Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II

Cắt phần xa dạ dày là phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị ung thư phần thấp dạ dày, sau khi cắt, tái tạo lưu thông tiêu hóa thường được thực hiện theo kiểu Billroth II. Các biến chứng thường gặp của phương pháp này là xì miệng nối, hội chứng tắc quai đi - Quai đến, trào ngược dịch ruột vào dạ dày, hội chứng dồn đống Trong Báo cáo này chúng tôi nêu lên 4 trường hợp cắt dạ dày nối Billroth II bị biến chứng và được xử trí thành công. Qua đó nhằm rút tỉa một số kinh nghiệ

Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II trang 1

Trang 1

Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II trang 2

Trang 2

Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II trang 3

Trang 3

Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II trang 4

Trang 4

Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II trang 5

Trang 5

Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II trang 6

Trang 6

pdf 6 trang minhkhanh 11460
Bạn đang xem tài liệu "Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II

Biến chứng sớm sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày nối billroth II
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
229 
BIẾN CHỨNG SỚM SAU PHẪU THUẬT CẮT PHẦN XA DẠ DÀY 
NỐI BILLROTH II 
HOÀNG THÀNH TRUNG1, PHẠM HÙNG CƯỜNG2, PHÓ ĐỨC MẪN3, BÙI CHÍ VIẾT4, 
NGUYỄN BÁ TRUNG5, ĐẶNG HUY QUỐC THẮNG5, PHẠM ĐỨC NHẬT MINH6, 
PHAN ĐỨC VĨNH KHÁNH7, ĐÀO ĐỨC MINH7, NGUYỄN THANH HOÀNG7, 
LÊ THỊ HUỲNH TRANG7, VÕ QUANG HÙNG7, PHẠM HỮU HUẤN7, 
LÊ XUÂN HUY7, NGUYỄN THỊ THOẠI AN7 
TÓM TẮT 
Cắt phần xa dạ dày là phẫu thuật thường được sử dụng để điều trị ung thư phần thấp dạ dày, sau khi cắt, 
tái tạo lưu thông tiêu hóa thường được thực hiện theo kiểu Billroth II. Các biến chứng thường gặp của phương 
pháp này là xì miệng nối, hội chứng tắc quai đi - quai đến, trào ngược dịch ruột vào dạ dày, hội chứng dồn 
đống 
Trong báo cáo này chúng tôi nêu lên 4 trường hợp cắt dạ dày nối Billroth II bị biến chứng và được xử trí 
thành công. Qua đó nhằm rút tỉa một số kinh nghiệm bổ ích. 
ABSTRACT 
Early postoperative complication of distal gastrectomy with billroth II reconstruction 
Distal gastrectomy is a most commonly used operation for managing of neoplasme which situated at pyloro 
antral region. Following the gastric resection, the retablishment of the GI tract continuity according to Billroth II 
is frequently carried out. The most frequent complications of this procedure include anastomotic leakage, 
afferent-efferent loop obstruction, intestino gastric regurgitation and dumping syndrome. 
In this report, 4 cases of complications following gastrectomy with Billroth II anastomosis were reviewed. 
Through the success in their management, we want to draw useful experiences. 
1
 ThS. BSCKII. Khoa Ngoại 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
2
 PGS.TS. Trưởng Khoa Ngoại 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM - Trưởng Bộ môn Phẫu thuật thực hành ĐHYD TP.HCM 
3
 BSCKII. Khoa Ngoại 2 - Nguyên Phó Giám Đốc - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM- 
4
 PGS.TS.BS. Khoa Ngoại 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
5
 BSCKII. Phó Trưởng Khoa Ngoại 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
6
 BSCKII. Phó Trưởng Phòng Chỉ đạo tuyến KHCN & ĐT, BSĐT Khoa Ngoại 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
7
 BSĐT Khoa Ngoại 2 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
MỞ ĐẦU 
Phẫu thuật cắt phần xa dạ dày kèm nạo hạch là 
phẫu thuật cĕn bản để điều trị ung thư hang vị. Các 
phương pháp tái lập lại lưu thông tiêu hóa sau cắt 
phụ thuộc vào phẫu thuật viên và bao gồm các kiểu 
Billroth I, Billroth II và Roux-en-Y. Các biến chứng 
sớm sau cắt dạ dày khá phong phú và đa dạng. 
Việc xử trí khi có biến chứng xảy ra cần sự tỉnh táo, 
linh động và cần dựa vào từng tình huống lâm sàng 
cụ thể. 
Trong bài viết này thông qua một số ca lâm 
sàng, đó là các bệnh nhân ung thư dạ dày được mổ 
cắt phần xa dạ dày, tái lập lưu thông tiêu hóa theo 
kiểu Billroth II và có biến chứng sớm sau mổ, chúng 
tôi sẽ đưa ra một số nhận định về chẩn đoán và 
cách xử trí hòng nêu lên một số kinh nghiệm ban 
đầu, ngoài ra cũng xem lại một số tài liệu y vĕn về 
vấn đề này. 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
230 
BỆNH ÁN MINH HỌA 
Bệnh án minh họa 1 
BN: Trần Thị Loan: nữ 43 tuổi SHS: 1918/16 
Chẩn đoán trước mổ: ung thư hang vị T3N0. 
Phẫu thuật (26/05/2016): cắt phần xa dạ dày, nạo 
hạch D1(+). Diễn biến phẫu thuật không ghi nhận 
bất thường. GPB: bướu dạng loét, d#3cm, xâm lấn 
cơ, carcinoma tuyến, grad 3, di cĕn 1/15 hạch, diện 
cắt an toàn. Sau mổ có gas vào hậu phẫu 3. Đến 
hậu phẫu 7 Bệnh nhân nôn ói nhiều và được đặt 
sonde NG. X quang dạ dày ghi nhận có thuốc xuống 
ruột non tốt (hình 1) và CT bụng kiểm tra không gợi 
ý tắc nghẽn (hình 2). 
Hình 1. XQ dạ dày cản quang (sau mổ) 
Hình 2. CT bụng sau mổ 
Bệnh nhân được tiếp tục theo dõi và điều trị nội 
khoa bảo tồn, lượng dịch qua thông mũi dạ dày giảm 
dần và được rút vào ngày hậu phẫu thứ 11 và sau 
đó chuyển hóa trị. 
Bệnh án minh họa 2 
Bệnh nhân: Lê Thị Mai, sinh 1962, SHS: 
22167/16, nhập viện: 23/09/2016. 
Chẩn đoán: Ung thư hang vị T3N0; điều trị phẫu 
thuật cắt phần xa dạ dày kèm cắt lách (do vô tình 
làm rách vỏ bao lách) ngày 8/10/2016. 
Bướu mặt trước hang vị 3*5cm xâm nhiễm 
hết lớp cơ, hạch nhỏ dưới 1cm. Mô học xác nhận 
bướu tế bào nhẫn, xâm nhiễm hết lớp cơ, hạch 
không bị di cĕn. 
Hậu phẫu sớm không ghi nhận bất thường và 
được cho ngoại trú ngày hậu phẫu thứ 7. 
Bệnh nhân nhập viện cấp cứu ngày hậu phẫu 
10 trong bệnh cảnh tiền sốc, viêm phúc mạc toàn 
thể, mổ cấp cứu ghi nhận viêm phúc mạc toàn thể 
do vỡ quai ruột kín, lỗ thủng tại quai hỗng tràng đến, 
cách góc Treitz khoảng 5cm. Quai kín bị tắc do quai 
đến bị gập xoắn khi kéo lên phía trước đại tràng 
ngang để làm miệng nối theo kiểu Billroth II. Do bờ 
lỗ thủng thâm tím, thiếu máu, nham nhở nên được 
cắt lọc lại cho tới chỗ có máu chảy và được nối vào 
quai đi tại vị trí khoảng 40cm bên dưới miệng nối vị 
tràng theo kiểu nối bên - bên bằng chỉ Monosyl 
0000, mở hỗng tràng nuôi ĕn tại quai hỗng tràng bên 
dưới miệng nối, rửa sạch xoang bụng và dẫn lưu 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
231 
đầy đủ. Hậu phẫu sau đó thuận lợi và bệnh nhân 
được rút hết ống và chuyển khoa nội sau 3 tuần. 
Bệnh án minh họa 3 
BN:Trần Quốc Thuyên, nam, sinh 1942, 74 tuổi, 
SHS: 8806/16. 
Nhập viện: 04/05/2016. 
Chẩn đoán: Ung thư hang vị T3N0 và Điều trị 
Phẫu thuật (26/05/2016): cắt phần xa dạ dày, nạo 
hạch D1(+). Nối dạ dày - hỗng tràng theo kiểu ϕ . 
Diễn biến phẫu thuật không ghi nhận bất thường. 
GPB: Bướu dạng loét, d#2cm, xâm lấn cơ, 
carcinoma tuyến, grad 2, di cĕn 1/11 hạch, diện cắt 
an toàn. 
Sau mổ: Dịch truyền, kháng sinh Unasyn. Ngày 
hậu phẫu thứ 4 ghi nhận bệnh nhân bắt đầu sốt, dịch 
dẫn lưu ban đầu màu chocolate sau đó chuyển sang 
màu vàng đục, diễn tiến tiếp theo ghi nhận tình trạng 
liệt dạ dày và được đặt thông mũi dạ dày ngày hậu 
phẫu 9, sau đó dịch dẫn lưu có dạng dịch tiêu hóa 
xanh rêu, với lượng dịch qua thông mũi dạ dày 
khoảng 800ml và dịch qua dẫn lưu khoảng 80ml. CT 
bụng: tràn dịch màng phổi hai bên, tụ dịch khu trú d# 
4*5*3cm. Khối tụ dịch nằm giữa thùy trái gan và diện 
cắt dạ dày, đa nang gan - thận (hình 3). 
Hình 3. CT Scan hậu phẫu 9 - 10 
Bệnh nhân được mổ lại vào ngày hậu phẫu thứ 
16 (12/06/2016) vì tình trạng liệt dạ dày không cải 
thiện, bụng có cảm giác đau nhiều hơn, thỉnh thoảng 
bệnh nhân có sốt dao động # 38,5 độ C. Các xét 
nghiệm sinh hóa ghi nhận một tình trạng viêm nhẹ 
BC 9,2; HC 4,15, HGB 11,3; CRP 91,6. 
Khi mổ lại kiểm tra kỹ miệng nối không thấy chỗ 
xì, phá ổ tụ dịch nhiễm trùng, rửa bụng, dẫn lưu, làm 
miệng nối tắt giữa quai đi – quai đến, đẩy sâu thông 
mũi dạ dày xuống sâu trong hỗng tràng qua chỗ nối 
Braun để nuôi ĕn. Sau mổ: thở máy hai ngày tại hồi 
sức, dẫn lưu tiếp tục ra dịch xanh rêu, loãng. Sinh 
hóa: BC 12,89; HC 3,71, HGB 9,9; PLT 484; CRP 
202,21. Bệnh nhân được cai máy và chuyển Khoa 
Ngoại 2 ngày 14/6. 
Hậu phẫu lần 2 ghi nhận tình trạng nhiễm trùng 
kéo dài, dịch dẫn lưu ra ít dần, chụp CT kiểm tra ghi 
nhận tình trạng tụ dịch (hình 4). 
Hình 4. Hình CT Scan ngày 21/6 (Hp 9 lần 2) 
Dẫn lưu được rút ngắn bớt, ghi nhận ra được 
nhiều dịch trở lại nhưng sau đó xuất hiện tình trạng 
viêm phổi và được đổi kháng sinh, bệnh nhân hồi 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
232 
phục hoàn toàn và được chuyển hóa trị ngày 
5/7/2016. 
Bệnh án minh họa 4 
Bệnh nhân: Võ Vĕn Đảo, sinh nĕm 1953, SHS: 
17154/16. 
Ngày nhập viện: 01/08/2016. 
LDNV: Đau thượng vị. 
Bệnh sử: 
Bệnh nhân nhập viện được chẩn đoán ung thư 
dạ dày T3N1M0 và được phẫu thuật cắt phần xa dạ 
dày, nối Finsterer, nạo hạch D2 ngày 19 tháng 8 
nĕm 2016. GPB sau mổ: Carcinoom tuyến Grad 2 
xâm nhiễm đến lớp cơ, diện cắt bình thường, hạch 
di cĕn 1/22 hạch thử GPB. 
Sau mổ, hậu phẫu 5 xuất hiện đau bụng nhiều, 
hội chứng nhiễm trùng, chảy dịch xanh rêu qua ống 
dẫn lưu, siêu âm bụng có tụ dịch vùng hố chậu phải. 
Bệnh nhân được chẩn đoán viêm phúc mạc và được 
chỉ định mổ lại ngày 25/8/2016 (hậu phẫu 5). Mổ lại 
ghi nhận ổ bụng nhiều hơi, dịch và giả mạc, dịch tập 
trung nhiều nhất vùng hạ sườn trái, có mùi hôi. Mỏm 
cụt tá tràng không ghi nhận bất thường, không ghi 
nhận xì miệng nối vị tràng. Bệnh nhân được rửa 
bụng, dẫn lưu dưới gan, cạnh miệng nối, vùng chậu 
hai bên. Sau mổ dẫn lưu vùng dưới sườn hai bên ra 
dịch đục (trái#400cc, phải#200cc), vàng nhạt. Bệnh 
nhân được sử dụng Sandostatin 0,1mg, ngày 3 ống 
(31/8 - 15/9), nuôi ĕn hoàn toàn bằng đường tĩnh 
mạch, tình trạng bệnh nhân không cải thiện nhiều. 
XQ dạ dày cản quang ghi nhận có rò chất cản quang 
ở vùng dưới hoành bên trái. Bệnh nhân được mổ 
mở hỗng tràng nuôi ĕn ngày 13/09/016. 
Quá trình hậu phẫu tiếp theo tiếp tục chảy nhiều 
dịch tiêu hóa vàng xanh qua dẫn lưu, nuôi ĕn qua 
ống mở hỗng tràng và tĩnh mạch, bệnh nhân thỉnh 
thoảng vẫn còn sốt khi có tình trạng tắc dẫn lưu, tình 
trạng nhiễm trùng cải thiện sau khi được di động ống 
dẫn lưu sau khi đánh giá trên phim CT bụng. Tình 
trạng toàn thân không cải thiện, đau bụng lan tỏa 
nhiều hơn, dẫn lưu và thông mũi dạ dày tiếp tục ra 
nhiều dịch xanh - vàng, hôi. Tình trạng nhiễm trùng 
toàn thân tĕng thêm. Bệnh nhân được quyết định mổ 
lại ngày 5/10/2016. 
Khi mổ lại ghi nhận có ổ áp xe dưới hoành trái, 
miệng nối bị bung rộng, rách phức tạp phần quai đi 
hỗng tràng. Tiến hành khâu phục hồi lại miệng nối vị 
tràng, bơm thử lại miệng nối thấy không còn xì làm 
miệng nối Braun giữa quai đến và quai đi, phá các ổ 
áp xe, dẫn lưu lại ổ bụng. Hậu phẫu sau đó tiếp tục 
còn rò dịch tiêu hóa xanh rêu qua các dẫn lưu ổ 
bụng ở vùng bụng trên, bệnh nhân được nuôi dưỡng 
qua thông mở hỗng tràng và được cho về ngoại trú 
lần đầu ngày 11/11/2016 với một ống dẫn lưu duy 
nhất vùng hạ sườn phải. Sau 10 ngày quay lại khoa 
Ngoại 2, ghi nhận toàn trạng bệnh nhân ổn định, 
chưa tĕng cân, dẫn lưu còn ra hàng ngày khoảng 30 
ml dịch xanh nhạt, lượng dịch tĕng lên khi uống thử 
nước. Bệnh nhân được tiếp tục nuôi ĕn qua thông 
hỗng tràng và rút ngắn, cố định lại ống dẫn lưu và 
cho về ngoại trú lần 2 ngày 25/11/2016. Tái khám 
lần sau cách 3 tuần, bệnh nhân ĕn uống được bằng 
đường miệng và được rút toàn bộ các ống dẫn lưu 
và ống mở hỗng tràng và xuất viện. 
BÀN LUẬN 
Cắt dạ dày là một phẫu thuật nặng, làm thay đổi 
nghiêm trọng chức nĕng của đường tiêu hóa trên. 
Theo một số báo cáo thì tái tạo tiêu hóa theo kiểu 
Billroth II gây xáo trộn chức nĕng nhiều hơn kiểu 
Billroth I và kiểu Roux – en Y. Bài viết này xin đề cập 
đến một số rối loạn và biến chứng sau phẫu thuật 
cắt phần xa dạ dày và tái tạo lưu thông tiêu hóa theo 
kiểu Billroth II. 
Nôn mửa và trào ngược 
Nôn mửa sau nối vị tràng và cắt phần xa dạ dày 
nối Billroth II khá thường gặp trên lâm sàng, điều 
cần thiết khi tiếp cận bệnh nhân là cần phân biệt 
triệu chứng này do rối loạn chức nĕng thoáng qua 
hay do một nguyên nhân thực thể bởi vì điều này sẽ 
quyết định hướng xử trí khác nhau. Các trường hợp 
nôn mửa do nguyên nhân chức nĕng có thể quy kết 
cho tình trạng niêm mạc dạ dày bị kích thích bởi dịch 
mật qua quai đến đi vào phần mỏm cụt dạ dày hoặc 
liệt dạ dày tạm thời. Trong trường hợp này bệnh 
nhân thường chỉ nôn ra dịch tiêu hóa không kèm 
thức ĕn và thời điểm nôn thường không trùng với 
bữa ĕn. Ngoài ra, trên lâm sàng không ghi nhận các 
triệu chứng và rối loạn khác, đa số bệnh nhân vẫn 
có trung tiện và đại tiện bình thường. Phương tiện 
hình ảnh học hữu ích trong giai đoạn hậu phẫu là 
chụp X quang dạ dày –ruột cản quang (sau khi đã 
loại trừ không có xì rò miệng nối), trên phim chụp thì 
trễ có thể thấy thuốc cản quang thông xuống ruột 
bình thường. Ngoài ra có thể chụp thêm CT bụng 
chậu để loại trừ các nguyên nhân khác. Xử trí trong 
trường hợp này là điều trị bảo tồn với thông mũi dạ 
dày giải áp nếu nôn nhiều, dùng các thuốc bĕng 
niêm mạc dạ dày và tĕng nhu động đường tiêu hóa 
trên như Erythromycin,  
Đối với các nguyên nhân nôn mửa do tắc nghẽn 
thực thể thì cần can thiệp lại sớm để giải quyết 
tắc nghẽn. 
Viêm phần còn lại của dạ dày và viêm thực 
quản trào ngược sau cắt phần xa dạ dày được 
ghi nhận giảm nhiều sau tái tạo tiêu hóa theo kiểu 
Roux-en Y so với kiểu Billroth I hoặc Billroth II[1]. 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
233 
Tắc ruột quai kín (tắc quai đến) 
Một biến chứng khác sau nối vị tràng hoặc nối 
Billroth II là tắc quai kín. Nguyên nhân là do gập quai 
đến ở ngay phía dưới góc Treitz làm dịch trong tá 
tràng không thoát đi được. Điều nguy hiểm trong tình 
huống này là bệnh nhân có thể không có đầy đủ các 
triệu chứng của tắc ruột và làm cho thầy thuốc bị 
đánh lừa. Đau thường không nổi bật và bệnh nhân 
có thể bỏ qua, đau khu trú vùng thượng vị, có thể lan 
ra sau lưng, lúc đầu đau có thể kiểu quặn nhưng sau 
đó trở thành đau tức liên tục và triệu chứng này sẽ 
nổi bật khi quai ruột kín bị thủng. Bệnh nhân có thể 
có nôn, điểm đặc biệt trong tình huống này là nôn ra 
thức ĕn hoặc dịch nhày nhớt, trong, không bao giờ 
dịch nôn có màu vàng-xanh của dịch mật. Bệnh 
nhân có thể vẫn có trung tiện hoặc thậm chí đại tiện. 
Khám bụng có thể phát hiện có khối chướng khu trú 
vùng trên rốn, ấn đau tức. X quang bụng không sửa 
soạn có thể phát hiện mực nước hơi hoặc một quai 
ruột giãn to vùng thượng vị, hình ảnh học giúp chẩn 
đoán rõ ràng nhất là CT bụng chậu. Xử trí trong tình 
huống này cần mổ cấp cứu, nếu quai kín còn 
nguyên vẹn thì nên tiến hành nối tắt quai đến với 
quai đi. Trong trường hợp quai ruột tắc đã bị thủng 
thì cần cố gắng tìm lỗ thủng, cắt lọc bờ lỗ thủng và 
nối lỗ thủng của quai đến với quai đi. Nếu nhận định 
tình trạng bệnh nhân nặng, hậu phẫu có thể kéo dài 
thì có thể mở đoạn hỗng tràng bên dưới miệng nối 
để nuôi ĕn. Nếu không mở hỗng tràng thì có thể 
kéo sâu thông mũi dạ dày xuống quai đi để nuôi ĕn 
sau mổ. 
Trường hợp lâm sàng được chúng tôi báo cáo 
khi nhập viện đã rơi vào tình trạng tiền sốc vì viêm 
phúc mạc, khi mổ và thực hiện miệng nối chúng tôi 
cũng không dám chắc miệng nối có thể lành do tình 
trạng lỗ thủng quá xấu. Tuy nhiên kết quả phẫu thuật 
vượt xa ngoài mong đợi và chúng tôi đã cứu được 
bệnh nhân mà không gặp nhiều khó khĕn trong giai 
đoạn hậu phẫu. 
Xì miệng nối vị tràng 
Xì miệng nối sau mổ cắt phần xa dạ dày là một 
biến chứng ít gặp nhưng tương đối nặng, việc xử trí 
lại không phải luôn luôn dễ dàng. Trong đa số 
trường hợp, lỗ xì ban đầu có kích thước rất nhỏ, 
ngay cả mổ lại và bơm thử cũng có thể không phát 
hiện lỗ xì. Trong hai trường hợp nêu trên, trong lúc 
mổ đều có bơm thử miệng nối bằng nước đều không 
phát hiện chỗ xì, điều đáng tiếc trong hai trường hợp 
này là bệnh nhân không được bơm thử bằng khí để 
tìm lỗ xì. CT bụng chậu có vai trò quan trọng nhất 
trong chẩn đoán và quyết định điều trị. Nếu bệnh 
nhân không có triệu chứng nặng như trong trường 
hợp đầu, liệu việc di động dẫn lưu để đạt mục đích 
dẫn lưu tối đa, kèm với việc hút dạ dày, dùng thuốc 
kháng tiết có thể làm chỗ xì tự lành được hay 
không? Điều nguy hiểm khi xì miệng nối trong 
trường hợp nối Billroth II là nguy cơ lỗ xì sẽ ngày 
càng bị mở rộng ra do dịch tụy đi qua miệng nối gây 
phá rộng lỗ xì. Có lẽ chính vì nguyên nhân này mà lỗ 
xì sẽ khó mà tự lành được nếu không chuyển lưu 
dòng dịch mật tụy bằng cách làm miệng nối Braun. 
Trong cả hai trường hợp minh họa chúng tôi đều ghi 
nhận dù thời gian can thiệp khác nhau nhưng vấn đề 
chỉ được giải quyết sau khi chuyển lưu được dòng 
dịch tiêu hóa này. 
Theo tổng kết của Pedrazzani C[3] trên 310 
bệnh nhân sau cắt dạ dày nối Billroth II, ghi nhận tỷ 
lệ xì miệng nối ở 6 trường hợp (1,9%) trong số đó 4 
ca tử vong trong giai đoạn hậu phẫu. Theo tác giả 
này xì miệng nối là biến chứng nặng, nguy hiểm 
tính mạng, cần nhận biết sớm và xử lý ngoại khoa 
tích cực. 
Tóm lại, sau phẫu thuật cắt phần xa dạ dày và 
tái lập miệng nối theo kiểu Billroth II, nếu nghi ngờ xì 
miệng nối, có lẽ thái độ xử trí hợp lý là can thiệp lại 
sớm, vá lỗ xì hoặc làm lại miệng nối, chuyển lưu 
dòng dịch mật-tụy bằng cách làm miệng nối Braun 
giữa quai đến và quai đi, mở đoạn hỗng tràng bên 
dưới miệng nối để nuôi ĕn và dẫn lưu đầy đủ. 
Khi so sánh tỷ lệ biến chứng giữa kiểu tái tạo 
Billroth I và Billroth II sau cắt phần xa dạ dày do ung 
thư, Birendra K Sah và cộng sự[2] ghi nhận tỷ lệ biến 
chứng chung của nhóm được nối theo kiểu Billroth II 
gần gấp đôi nhóm được nối theo kiểu Billroth I 
(p=0.000). Tương tự, tỷ lệ biến chứng được điều 
chỉnh theo nguy cơ cũng cao hơn trong nhóm được 
nối theo kiểu Billroth II. Tỷ lệ xì miệng nối và tử suất 
cũng cao hơn ở nhóm được nối theo kiểu Billroth II, 
mặc dù sự khác biệt này không đạt ý nghĩa thống kê. 
Theo một phân tích gộp[1] dựa trên 15 nghiên 
cứu so sánh giữa kiểu nối Billroth I so với Billroth II 
và Roux-en-Y, các tác giả cũng đưa ra một số kết 
quả đáng chú ý. 
Khi so sánh kiểu nối Billroth I và II thì kiểu nối 
Billroth I giảm biến chứng chung so với Billroth II. 
Hơn thế nữa, phân tích gộp liên quan đến xì miệng 
nối khám phá thấy Billroth I có tần suất rò miệng nối 
thấp hơn (OR 0,32, 95% CI: 0,12-0,83; p=0,02, 
phet=0,85). Tuy nhiên, trong phân tích gộp tử suất, 
không có sự khác biệt về tử suất giữa hai phương 
pháp (OR 0,4, 95% CI: 0,11-1,47; p=0,17, phet=0,22). 
Phân tích gộp bốn yếu tố triệu chứng trào ngược, 
hội chứng dồn đống, viêm thực quản do trào ngược, 
và viêm dạ dày cho thấy kết quả tương tự giữa 
hai nhóm. 
Khi so sánh giữa kiểu nối Billroth II với Roux-
en-Y, phân tích gộp cho thấy kiểu nối Roux-en-Y 
TIÊU HÓA 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
234 
không có biến chứng sau mổ nhiều hơn so với 
Billroth II (OR 1,03, 95% CI:0,28-3,8; p=0,97, 
phet=0,97). Phân tích gộp trên 4 yếu tố (triệu chứng 
trào ngược, hội chứng dồn đống, viêm thực quản 
trào ngược và viêm dạ dày) cho thấy rằng kiểu tái 
tạo Roux-en-Y giảm xuất độ của triệu chứng trào 
ngược so với kiểu nối Billroth II. 
Khuynh hướng chung hiện nay tại các quốc gia 
Châu Á có tỷ lệ ung thư dạ dày cao như Nhật Bản, 
Hàn Quốc là sau khi cắt phần xa dạ dày, lưu thông 
tiêu hóa thường được tái lập theo kiểu Billroth I hoặc 
Roux-en-Y. Báo cáo này không đủ sức mạnh để nói 
lên ưu thế của phương pháp tái lập lưu thông tiêu 
hóa nào nhưng rõ ràng về mặt cơ chế thì nếu tái lập 
theo kiểu Roux-en-Y, sau phẫu thuật nếu có biến 
chứng miệng nối thì dòng dịch mật-tụy đi qua miệng 
nối sẽ giảm đáng kể và có lẽ sẽ làm giảm độ nặng 
của biến chứng này. 
KẾT LUẬN 
Biến chứng sau mổ cắt dạ dày không phải là 
hiếm gặp và có thể tồn tại dưới nhiều dạng, điều cần 
thiết đối với phẫu thuật viên là cần nhận biết các 
biến chứng này sớm và đưa ra biện pháp xử lý thích 
hợp nhằm tránh dẫn đến những kết cục đáng tiếc. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Zong L, Chen P (2011), "Billroth I vs. Billroth II 
vs. Roux-en-Y following distal gastrectomy: a 
meta-analysis based on 15 studies". 
Hepatogastroenterology, 58(109), 1413-1424. 
2. Birendra K sah, Ming-Min Chen, Min Yan, 
Zheng-Gang Zhu (2009), "Gastric cancer 
surgery: Billroth I or Billroth II for distal 
gastrectomy?". BMC Cancer, 9(428), 1-8. 
3. Pedrazzani, C., Marrelli, D., Rampone, B., et al 
(2007), "Postoperative Complications and 
Functional Results After Subtotal gastrectomy 
with Billroth II Reconstruction for Primary gastric 
cancer". Digestive Diseases and Sciences 52 
(8), 1757-1763. 

File đính kèm:

  • pdfbien_chung_som_sau_phau_thuat_cat_phan_xa_da_day_noi_billrot.pdf