Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX

Đậu mùa là một trong những bệnh dịch đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại.

Ở Việt Nam thời Nguyễn, bệnh đậu mùa là căn bệnh đặc hữu lưu hành, không chỉ gây ra các

trận dịch ở một số địa phương mà còn tác động đến đời sống chính trị của triều Nguyễn. Bởi

một số thành viên trong hoàng tộc nhà Nguyễn như hoàng tử Cảnh và vua Tự Đức mắc bệnh

đậu mùa nên việc phòng ngừa căn bệnh này đã trở thành vấn đề được quan tâm bởi triều

đình nhà Nguyễn từ rất sớm. Vào năm 1796, vắc-xin đậu mùa được chế tạo thành công bởi

bác sĩ Edward Jenner và sau đó đến năm 1805 thì nó được biết tới ở Ma Cao. Vào năm 1820,

triều đình nhà Nguyễn đã cử một phái đoàn do Jean Marie Despiau dẫn đầu tới Ma Cao để lấy

vắc-xin và học kĩ thuật tiêm ngừa. Bằng phương pháp phân tích sử liệu và cách tiếp cận của

lịch sử dịch bệnh, dựa theo những ghi chép của Đại Nam Thực lục và một số công trình nghiên

cứu liên quan, bài viết này tìm hiểu tình hình bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và nỗ

lực của triều đình nhà Nguyễn trong việc tiếp cận nguồn vắc-xin đậu mùa vào đầu thế kỷ XIX.

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 1

Trang 1

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 2

Trang 2

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 3

Trang 3

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 4

Trang 4

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 5

Trang 5

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 6

Trang 6

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 7

Trang 7

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 8

Trang 8

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 9

Trang 9

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 10820
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX

Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-Xin đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 49
Bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và việc tiếp cận vắc-xin 
đậu mùa của nhà Nguyễn vào đầu thế kỷ XIX
Lư Vĩ An
Đại học Istanbul, Thổ Nhĩ Kỳ
Email: luvianbt@gmail.com
Tóm tắt: Đậu mùa là một trong những bệnh dịch đáng sợ nhất trong lịch sử nhân loại. 
Ở Việt Nam thời Nguyễn, bệnh đậu mùa là căn bệnh đặc hữu lưu hành, không chỉ gây ra các 
trận dịch ở một số địa phương mà còn tác động đến đời sống chính trị của triều Nguyễn. Bởi 
một số thành viên trong hoàng tộc nhà Nguyễn như hoàng tử Cảnh và vua Tự Đức mắc bệnh 
đậu mùa nên việc phòng ngừa căn bệnh này đã trở thành vấn đề được quan tâm bởi triều 
đình nhà Nguyễn từ rất sớm. Vào năm 1796, vắc-xin đậu mùa được chế tạo thành công bởi 
bác sĩ Edward Jenner và sau đó đến năm 1805 thì nó được biết tới ở Ma Cao. Vào năm 1820, 
triều đình nhà Nguyễn đã cử một phái đoàn do Jean Marie Despiau dẫn đầu tới Ma Cao để lấy 
vắc-xin và học kĩ thuật tiêm ngừa. Bằng phương pháp phân tích sử liệu và cách tiếp cận của 
lịch sử dịch bệnh, dựa theo những ghi chép của Đại Nam Thực lục và một số công trình nghiên 
cứu liên quan, bài viết này tìm hiểu tình hình bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn và nỗ 
lực của triều đình nhà Nguyễn trong việc tiếp cận nguồn vắc-xin đậu mùa vào đầu thế kỷ XIX.
Từ khóa: bệnh đậu mùa, dịch bệnh, nhà Nguyễn, tiêm chủng, Jean Marie Despiau
Smallpox during the Nguyen Dynasty and the access to smallpox vaccine in the early 
19th century
Abstract: Smallpox is one of the deadliest diseases known to humans. In Vietnam, 
during the Nguyen Dynasty, smallpox was an endemic disease not only causing epidemics 
in some localities but also influencing the political activities of the Nguyen Dynasty. Since 
some members of the Nguyen royal family such as Crown Prince Canh and Emperor Tu Duc 
got infected, the prevention of smallpox was paid much attention by the Dynasty. In 1796, the 
smallpox vaccine was successfully created by Dr. Edward Jenner, and then was introduced to 
Macau by 1805. In 1820, the Nguyen Dynasty sent a delegation led by Jean Marie Despiau to 
Macau to acquire the smallpox vaccine and injection techniques. By analyzing the history of 
epidemics and historical documents such as records of Đại Nam thực lục (known as Veritable 
Records of the Great South) and relevant research works, this article examines the situation 
of smallpox in Vietnam during the Nguyen Dynasty and their effort to access the smallpox 
vaccine in the early nineteenth century.
Keywords: smallpox, epidemics, Nguyen Dynasty, vaccination, Jean Marie Despiau
Ngày nhận bài: 27/09/2020 Ngày duyệt đăng: 10/06/2021
1. Đặt vấn đề
Dịch bệnh là một trong những tai họa thường xuyên xảy ra, đe dọa không chỉ đến sức 
khỏe hay tính mạng của con người mà còn tác động đến nhiều mặt đời sống kinh tế, chính 
50 Lư Vĩ An
trị - xã hội của các cộng đồng, các xã hội và các nền văn minh trong quá khứ, hiện tại và cả 
tương lai. Trong bối cảnh thế giới đang đương đầu với đại dịch COVID-19 (2019 - nay) thì việc 
tìm hiểu dịch bệnh trong lịch sử trở thành vấn đề mang tính cấp thiết và có ý nghĩa khoa học, 
bởi không chỉ góp phần giúp hiểu rõ tác động của dịch bệnh đối với xã hội loài người mà còn 
tìm hiểu cách thức loài người ở quá khứ ứng phó và vượt qua các dịch bệnh để tiếp tục tồn tại 
cho đến ngày nay.
Nghiên cứu về dịch bệnh dưới góc nhìn của sử học là một vấn đề còn khá mới ở Việt 
Nam. Do những hạn chế về nguồn tư liệu và cách tiếp cận nên cho đến nay tại Việt Nam chưa 
có nhiều nghiên cứu về dịch bệnh trong lịch sử (1). Đối với dịch bệnh xảy ra ở Việt Nam, những 
yếu tố như khí hậu, điều kiện tự nhiên, mật độ dân cư và vị trí địa lý đã tác động không hề nhỏ 
tới sự xuất hiện, lây lan và bùng phát của các dịch bệnh trong lịch sử Việt Nam. Là quốc gia 
nằm ở khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm nhiều mưa, với các hệ thống sông ngòi, 
ao hồ dày đặc, lại có mật độ dân cư tập trung khá đông đúc, nên đã tạo điều kiện thuận lợi 
cho mầm bệnh xuất hiện và dễ dàng xâm nhập vào cộng đồng. Thêm vào đó, bởi có vị trí nằm 
trên tuyến đường giao thương hàng hải kết nối các nước trong khu vực và trên thế giới nên 
khi trong khu vực xảy ra dịch bệnh thì rất dễ lây lan tới Việt Nam. Chính vì những yếu tố trên 
nên Việt Nam đã có một lịch sử lâu dài với nhiều dịch bệnh khác nhau bùng phát qua các thời 
kỳ lịch sử (2). Trong đó, triều đại nhà Nguyễn chứng kiến thường xuyên các tác động của thiên 
tai và dịch bệnh nhất (Kathryn Dyt, 2015: 33). Chỉ riêng giai đoạn 1802 - 1883 đã ghi nhận trên 
dưới 110 trận dịch có quy mô lớn, nhỏ khác nhau (Lư Vĩ An, 2020, tr. 20). Đối với những bệnh 
dịch xảy ra ở Việt Nam thời Nguyễn, được ghi chép và xác định tương đối cụ thể là bệnh dịch 
tả và đậu mùa.
Trong phạm vi nghiên cứu của bài viết này, dựa trên các ghi chép của Đại Nam thực lục 
và một số tài liệu liên quan, bằng phương pháp phân tích sử liệu cũng như cách tiếp cận của 
lịch sử dịch bệnh, bài viết sẽ tìm hiểu tình hình bệnh đậu mùa ở Việt Nam thời Nguyễn, những 
tác động của nó đối với đời sống chính trị của nhà Nguyễn, cũng như những nỗ lực, thành tựu 
bước đầu của nhà Nguyễn trong việc tiếp cận vắc-xin đậu mùa và tiến hành chủng ngừa căn 
bệnh này ở nửa đầu thế kỷ XIX. Đáng lưu ý, khi cả thế giới hiện tại đang nỗ lực ngăn chặn đại 
dịch COVID-19 bằng nhiều cách thức, biện pháp khác nhau (trong đó việc tiêm ngừa văc-xin 
được xem là một trong những liệu pháp tối ưu nhất) thì việc tìm hiểu nỗ lực tiếp cận vắc-xin 
đậu mùa của người Việt Nam vào hai thế kỷ trước thực sự là vấn đề có ý nghĩa thực tiễn, rất 
đáng để quan tâm.
2. Vài nét về bệnh đậu mùa trong lịch sử
Bệnh đậu mùa (smallpox, Hán ngữ: thiên hoa ) do virus variola gây ra là một trong 
những căn bệnh cổ xưa nhất trong lịch sử nhân loại. Bệnh đậu mùa có thể đã xuất hiện từ 
khoảng 10.000 năm trước Công nguyên tại những cộng đồng cư dân thuộc các nền nông 
nghiệp đầu tiên trên thế giới ở Châu Á ... . Mặt khác, chuyến hành trình đến Ma Cao lấy vắc-xin 
của Despiau đã cho thấy sự quan tâm và nỗ lực trong việc tiếp nhận vắc-xin một cách độc lập 
của nhà Nguyễn. Ngoài ra, nhà Nguyễn còn là chính phủ bản địa đầu tiên ở Châu Á khi đó tài 
trợ cho việc thiết lập một bộ phận tiêm chủng và duy trì thành công hiệu quả của việc chủng 
ngừa (C. Michele Thompson, 2012, tr. 25).
Tuy nhiên, sau đó mối quan hệ giữa Minh Mạng với những người phương Tây phục vụ 
trong triều đình trở nên xấu đi nhanh chóng. Bằng chứng là việc Jean Baptiste Chaigneau và 
Philippe Vannier đã rời Huế để trở về Pháp vào năm 1824 (C. Michele Thompson, 2015, tr. 53). 
Bấy giờ chỉ có J.M. Despiau là người phương Tây duy nhất còn tiếp tục ở lại Huế. Ông đã phục 
vụ trong triều đình Huế tổng cộng gần 30 năm. Thực tế Despiau đã qua đời vì dịch tả vào 
ngày 21 tháng 12 năm 1824 khi chỉ có những cộng sự người Việt Nam bên cạnh vào phút lâm 
chung. Mộ phần của Despiau được chôn cất ở Huế, nơi ông đã gắn bó như quê hương thứ hai 
56 Lư Vĩ An
trong hơn 20 năm (C. Michele Thompson, 2010, tr. 44). Việc đảm bảo nguồn vắc-xin ngừa bệnh 
đậu mùa có lẽ cũng đã chấm dứt sau khi Despiau qua đời. Hậu quả của nó dẫn tới việc một 
trong những người cháu của Minh Mạng, là vua Tự Đức sau này đã bị mắc bệnh đậu mùa(13). 
5. Kết luận
Có thể thấy, vào thời Nguyễn bệnh đậu mùa đã gây ra những tác động đáng kể không 
chỉ trong người dân mà còn cả đối với triều đình nhà Nguyễn. Việc hoàng tử Cảnh và vua Tự 
Đức mắc bệnh đậu mùa rõ ràng đã cho thấy vai trò tác động gián tiếp của căn bệnh này lên 
đời sống chính trị của triều Nguyễn. Do đó, nhà Nguyễn đã quan tâm đến việc ngăn ngừa 
bệnh đậu mùa từ rất sớm. Đã có hai lần nỗ lực chủng ngừa bệnh đậu mùa diễn ra vào đầu 
thời nhà Nguyễn. Lần đầu tiên bởi bác sĩ Treillard của con tàu Henri vào tháng 6 năm 1819, 
nhưng thất bại. Lần thứ hai là chuyến đi đến Ma Cao của Jean Marie Despiau vào tháng 7 năm 
1820. Nguồn vắc-xin sống đã được mang thành công về Huế vào tháng 2 năm sau và được 
duy trì trong ít nhất hơn 5 tháng. Việc tiêm chủng tiến hành cho những người con của vua 
Minh Mạng năm 1821 có thể được xem là lần tiêm chủng thành công đầu tiên trong lịch sử 
Việt Nam. Đó thực sự là nỗ lực và thành tựu đáng kể về y học của triều Nguyễn khi đó. Nó cho 
thấy phần nào ý thức của triều Nguyễn trong việc tìm kiếm và tiếp nhận một cách độc lập các 
tiến bộ y học phương Tây, bên cạnh việc vẫn duy trì nền y học truyền thống đã có. Tuy nhiên, 
nguồn vắc-xin này chỉ giới hạn trong gia đình hoàng gia mà chưa được phổ biến trong dân 
chúng và vì nhiều lý do khác nhau nó đã bị gián đoạn một thời gian dài sau đó. Việc sản xuất 
vắc-xin chỉ được khôi phục bởi các nhà khoa học của Viện Pasteur ở Sài Gòn vào năm 1891, 
gần 70 năm sau khi Despiau qua đời (C. Michele Thompson, 2015, tr. 43).
Chú thích
(1). Tiếp cận dịch bệnh dưới góc nhìn của sử học gần đây nhất có thể kể tới một số bài 
viết: “Bệnh dịch và số phận của con người xã hội” của Vũ Đức Liêm, đăng trên Tạp chí Tia Sáng 
tháng 02 năm 2020, “Đại dịch và hệ lụy đối với thế giới: Góc nhìn từ lịch sử” của Trần Thị Vinh, 
đăng ở Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử số tháng 04 năm 2020, “Dịch bệnh trong lịch sử nhân loại: 
Nguồn gốc, tác động và biện pháp ứng phó” của Lư Vĩ An, đăng ở Tạp chí Phát triển Khoa học 
và Công nghệ, chuyên san Khoa học Xã hội và Nhân văn, số 4 (X4), năm 2020.
(2). Dịch bệnh trong lịch sử Việt Nam cũng là một chủ đề tương đối mới, đến nay chỉ có 
một vài nghiên cứu liên quan tới dịch bệnh thời Nguyễn, như bài viết “Thực trạng dịch bệnh 
dưới triều Nguyễn (1802 - 1883)” của Trương Anh Thuận đăng ở Tạp chí Khoa học Xã hội Tp. Hồ 
Chí Minh, số 6 (238), năm 2018; “Lược đàm về dịch bệnh ở nước ta trong thế kỷ 19” của Phạm 
Hoàng Quân, đăng ở Tuổi Trẻ cuối tuần, số ra ngày 03 tháng 03 năm 2020; “Dịch bệnh ở Việt 
Nam thời Nguyễn (Giai đoạn 1802 - 1888)” của Lư Vĩ An, đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, 
số 12 (536) năm 2020. Ngoài ra còn có đề tài khoa học “Nghiên cứu dịch bệnh ở Việt Nam giai 
đoạn 1802 - 1883 qua châu bản triều Nguyễn” của Nguyễn Thị Dương thực hiện tại Viện Nghiên 
cứu Hán Nôm. Riêng về bệnh đậu mùa ở Việt Nam, mới chỉ có bài viết “Đậu mùa - Một chú giải 
nhỏ của lịch sử Việt Nam” của Vũ Đức Liêm, đăng ở Tạp chí Tia Sáng, số 23, năm 2017. Trước 
đó khá lâu, vào năm 1998 Claudia Michele Thompson trong luận án tiến sĩ về đề tài lịch sử y 
học truyền thống Việt Nam “A Negotiated Dichotomy: Vietnamese Medicine and the Intersection 
of Vietnamese Acceptance of and Resistance to Chinese Cultural Influence” đã bàn luận về bệnh 
đậu mùa trong lịch sử Việt Nam và việc chủng ngừa đậu mùa thời Nguyễn. Vấn đề này sau đó 
đã được tác giả trình bày lại trong một số công trình nghiên cứu xuất bản thời gian gần đây 
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 57
như các bài viết “Jean Marie Despiau: Unjustly Maligned Physician in the Medical Service of the 
Nguyen” (2010), “The Nguyễn Initiative to Acquire Vaccinia, 1820 - 1821” (2012) và ấn phẩm 
Vietnamese Traditional Medicine: A Social History (2015).
(3). Cát Hồng (283 - 343), tự Trĩ Xuyên, hiệu Bảo Phác Tử, là một nhà triết học chiết trung 
và ghi chép y văn sống vào thời nhà Tấn. Ông còn được xem là một nhà giả kim nổi tiếng khi 
cố gắng kết hợp đạo đức Nho giáo với các học thuật huyền bí của Đạo giáo, thông qua thuật 
luyện kim để tìm kiếm sự bất tử về thể chất. Tác phẩm “Trửu Hậu Bị Cấp Phương” (Sổ tay kê đơn 
cho các trường hợp khẩn cấp) được Cát Hồng viết vào năm 303 (cũng có tài liệu cho là năm 
342). Xem Cao, Xuetao. (2008). Immunology in China: The Past, Present, and Future. Nature 
Immunology, 9 (4), p. 339.
(4). Vị nữ thần này còn có những tên gọi khác như “Thiên Hoa Nương Nương” (
) hoặc “Ban Chẩn Nương Nương” ( ), gọi chung là “Ty Đậu chi thần” ( ) hay 
“Đậu thần” ( ). Theo tín ngưỡng đậu thần, khi có trường hợp mắc bệnh đậu mùa, người ta 
sẽ lập đàn cúng tế. Tuy nhiên, đậu thần chỉ được sùng bái khi có người đang mắc bệnh đậu 
mùa, sau khi người mắc khỏi bệnh, người ta sẽ làm lễ tiễn vị nữ thần này đi. Tín ngưỡng này 
cho thấy rằng đậu thần giữ vai trò là thần hộ mệnh cho các bệnh nhân đậu mùa và sau khi đã 
hoàn thành sứ mệnh của mình (người mắc bệnh khỏi bệnh) thì bà không còn cần thiết nữa. 
Dẫn theo Chang Chia Feng, 1996, p. 176.
(5). Bệnh đậu mùa, được biết tới như huitzahuatl trong thổ ngữ Aztec, lần đầu tiên xuất 
hiện ở Tân Thế giới sớm nhất là vào năm 1518. Mầm bệnh thông qua các con thuyền đến từ 
Tây Ban Nha hoặc Châu Phi đã lan truyền tới Châu Mỹ và nhanh chóng sau đó nó đã bùng phát 
trở thành một trong ba tai họa thảm khốc đối vơi cư dân bản địa ở Châu Mỹ. Theo một số ước 
tính, bệnh đậu mùa cùng với các dịch bệnh khác đã làm suy giảm 80 - 90% dân số bản địa ở 
Mexico và 70 - 98% dân số ở khu vực Andes, góp phần dẫn tới hồi kết của hai đế chế Aztec và 
Inca trước sự xâm lược của thực dân Tây Ban Nha. Về vấn đề này có thể xem bài viết “Sự trao 
đổi Columbus và dịch bệnh ở Tân Thế giới thế kỷ XVI” của Lư Vĩ An, đăng trên Tạp chí Châu Mỹ 
Ngày nay, số 06 năm 2020, tr. 57-66.
(6). Francisco Xavier Balmis (1753 - 1819) là bác sĩ phẫu thuật của vua Tây Ban Nha 
Carlos IV. Trong thời gian từ năm 1803 đến 1806, Balmis đã dẫn đầu hải trình Real Expedición 
Filantropica de la Vacuna (còn gọi là hải trình Balmis) thực hiện một sứ mệnh về sức khỏe là 
giới thiệu vắc-xin đậu mùa và tiến hành chủng ngừa đậu mùa cho các thuộc địa của Tây Ban 
Nha ở Tân Thế giới và Châu Á (Philippines). Chuyến hải trình này được xem là chiến dịch chủng 
ngừa bệnh dịch đầu tiên và lớn nhất thế giới thời đó. Từ Philippines, Balmis lên một con tàu 
Bồ Đào Nha mang tên La Diligencia để đến Ma Cao (thuộc địa của Bồ Đào Nha) và sau đó là 
Quảng Đông. Xem thêm: Franco-Paredes, Carlos - Lammoglia, Lorena & Santos-Preciado, José 
Ignacio. (2005). The Spanish Royal Philanthropic Expedition to Bring Smallpox Vaccination to 
the New World and Asia in the 19th Century. Clinical Infectious Diseases, 41 (9), pp. 1285-1289. 
Mark, Catherine & Rigau-Pérez, Jose G. (2009). The World’s First Immunization Campaign: The 
Spanish Smallpox Vaccine Expedition, 1803-1813. Bulletin of the History of Medicine, 83 (1), 
Special Issue: Reassessing Smallpox Vaccination, 1789-1900, pp. 63-94.
(7). Viện Khoa học Xã hội Việt Nam (1998), Đại Việt Sử ký Toàn thư, Tập I, Nxb Khoa học Xã 
hội, Hà Nội, tr. 229, 284, 324. Tập II, tr. 14, 33, 43, 223, 227, 328, 339, 414; Tập III, tr. 74, 147, 191, 
284.
58 Lư Vĩ An
(8). Quốc sử quán triều Nguyễn (2007), Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Tập 1, 
Nxb Giáo dục, Đà Nẵng, tr. 347, 393, 433, 471, 484, 615, 717, 866, 995. Tập 2, tr. 158, 407, 499, 
636, 647, 658.
(9). Do hoàng tử Cảnh mất vì bệnh đậu mùa nên đến cuối thời Gia Long (cụ thể là vào 
năm 1816) việc chọn người kế vị đã trở thành vấn đề chính trị được quan tâm nhất của nhà 
Nguyễn khi đó. Nó tạo ra những mâu thuẫn và xung đột về lợi ích giữa các phe phái trong việc 
ủng hộ con của hoàng tử Cảnh (dòng đích) hoặc hoàng tử Đảm (dòng thứ) lên ngai vàng. Rốt 
cuộc, việc hoàng tử Đảm lên kế vị và trở thành vua Minh Mạng đã dẫn tới sự thay đổi đáng kể 
về đường lối trị nước, nhất là về mặt đối ngoại của nhà Nguyễn trong các thập kỷ tiếp theo. 
Có thể xem thêm bài viết “Phe phái, lợi ích nhóm và quyền lực ở Việt Nam đầu thế kỷ XIX” của 
Dương Duy Bằng và Vũ Đức Liêm (2018), đăng ở Tạp chí Nghiên cứu Lịch sử, số 9 (509), tr. 30.
(10). Không chỉ mắc bệnh đậu mùa, một số tài liệu còn cho biết năm lên 3 tuổi, Tự Đức 
bị mắc bệnh tả (dịch tả, cholera). Thể chất yếu đuối, tình trạng sức khỏe kém, thường hay 
bệnh tật của vua Tự Đức đã được chính ông nói đến trong tác phẩm Tự Đức Thánh Chế Văn 
Tam Tập (Quyển 3, tờ 12b). Chính thể trạng sức khỏe yếu ớt đã tác động không nhỏ đến bản 
lĩnh chính trị của nhà vua. Dù được xem là một vị vua siêng năng, cần mẫn quan tâm đến việc 
nước nhưng Tự Đức lại thiếu sự quyết đoán. Tính cách này của nhà vua đã ảnh hưởng đến tư 
tưởng chủ hòa của triều đình nhà Nguyễn. Sự thiếu quyết đoán của Tự Đức còn thể hiện ở lúc 
sắp mất, vua để di chiếu truyền ngôi cho Ưng Chân (vua Dục Đức) nhưng trong di chiếu thay 
vì ủng hộ tự quân có đầy đủ uy tín kế vị thì Tự Đức lại lo sợ tự quân không đương nỗi đại sự, 
vạch rõ tính xấu của tự quân. Chính di chiếu kiểu nửa vời này (vừa giao đại sự nhưng vừa cho 
rằng tự quân không thể đương nỗi) đã mở đường cho việc các quyền thần phế lập vua sau đó, 
dẫn tới tình trạng hết sức rối ren của nhà Nguyễn.
(11). Thư của Despiau gửi Baroudel ngày 28 tháng 7 năm 1821. Bản dịch tiếng Việt dẫn 
từ Những người bạn cố đô Huế (Đỗ Hữu Thạnh, Hà Xuân Liêm dịch), Tập XIII: 1926, Huế: Nxb 
Thuận Hóa, 2004, tr. 546.
(12). Tái bút trong bức thư của Vannier gửi Baroudel ngày 13 tháng 7 năm 1820. Bản 
dịch tiếng Việt dẫn từ Những người bạn cố đô Huế (Đỗ Hữu Thạnh, Hà Xuân Liêm dịch), Tập XIII: 
1926, Huế: Nxb Thuận Hóa, 2004, tr. 545. Ngoài B.A.V.H, bản tiếng Pháp của bức thư cũng có 
thể tìm thấy trong Léopold M. Cadière (comp., 1912), “Documents Relatifs a l’époque de Gia-
Long”, Bulletin de l’Ecole française d’Extrême Orient, Vol. 12, No. 7, p. 64.
(13). Đại Nam thực lục và Nguyễn Phúc tộc thế phả chép Tự Đức bị đậu mùa năm 1847, 
nhưng theo Michele Thompson thì ông mắc đậu mùa năm 1845.
Tài liệu tham khảo
Aberth, J. (2011). Plagues in World History. Rowman & Littlefield Publisher. New York.
Byrne, J. P. (ed., 2008). Encyclopedia of Pestilence, Pandemics, and Plagues. Greenwood 
Press. Connecticut.
Cadière. L. M. (comp. 1926). Les Français au Service de Gia-Long: XII - Leur Correspondence. 
Bulletin des Amis du Vieux Hué (B.A.V.H.), 13e Année, 4, 359-447.
Chang, C. F. (1996). Aspects of Smallpox and Its Significance in Chinese History. Dissertation, 
School of Oriental and African Studies, University of London.
Tạp chí Khoa học xã hội miền Trung, Số 03 (71) - 2021 59
Dyt, K. (2015). Calling for Wind and Rain” Rituals: Environment, Emotion, and Governance 
in Nguyễn Vietnam, 1802-1883. Journal of Vietnamese Studies, 10(2), 1-42.
Fenner, F. (1987). Smallpox in Southeast Asia. Crossroads: An Interdisciplinary Journal of 
Southeast Asian Studies, 3(2/3), 34-48.
Hải Thượng Lãn Ông Lê Hữu Trác. (2005). Hải Thượng Y Tông Tâm Lĩnh, Tập 3. Nxb Y học. 
Hà Nội.
Hội đồng Trị sự Nguyễn Phúc tộc. (1995). Nguyễn Phúc tộc thế phả. Nxb Thuận Hóa. Huế.
Jiang, C. & Ma, B. (2019). A Historical Overview on Medical Exchanges between China 
and Vietnam. Chinese Medicine and Culture, 2(4), 166-173.
Kotar, S.L. & Gessler, J.E. (2013). Smallpox: A History. McFarland & Company. North 
Carolina.
Lư, Vĩ An. (2020). Dịch bệnh ở Việt Nam thời Nguyễn (Giai đoạn 1802 - 1888). Tạp chí 
Nghiên cứu Lịch sử, 12(536), 18-30.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2002). Đại Nam Thực lục, Tập I. Nxb Giáo dục. Hà Nội.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2007). Đại Nam Thực lục, Tập II, Tập VI, Tập VII, Tập VIII, Tập 
IX. Nxb Giáo dục. Đà Nẵng.
Quốc sử quán triều Nguyễn. (2007). Khâm định Việt sử Thông giám Cương mục, Tập 1, Tập 
2. Nxb Giáo dục. Đà Nẵng.
Thompson, C. M. (1998). A Negotiated Dichotomy: Vietnamese Medicine and the Intersection 
of Vietnamese Acceptance of and Resistance to Chinese Cultural Influence. Dissertation, University 
of Washington.
Thompson, C. M. (2010). Jean Marie Despiau: Unjustly Maligned Physician in the Medical 
Service of the Nguyen. In Vietnam and the West: New Approaches (pp. 41-70). Cornell University 
Press. New York.
Thompson, C. M. (2012). The Nguyễn Initiative to Acquire Vaccinia, 1820-1821. In Global 
Movements, Local Concerns: Medicine and Health in Southeast Asia (pp. 24-42). NUS Press. 
Singapore,.
Thompson, C. M. (2015). Vietnamese Traditional Medicine: A Social History. NUS Press. 
Singapore.
Tuệ Tĩnh. (2007). Nam Dược Thần Hiệu. Nxb Y học. Hà Nội.
Viện Khoa học Xã hội Việt Nam. (1993). Đại Việt Sử ký Toàn thư, Tập I, Tập II, Tập III. Nxb 
Khoa học Xã hội. Hà Nội.

File đính kèm:

  • pdfbenh_dau_mua_o_viet_nam_thoi_nguyen_va_viec_tiep_can_vac_xin.pdf