện

Tổ chức sự kiện là một ngành khá phát triển trên thế giới. Việc phân loại nó đã có

những thành quả đáng ghi nhận. Bài viết này phân tích ba loại hình sự kiện tiêu biểu là

phân loại tổ chức sự kiện theo quy mô, theo hình thức và theo mục đích - nội dung; đồng

thời nêu những hạn chế trong các cách phân loại này.

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 1

Trang 1

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 2

Trang 2

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 3

Trang 3

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 4

Trang 4

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 5

Trang 5

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 6

Trang 6

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 7

Trang 7

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 8

Trang 8

Các loại hình tổ chức sự kiện trang 9

Trang 9

pdf 9 trang minhkhanh 9660
Bạn đang xem tài liệu "Các loại hình tổ chức sự kiện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Các loại hình tổ chức sự kiện

Các loại hình tổ chức sự kiện
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Thị Bích Tiên 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 41
CÁC LOẠI HÌNH TỔ CHỨC SỰ KIỆN 
TRƯƠNG THỊ BÍCH TIÊN* 
TÓM TẮT 
Tổ chức sự kiện là một ngành khá phát triển trên thế giới. Việc phân loại nó đã có 
những thành quả đáng ghi nhận. Bài viết này phân tích ba loại hình sự kiện tiêu biểu là 
phân loại tổ chức sự kiện theo quy mô, theo hình thức và theo mục đích - nội dung; đồng 
thời nêu những hạn chế trong các cách phân loại này. 
Từ khóa: tổ chức sự kiện, loại hình tổ chức sự kiện, phân loại tổ chức sự kiện. 
ABSTRACT 
Forms of event management 
Event management is a developing business in the world. The classification of event 
management has achieved significant results. This article analyses three typical forms of 
event management based on scale, form and purpose. Besides, the author also points out 
the limitations of this classification. 
Keywords: event management, forms of event management, classification of event 
management. 
Thế giới tổ chức sự kiện rất đa 
dạng, vì thế cách phân loại nó cũng 
không kém phần phong phú. Việc phân 
loại tổ chức sự kiện thường được thực 
hiện bởi nhiều chuyên gia với nhiều quan 
điểm khác nhau, tuy nhiên có thể quy về 
ba nhóm: phân loại tổ chức sự kiện theo 
quy mô, phân loại tổ chức sự kiện theo 
hình thức và phân loại tổ chức sự kiện 
theo mục đích, nội dung. Để hiểu rõ hơn 
về bản chất của vấn đề, chúng tôi đi sâu 
vào nghiên cứu và phân tích từng trường 
hợp cụ thể. 
1. Phân loại tổ chức sự kiện theo 
quy mô 
Việc phân chia sự kiện theo quy 
mô, có nghĩa là xác định tầm cỡ của 
những sự kiện được tổ chức. Thông thường 
giới học thuật và những chuyên gia về tổ 
* NCS, Trường Đại học KHXH & NV, 
Đại học Quốc gia TPHCM 
chức sự kiện thường chia bản thân của sự 
kiện thành ba loại, đó là sự kiện lớn, sự 
kiện vừa và sự kiện nhỏ. 
Sự kiện lớn là sự kiện được tổ chức 
với quy mô và mục đích to lớn. Quan 
điểm thế nào là một sự kiện lớn vẫn đang 
còn là một đề tài gây tranh cãi trong giới 
học thuật nghiên cứu về sự kiện. 
Theo quan điểm của Donal Getz thì 
sự kiện lớn phải là “Số lượng người tham 
dự trực tiếp hoặc gián tiếp của sự kiện 
lớn phải vượt quá con số một triệu, giá trị 
vốn đầu tư vào sự kiện ấy ít nhất phải là 
500 triệu USD, tiếng tăm và ảnh hưởng 
của nó phải lâu dài, bền bỉ và sức lan tỏa 
uy tín của nó phải vượt quá tầm mức của 
cộng đồng cư dân nơi sự kiện diễn ra” [3, 
tr.11]. 
Cách phân loại sự kiện theo quan 
điểm của Donal Getz chưa hẳn đã hoàn 
toàn hợp lí và thuyết phục. Mặc dù là một 
chuyên gia nghiên cứu về tổ chức sự 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 41 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 42
kiện, nhưng Getz vẫn còn nhiều hạn chế 
trong việc đưa ra nhận xét của mình. 
Nhận xét của Getz có thể tương đối chính 
xác nếu như mặc nhiên hiểu rằng, những 
sự kiện mà ông nêu được giới hạn trong 
phạm vi những sự kiện kinh tế. Tuy 
nhiên, trên thực tế, thế giới tổ chức sự 
kiện phong phú và đa dạng hơn rất nhiều. 
Vì sự đa dạng đó, cho nên quan điểm của 
Getz về tổ chức sự kiện là thiếu tính phổ 
quát. Hơn nữa, nếu như khái niệm “tổ 
chức sự kiện” được hiểu đơn thuần là 
những sự kiện mang tính kinh tế thì quan 
niệm của Getz chỉ có giá trị trong một 
thời gian rất ngắn và một không gian rất 
hẹp. Vì rằng con số mà Getz đưa ra có 
thể lớn vào lúc Getz phát biểu, nhưng vì 
tính trượt giá của đồng tiền khiến cho số 
tiền mà Getz gọi là lớn ấy sẽ không còn 
là lớn nữa trong một thời gian sau đó. Và 
số lượng tiền mà Getz cho là lớn ấy có 
thể rất lớn đối với lĩnh vực tổ chức sự 
kiện của một quốc gia này nhưng nó cũng 
có thể rất nhỏ bé đối với một quốc gia khác. 
Như vậy, quan niệm về sự kiện lớn 
của Gezt, tuy có một vài điểm bất toàn 
nhưng trong một chừng mực nào đó nó 
vẫn có thể tạm chấp nhận được nếu như 
chúng ta mặc nhiên hiểu theo nghĩa giản 
đơn nhất của tổ chức sự kiện là chỉ bao 
gồm những sự kiện được tổ chức về lĩnh 
vực kinh tế. 
Thận trọng hơn Donal Getz, Allen 
Johnny trong tác phẩm Festival and 
Special Event Management, đã đưa ra cái 
nhìn của mình về cách phân loại sự kiện 
theo quy mô như sau: “Có nhiều cách để 
phân loại hoặc phân nhóm sự kiện bởi 
quy mô, hình thức và nội dung. Xét về 
mặt quy mô, thì có những loại sự kiện 
như siêu sự kiện (mega event), sự kiện 
đánh dấu (hallmark event), sự kiện chính 
(major event), sự kiện địa phương (local 
events), sự kiện cộng đồng (community 
events), và những định nghĩa về cách 
phân loại này thường chứa đựng nhiều 
khiếm khuyết và trên thực tế thì sự phân 
biệt sự kiện theo quy mô không phải là 
một vấn đề có tính rõ ràng cho lắm” [2, 
tr.11]. 
Theo quan điểm của Allen Johnny 
thì sự kiện được phân loại đa dạng và 
phong phú. Ông đã thận trọng và có sự 
cân nhắc kĩ lưỡng khi phát biểu về sự 
thiếu chuẩn xác của việc phân loại sự 
kiện theo quy mô. Có thể nói, nếu như 
Getz đã đưa ra định nghĩa và chấp nhận 
nó mà không hề có một sự phê phán nào 
thì ngược lại Allen Johnny đã thể hiện 
được tư duy phân tích sắc sảo của mình 
qua phát biểu trên. Ông cho rằng: “ 
những định nghĩa về cách phân loại này 
thường chứa đựng nhiều khiếm khuyết và 
trên thực tế thì sự phân biệt sự kiện theo 
quy mô không phải là một vấn đề có tính 
rõ ràng cho lắm”, Allen Johnny đã mặc 
nhiên thừa nhận rằng, việc phân loại theo 
tiêu chí quy mô là việc không thể tránh 
được khi xét về một sự kiện, nhưng cách 
phân loại dựa trên tiêu chí này không hẳn 
đã mang tính khoa học và thuyết phục 
cao. 
Cùng đề cập đến quy mô của sự 
kiện, tác giả Lynn Van Der Wagen trong 
tác phẩm Event management đã phân 
chia sự kiện thành siêu sự kiện (mega-
events), sự kiện chính yếu (major events) 
và sự kiện thứ yếu (minor events). 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Thị Bích Tiê ... ưng cũng có 
những sự kiện thuần túy tính thế tục và 
giải trí. Trong thế giới muôn màu muôn 
vẻ của các hình thức tổ chức sự kiện, có 
thể liệt kê vài hình thức sự kiện tiêu biểu 
như: sự kiện lễ hội, sự kiện thương mại, 
sự kiện giáo dục, chính trị 
Để tìm hiểu về các hình thức của sự 
kiện được tổ chức, đầu tiên cần tìm hiểu 
đến hình thức sự kiện lễ hội. Về mặt lí 
luận cũng như thực tiễn, lễ hội chính là 
sự thể hiện quan trọng trong hoạt động 
của con người nhằm xây dựng đời sống 
văn hóa xã hội. Hơn thế nữa, sự kiện lễ 
hội cũng thường được gắn kết với hoạt 
động du lịch nhằm tạo ra những hoạt 
động kinh doanh và thu nhập cho cộng 
đồng chủ nhà. 
Thế nào là một sự kiện lễ hội, 
người ta dựa vào những tiêu chí nào để 
phân định rằng đây là sự kiện mang hình 
thức lễ hội mà không phải là hình thức 
khác? Muốn làm rõ những tiêu chí phân 
biệt sự kiện lễ hội với những hình thức sự 
kiện khác thì ta phải hiểu rõ lễ hội là gì. 
Trong Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, 
tác giả Trần Ngọc Thêm đã nhận định: 
“Nếu lễ tết là một hệ thống phân bố theo 
thời gian thì lễ hội là hệ thống phân bố 
theo không gian: Mỗi vùng có những lễ 
hội riêng của mình” [1, tr.273]. Ví dụ 
như ở Việt Nam có rất nhiều lễ hội thể 
hiện rõ tính văn hóa nông nghiệp. Sự 
kiện lễ hội nông nghiệp thì phải đúng 
theo tiêu chí hình thức tổ chức của nó. 
Điển hình như lễ Tịch điền của người 
Việt thường được tổ chức ở một khoảnh 
ruộng chọn sẵn, phải có một đôi trâu kéo 
cày để cho vua hoặc nguyên thủ xuống 
ruộng cày vài đường tượng trưng. Không 
gian tổ chức lễ hội phải là một vùng nông 
thôn và thời gia diễn ra vào đầu mùa 
xuân khi vạn vật đâm chồi nảy lộc 
Hình thức phổ biến nhất của những 
sự kiện theo hình thức lễ hội là lễ hội 
nghệ thuật. Lễ hội này bao gồm sự trình 
diễn của nhiều hình thức nghệ thuật đa 
dạng và hỗn hợp như là hình thức lễ hội 
nghệ thuật của các thành phố, hoặc 
những hình thức đơn giản như lễ hội kỉ 
niệm 200 năm thành lập nước Úc tại 
Queensland. Về những hình thức sự kiện 
lễ hội này, có thể kể ra vô số mà điển 
hình là Festival Huế, lễ hội âm nhạc thính 
phòng ở Canberra... 
Một hình thức quan trọng khác của 
sự kiện lễ hội là những lễ hội về ẩm thực 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 41 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 46
và rượu. Chính trong những sự kiện lễ 
hội độc đáo này, những bản sắc văn hóa 
ẩm thực của từng quốc gia được dịp thể 
hiện mình và xa hơn nữa là giao lưu với 
những nền văn hóa ẩm thực khác. Những 
sự kiện dưới hình thức lễ hội, nhờ bản 
chất độc đáo của nó đã trở thành những 
phương tiện giao lưu văn hóa giữa các 
cộng đồng quốc gia dân tộc với nhau. 
Ngoài những lễ hội về ẩm thực và 
rượu còn có những lễ hội ẩm thực và thời 
trang, lễ hội ẩm thực chuyên về thức ăn 
hoang dã tại Hotikita, New Zeland..v.v 
Một hình thức sự kiện khác cũng 
không kém phần quan trọng là những sự 
kiện thể thao. Tiêu chí để xác định hình 
thức tổ chức sự kiện này chính là những 
môn thi đấu và biểu diễn của nó thuộc 
phạm trù thể thao. Những sự kiện này 
nhằm đo lường lòng can đảm, khả năng 
và ý chí của con người. Các sự kiện theo 
hình thức thể thao thường mở ra những 
sân chơi trên các bình diện địa phương, 
quốc gia và quốc tế. Những sự kiện thể 
thao này có nguồn gốc từ lâu đời. Dân 
tộc đầu tiên được biết đến như là những 
nhà tổ chức những sự kiện thể thao bài 
bản và quy củ chính là người Hi Lạp cổ 
đại. Điển hình là tinh thần ngọn lửa 
Olympic, mặc dù có những lúc bị lãng 
quên vì nhiều lí do, nhưng cho đến hôm 
nay vẫn được loài người tiếp tục thắp 
sáng một cách trân trọng. Những sự kiện 
thể thao ngoài việc nâng cao tinh thần 
thượng võ, đoàn kết và hữu nghị nó còn 
được xem như là động lực quan trọng để 
thúc đẩy sự phát triển kinh tế cộng đồng 
nơi sự kiện diễn ra. 
Ngoài những hình thức sự kiện có 
thể xem là tiêu biểu như trên, trong cuộc 
sống, vẫn còn rất nhiều những hình thức 
sự kiện khác như: tôn giáo, giáo dục, thể 
thao, thương mại 
Như vậy, việc phân chia sự kiện 
theo hình thức chỉ mang tính tương đối 
và bản thân nó còn nhiều điều bất hợp lí. 
Điển hình nhất là khi phân chia những 
hình thức khác nhau của sự kiện. Việc 
làm này chỉ mang tính biểu trưng vì tính 
thuyết phục của nó rất thấp. Không ai có 
thể bảo đảm được việc liệt kê theo quan 
điểm của mình là có thể bao quát toàn bộ 
các sự kiện, thậm chí ngay cả những sự 
kiện được ưu tiên liệt kê cũng chưa chắc 
đã đại diện được cho các hình thức tổ 
chức sự kiện. 
3. Phân loại tổ chức sự kiện theo 
mục đích 
Tất cả các sự kiện được tổ chức đều 
nhằm một mục đích nhất định và tùy theo 
mục đích của mình mà mỗi sự kiện được 
thiết kế và lên kế hoạch một cách khác 
nhau. Theo Joe Gold Blatt, tất cả các sự 
kiện đều không ngoài bốn mục đích: kỉ 
niệm, giáo dục, tiếp thị, họp mặt; vì vậy, 
theo tiêu chí mục đích, có thể phân loại 
sự kiện thành bốn loại như sau: 
(i) Sự kiện kỉ niệm: Đó là những sự 
kiện lễ hội từ hội chợ cho đến những sự 
kiện xã hội – vòng đời người nhằm mục 
đích kỉ niệm. Sự kiện kỉ niệm bao gồm 
những lễ hội truyền thống, cộng đồng, 
tôn giáo, chính trị hoặc những lễ hội gắn 
chặt với vòng đời người như đám cưới, 
đám tang Ví dụ điển hình cho loại sự 
kiện này là lễ hội Vesak diễn ra tại Việt 
Nam trong năm 2008. Đây là lễ Tam hợp 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Thị Bích Tiên 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 47
quốc tế đầu tiên được tổ chức tại Việt 
Nam với hơn 600 phái đoàn Phật giáo và 
5000 đại diện đến từ 100 quốc gia trên 
thế giới [5]. Số lượng người tham dự sự 
kiện này ước tính khoảng 20.000. Một ví 
dụ khác về sự kiện kỉ niệm là lễ hội 
Nghinh Ông ở Phan Thiết, lễ kỉ niệm 300 
năm Sài Gòn – Gia Định. Đây cũng là 
những sự kiện kỉ niệm nhận được sự 
quan tâm và hưởng ứng đông đảo của 
người trong nước lẫn nước ngoài. 
Quan điểm trên của Joe Gold Blatt 
không phải là hoàn toàn chính xác, vì 
những sự kiện kỉ niệm lại thường mang 
tính giáo dục và hội họp. Ví dụ như lễ hội 
Nghinh Ông ở Phan Thiết được xếp vào 
dạng sự kiện lễ hội nhưng lại mang tính 
giáo dục rất rõ. Vì thế, việc phân chia 
tách bạch giữa những loại sự kiện này 
làm cho tính thuyết phục bị giảm đi rất 
nhiều. Có thể nói, giữa những loại sự 
kiện này, chúng luôn có một phần giao 
nhau về phương diện mục đích. 
(ii) Sự kiện giáo dục: Đó là những sự 
kiện được tổ chức nhằm mục đích huấn 
luyện, truyền đạt những thông tin mang 
tính giáo dục đối với người tham dự. 
Thông qua những sự kiện giáo dục, 
những nhà đầu tư và tổ chức sự kiện 
muốn truyền đạt những ý tưởng mới và 
kêu gọi trách nhiệm cộng đồng về 
phương diện văn hóa giáo dục đối với 
người tham dự. Sự kiện giáo dục thường 
bao gồm những hội nghị, hội thảo, mít 
tinh, lễ phát bằng, việc huấn luyện ở 
những tổ chức, đoàn thể với nội dung 
giáo dục đặc biệt. Theo đó, những 
chương trình sinh hoạt cuối năm, những 
lễ phát bằng tại những trường tiểu học, 
trung học, đại học, những hội thảo, hội 
nghị huấn luyện kĩ năng chuyên môn 
là những ví dụ rõ nét về loại sự kiện này. 
Ngoài ra, sự kiện giáo dục còn bao gồm 
một số sự kiện biểu diễn – giải trí. Sự 
kiện giải trí mang tính giáo dục là kết quả 
của việc sử dụng những phương pháp 
giải trí (như là sự biểu diễn của diễn viên, 
ca sĩ và vũ công...) để thể hiện quan điểm 
mang tính giáo dục. Thông qua giải trí, 
người tham dự sự kiện có thể nhận thức 
thấu đáo và thậm chí đánh giá những vấn 
đề trọng đại. Ví dụ như hội trại về nguồn 
dành cho những học sinh – sinh viên gốc 
Việt, được Ủy ban về người Việt Nam ở 
nước ngoài tổ chức hàng năm. Hội trại đã 
thu hút đông đảo các học sinh – sinh viên 
gốc Việt tham gia. Chương trình vui chơi 
mang tính giáo dục này đã mang đến cho 
các em những kiến thức bổ ích và giá trị 
về văn hóa – lịch sử và con người Việt 
Nam; giáo dục các em luôn nhớ đến cội 
nguồn. 
(iii) Sự kiện tiếp thị: Đó là những sự 
kiện hội chợ, quảng cáo, giới thiệu sản 
phẩm mới, khuyến mãi nhằm tạo ra sự 
chú ý và thuyết phục mua sản phẩm hoặc 
dịch vụ từ người tham dự. Những sự kiện 
này thường sử dụng nhiều kinh phí để 
thực hiện những chương trình lớn. Trong 
xu hướng hiện nay, những sự kiện tiếp thị 
thường liên quan đến việc tung sản phẩm 
mới ra thị trường, thường là đối với phần 
cứng hoặc phần mềm vi tính, mĩ phẩm, 
nước hoa, rượu, xe hơi, xe mô tô Mục 
đích của sự kiện tiếp thị là làm cho sản 
phẩm nổi bật hơn so với những đối thủ 
cạnh tranh của nó, đảm bảo rằng nó ấn 
tượng và đáng nhớ đối với người tiêu 
dùng. Sự kiện tiếp thị của nhãn hàng 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Số 41 năm 2012 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 48
Sunlight diễn ra vào tháng 10 năm 2008 
là một ví dụ. Để chứng minh sản phẩm 
nước lau nhà Sunlight là đậm đặc và có 
thể tẩy rửa mọi vết bẩn, nhà tổ chức đã 
không ngần ngại thực hiện chương trình 
trên một sân khấu nghiêng 30 độ. Một 
đội ngũ họa sĩ đã dùng màu nước để tô vẽ 
lên toàn bộ mặt sân khấu nghiêng trước 
sự chứng kiến của hàng ngàn người tham 
dự. Sau khi hoàn thành bức tranh độc đáo 
này, ban tổ chức đã cho đội ngũ nhân 
viên dùng cây lau nhà và lau những họa 
tiết vừa được thực hiện. Kết quả là màu 
bị lem nhưng không trôi sạch mà vẫn 
bám lại trên mặt sân khấu. Một lượng 
nước lau sàn Sunlight khổng lồ được đổ 
ra mặt bằng sân khấu và kết quả là sân 
khấu – sàn nhà đã trở nên sạch bóng. 
Mục đích của sự kiện này là chứng minh 
tính năng vượt trội của Sunlight so với 
những sản phẩm khác. 
(iv) Sự kiện hội họp: Đó là những sự 
kiện được tổ chức nhằm mục đích hồi 
tưởng, gợi lại quan hệ hay cố kết một 
nhóm cộng đồng. Hoạt động hội họp hiện 
diện ở hầu hết các lĩnh vực tổ chức sự 
kiện từ những sự kiện cá nhân như sinh 
nhật, đám tang cho đến những buổi hội 
nghị cổ đông, họp mặt đồng hương, 
những cuộc họp chính trị Có thể kể 
đến những sự kiện hội họp tiêu biểu như: 
cuộc họp của các bộ trưởng Asean, hội 
nghị thanh niên quốc tế... 
Việc nhìn nhận và phân chia theo 
quan điểm của Joe Gold Blatt chứa nhiều 
mâu thuẫn và khiếm khuyết nội tại. Ví dụ 
việc Joe Gold Blatt phân chia sự kiện 
theo mục đích với bốn loại điển hình: sự 
kiện kỉ niệm, sự kiện giáo dục, sự kiện 
tiếp thị, sự kiện hội họp là chưa chuẩn 
xác; vì chắc chắn bốn loại sự kiện được 
nêu trên không thể nào bao quát và đại 
diện cho tất cả các sự kiện. Hơn nữa có 
những loại sự kiện như sự kiện thể thao, 
sự kiện ẩm thực, sự kiện tôn giáo là rất 
khó để xếp vào bất kì một loại nào trong 
bốn loại hình sự kiện tiêu biểu theo quan 
điểm của Joe Gold Blatt. Điển hình như 
sự kiện tôn giáo, rõ ràng là loại sự kiện 
này luôn mang hình thức sự kiện hội họp, 
giáo dục và đôi khi còn mang cả hình 
thức sự kiện kỉ niệm. 
Như đã nhận định, việc phân chia 
tách bạch theo tiêu chí nội dung của Joe 
Gold Blatt là chưa hợp lí và thuyết phục; 
vì cách phân loại sự kiện theo hình thức 
của ông thiếu hẳn tính khái quát và giữa 
những sự kiện ấy luôn có một hoặc vài 
điểm chung. Do vậy, việc phân chia theo 
kiểu đại diện và tách bạch cũng chỉ là 
một trong những cố gắng đáng trân trọng 
của một học giả nghiên cứu về lĩnh vực 
tổ chức sự kiện, mặc dù nó không phải 
hoàn toàn chính xác. 
4. Kết luận 
Từ những nhận định nêu trên của 
các chuyên gia nghiên cứu sự kiện, có thể 
kết luận rằng công việc tổ chức sự kiện 
được thể hiện bằng rất nhiều hình thức, 
quy mô, nội dung. Tuy cách phân chia 
của các chuyên gia là khá chi tiết nhưng 
chắc chắn vẫn còn rất nhiều hình thức, 
quy mô, nội dung sự kiện khác chưa 
được liệt kê. Việc phân loại sự kiện của 
các chuyên gia cũng chỉ mang tính khoa 
học tương đối và vẫn còn nhiều khiếm 
khuyết. Hi vọng rằng trong tương lai sẽ 
có nhiều nghiên cứu chuyên sâu và đầy 
đủ hơn về việc phân chia các loại hình tổ 
chức sự kiện. 
Tạp chí KHOA HỌC ĐHSP TPHCM Trương Thị Bích Tiên 
_____________________________________________________________________________________________________________ 
 49
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trần Ngọc Thêm (2006), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Tổng hợp TPHCM. 
2. Allen Johnny (2005), Festival and special event management; Wiley, John and sons, 
Singapore. 
3. Donald Getz (2007), Event studies, Butterworth - Heinemann, Oxford. 
4.  
5.  
6.  
7.  
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 23-8-2012; ngày phản biện đánh giá: 04-9-2012; 
ngày chấp nhận đăng: 20-9-2012) 
MỘT SỐ KHUYNH HƯỚNG MỚI  
(Tiếp theo trang 40) 
3. Hans Robert Jauβ (1991), Ästhetische Erfahrung und literarische Hermeneutik, 
Suhrkamp, Frankfurt am Main, Germany. 
4. Steven Mailloux (2001), “Interpretation and Rhetorical Hermeneutics”, in trong 
Reception Study: From Literary theory to Cultural Studies, James L. Machor và 
Philip Goldstein tuyển chọn, Routledge. 
5. Steven Mailloux (2008), “Judging and Hoping: Rhetorical Effect of Reading about 
Reading”, in trong New Directions in American Reception Study, Oxford University 
Press. 
6. Antonio Negri (2004), Negri on Negri, DeBevoise dịch, Routledge, Great Britain. 
7. Patrocinio P. Schweickart (2000), “Reading ourselves: Toward a feminist theory of 
reading”, in trong Modern Criticism and Theory: A Reader, Edinburgh, UK. 
8. Patrocinio P. Schweickart (2008), “The receiving Function: Ethics, Communication, 
and Reading”, in trong Reception: Texts, Readers, Audiences, History, Vol. 1 (Fall, 
2008), Reception Study Society. 
9. Patrocinio P. Schweickart (2008), “Understanding and Other: Reading as a Receptive 
Form of Communicative Action”, trong New Directions in American Reception 
Study, Oxford University Press. 
(Ngày Tòa soạn nhận được bài: 05-8-2012; ngày phản biện đánh giá: 21-9-2012; 
ngày chấp nhận đăng: 26-11-2012) 

File đính kèm:

  • pdfcac_loai_hinh_to_chuc_su_kien.pdf