Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh

Ở thời đại nào, dưới chế độ nào việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên cũng là

trung tâm chú ý của mọi thành viên trong xã hội. Trước đây, nhiều người cho rằng

khi kinh tế phát triển, con người giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa người và

người sẽ tốt đẹp hơn. Hiện nay, xã hội giàu có hơn trước nhiều nhưng hình như

đây đó dấy lên báo hiệu sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng này có biểu hiện dưới

những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành.

Trong hoàn cảnh ấy, việc nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học sinh được đặt

ra trong những điều kiện mới. Những người làm công tác giáo dục cần phải tìm

hiểu thực trạng, đặc điểm, yêu cầu và phương pháp giải quyết để góp phần nâng

cao hiệu quả công tác giáo dục. Nhà trường đổi mới phương pháp đào tạo nhằm

phát huy tính tích cực trong học tập và hoạt động của học sinh là một trong những

phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo,

làm chủ bản thân, làm chủ đất nước - có cả đức lẫn tài. Bởi “Có đức mà không có

tài - làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức cũng trở thành người vô dụng”.

Việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ và phẩm chất đạo đức là trách

nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Muốn nấng cao chất lượng giáo dục thì

phải tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn và giáo dục đạo đức học sinh.

Dạy “chữ” phải đi đôi với dạy “người”. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng

với nhau: đạo đức là nền tảng, là động lực thúc đẩy học sinh nâng cao ý thức

trong học tập và ngược lại học sinh học càng giỏi thì sẽ cố gắng giữ gìn đạo đức.

Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ cực kì quan trọng của nhà trường

nhằm trang bị cho học sinh tinh thần tự giác, tự đánh giá và điều chỉnh hành vi

của mình để sống có trách nhiệm hơn. Qua đó giúp các em hoàn thành tốt nhiệm

vụ học tập. Nhiệm vụ ấy được thực hiện qua nhiều môn học, mà người “ đứng

mũi chịu sào phải là giáo viên chủ nhiệm. Ngoài kiến thức chuyên môn giỏi đòi

hỏi phải có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm nhằm xây dựng được tập thể lớp

tốt, đặc biệt giáo dục những học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan.

Giúp các em có được nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của một người

học sinh. Người thầy phải có niềm tin, đam mê nghề nghiệp thì mới xây dựng

được một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực đầy ý nghĩa

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 1

Trang 1

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 2

Trang 2

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 3

Trang 3

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 4

Trang 4

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 5

Trang 5

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 6

Trang 6

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 7

Trang 7

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 8

Trang 8

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 9

Trang 9

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 29 trang minhkhanh 03/01/2022 3160
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh

Sáng kiến kinh nghiệm Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - Hình thành nhân cách học sinh
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 1/29 
A- ĐẶT VẤN ĐỀ 
I. Lý do chọn đề tài: 
Ở thời đại nào, dưới chế độ nào việc giáo dục đạo đức cho thiếu niên cũng là 
trung tâm chú ý của mọi thành viên trong xã hội. Trước đây, nhiều người cho rằng 
khi kinh tế phát triển, con người giàu có thì đạo đức, quan hệ giữa người và 
người sẽ tốt đẹp hơn. Hiện nay, xã hội giàu có hơn trước nhiều nhưng hình như 
đây đó dấy lên báo hiệu sự suy thoái đạo đức. Hiện tượng này có biểu hiện dưới 
những hình thức khác nhau, đang làm vẩn đục cuộc sống yên lành. 
 Trong hoàn cảnh ấy, việc nghiên cứu giáo dục đạo đức cho học sinh được đặt 
ra trong những điều kiện mới. Những người làm công tác giáo dục cần phải tìm 
hiểu thực trạng, đặc điểm, yêu cầu và phương pháp giải quyết để góp phần nâng 
cao hiệu quả công tác giáo dục. Nhà trường đổi mới phương pháp đào tạo nhằm 
phát huy tính tích cực trong học tập và hoạt động của học sinh là một trong những 
phương hướng cải cách giáo dục nhằm tạo ra những con người lao động sáng tạo, 
làm chủ bản thân, làm chủ đất nước - có cả đức lẫn tài. Bởi “Có đức mà không có 
tài - làm việc gì cũng khó, có tài mà không có đức cũng trở thành người vô dụng”. 
 Việc phát triển nguồn nhân lực có đủ trình độ và phẩm chất đạo đức là trách 
nhiệm hết sức to lớn của ngành giáo dục. Muốn nấng cao chất lượng giáo dục thì 
phải tập trung nâng cao chất lượng chuyên môn và giáo dục đạo đức học sinh. 
Dạy “chữ” phải đi đôi với dạy “người”. Hai yếu tố này có mối quan hệ biện chứng 
với nhau: đạo đức là nền tảng, là động lực thúc đẩy học sinh nâng cao ý thức 
trong học tập và ngược lại học sinh học càng giỏi thì sẽ cố gắng giữ gìn đạo đức. 
Giáo dục đạo đức cho học sinh là nhiệm vụ cực kì quan trọng của nhà trường 
nhằm trang bị cho học sinh tinh thần tự giác, tự đánh giá và điều chỉnh hành vi 
của mình để sống có trách nhiệm hơn. Qua đó giúp các em hoàn thành tốt nhiệm 
vụ học tập. Nhiệm vụ ấy được thực hiện qua nhiều môn học, mà người “ đứng 
mũi chịu sào phải là giáo viên chủ nhiệm. Ngoài kiến thức chuyên môn giỏi đòi 
hỏi phải có kỹ năng trong công tác chủ nhiệm nhằm xây dựng được tập thể lớp 
tốt, đặc biệt giáo dục những học sinh cá biệt trở thành những học sinh ngoan. 
Giúp các em có được nhận thức đúng đắn về vai trò, trách nhiệm của một người 
học sinh. Người thầy phải có niềm tin, đam mê nghề nghiệp thì mới xây dựng 
được một môi trường giáo dục thân thiện, tích cực đầy ý nghĩa. 
 Công tác chủ nhiệm lớp nhìn từ mọi góc độ đều thấy: Đây là công việc khó 
khăn, phức tạp, vui ít, buồn nhiều, thành công có, thất bại không hiếm và phải rất 
kiên trì. Muốn hoàn thành trọng trách này, giáo viên chủ nhiệm phải có phương 
pháp chủ nhiệm sáng tạo, linh hoạt. Việc đưa lớp tiến lên vừa là trách nhiệm vừa 
là bổn phận đối với học sinh, với nhà trường, đồng thời cũng là để khẳng định 
mình về năng lực, trình độ và nhất là lương tâm nghề nghiệp! Mỗi tập thể lớp là 
nền tảng vững chắc để xây dựng nhà trường vững mạnh, một tập thể tốt chắc chắn 
sẽ có những học sinh chăm ngoan. Giáo viên chủ nhiệm có vai trò cực kì quan 
trọng, ảnh hưởng nhất định đến việc học tập cũng như rèn luyện đạo đức – hình 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 2/29 
thành nhân cách của học sinh. Khi giáo viên có phương pháp chủ nhiệm tốt sẽ tạo 
nên điều kiện cần và đủ để hoàn thành tốt cả nhiệm vụ bộ môn mình giảng dạy. 
Vì vậy, từ trải nghiệm của những năm tháng làm công tác chủ nhiệm nhiều 
nhọc nhằn và hạnh phúc tôi xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: “Một số giải 
pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành nhân cách 
học sinh” 
II. Mục đích nghiên cứu: 
 Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng vai trò của giáo viên chủ nhiệm 
lớp để đề ra những giải pháp hợp lý nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đạo đức 
và góp phần hình thành nhân cách học sinh ở trường trung học cơ sớ. Tôi chọn đề 
tài này để tìm ra những phương pháp thích hợp nhằm xây dựng lớp học thành một 
tập thể đoàn kết, tích cực chủ động trong mọi hoạt động, mang tính chất giáo dục 
toàn diện, phát huy khả năng tự quản, tự giác của học sinh, giúp các em hình 
thành nhân cách đúng đắn dưới sự chỉ đạo thống nhất về công tác chủ nhiệm của 
nhà trường. 
 Với đề tài nêu trên, bản thân tôi muốn làm thế nào để giúp cho học sinh, đặc 
biệt là những học sinh chậm tiến từng bước thay đổi thái độ của mình trong học 
tập theo hướng tích cực. Giúp các em biết tự tôn trọng bản thân mình và xác định 
được việc học sẽ phục vụ chính bản thân các em và tạo điều kiện để giúp đỡ gia 
đình, góp phần xây dựng quê hương, đất nước. Giúp các em thấy được công lao to 
lớn của các bậc làm cha, làm mẹ nuôi con ăn học; sự vất vả của các thầy cô trong 
việc truyền đạt tri thức và giáo dục nhân cách, kỹ năng sống cho các em. Bên 
cạnh đó phần nào giúp cho các thầy cô quan tâm hơn về vai trò, trách nhiệm của 
mình đối với nghề nghiệp, đặc biệt là trong công tác chủ nhiệm. 
 III. Đối tượng nghiên cứu 
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là học sinh trung học cơ sở và chủ yếu là 
học sinh chậm tiến. 
 IV. Phương pháp nghiên cứu. 
 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: 
Thu thập những thông tin lý luận về vai trò của giáo viên chủ nhiệm lớp 
trong công tác giáo dục đạo đức học sinh trên các tập san giáo dục, các bài tham 
luận trên Internet. 
 2. Phương pháp quan sát: 
Quan sát hoạt động học tập, sinh hoạt tập thể và vui chơi của học sinh. 
 3. Phương pháp điều tra: 
Trò chuyện, trao đổi với các giáo viên bộ môn, học sinh, cha mẹ học sinh, 
bạn bè của học sinh. 
 4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: 
 + Tham khảo những bản báo cáo, tổng kết hàng năm của nhà trường. 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 3/29 
 + Tham khảo những kinh nghiệm của các giáo viên chủ nhiệm khác 
 5. Phương pháp thử nghiệm: 
Thử áp dụ ...  xã hội là một nguyên nhân 
lớn dẫn đến các mối bất hoà của học sinh. Vì vây, ngay tử đầu năm tôi quy định 
rõ ràng về việc sử dụng điện thoại, trong bảng theo dõi thi đua ghi rõ hệ quả của 
việc gây xich mích, chia bè phái, sử dụng điện thoại không đúng quy định. 
 Việc gần gũi, lắng nghe, quan tâm đến từng học sinh sẽ phát hiện kịp thời 
những xích mích, những mâu thuẫn của học sinh để ngăn chặn kịp thời bạo lực 
xảy ra. Việc phối hợp liên tục với các lực lượng giáo dục khác nhất là bảo vệ, 
giám thị cũng giúp phát hiện sớm những mầm mống của xung đột từ đó có biện 
pháp thích hợp giúp các em tháo gỡ những mâu thuẫn, những bất hoà. 
 Tôi luôn lựa chọn phương pháp giúp học sinh giải toả tâm lý chứ không dồn 
nén vì càng dồn nén cảm xúc càng làm cho học sinh tăng những hành vi chống 
đối, càng làm cho các mối bất hoà thêm căng thẳng. 
 Luôn phối hợp với gia đình học sinh xây dựng bầu không khí tích cực trong 
lớp học và trong gia đình để học sinh luôn cảm thấy: được yêu thương, được tôn 
trọng, được hiểu, được an toàn .Từ đó sẽ giúp học sinh tự lựa chọn những giải 
pháp tích cực để giải quyết bất hoà. Đó là biện pháp hàng đầu nhằm ngăn chặn 
tận gốc nạn BẠO LỰC HỌC ĐƯỜNG. 
7. Dạy học giá trị sống: “Giá trị sống - nền tảng của kỹ năng sống” 
 “Ngày nay, với quan điểm phải giáo dục cho các thế hệ học sinh cả kỹ năng 
sống (tài) và giá trị sống (đức), chúng ta mới nhận thức rõ ràng hơn mối quan hệ 
giữa tài và đức, trong đó cái đức được đề cao”. Dạy học sinh về Giá trị sống 
chính là dạy học sinh cái lễ nghĩa ở đời. 
 - Học tập Giá trị sống giúp các em khám phá và hoàn thiện những phẩm chất 
tốt đẹp vốn có của bản thân, đồng thời khám phá những nét đẹp trong tính cách 
của những người xung quanh và giá trị của thiên nhiên, của môi trường sống; 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 21/29 
- Học tập Giá trị sống giúp các em biết suy nghĩ tích cực, biết lắng nghe, học 
hỏi, tự xây dựng cho mình một nền tảng vững chắc về nhân cách để các em có 
thể vươn lên trong cuộc sống, ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn, trắc trở; 
- Học tập Giá trị sống để các em biết tôn trọng bản thân và người khác, biết cách 
hợp tác, xây dựng và duy trì tình đoàn kết, thích ứng trước những đổi thay của 
cuộc sống. 
- Học tập Giá trị sống để khi trưởng thành, các em biết chia sẻ, chung lo và là 
người để “trẻ noi gương, già nương tựa, bằng hữu kết giao”. 
- Học tập Giá trị sống làm nền tảng cho Kỹ năng sống, để các em biết cách sử 
dụng những kỹ năng sống mang lại lợi ích cho bản thân trong sự hài hoà với lợi 
ích của gia đình và xã hội. 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 22/29 
GIÁ TRỊ SỐNG
&
Kỹ năng sống
8. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh hoạt chủ nhiệm. 
 Trong buổi sinh hoạt cuối tuần, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò cố vấn, 
hướng dẫn các em từng bước tiến hành. Giáo viên chủ nhiệm chỉ là người kết 
luận cuối cùng. Đối với những học sinh vi phạm nội quy cho các em tự báo cáo 
về mình dựa theo nội quy của lớp. Sau đó lớp trưởng nhận xét xem còn ai chưa 
báo cáo, hoặc báo cáo không chính xác để giáo viên chủ nhiệm xử lý. Trong 
việc xử lý những học sinh vi phạm đúng theo nội quy đã đề ra. Tránh tình trạng 
thiên vị xử học sinh này nặng, xử học sinh kia nhẹ làm mất đi tính nghiêm khắc, 
công minh của người thầy. Những học sinh vi phạm phải chấp nhận hành vi vi 
phạm của mình. Điều này thông qua sự báo cáo của ban cán sự lớp phải thật sự 
chính xác công bằng. Những hình thức kỹ luật đã đưa ra bắt buộc học sinh đó 
phải thực hiện, giáo viên chủ nhiệm không bỏ qua với bất cứ trường hợp nào. 
Làm được điều đó sẽ giúp cho nề nếp lớp học đi vào khuôn khổ nhất định, rèn 
luyện cho các em chấp hành tốt Nội quy trường, lớp như vậy sẽ hạn chế tối đa 
trường hợp học sinh có biểu hiện cá biệt tái phạm. Ngoài việc xử lý học sinh vi 
phạm, giáo viên chủ nhiệm cần phải có hình thức biểu dương, khen thưởng. Đây 
là hình thức rất có ý nghĩa, học sinh cá biệt thông thường vốn khó tính, khó dạy 
nếu giáo viên chủ nhiệm thiên vị lập tức sẽ có sự phản ứng ngược lại. Mỗi khi 
học sinh cá biệt làm được một việc tốt, đạt điểm tốt thì phải động viên khuyến 
khích các em nên tiếp tục phát huy. Nếu các em vi phạm thì nhẹ nhàng xử lý 
như những học sinh khác để các em tự nhận lỗi và sửa chữa; tránh nóng vội, kỳ 
thị. 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 23/29 
Tôi luôn luôn nhắc nhở và động viên tinh thần, tránh chỉ trích các em, tạo 
động lực giúp cả lớp cố gắng hơn khen chê phải hợp lý, nhẹ nhàng để cho các 
em chấp nhận.Tiết sinh hoạt lớp tôi thường diễn ra theo trình tự: 
* Nửa đầu giờ sinh hoạt: Lớp trưởng điều khiển tiết sinh hoạt: 
 - Các tổ trưởng lần lượt thông báo kết quả theo dõi và xếp loại của tổ, thành 
viên trong tổ nêu ý kiến. 
 - Các học sinh cá biệt tự báo cáo 
 - Giáo viên chủ nhiệm nhận xét, khen chê kịp thời, đưa ra ý kiến, nhắc nhở kế 
hoạch tuần tới. 
 - Thư ký ghi biên bản: Giáo viên chủ nhiệm, lớp trưởng ký xác nhận 
 - Trong tiết sinh hoạt tuần cuối tháng, GVCN cho bình bầu hạnh kiểm tháng 
công khai dân chủ. 
 * Nửa sau giờ sinh hoạt. Thay vì lên lớp giảng giải đạo đức chỉ bằng lời tôi tổ 
chức các hoạt động theo chủ điểm từng tháng, theo các giá trị sống, dưới các 
hình thức: 
 - Cho học sinh đóng vai, diễn tiểu phẩm; xem tranh ảnh, câu chuyện: “Quà 
tặng cuộc sống” sau đó học sinh chia sẻ suy nghĩ của mình theo định hướng về 
nội dung bài học hoặc các chuẩn mực đạo đức. 
 - Thảo luận nhóm xử lí tình huống liên quan đến các nề nếp của lớp 
 - Sưu tầm các tư liệu, vẽ, viết bài, múa hát về các vấn đề có liên quan đến nội 
dung bài học . 
 - Chơi các trò chơi học tập. 
 Tổ chức hoạt động sao cho tất cả các thành viên trong lớp đều được tham gia 
hoạt động, được chia sẻ cảm xúc và đưa ra ý kiến của mình và bạn nào cũng 
được làm MC dưới sự hướng dẫn của giáo viên chủ nhiệm. Qua đó: 
- Giúp cho mọi học sinh tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, 
tạo cơ hội cho các em có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải 
quyết vấn đề ; tạo cơ hội cho các em được giao lưu, học hỏi lẫn nhau; cùng 
nhau hợp tác giải quyết những nhiệm vụ chung. 
- Giúp cho các em nhút nhát trở nên bạo dạn hơn; các em học được cách trình 
bày ý kiến của mình, biết lắng nghe ý kiến của bạn; từ đó, giúp các em dễ 
hoà nhập vào cộng đồng, tạo cho các em sự tự tin, hứng thú trong học tập và 
sinh hoạt. Vốn hiểu biết và kinh nghiệm xã hội của học sinh thêm phong 
phú; kĩ năng giao tiếp, kĩ năng hợp tác của học sinh được phát triển. 
- Từ đó kích thích động cơ, hứng thú học tập của học sinh; phát huy tính tự 
lực, tinh thần trách nhiệm; phát triển khả năng sáng tạo, rèn luyện tính bền 
bỉ, kiên nhẫn, kĩ năng hợp tác, năng lực đánh giá, năng lực thực tiễn. Học 
sinh có cơ hội rèn luyện nhiều kĩ năng sống quan trọng như: giao tiếp, ra 
quyết định, giải quyết vấn đề, đặt mục tiêu gắn mình vào tập thể, sống 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 24/29 
có trách nhiệm với tập thể với công việc chung.Tạo thành một tập thể lớp 
đoàn kết, vững mạnh. 
IV- Một số kết quả đạt được: 
Sau khi thực hiện những biện pháp trên với lớp 6A1, chỉ qua một học kì I 
năm học 2015-2016 nhưng lớp đã đạt được nhiều kết quả khả quan. 
Việc phân công nhiệm vụ rõ ràng cho từng HS trong Ban cán sự lớp đã 
đem lại hiệu quả trong việc quản lí nề nếp và chất lượng học tập. Các em thực 
hiện nhiệm vụ đầy đủ với tinh thần trách nhiệm cao. Có những trường hợp 
GVCN không cần có mặt nhưng các em vẫn quản lí lớp tốt. Đây là một trong 
những nhân tố quyết định thành tích lớp 6A1 đạt được. 
Cùng với việc duy trì nề nếp sinh hoạt 15 phút đầu giờ đã giúp HS chủ 
động trong học tập. 
Lập sơ đồ lớp như trên đã đưa lại hiệu quả rõ rệt trong học tập của học 
sinh. Những em trong Ban cán sự lớp ngồi sau có thể quản lí, theo dõi, nhắc nhở 
các bạn trong các giờ học. Những em học sinh chưa chăm học ngồi cùng bàn với 
học sinh khá giỏi được theo dõi và giúp đỡ nên đã có nhiều tiến bộ. Vì vậy, đã 
giúp HS từ bỏ thói quen thụ động, trông chờ, ỷ lại trong học tập, góp phần vào 
công cuộc đổi mới chống tiêu cực trong thi cử mà ngành giáo dục đang thực 
hiện. 
GVCN đã thực hiện tốt vai trò và trách nhiệm trong việc phối hợp với các 
tổ chức, đoàn thể trong và ngoài nhà trường có hiệu quả về công tác giáo dục 
đạo đức cho HS lười học, HS chưa ngoan. Ví dụ: Em Thành Nhân đã trung thực 
hơn với thầy cô và cha mẹ, biết nhận lỗi và có cố gắng sửa chữa khi mắc lỗi, 
không còn hiện tượng không làm bài tập trước khi đến lớp. Em Lê Huy không 
còn hiện tượng đi học muộn, mặc sai đồng phục và đã có rất nhiều cố gắng trong 
việc thực hiện nội qui của trường lớp. 
Trong học kì I của năm học này, lớp 6A1 đạt được những thành tích như 
sau: 
- Tập thể 6A1 luôn là lớp đi đầu trong mọi hoạt đông đội. 
- Chi đội vững mạnh. 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 25/29 
- Trong phong trào thi đua chào mừng ngày 20/11. 
+ Đạt giải nhì báo tường toàn trường. 
+ Giải nhất đồng diễn hội khỏe phù đổng. 
 - Tham gia và đạt thành tích tốt chào mừng ngày 8/3, 26/3. 
- Tập thể lớp 6A1 luôn là một tập thể lớp đoàn kết, vững mạnh, luôn giúp 
đỡ và thi đua trong học tập cũng như trong các hoạt động khác. 
Cụ thể như sau: 
Tổn
g số 
học 
sinh 
Hạnh kiểm Học lực 
Tốt Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu 
SL % SL % S
L 
% S
L 
% SL % SL % S
L 
% S
L 
% 
48 
em 
4
6 
97,
9 
0
1 
2,
1 
0 0 0 0 
2
6 
55,
3 
2
1 
44,
7 
0 0 0 0 
- Em Hoàng Trang giải nhất môn võ cấp Quận. 
 - Em Thanh Hương giải nhì môn võ cấp Quận. 
 C. KẾT LUẬN 
1. Kết luận: 
 Năm học nào cũng vậy, ở trường nào cũng thế, thầy cô chủ nhiệm là người 
luôn đối mặt với biết bao khó khăn, thử thách và mong muốn duy nhất là làm 
thế nào cho học sinh mình ngoan hơn, nhiều tiến bộ trong học tập, làm thế nào 
để sản phẩm của mình tạo ra sẽ có ích cho xã hội. 
 Để đạt được mục đích giáo dục, ta cần phải biết chọn điểm xuất phát thích 
hợp với đặc điểm riêng của từng trường, từng lớp, từng học sinh. Chúng ta 
không nên áp dụng rập khuôn, máy móc bất kỳ một phương pháp giáo dục nào 
bởi lẽ sản phẩm của chúng ta là “con người”. 
 Trong công tác giáo dục đạo đức – hình thành nhân cách học sinh giáo viên 
chủ nhiệm không nên nóng vội, áp đặt, gây áp lực, dồn nén học sinh mà cần có 
lòng kiên nhẫn, có nghệ thuật giao tiếp với học sinh, với phụ huynh, luôn đặt 
quyền lợi của học sinh lên trên hết, giành nhiều thời gian và công sức cho lớp 
chủ nhiệm, thường xuyên học hỏi, tích luỹ các phương pháp giáo dục hay . K.Đ. 
USin Xki nói: "Muốn giáo dục con người về mọi mặt thì phải hiểu con người về 
mọi mặt". Giáo viên chủ nhiệm khi đã hiểu rõ về từng học sinh thì công tác chủ 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 26/29 
nhiệm sẽ sẽ bớt đi khó khăn, vất vả. Và thêm vào đó thầy, cô làm công tác chủ 
nhiệm hãy nghĩ đến tập thể lớp với tình yêu thương, xem mỗi học sinh như 
những đứa con của mình thì sẽ cảm thấy có được niềm say mê trong công việc 
và công tác giáo dục đạo đức học sinh nhất định sẽ đạt hiệu quả cao.. 
 Trên đây là một số kinh nghiệm được rút ra từ thực tế làm công tác chủ 
nhiệm của tôi. Dù đã cố gắng rất nhiều nhưng chắc chắn không thể tránh khỏi 
những thiếu sót, rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của cấp trên, của 
đồng nghiệp nhất là các thầy cô đã chủ nhiệm lâu năm, của bạn đọc để tôi có thể 
bổ sung và tích luỹ thêm được nhiều kinh nghiệm hay trong công tác chủ nhiệm. 
 Tôi xin trân trọng cảm ơn! 
2. Đề nghị: 
- Bộ GD – ĐT mở lớp học về kỹ năng chủ nhiệm cho giáo viên. 
- Phòng GD – ĐT có các chuyên đề về công tác chủ nhịêm để các giáo viên chủ 
nhiệm giỏi chia sẻ kinh nghiệm cho giáo viên trẻ. 
 Hà Nội, ngày 31 tháng 03 năm 2015 
 Tôi xin cam đoan đây là SKKN của tôi viết 
không sao chép nội dung của người khác. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Sách tâm lý lứa tuổi. 
2. Một số mô hình tổ chức các hoạt động . 
3. Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục - Hà Nội 1996 - PTS. Phạm Viết 
Vượng. 
4. Tâm lí học đại cương - Hà Nội 1995 - PGS. Nguyễn Quang Uẩn(chủ biên). 
5. Giáo dục học đại cương II - Hà Nội 1996 - GS. Đặng Vũ Hoạt. 
6. Thực hành về giáo dục học - Hà Nội 1995 - PTS. Nguyễn Đình Chỉnh. 
7. Điều lệ trường trung học - Bộ GD & ĐT. 
8. Luật GD 2005 - Bộ GD & ĐT. 
9. Pháp lệnh cán bộ công chức - Bộ GD & ĐT. 
 Và một số tài liệu khác 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 27/29 
MỤC LỤC 
----------------- 
A- ĐẶT VẤN ĐỀ: 
 I . Lý do chọn đề tài 1 
 II. Mục đích nghiên cứu 2 
 III. Đối tượng nghiên cứu 2 
 IV. Phương pháp nghiên cứu 2 
 V. Giới hạn nghiên cứu 3 
 VI. Phạm vi và kề hoạch nghiên cứu. 3 
 B- NỘI DUNG : 
 I. Cơ sở lý luận 4 
 II. Thực trạng nghiên cứu 8 
 III. Một số giải pháp. 10 
 1. Bản thân là tấm gương cho học sinh noi theo 10 
 2. Công tác tổ chức lớp 11 
 3. Luôn quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, tạo sự gần 
 gũi với học sinh. 
14 
 4. Kết hợp nhà trường – gia đinh – xã hội. 15 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 28/29 
 5. Giáo dục học sinh cá biệt. 17 
 6. Phát hiện và giải quyết xung đột 19 
 7. Dạy học giá trị sống 20 
 8. Giáo dục đạo đức học sinh thông qua tiết sinh 
 hoạt lớp 
22 
 IV. Một số kết quả đạt được 24 
C- KẾT LUẬN 26 
 Tài liệu tham khảo 27 
 Mục lục 28 
. 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC NHÀ TRƯỜNG 
 NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC PHÒNG GD & ĐT 
 Một số giải pháp của giáo viên chủ nhiệm trong giáo dục đạo đức - hình thành 
nhân cách học sinh 
 29/29 
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC SỞ GD & ĐT 

File đính kèm:

  • pdfsang_kien_kinh_nghiem_mot_so_giai_phap_cua_giao_vien_chu_nhi.pdf