Biến đổi hôn nhân - gia đình và nhận thức của thanh niên về hôn nhân - gia đình
Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhận thức của thanh niên trong
hôn nhân - gia đình cho thấy, ý nghĩa của hôn nhân đã biến đổi phù hợp với mức độ phát
triển và biến đổi xã hội. Nhiều nghiên cứu ở Mỹ và các nước phát triển chỉ ra sự “lỏng
lẻo” của thiết chế hôn nhân dẫn đến tình trạng ly hôn, sống chung không kết hôn đã làm
thay đổi quan niệm và nhận thức của thanh niên về ý nghĩa của hôn nhân - gia đình. Các
yếu tố văn hóa và tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi nhận thức của thanh
niên về hôn nhân và gia đình. Mặc dù tiến hành công nghiệp hóa muộn hơn so với các
nước phương Tây nhưng Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay Ấn Độ đã đạt được mức độ
phát triển cao về kinh tế, tuy nhiên nhận thức hướng đến ly hôn hoặc sống chung không
kết hôn của thanh niên ở các nước này vẫn là tiêu cực. Sự khác biệt giới tác động đáng
kể đến nhận thức của thanh niên về hôn nhân và gia đình
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến đổi hôn nhân - gia đình và nhận thức của thanh niên về hôn nhân - gia đình
Biến đổi hôn nhân 45 Biến đổi hôn nhân - gia đình và nhận thức của thanh niên về hôn nhân - gia đình Nguyễn Thị Thu Nguyệt(*) Tóm tắt: Các nghiên cứu trên thế giới và Việt Nam về nhận thức của thanh niên trong hôn nhân - gia đình cho thấy, ý nghĩa của hôn nhân đã biến đổi phù hợp với mức độ phát triển và biến đổi xã hội. Nhiều nghiên cứu ở Mỹ và các nước phát triển chỉ ra sự “lỏng lẻo” của thiết chế hôn nhân dẫn đến tình trạng ly hôn, sống chung không kết hôn đã làm thay đổi quan niệm và nhận thức của thanh niên về ý nghĩa của hôn nhân - gia đình. Các yếu tố văn hóa và tôn giáo có ảnh hưởng quan trọng đến sự thay đổi nhận thức của thanh niên về hôn nhân và gia đình. Mặc dù tiến hành công nghiệp hóa muộn hơn so với các nước phương Tây nhưng Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan hay Ấn Độ đã đạt được mức độ phát triển cao về kinh tế, tuy nhiên nhận thức hướng đến ly hôn hoặc sống chung không kết hôn của thanh niên ở các nước này vẫn là tiêu cực. Sự khác biệt giới tác động đáng kể đến nhận thức của thanh niên về hôn nhân và gia đình. Từ khóa: Hôn nhân - gia đình, Biến đổi hôn nhân, Nhận thức về hôn nhân - gia đình, Thanh niên Abstract: International and Vietnamese studies on young people’s perceptions of marriage and family indicate that the meaning of marriage has altered in line with the social development and change. Studies in developed countries, including the US, have shown that the “laxness” in marriage institution leading to divorce or cohabitation has changed the youth’s perception and awareness about its meaning. Cultural and religious factors also have a major impact on this. While South Korea, Japan, Taiwan or India have achieved high economic growth regardless of their late industrialization compared to Western countries, their youth’s perception of divorce or cohabitation is pessimistic. Last but not least, gender diff erences signifi cantly aff ect young people’s perceptions of marriage and family. Keywords: Marriage and Family, Changes in Marriage and Family, Perception of Marriage and Family, Young People 1. Dẫn nhập1 Nghiên cứu biến đổi hôn nhân và gia đình từ quan điểm cấu trúc xã hội và tương (*) ThS., Viện Thông tin Khoa học xã hội, Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam; Email: thunguyetxhh@gmail.com tác biểu trưng cho thấy có những biến đổi trong hệ giá trị, những chuẩn mực liên quan đến hôn nhân và gia đình. Quá độ nhân khẩu học cũng như những biến đổi về chuẩn mực xã hội đưa đến sự thay đổi trong ý nghĩa của hôn nhân và tổ chức của gia Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201946 đình. Những thay đổi cấu trúc đó đã dẫn đến sự chuyển đổi đáng kể trong niềm tin xã hội và thực hành gắn liền với lựa chọn giáo dục, lựa chọn hôn nhân và lối sống (Knox và Schacht, 2009). 1 Ở Việt Nam, biến đổi kinh tế - xã hội kể từ khi Đổi mới đã dẫn đến những biến đổi gia đình. Theo Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc (UNFPA), Việt Nam đang trong thời kỳ “cơ cấu dân số vàng” với khoảng 70% dân số trong độ tuổi 15-24 (UNFPA, 2016). Tuy nhiên, những vấn đề liên quan đến hôn nhân và gia đình ở nhóm thanh niên còn ít được nghiên cứu (Alexa DiFiore, 2011). 2. Biến đổi hôn nhân - gia đình Nghiên cứu hôn nhân - gia đình trên thế giới cho thấy một bức tranh đa dạng về sự biến đổi của thiết chế hôn nhân - gia đình. Sự thay đổi của các giá trị và chuẩn mực trong hôn nhân để thích nghi với các điều kiện xã hội mới dẫn đến 1, 2 Số liệu năm 2015 và 2017 được cập nhật từ ViewTableAction.do 3, 4, 5 Nguồn: https://www.cdc.gov/nchs/data/dvs/ national-marriage-divorce-rates-00-17.pdf những thay đổi trong khuôn mẫu hôn nhân truyền thống như sống chung không kết hôn (cohabitation) hoặc sống độc thân (single), từ đó kéo theo những biến đổi của tổ chức gia đình và mối quan hệ giữa các thế hệ. Dữ liệu về hôn nhân thế giới trong gần nửa thế kỷ qua chỉ ra rằng, tỷ lệ kết hôn hàng năm ở hầu hết các nước phương Tây đều suy giảm (Xem bảng 1). So sánh khuôn mẫu hôn nhân trong các giai đoạn khác nhau của sự phát triển và biến đổi xã hội cho thấy hôn nhân và gia đình đã biến đổi, đặc biệt từ giai đoạn bắt đầu cách mạng công nghiệp và quá trình công nghiệp hóa ở phương Tây. Quan niệm về hôn nhân như một thiết chế phụ thuộc và phục vụ cho sự tồn tại của thiết chế gia đình từng tồn tại trong lịch sử đang bị thách thức trước những biến đổi văn hóa và xã hội đương đại. Nếu như trong quá khứ, mục tiêu trung tâm của hôn nhân là thực hiện những nghĩa vụ xã hội và gia đình (như thừa kế về tài sản và truyền thống), thì trong môi trường mới, hạnh phúc trong đời sống liên cá nhân trở thành mục tiêu chủ yếu của hôn nhân, và hôn nhân trở thành phương tiện chủ yếu đáp ứng nhu cầu về tình cảm hoặc nhu cầu về sự thân mật (intimacy) - sự xúc cảm gắn liền với sự tin tưởng. Phân tích quá trình biến đổi hôn nhân trong xã hội Mỹ và Tây Âu đương đại, các nhà nghiên cứu đã làm rõ hơn sự biến đổi về ý nghĩa của hôn nhân, từ hôn nhân như một thiết chế đến hôn nhân như là sự đồng Bảng 1: Tỷ lệ kết hôn ở một số nước phương Tây (Đơn vị: %) Nước 1970 1985 1995 2000 20151 20172 Bỉ 7,6 5,8 5,1 4,3 4,3 3,9 Canada 8,8 7,3 5,5 4,7 - - Pháp 7,8 4,9 4,4 4,3 3,6 3,5 Đức 7,4 6,4 5,3 4,5 4,9 4,9 Ý 7,4 5,3 5,1 4,2 3,2 3,2 Hà Lan 9,5 5,7 5,3 4,4 3,8 3,8 Thụy Điển 5,4 4,6 3,8 5,0 5,3 5,2 Thụy Sĩ 7,4 6,0 5,8 5,4 5,0 4,8 Anh 8,5 7,0 5,6 4,5 4,4 - Mỹ 10,6 10,1 8,8 8,23 6,94 6,95 Nguồn: World Marriage Data (Dẫn theo: Engelen & Puschmann, 2011). Biến đổi hôn nhân 47 hành (companionship marriage) và hôn nhân là sự lựa chọn cá nhân (individualised marriage) (Cherlin, 2004; Mace, 1991). Những xu hướng nhân khẩu học cùng với sự suy giảm của các chuẩn mực xã hội về hôn nhân dẫn đến sự thay đổi tâm thế hướng đến hôn nhân hoặc là sự giải thể của thiết chế hôn nhân (Blankenhorn, 2007; Cherlin, 2004); tỷ lệ ly hôn tăng; tỷ lệ kết hôn giảm, tuổi trung bình kết hôn tăn ... sự lựa chọn: kết hôn, sống chung không kết hôn và sống độc thân. Trong khi kết hôn là điều lý tưởng thì sống chung không kết hôn và độc thân có thể là sự lựa chọn hợp lý cho những người có thu nhập thấp (Xem: Jayakody & Cabrera, 2002). Nhận thức về việc sống chung không kết hôn của thanh niên ở châu Á có sự khác biệt giữa các quốc gia và đang thay đổi. Ở Hàn Quốc, nhận thức về sống chung không kết hôn còn khá bảo thủ, trong khi nhận thức của thanh niên hướng đến sống chung không kết hôn ở Nhật Bản và Trung Quốc lại khá tích cực. Tuy nhiên, việc sống chung không kết hôn ở Nhật Bản và Trung Quốc chỉ được xem như một bước đệm đối với hôn nhân hơn là hình thức đi ngược lại với việc kết hôn (Raymo and at al, 2015). Ở Ấn Độ, sống chung không kết hôn không bị coi là bất hợp pháp nhưng không được chấp nhận về mặt xã hội và đạo đức. Nhận thức của thanh niên về hôn nhân còn bị ảnh hưởng bởi những yếu tố như phong tục gia đình, sự thừa nhận của cộng đồng, những quy định Biến đổi hôn nhân 49 về mặt đẳng cấp và tôn giáo. Sống chung không kết hôn không phải là lựa chọn phổ biến của thanh niên ở Ấn Độ (Ramsheena and Nagaraju Gundemeda, 2015). Nam giới và nữ giới đều có nhiều kỳ vọng về hôn nhân trong cuộc sống của mình. Nếu trước đây hôn nhân do cha mẹ quyết định thì nay đã thay đổi, điều này được phản ánh trong cả hành vi và tư tưởng của hai giới. Nghiên cứu của N. Bhavana, Dr.K.S. Roopa (2015) và Tatheer Fatima (2015) nêu rõ, tâm thế hướng đến hôn nhân của nữ giới tích cực hơn so với nam giới. Phần lớn nam giới cho rằng có con là cần thiết để trông nom bố mẹ già và kéo dài sự tồn tại của gia đình, trong khi nữ giới nhấn mạnh đến sự thỏa mãn tình cảm của cha mẹ. Thang bậc giá trị trong tự do hôn nhân của nam giới cao hơn nữ giới. Nam và nữ có quan điểm khác nhau về quyết định hôn nhân từ cha mẹ. Trong khi nữ giới cho rằng hôn nhân nên do cha mẹ quyết định, thì trái lại nam giới cho rằng hôn nhân cần được quyết định bởi bản thân người trong cuộc. Những khác biệt này là do hệ thống giá trị phát triển và thay đổi theo thời gian. Ở Việt Nam, nhận thức về hôn nhân và gia đình của thanh niên là một trong những vấn đề được quan tâm, đặc biệt là thời kỳ sau Đổi mới. Hôn nhân như một giá trị và định hướng của thanh niên. Trong các tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời, định kiến giới là khá phổ biến. Kết quả nghiên cứu biến đổi hôn nhân ở Việt Nam trong giai đoạn 1965-1992 cho thấy, ý nghĩa của hôn nhân trong giai đoạn trước Đổi mới (1965-1985) mang tính chất tập thể nhiều hơn cá nhân. Nó bị chi phối bởi quyền lợi của gia đình, cộng đồng và đôi khi cả tổ chức xã hội (Daniele Belanger và Khuất Thu Hồng, 1996). Xu hướng thanh niên tự quyết định hôn nhân của mình cũng sẽ là một hướng tất yếu khi môi trường giao tiếp và làm việc của họ rộng mở hơn. Đặc biệt, với sự trợ giúp của công nghệ thông tin, các mối quan hệ của con cái dần vượt khỏi tầm kiểm soát của cha mẹ. Việc hỏi ý kiến cha mẹ trong quyết định hôn nhân đã chuyển biến cơ bản về nội dung khi nó chủ yếu mang ý nghĩa thể hiện sự kính trọng của con cái chứ không phải để bố mẹ can thiệp. Sự thay đổi nhận thức này trong giới trẻ mang giá trị tích cực (Vũ Tuấn Huy và các đồng nghiệp, 2004; Kết quả của nghiên cứu Điều tra gia đình Việt Nam 2006; Lê Thi, 2009; Nguyễn Văn Lượt, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung, 2010). Nghiên cứu của Lindy Williams (2009) về tâm thế hướng đến hôn nhân và những đối chọi của hôn nhân ở miền Bắc Việt Nam cho thấy, có sự nhất trí cao giữa các nhóm trong luận điểm hôn nhân vẫn hết sức quan trọng ở Việt Nam. Tuy nhiên, có sự khoan dung đáng kể đối với những người không hoặc chưa kết hôn do điều kiện hoặc hoàn cảnh nào đó. Có sự khác biệt trong nhận thức về việc sống chung không kết hôn và quan hệ tình dục trước hôn nhân ở Việt Nam theo thế hệ và có sự khác biệt giữa đô thị - nông thôn. Các nghiên cứu đã xem xét về nhận thức và hành vi của thanh niên đô thị ở Việt Nam liên quan đến những vấn đề trong quá trình hẹn hò, tìm hiểu của thanh niên, như: ý nghĩa của các quan hệ thân mật giữa hai giới; vấn đề trinh tiết - nhất là đối với phụ nữ; quan hệ tình dục trước hôn nhân và sống chung không kết hôn; giáo dục giới tính; các yếu tố ảnh hưởng đến tâm thế của thanh niên về hôn nhân và gia đình (như hệ tư tưởng Nho giáo, gia đình, trường học, bạn bè và mạng xã hội,). Kết quả cho thấy, ở Việt Nam, có tình trạng thiếu thông tin và thảo luận về vấn đề tình dục, có những định kiến trong nhận thức của thanh niên nói Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201950 chung về hôn nhân và gia đình cũng như sự chưa đồng nhất trong các kết quả nghiên cứu (Xem: Alexa DiFiore, 2011). 3. Kết luận Bước sang thế kỷ XXI, chúng ta đã chứng kiến sự thay đổi trong nhận thức của thanh niên về hôn nhân - gia đình không những ở Việt Nam và cả trên thế giới. Những thay đổi đó đã phá vỡ các quan niệm, ý tưởng cũ về gia đình và đòi hỏi những khám phá, tìm tòi mới về bản chất của gia đình. Thanh niên ngày nay được tự do lựa chọn bạn đời và quyết định việc hôn nhân theo quan điểm của mình. Hành vi chọn bạn đời đúng đắn, phù hợp là cơ sở đầu tiên để mỗi người tạo dựng một gia đình hạnh phúc cho chính mình. Tuy nhiên, có thể do quá tự do trong việc kết hôn, nhiều thanh niên nhận thức việc hôn nhân không còn quan trọng như trước đây. Trong gia đình, sự bình đẳng trong quan hệ vợ chồng đôi khi “quá mức” dẫn đến cảnh xung đột, ý thức trách nhiệm với gia đình giảm sút. Nhiều thanh niên nhận thức: khi vợ chồng xung đột với nhau, không còn yêu nhau thì ly hôn là cách tốt nhất, là giải thoát cần thiết cho mỗi người và họ luôn đặt cái tôi của mình cao hơn quyền lợi của con cái. Do đó, có thể thấy, ngày nay tỷ lệ ly hôn trong các gia đình trẻ cao hơn nhiều so với trước kia, thời gia đình phong kiến. Điều đó cho thấy: sự bền vững của gia đình liên quan trực tiếp đến nhận thức của mỗi người về gia đình, về vai trò, trách nhiệm của người vợ, người chồng trong gia đình. Ở nhiều nước phương Tây, vai trò của người cha truyền thống gắn liền với các khái niệm như “chủ gia đình”, “trụ cột gia đình”, “quyền uy người cha”,... đã dần biến mất cùng với sự thay đổi của các quan hệ hôn nhân và gia đình. Hiện nay ở phương Tây, tỷ lệ trẻ em sống trong những gia đình đơn thân, chỉ có cha hoặc mẹ với những đứa con chưa trưởng thành (lone parent families), đang ngày càng tăng lên do kết quả của tình trạng ly hôn, ly thân, phụ nữ sống độc thân có con. Những thay đổi trong nhận thức về gia đình của thanh niên ngày nay cho dù nhanh hay chậm nhưng tương đối nhất quán về nội dung giữa gia đình phương Tây và phương Đông. Các nghiên cứu đều chỉ ra rằng, gia đình đang phải đối diện với những biến động và hệ quả của sự biến động về nhận thức trong hôn nhân - gia đình của giới trẻ. Sự biến động đó đang khiến nhiều quốc gia trở nên khó khăn trong việc nghiên cứu để giữ gìn những giá trị chuẩn mực có tác động tích cực đến sự phát triển nhân cách của con người trong gia đình truyền thống nhưng không mâu thuẫn với việc xây dựng những chuẩn giá trị mới phù hợp với thời đại và giao lưu quốc tế Tài liệu tham khảo Tiếng Việt 1. Mai Kim Châu (1983), “Những giá trị định hướng việc hôn nhân của thanh niên”, Tạp chí Xã hội học, số 4, Hà Nội. 2. Belanger, Daniele và Khuất Thu Hồng (1996), “Một số biến đổi trong hôn nhân và gia đình ở Hà Nội trong những năm 1965-1992”, Trong: Tương Lai (chủ biên, 1996), Những nghiên cứu xã hội học về Gia đình Việt Nam, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Tổng Cục Thống kê, Viện Nghiên cứu Gia đình và Giới và UNICEF (2008), Kết quả điều tra gia đình Việt Nam năm 2006, Hà Nội. 4. Vũ Tuấn Huy (chủ biên, 2004), Xu hướng gia đình ngày nay (Một vài đặc điểm từ nghiên cứu thực nghiệm tại Hải Dương), Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. Biến đổi hôn nhân 51 5. Nguyễn Văn Lượt, Nguyễn Đỗ Hồng Nhung (2010), “Định hướng giá trị trong việc lựa chọn bạn đời của sinh viên”, Tạp chí Tâm lý học, số 4, tr. 42- 49, Hà Nội. 6. Lê Thi (2009), Sự tương đồng và khác biệt trong quan niệm về hôn nhân gia đình giữa các thế hệ người Việt Nam hiện nay, Nxb. Khoa học xã hội, Hà Nội. 7. UNFPA (2016), Báo cáo tác động của biến đổi cơ cấu tuổi dân số đến kinh tế Việt Nam và đề xuất chính sách, https:// vietnam.opendevelopmentmekong.net/ vi/dataset/ Tiếng Anh 8. Alexa DiFiore (2011), Youth Dating Culture in Urban Vietnam: Attitudes, Behaviors, and Infl uences, Collection, collection/1059 9. Bhavana, N. & Roopa, K.S. (2015), Youth Attitude towards Marriage and Changing Trends in Marriage, International Journal of Science and Research, Vol. 4, No. 7. 10. Blankenhorn, D. (2007), The future of marriage, Encounter Press, New York. 11. Bumpass, L.L. & Lu, H.H. (2000), Trends in cohabitation and implications for children’s family contexts in the United States, Population Studies, Vol. 54, No. 1 (2000): p. 19-41. 12. Carroll, J.S., Willoughby, B., Badger, S., Nelson, L.J., Barry, C.M., & Madsen, S.D. (2007), So close, yet so far away: The impact of varying marital horizons on emerging adulthood, Journal of Adolescent Research, Vol. 22: p. 219-247. 13. Cherlin, A.J. (2004), The deinstitutionalization of American marriage, Journal of Marriage and Family, Vol. 66: p. 848-861. 14. Engelen, T., Puschmann, P. (2011), How unique is the Western European marriage pattern? A comparison of nuptiality in historical Europe and the contemporary Arab world, https://www.researchgate. net/figure/The-development-of-the- crude-marriage-rate-in-some-Western- countries_tbl1_230764864 15. Jayakody, R. & Cabrera N. (2002), What are the choices for low-income families?: Cohabitation, Marriage, and remaining Single, Inc Publishers. 16. Jones, Gavin W. (2010), Changing Marriage Patterns in Asia, Asia Research Institute Singapore. 17. Jones, G. and Nelson, E. (1996), Expectations of marriage among college students from intact and non-intact homes, Journal of Divorce & Remarriage, Vol. 26, No. 1-2: p. 171-189. 18. Kay Nicole Margaret (2012), The Changing Meaning of Marriage: An Analysis of Contemporary Marital Attitudes of Young Adults, Theses and Dissertations, https://scholarsarchive. byu.edu/etd/2969) 19. Kiernan, Kathleen (2001), “The rise of cohabitation and childbearing outside marriage in Western Europe”, Internation Journal of Law, Policy and the Family, Vol. 15: p. 1-21. 20. Knox, D., Schacht, C. (2009), Choices in Relationships: An Introduction to Marriage and the Family, 10th Edition, Cengage Learning Publisher, USA. 21. Mace David R. (1991), Contemporary Issues in Marriga. In Sociololical Footprints - Introductory Readings in Sociology, Fifth edition, Cengage Learning Publisher, USA: p. 135-141. 22. Miller, R.S., Perlman D., & Brehm, S.S. (2005), Intimate relationships Fouth edition, McGraw-Hill Press, New York. Thông tin Khoa học xã hội, số 11.201952 23. Mohan, A.K, Gangotri Dash (2016), “Perception of youth on marrige practices: A study in Dodda Birana Kuppe Gram Panchayat, HD Kote Taluc, Mysuru District”, International Journal of Research - Granthaalayah, Vol. 4, No. 3 (2016): p. 42-52. 24. Ramsheena, C.A. and Nagaraju Gundemeda (2015), Youth and Marriage: A Study of Changing Marital Choices among the University Students in India, https://www.researchgate. net/publication/321215042_Youth_and _Marriage_A_Study_of_Changing_ Marital_Choices_among_the_University _Students_in_India 25. Raymo, James M., Hyunjoon Park, Yu Xie and Wei-jun Jean Yeung (2015), “Marriage and Family in East Asia: Continuity and Change”, The Annual Review of Sociology, Vol. 41 (2015): p. 8.1-8.22. 26. Regnerus, M. & Uecker, J. (2011), Premarital sex in America: How young Americans meet, mate, and think about marrying, Oxford University Press, Oxford. 27. Reis, H.T. and Rusbult, C.E. (2004), Close Relationships: Key Readings, Psychology Presss. 28. Tatheer Fatima (2015), “Attitude of adolescents towards marriage and family life”, International Journal of Innovative Social Science & Humanities Research, Vol. 2, No.3: p. 2454-1826 (Online). 29. Thornton, A. & Young-DeMarco, L. (2001), “Four decades of trends in attitudes toward family issues in the United States: The 1960s through the 1990s”, Journal of Marriage and Family, Vol. 63: p.1009-1037. 30. Villeneuve-Gokalp, C. (1991), “From marriage to informal union: Recent changes in the behaviour of French couples. Population Review”, Vol. 3: p. 81-111. 31. Weeks, J., Heaphy, B., & Donovan, C. (2001), Same sex intimacies: Families of choice and other life experiments, Routledge Press, London. 32. Weston, K. (1991), Families we choose: Lesbians, gays, kinship, Columbia University Press, New York. 33. Williams, Lindy (2009), “Attitudes toward marriage in northern Vietnam: what qualitative data reveal about variations across gender, generation, and geography”, Journal of Population Research, Vol. 26, N4 (12/2009): p. 285-304 . (tiếp theo trang 22) 3. Xuân Tùng (2019), Truy tố 21 bị can trong vụ bán đất công sản tại Đà Nẵng liên quan Vũ “nhôm”, hanoimoi.com.vn/tin-tuc/phap-dinh/ 948239/truy-to-21-bi-can-trong-vu-ban -dat-cong-san-tai-da-nang-lien-quan- vu-nhom 4. Nam Trần - Trí Tuệ (2019), Điểm mặt những dự án sai phạm ‘choáng váng’ của Mường Thanh giữa thủ đô, https:// tuoitre.vn/diem-mat-nhung-du-an-sai- pham-choang-vang-cua-muong-thanh- giua-thu-do-20190715132514063.htm 5. Nhóm phóng viên Tuổi trẻ (2019), Điều tra: Asanzo có lừa dối người tiêu dùng?, https://tuoitre.vn/dieu-tra-asanzo -co-lua-doi-nguoi-tieu-dung-20190624 075641521.htm
File đính kèm:
- bien_doi_hon_nhan_gia_dinh_va_nhan_thuc_cua_thanh_nien_ve_ho.pdf