Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở

Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là một trong những kĩ năng quan trọng trong việc hình thành và

phát triển nhân cách. Ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, có những sự thay đổi về tâm sinh lí dẫn đến

những khó khăn nhất định trong kiểm soát cảm xúc. Có các kĩ năng kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp cho

các em thành công hơn trong việc học tập và cuộc sống của chính mình. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc của

học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc nhận dạng, hiểu xúc cảm của bản thân và của

người khác, bộc lộ xúc cảm của bản thân phù hợp trong các tình huống, không để những nhu cầu, mong

muốn, hoàn cảnh hoặc người khác chi phối. Nghiên cứu tiến hành trên 322 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9,

32 phụ huynh và 25 giáo viên của Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, thành phố Đà Nẵng với các

phương pháp chính là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp thực

nghiệm và phương pháp thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, kĩ năng kiểm soát cảm xúc

của học sinh trung học cơ sở phần lớn đạt ở mức trung bình (73,3%). Dựa vào cơ sở lí luận và kết quả

đánh giá thực trạng, chúng tôi đã đề xuất chương trình và tổ chức thực nghiệm chương trình rèn luyện

kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức và

kiểm soát cảm xúc của bản

Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở trang 1

Trang 1

Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở trang 2

Trang 2

Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở trang 3

Trang 3

Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở trang 4

Trang 4

Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở trang 5

Trang 5

Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở trang 6

Trang 6

Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 24284
Bạn đang xem tài liệu "Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở

Biện pháp rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở
UED Journal of Social Sciences, Humanities & Education – ISSN 1859 - 4603 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC 
96 | Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),96-102 
a,bTrường Đại học Sư phạm - Đại học Đà Nẵng 
* Tác giả liên hệ 
Lê Mỹ Dung 
Email: lmdung@ued.udn.vn 
Nhận bài: 
 10 – 01 – 2018 
Chấp nhận đăng: 
 20 – 05 – 2018 
BIỆN PHÁP RÈN LUYỆN KĨ NĂNG KIỂM SOÁT CẢM XÚC CHO HỌC SINH 
TRUNG HỌC CƠ SỞ 
Lê Mỹ Dunga*, Nguyễn Thị Diệu Anhb, Trần Thị Tiênb 
Tóm tắt: Kĩ năng kiểm soát cảm xúc là một trong những kĩ năng quan trọng trong việc hình thành và 
phát triển nhân cách. Ở lứa tuổi học sinh Trung học cơ sở, có những sự thay đổi về tâm sinh lí dẫn đến 
những khó khăn nhất định trong kiểm soát cảm xúc. Có các kĩ năng kiểm soát cảm xúc tốt sẽ giúp cho 
các em thành công hơn trong việc học tập và cuộc sống của chính mình. Kĩ năng kiểm soát cảm xúc của 
học sinh là sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc nhận dạng, hiểu xúc cảm của bản thân và của 
người khác, bộc lộ xúc cảm của bản thân phù hợp trong các tình huống, không để những nhu cầu, mong 
muốn, hoàn cảnh hoặc người khác chi phối. Nghiên cứu tiến hành trên 322 học sinh từ lớp 6 đến lớp 9, 
32 phụ huynh và 25 giáo viên của Trường THCS Nguyễn Lương Bằng, thành phố Đà Nẵng với các 
phương pháp chính là phương pháp điều tra bằng bảng hỏi, phương pháp quan sát, phương pháp thực 
nghiệm và phương pháp thống kê toán học. Kết quả nghiên cứu đã cho thấy, kĩ năng kiểm soát cảm xúc 
của học sinh trung học cơ sở phần lớn đạt ở mức trung bình (73,3%). Dựa vào cơ sở lí luận và kết quả 
đánh giá thực trạng, chúng tôi đã đề xuất chương trình và tổ chức thực nghiệm chương trình rèn luyện 
kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở nhằm giúp học sinh nâng cao nhận thức và 
kiểm soát cảm xúc của bản thân và duy trì được mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và người khác tích cực 
hơn. 
Từ khóa: kĩ năng; kĩ năng kiểm soát cảm xúc; hình thành; phát triển nhân cách; học sinh trung học cơ 
sở. 
1. Giới thiệu 
Cuối thế kỉ 20, nghiên cứu cảm xúc của học sinh 
trong bối cảnh học đường ngày càng được quan tâm trên 
thế giới. Nội dung cốt lõi trong giáo dục phẩm chất 
nhân cách cho học sinh đều liên quan đáng kể đến cảm 
xúc và quản lí cảm xúc bản thân. Hiện nay, các nghiên 
cứu ở nước ta chủ yếu nghiên cứu về trí tuệ cảm xúc, 
các kết quả làm sáng tỏ một số vấn đề lí luận và thích 
nghi các phương pháp, kĩ thuật đánh giá và điều tra thực 
trạng trình độ phát triển trí tuệ cảm xúc của học sinh, 
tuy nhiên vấn đề hình thành và phát triển kĩ năng kiểm 
soát cho thanh thiếu niên chưa được quan tâm. 
Nghiên cứu được Viện nghiên cứu Y học - Xã hội học 
phối hợp với Tổ chức từ thiện Plan Việt Nam thực hiện từ 
tháng 3 đến tháng 9/2014 với 3.000 học sinh của 30 trường 
trung học cơ sở (THCS), trung học phổ thông (THPT) ở 
Hà Nội. Theo đó, có khoảng 80% học sinh cho biết từ 
trước đến nay đã bị bạo lực giới trong trường học ít nhất 
một lần, 71% bị bạo lực trong vòng 6 tháng qua [1]. 
Có nhiều nguyên nhân như yếu tố xã hội, tác động 
của văn hóa truyền thông, hành vi lây lan nhưng trong 
đó một nguyên nhân chủ yếu là lớp trẻ thiếu kĩ năng 
kiểm soát các cảm xúc của bản thân. Nhất là đối với lứa 
tuổi trung học cơ sở (THCS) là lứa tuổi mà các em bắt 
đầu trải qua quá trình cải tổ lại cơ thể, có sự thay đổi lớn 
về tâm sinh lí, thái độ, xúc cảm của học sinh không 
được ổn định, bốc đồng, dễ nổi nóng, tự ái. Từ góc độ 
giáo dục có thể thấy, nhìn chung, lứa tuổi học sinh nhất 
là học sinh trung học cơ sở còn ít được quan tâm trong 
việc hình thành, nuôi dưỡng, phát triển những kĩ năng 
kiểm soát cảm xúc. 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),96-102 
 97 
Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả 
nghiên cứu thực trạng kĩ năng kiểm soát cảm xúc của học 
sinh trung học cơ sở và đề xuất biện pháp rèn luyện kĩ 
năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh Trung học cơ sở. 
2. Cơ sở lí thuyết và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Cơ sở lí thuyết 
2.1.1. Kĩ năng 
Kĩ năng được hiểu một cách thông thường là biết 
thực hiện một hành động hay hoạt động nào đó có kết 
quả. Song bản chất kĩ năng là gì lại được các nhà khoa 
học nghiên cứu và đề cập đến ở những góc độ khác nhau. 
Quan niệm thứ nhất xem kĩ năng như là mặt kĩ 
thuật của thao tác, hành động hay hoạt động. Đại diện 
cho quan niệm này là các tác giả: V.A.Crucheski, A.G. 
Côvaliôp, Trần Trọng Thuỷ, Theo V.A. Kruchetxki 
(1981) “kĩ năng là thực hiện một hành động hay một 
hoạt động nào đó nhờ sử dụng những kĩ thuật, những 
phương thức đúng đắn” [2]. Trong cuốn “Tâm lý học cá 
nhân” A.G. Côvaliôp (1976) cũng xem “kĩ năng là 
phương thức thực hiện hành động phù hợp với mục đích 
và điều kiện của hành động” [3]. Tác giả Trần Trọng 
Thuỷ (1989) cũng cho rằng: kĩ năng là mặt kĩ thuật của 
hành động, con người nắm được cách hành động tức là 
có kĩ thuật hành động có kĩ năng [8]. 
Quan niệm thứ hai: Kĩ năng được xem xét như năng 
lực của con người. Tiêu biểu là các tác giả: N.D. 
Levitôv, K.K. Platônov, G.G.Gôlubep, A.V. Petrôvxki, 
P.A. Nguyễn Quang Uẩn, Ngô Công Hoàn, Nguyễn 
Ánh Tuyết, [5], [9]. Tác giả N.Đ. Levitov cho rằng: 
“Kĩ năng là sự thực hiện có kết quả của một động tác 
nào đó hay một hoạt động phức tạp hơn bằng cách lựa 
chọn và áp dụng những cách đúng đắn, có tính đến 
những điều kiện nhất định [6]. Tác giả Nguyễn Ánh 
Tuyết cho rằng: “Kĩ năng là năng lực của con người biết 
vận dụng các thao tác của một hành động theo quy định 
đúng đắn” [7]. 
Từ những phân tích các nghiên cứu trên, theo 
chúng tôi, kĩ năng được hiểu là “Sự vận dụng tri thức, 
kinh nghiệm vào hoạt động hay hành động thực tiễn 
trong điều kiện cụ thể để thực hiện hành động hay hoạt 
động đó có kết quả theo mục đích đã đề ra”. 
2.1.2. Kiểm soát cảm xúc 
Kiểm soát cảm xúc (KSCX) bao gồm: sự kìm nén, 
kiềm chế những cảm xúc tích cực hay tiêu cực. 
Hầu hết các nhà tâm ... ực nghiệm. 
* Giai đoạn 4: Thực hiện đánh giá kết quả tác động 
thực nghiệm. Mỗi biện pháp tác động thực nghiệm có 
tiêu chí đánh giá đánh giá khác nhau. Từ kết quả tác 
động thực nghiệm, tiến hành so sánh sự khác biệt trong 
việc đánh giá kĩ năng thành phần cảm xúc của học sinh 
trước và sau khi thực nghiệm. 
Công cụ nhằm đánh giá thực nghiệm là một bảng 
hỏi nhằm đo chủ yếu ba kĩ năng thành phần là nhận 
dạng cảm xúc của bản thân, nhận dạng cảm xúc của 
người khác và kiểm soát cảm xúc ở học sinh THCS. 
- Về kĩ năng nhận dạng cảm xúc của bản thân, có 
tổng cộng 5 cảm xúc, được miêu tả các biểu hiện bằng 
lời, tổng điểm thấp nhất là 5 điểm và cao nhất là 10 điểm. 
- Về kĩ năng nhận dạng cảm xúc của người khác, 
thông qua 6 cảm xúc cơ bản, tổng điểm thấp nhất 6 
điểm và cao nhất là 12 điểm. 
- Về kỹ năng kiểm soát cảm xúc, có 4 tình huống giả 
định, tổng điểm thấp nhất là 12 điểm và cao nhất là 36 điểm. 
Bảng hỏi này được sử dụng đo trên học sinh ở trước 
và sau khi thực nghiệm. Sau khi tác động, bảng hỏi 
được sử dụng lần hai để đo lại kĩ năng kiểm soát cảm 
xúc của học sinh, các so sánh được thực hiện để đánh 
giá kết quả thực nghiệm: 
+ So sánh các kĩ năng thành phần của kĩ năng kiểm 
soát cảm xúc ở học sinh ở nhóm thực nghiệm. 
+ Kết quả thu được từ bảng hỏi được xử lĩ bằng phần 
mềm SPSS 20.0 nhằm tính tỉ lệ %, tính tần số, điểm trung 
bình và đặc biệt là kiểm định T - Test để so sánh. 
3. Kết quả và đánh giá 
3.1. Kết quả thực trạng kĩ năng kiểm soát cảm 
xúc của học sinh trung học cơ sở 
Tổng hợp kết quả nghiên cứu về kĩ năng kiểm soát 
của học sinh trung học trên học sinh, giáo viên và phụ 
huynh cho thấy: Phần lớn học sinh THCS có kĩ năng 
kiểm soát cảm xúc của học sinh ở mức trung bình (theo 
ý kiến của 73.3% HS; 63.0% GV và 40.6% PHHS). 
Nhìn chung kĩ năng kiểm soát cảm xúc của học sinh 
chưa tốt ( X = 1.93, SD = 0.513) (Bảng 1). Thực trạng 
biểu hiện các kĩ năng thành phần của kĩ năng kiểm soát 
cảm xúc của học sinh trường THCS Nguyễn Lương Bằng 
như sau: Học sinh có kĩ năng điều chỉnh cảm xúc ở mức 
tốt nhất trong các kĩ năng, tuy nhiên kĩ năng này cũng chỉ 
nằm ở mức độ trung bình ( X = 2.09, SD = 0.635); thứ 
hai, là kĩ năng hiểu cảm xúc cũng nằm ở mức độ trung 
bình ( X = 2.08, SD = 0.552); cuối cùng là kĩ năng nhận 
dạng cảm xúc ở mức độ chưa tốt X = 1.9, SD = 0.518). 
Bảng 1. Biểu hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc của học 
sinh THCS ( N = 322) 
Quan sát được trong một số tình huống tại lớp học, 
cho thấy, các em rất dễ bộc lộ những cảm xúc tiêu cực 
như đánh bạn, ném sách vở, nói to tiếng, hay bật khóc,... 
Lê Mỹ Dung, Nguyễn Thị Diệu Anh, Trần Thị Tiên 
100 
Tuy nhiên nó diễn ra rất nhanh và không kéo dài, các 
em cũng dễ làm hòa với nhau. 
Kết quả Bảng 2 cho thấy, chỉ có 1,24% HS (5 học 
sinh) có kĩ năng nhận dạng, hiểu và điều khiển cảm xúc 
ở mức tốt. Phần lớn học sinh cần được rèn luyện nâng 
cao kĩ năng kiểm soát cảm xúc, trong đó có 55 học sinh 
cần được rèn luyện để nâng cao kĩ năng hiểu và điều 
khiển cảm xúc. Có 40 học sinh cần được rèn luyện nâng 
cao kĩ năng nhận dạng và điều khiển cảm xúc; có 11 học 
sinh cần được nâng cao kĩ năng nhận dạng và hiểu cảm 
xúc; có 57,46% học sinh (185 em) cần được rèn luyện 
cả 3 kĩ năng nhận dạng, hiểu và điều khiển cảm xúc. 
Bảng 2. Tần suất phân bố mức độ các kĩ năng thành 
phần của kĩ năng kiểm soát cảm xúc ở học sinh THCS 
(N = 322) 
3.2. Biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ năng kiểm 
soát cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở. 
3.2.1. Đề xuất biện pháp rèn luyện nâng cao kĩ 
năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung 
học cơ sở 
* Cơ sở khoa học và thực tiễn đề xuất biện pháp 
Đặc điểm tâm lí của học sinh trung học cơ sở: Dựa 
trên kết quả khảo sát về kĩ năng KSCX của học sinh 
trung học cơ sở của đề tài cũng như những cứ liệu từ 
thực tế cho thấy kĩ năng KSCX của học sinh trung học 
cơ sở chủ yếu ở mức trung bình và các kĩ năng thành 
phần cũng chỉ ở mức trung bình, nguyên nhân chủ yếu 
là học sinh chưa có thông tin một cách hệ thống và 
chuyên biệt về kĩ năng kiểm soát cảm xúc cũng như 
những biện pháp rèn luyện cho nên những yếu tố sau 
đây được chú trọng để tác động: nhận dạng cảm xúc của 
bản thân, nhận dạng cảm xúc của người khác và kiểm 
soát cảm xúc của bản thân. Dựa trên những yếu tố ảnh 
hưởng cũng như những hình thức rèn luyện (nâng cao) 
kĩ năng kiểm soát cảm xúc phù hợp với học sinh. Dựa 
trên những nguyên tắc của việc rèn luyện kĩ năng kiểm 
soát cảm xúc và những thành phần hay những biểu hiện 
của kĩ năng kiểm soát cảm xúc ở học sinh THCS: hình 
thành bằng con đường trải nghiệm, tự giáo dục và rèn 
luyện, Trong Tâm lí học xúc cảm có khái niệm “Neo 
xúc cảm”. Đó là một tác nhân kích thích có thể châm 
ngòi cho một trạng thái cảm xúc trong cá nhân một các 
nhanh chóng. Đó là những gì một người nhìn thấy, nghe 
thấy hoặc cảm thấy, khiến ở người đó phát sinh một xúc 
cảm nào đó. Các nghiên cứu sinh lí học cho thấy, bất cứ 
khi nào chúng ta ở trong một trạng thái cảm xúc cao độ 
và có sự hiện diện liên tục của một tác nhân kích thích 
là neo cảm xúc, thì trạng thái cảm xúc của chúng ta sẽ 
tạo ra mối liên kết thần kinh với neo cảm xúc đó. Điều 
này có nghĩa là chúng ta chỉ cần thực hiện đúng neo 
cảm xúc đó thì ngay tức khắc, trạng thái cảm xúc gắn 
liền với nó sẽ quay trở lại với chúng ta. Cơ sở của 
phương pháp neo xúc cảm là cơ chế phản xạ có điều 
kiện do nhà bác học I. Pavlov phát hiện ra [4]. Đây sẽ là 
những cơ sở khoa học để tổ chức rèn luyện kĩ năng 
kiểm soát cảm xúc ở học sinh THCS. 
* Mục đích của biện pháp: Xây dựng đề xuất khung 
chương trình rèn luyện kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho 
học sinh THCS nhằm giúp học sinh đồng cảm, kiểm 
soát xúc cảm và thiết lập, duy trì, phát triển mối quan hệ 
tích cực với bạn bè, thầy cô và người khác. 
* Nội dung của biện pháp: 
Chương trình rèn luyện kĩ năng kiểm soát xúc cảm 
cho học sinh THCS 
- Thời gian: 9 buổi lên lớp 
- Thời lượng: 70 phút/ buổi 
- Số lượng học sinh: 30 - 40 học sinh/lớp 
- Đối tượng học sinh: học sinh lớp 6-9, trường THCS. 
- Mục tiêu: Sau khi học xong khóa học, học sinh có thể: 
+ Hiểu được cảm xúc hiện tại của bản thân và của 
người khác. 
+ Có thể tạo ra neo xúc cảm tích cực hay tiêu cực. 
+ Có thể loại bỏ neo xúc cảm tiêu cực, thay thế 
bằng neo xúc cảm tích cực. 
 ISSN 1859 - 4603 - Tạp chí Khoa học Xã hội, Nhân văn & Giáo dục, Tập 8, số 2 (2018),96-102 
 101 
+ Có thể thay đổi tức thì xúc cảm hiện tại ở bản thân. + Tích cực tự rèn luyện, sử dụng các công cụ học 
được để áp dụng vào các tình huống thực tế. 
* Nội dung, phương pháp, phương tiện 
* Điều kiện thực hiện: 
- Về thời gian thực hiện: có thể tiến hành trong giờ 
sinh hoạt lớp hoặc trong các giờ sinh hoạt ngoại khóa, 
lồng ghép vào các giờ học hoặc các hoạt động khác. 
 - Về địa điểm tổ chức: có thể tiến hành trong lớp 
học hoặc ngoài trời; thậm chí có thể ở bên ngoài, ví dụ, 
những khi học sinh đi píc-níc chẳng hạn. 
- Về đối tượng học sinh: phải được chuẩn bị tâm thế 
rằng đây là một hoạt động học tập theo đúng nghĩa chứ 
không phải là vui chơi (mặc dù có chơi trong giờ học). 
Học sinh phải tiếp tục tự rèn luyện thường xuyên sau 
khi đã kết thúc khóa học. Mô-đun này dành cho học 
sinh phát triển bình thường, không có những rối loạn 
cảm xúc mang tính bệnh lí. Bởi vì, những đối tượng đó 
cần có một chương trình rèn luyện chuyên biệt. 
* Đánh giá 
- Về phương pháp đánh giá: Sử dụng phương pháp 
đánh giá định tính bằng các phiếu tự đánh giá nhanh 
dành cho học sinh sau mỗi buổi học. Cuối khóa có đánh 
giá của giáo viên, dưới dạng định tính. 
- Về hình thức đánh giá: Tổ chức đánh giá thường 
xuyên sau các buổi học và đánh giá kết quả cuối khóa 
học. Đồng thời, tổ chức học sinh tự đánh giá; học sinh 
đánh giá lẫn nhau; giáo viên đánh giá. 
- Về công cụ đánh giá: Có hệ thống tiêu chí đánh 
giá về kết quả của các kĩ năng riêng biệt, thể hiện dưới 
dạng một bản trắc nghiệm bán cấu trúc 
3.2.2. Kết quả thực nghiệm rèn luyện nâng cao 
kĩ năng kiểm soát cảm xúc cho học sinh trung 
học cơ sở 
Bảng 3. So sánh biểu hiện kĩ năng kiểm soát cảm xúc 
của học sinh THCS trước và sau thực nghiệm 
 Kết quả Bảng 3 cho thấy, điểm trung bình một số 
kĩ năng thành phần về kĩ năng kiểm soát cảm xúc của 
học sinh THCS ở trước và sau thực nghiệm có sự gia 
tăng. Cụ thể, trước thực nghiệm, kĩ năng nhận dạng cảm 
xúc của bản thân, học sinh có điểm trung bình tìm được 
là 9.25, sau thực nghiệm điểm trung bình tìm được là 
9.65. Kĩ năng hiểu cảm xúc của người khác trước thực 
Nội dung 
Phương pháp 
Hình thức tổ chức 
Phương tiện 
1. Nhận dạng cảm xúc của bản thân: 
- Kết nối cảm xúc của bản thân với một tình huống 
tương ứng với các hoạt động trải nghiệm bản thân. 
- Trải nghiệm và nhận diện các cảm xúc khác nhau 
- Nhận dạng cảm xúc của bản thân 
- Thuyết trình 
- Tổ chức trò chơi 
- Làm việc cá nhân 
- Làm việc theo nhóm 
- Gương soi to 
- Phiếu đánh giá giờ học. 
 2. Nhận dạng và hiểu cảm xúc của người khác: 
- Biết cách quan sát biểu hiện cơ thể người khác. 
- Khả năng phán đoán cảm xúc của người khác. 
- Nhận biết được cảm xúc của người khác. 
- Rèn luyện kĩ năng nhận diện cảm xúc của người khác. 
- Trò chơi 
- Đóng kịch 
- Làm việc nhóm 
- Làm việc cá nhân 
- Gương soi to 
- In khuôn mặt trên giấy A4 
- Giấy A0 
- Phiếu học tập 
- Phiếu đánh giá 
3. Kiểm soát cảm xúc: 
- Nhận thức được hình thành cảm xúc của bản thân. 
- Thay đổi cảm xúc thông qua điểu chỉnh tư thế, điệu bộ. 
- Thay đổi cảm xúc thông qua điều chỉnh suy nghĩ, nhận thức. 
- Điều khiển trạng thái cảm xúc bằng sử dụng neo. 
- Rèn luyện kĩ năng điều chỉnh cảm xúc. 
- Hồi tưởng/ Trải nghiệm 
- Đóng kịch 
- Trò chơi 
- Làm việc nhóm 
- Làm việc cá nhân 
- Gương soi to 
- Phiếu học tập 
- Phiếu đánh giá 
Lê Mỹ Dung, Nguyễn Thị Diệu Anh, Trần Thị Tiên 
102 
nghiệm có điểm trung bình là 10.50, sau khi thực 
nghiệm điểm trung bình là 11,75. Kĩ năng kiểm soát 
cảm xúc trước thực nghiệm có điểm trung bình 26.50, 
sau thực nghiệm là 28.26. Tuy nhiên, chỉ có sự khác biệt 
có ý nghĩa về mặt thống kê giữa kết quả rèn luyện kĩ 
năng nhận dạng cảm xúc ở người khác của học sinh 
trước và sau thực nghiệm, với p<0,05 (Bảng 3). 
4. Kết luận 
Từ kết quả nghiên cứu lí luận và thực tiễn vê kĩ 
năng kiểm soát cảm xúc của học sinh THCS chúng tôi 
xin rút ra những kết luận sau: 
“Kĩ năng kiểm soát cảm xúc của học sinh THCS là 
sự vận dụng tri thức, kinh nghiệm vào việc nhận diện, 
hiểu xúc cảm của bản thân học sinh và của thầy, cô, bạn 
bè, anh chị, người lớn và điều khiển xúc cảm phù hợp 
trong các tình huống học tập và trong cuộc sống, không 
để những nhu cầu, mong muốn, hoàn cảnh hoặc người 
khác chi phối”. Theo nghĩa đó, kĩ năng kiểm soát cảm 
xúc của học sinh bao gồm các kĩ năng nhận diện, hiểu, 
điều khiển cảm xúc trong tình huống cụ thể có hiệu quả. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, kĩ năng kiểm soát 
cảm xúc của học sinh phần lớn đạt ở mức trung bình 
(73,3%). Xuất phát cơ sở lí luận và kết quả đánh giá 
thực trạng, chúng tôi đã đề xuất chương trình và tổ chức 
thực nghiệm chương trình rèn luyện kĩ năng kiểm soát 
cảm xúc cho học sinh trung học cơ sở thông qua phương 
pháp “Neo xúc cảm”, nhằm giúp học sinh nâng cao 
nhận thức và kiểm soát cảm xúc của bản thân và duy trì 
được mối quan hệ với bạn bè, thầy cô và người khác 
tích cực hơn. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lam Ngọc Anh (2016). Bạo lực học đường ám 
ảnh học sinh. Báo điện tử Thanh Niên, 
anh-hocsinh-658836.html, ngày 18/01/2016. 
[2] Crucheski V.A ( 1981). Những cơ sở của tâm lý 
học sư phạm. NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[3] Covaliov A.G (1971). Tâm lý học cá nhân, tập 2. 
NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[4] Lê Mỹ Dung (2016). Nghiên cứu biện pháp rèn 
luyện kĩ năng xúc cảm- xã hội cho học sinh tiểu học. 
Đề tài cấp Bộ, mã số B2013-17-31. 
[5] Dương Thị Hương (2004). Các kiến thức liên quan 
đến thể loại văn bản tập - kể chuyện lớp 3 chương 
trình mới. Tạp chí Giáo dục, 85. 
[6] Phạm Minh Hạc (chủ biên) (1989). Tâm lý học, 
tập 1,2. NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[7] Nguyễn Ánh Tuyết (1997). Tâm lý học trẻ em. 
NXB Giáo dục, Hà Nội. 
[8] Trần Trọng Thủy (2000). Tâm lý học lao động. 
Tài liệu giảng dạy Cao học. 
[9] Trần Quốc Thành (1992). Kỹ năng tổ chức trò 
chơi của chi đội thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh. 
Luận án Tiến sĩ, ĐHSPHN. 
[10] Trần Thị Tiên, Nguyễn Thị Diệu Anh, Nguyễn Thị 
Phương Thanh (2018). Kỹ năng kiểm soát cảm xúc của 
học sinh trung học cơ sở. Đề tài NCKH của sinh viên 
tham gia Hội nghị NCKH của trường ĐHSP- ĐHĐN. 
MEASURES OF EMOTION CONTROL SKILLS TRAINING 
FOR SECONDARY SCHOOL STUDENTS 
Abstract: Emotional control is one of the most important skills in shaping and developing personality. At secondary school age, 
there are psychological changes leading to certain difficulties in controlling emotions. Having good emotional control skills will help 
student succeed in learning and life. The emotional control skill of the student is the application of knowledge and experience to the 
identification and understanding of the emotions of oneself and others, expressing the emotion of the self in the situations, not to 
needs, wants, circumstances, or other people. The survey was conducted on 322 students from grade 6 to 9, 32 parents and 25 
teachers from Nguyen Luong Bang Secondary School in Da Nang City. The main methods were questionnaire survey, experiment 
and mathematical statistical methods. The results show that emotional control skills of secondary school students are at average level 
(73.3%). Based on the rationale and the results of the current situation, we have developed and implemented a training program of 
emotional control skills for secondary school students help students raise awareness and control their emotion and maintain positive 
relationship with friends, teachers, and other people. 
Key words: skill; emotional control skills; secondary school students. 

File đính kèm:

  • pdfbien_phap_ren_luyen_ki_nang_kiem_soat_cam_xuc_cho_hoc_sinh_t.pdf