Báo cáo ngành dược phẩm

Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất trên thế giới, khoảng 800 USD/người/năm.  Tăng trưởng tiền sử dụng thuốc của các quốc gia phát triển đang có xu hướng chậm lại, bình quân 1% - 4%/năm.  Thuốc điều trị ung thư, tiểu đường, hô hấp, béo phì, hệ miễn dịch sẽ là trọng điểm sản xuất từ nay đến 2016.  Nhóm 20 tập đoàn dược phẩm lớn chiếm 59% tổng tiền tiêu thụ thuốc toàn cầu vào năm 2016.  Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries), dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm này từ 11% - 14%/năm.  Thuốc generic vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho các nước đang phát triển, tuy nhiên, trong dài hạn, nhóm thuốc này chỉ có thể chiếm tỷ trọng bình quân 10% tổng tiền sử dụng thuốc toàn cầu.  Trung Quốc và Ấn Độ trở thành hai quốc gia sản xuất nguyên liệu và thuốc thành phầm lớn nhất thế giới

Báo cáo ngành dược phẩm trang 1

Trang 1

Báo cáo ngành dược phẩm trang 2

Trang 2

Báo cáo ngành dược phẩm trang 3

Trang 3

Báo cáo ngành dược phẩm trang 4

Trang 4

Báo cáo ngành dược phẩm trang 5

Trang 5

Báo cáo ngành dược phẩm trang 6

Trang 6

Báo cáo ngành dược phẩm trang 7

Trang 7

Báo cáo ngành dược phẩm trang 8

Trang 8

Báo cáo ngành dược phẩm trang 9

Trang 9

Báo cáo ngành dược phẩm trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 66 trang minhkhanh 11140
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Báo cáo ngành dược phẩm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Báo cáo ngành dược phẩm

Báo cáo ngành dược phẩm
Ngành Dược phẩm 
BÁO CÁO NGÀNH 
DƯỢC PHẨM 
THUỐC GENERIC CHẤT LƯỢNG 
CAO - TƯƠNG LAI CỦA NGÀNH 
DƯỢC VIỆT NAM 
“ Nâng cấp hệ thống sản xuất theo 
chuẩn quốc tế đang là xu hướng tất 
yếu khi các tập đoàn dược phẩm 
nước ngoài đã bắt đầu quá trình thâm 
nhập sâu vào thị trường nội địa ” 
Hoàng Hiếu Tri 
Chuyên viên Phân tích 
E: trihh@fpts.com.vn 
P: (08) – 6290 8686 – Ext: 7596 
04/2014 
www.fpts.com.vn 
 2 
Ngành Dược phẩm 
Ngành Dược phẩm 
MỤC LỤC 
Tiêu điểm 3 
A. Ngành dược phẩm thế giới 4 
1. Lịch sử hình thành và phát triển 4 
2. Tình hình hiện tại và dự phóng tăng trưởng 5 
3. Tình hình tiêu thụ theo quốc gia và dự phóng 6 
4. Các doanh nghiệp đầu ngành và dự phóng tăng trưởng 8 
5. Chuỗi giá trị sản xuất 9 
6. Thuốc Generic: Giải pháp cho các nước đang phát triển 10 
B. Ngành dược phẩm Việt Nam 11 
1. Lịch sử hình thành và phát triển 11 
2. Trình độ phát triển và định vị trên bản đồ thế giới 12 
3. So sánh với các quốc gia khác trong khu vực 13 
4. Các quy định pháp lý 14 
B*. Chuỗi giá trị ngành dược Việt Nam 16 
1. Tổng quan chuỗi giá trị 16 
2. Nhà cung ứng nguyên liệu 16 
3. Nhà sản xuất dược phẩm 18 
4. Các doanh nghiệp gia công – sản xuất nhượng quyền 20 
5. Hệ thống phân phối thuốc 21 
C. Các doanh nghiệp dược phẩm niêm yết 25 
1. Tổng quan 25 
2. So sánh hoạt động kinh doanh 26 
3. So sánh các chỉ tiêu kế toán 29 
4. So sánh các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động 31 
5. Khuyến nghị đầu tư 32 
6. Các doanh nghiệp chưa niêm yết đáng chú ý 34 
Phụ lục 36 
TH
Ế G
IỚ
I 
V
IỆT N
A
M
D
O
A
N
H
 N
G
H
IỆP
www.fpts.com.vn 
 3 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
 TIÊU ĐIỂM 
Ngành dược thế giới: Có sự phân hóa lớn giữa nhóm quốc gia phát triển và đang phát triển 
 Mỹ, Nhật Bản và Canada là 3 quốc gia có mức tiêu thụ thuốc lớn nhất trên thế giới, khoảng 800 USD/người/năm. 
 Tăng trưởng tiền sử dụng thuốc của các quốc gia phát triển đang có xu hướng chậm lại, bình quân 1% - 4%/năm. 
 Thuốc điều trị ung thư, tiểu đường, hô hấp, béo phì, hệ miễn dịch sẽ là trọng điểm sản xuất từ nay đến 2016. 
 Nhóm 20 tập đoàn dược phẩm lớn chiếm 59% tổng tiền tiêu thụ thuốc toàn cầu vào năm 2016. 
 Sự trỗi dậy mạnh mẽ của nhóm 17 nước có ngành công nghiệp dược đang phát triển (pharmerging countries), 
dẫn đầu là Trung Quốc, Ấn Độ, Nga và Brazil. Tốc độ tăng trưởng bình quân của nhóm này từ 11% - 14%/năm. 
 Thuốc generic vẫn là sự lựa chọn tối ưu cho các nước đang phát triển, tuy nhiên, trong dài hạn, nhóm thuốc này 
chỉ có thể chiếm tỷ trọng bình quân 10% tổng tiền sử dụng thuốc toàn cầu. 
 Trung Quốc và Ấn Độ trở thành hai quốc gia sản xuất nguyên liệu và thuốc thành phầm lớn nhất thế giới. 
Ngành dược Việt Nam: Tiềm năng tăng trưởng lớn, nhiều cơ hội đầu tư hấp dẫn 
 Tổng tiền thuốc chi tiêu bình quân đầu người tại Việt Nam năm 2013 đạt 33 USD/người. 
 Việt Nam chỉ mới đạt trình độ sản xuất được thuốc thành phẩm từ nguyên liệu nhập khẩu, chưa tự sản xuất 
được nguyên liệu hóa dược và chưa tự phát minh được thuốc. 
 Tốc độ tăng trưởng của ngành giai đoạn 2008 – 2012 đạt 23%/năm, giai đoạn 2013 – 2018 đạt 17.5%/năm. 
 Hơn 51% nguyên liệu sản xuất thuốc tại Việt Nam đang được nhập khẩu từ Trung Quốc, 18% nhập từ Ấn Độ. 
 Chưa được quy hoạch bài bản, chỉ tập trung vào các dòng phổ thông, bỏ ngõ phân khúc đặc trị cho nước ngoài. 
 Chính sách quản lý đang được điều chỉnh theo hướng phù hợp nhằm thúc đẩy ngành dược nội địa phát triển. 
 Đang có xu hướng nâng cấp nhà máy sản xuất lên các tiêu chuẩn quốc tế như PIC/S - GMP, EU – GMP để sản 
xuất thuốc generic chất lượng cao nhằm tăng khả năng trúng thầu kênh ETC và khai thông thị trường xuất khẩu. 
 Gia công thuốc và sản xuất nhượng quyền là con đường ngắn và hiệu quả nhất để học hỏi và theo kịp trình độ 
phát triển của ngành dược thế giới. 
Khuyến nghị đầu tư: 
Toàn thị trường đang có 15 doanh nghiệp dược phẩm (+ ngành y tế) niêm yết, và hơn 180 doanh nghiệp dược 
phẩm khác. Trong báo cáo này, chúng tôi đưa ra khuyến nghị đầu tư cho 5 doanh nghiệp sau: 
 Dược Hậu Giang (DHG – HOSE) – BÁN: Giá mục tiêu 12 tháng tới: 114.000 đ/cp (-19%) 
Do quan ngại về định hướng phát triển sau giai đoạn tăng trưởng nhanh. 
Do những lo ngại về quá trình chuyển giao quyền lực cho đội ngũ lãnh đạo kế cận. 
 Imexpharm (IMP – HOSE) – MUA: Giá mục tiêu 12 tháng tới: 73.000 đ/cp (+30%) 
Do kỳ vọng vào định hướng phát triển đúng đắn của doanh nghiệp, tập trung vào chất lượng thuốc. 
Do triển vọng cải thiện hiệu quả kinh doanh nhờ thay đổi thị trường mục tiêu. 
Do khả năng hợp tác chiến lược với tập đoàn dược phẩm nước ngoài (đi kèm rủi ro bị thâu tón thôn tính). 
 Domesco (DMC – HOSE) – THÊM: Giá mục tiêu 12 tháng tới: 49.000 đ/cp (+15%) 
Do kỳ vọng vào những chuyển biến tích cực với sự tham gia của cổ đông lớn CFR (Chile – 45% cổ phần). 
Do phân khúc thị trường thuốc điều trị tim mạch, tiểu đường, béo phì còn tiềm năng tăng trưởng rất lớn. 
 Pymepharco (chưa niêm yết) – TIỀM NĂNG: Do hiệu quả hoạt động vượt trội, định hướng đúng đắn. 
 Bidiphar 1 (chưa niêm yết) – TIỀM NĂNG: Do kỳ vọng vào dòng thuốc điều trị Ung thư chất lượng cao đầu 
tiên do Việt Nam sản xuất. 
www.fpts.com.vn 
 4 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
A. TỔNG QUAN NGÀNH DƯỢC THẾ GIỚI 
A A.1 Lịch sử hình thành và quá trình phát triển 
A. 1 
Ngành dược phẩm thời hiện đại đã phát triển được gần 100 năm từ những năm 20 của thế kỷ 
trước. Nếu tính theo quy mô phát triển công nghiệp, lĩnh vực này đã có lịch sử gần 50 năm. 
Cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, đa số các tập đoàn dược phẩm hàng đầu thế giới hiện nay 
được thành lập. Thụy Sĩ, Đức và Ý là những nước đầu tiên phát triển mạnh ngành công nghiệp 
dược phẩm, theo sau đó là các quốc gia khác như Anh, Mỹ, Bỉ và Hà Lan. 
Vào những năm 1960, rất nhiều loại thuốc được phát triển từ thập niên 50 được đưa vào sản 
xuất đại trà và tung ra thị trường. Trong đó, nổi tiếng nhất là các thuốc như “The Pill” (thuốc 
tránh thai), Cortisone (thuốc trị huyết áp) và nhiều loại ...  bình Amoxicillin Tây Ban
Nha
Amoxicillin Ấn Độ Amoxicillin Trung 
Quốc
U
S
D
/k
g
Chênh lệch giá nguyên liệu Amoxicillin Triihydrate 
xuất xứ từ Mỹ và Trung Quốc
Cao nhất Bình quân Thấp nhất
550 550 
480 
384 
189 179 
310 
125 125 
0
100
200
300
400
500
600
Cefuroxim Italia Trung bình Cefuroxim Ấn Độ
U
S
D
/k
g
Chênh lệch giá nguyên liệu Cefuroxim Acetyl 
xuất xứ từ Italia và Ấn Độ
Cao nhất Bình quân Thấp nhất
nguồn: FPTS 
nguồn: FPTS 
www.fpts.com.vn 
 60 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
 khá lớn giữa các nhà cung ứng (Covalent Laboratories và Nectar Lifesciences là hai nhà cung 
ứng lớn nhất). 
9 KHÁC BIỆT GIỮA CÁC LOẠI THUỐC 
Sản xuất thuốc generic đang là xu hướng chủ đạo tại các quốc gia đang phát triển (trong đó có 
Việt Nam). Tuy nhiên, chất lượng các thuốc generic này không hoàn toàn giống nhau mà 
phụ thuộc vào trình độ công nghệ và định hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp dược phẩm, 
từ đó ảnh hưởng rất lớn đến tính hiệu quả của thuốc và sức khỏe của người sử dụng thuốc. Do 
đó, xuất hiện sự khác biệt khá lớn giữa THUỐC GENERIC CHẤT LƯỢNG CAO và THUỐC 
GENERIC CHẤT LƯỢNG THẤP với sự khác biệt chủ yếu từ thành phần chất lượng hoạt chất 
chính và bí mật công nghệ của tá dược. 
Để có thể sản xuất được thuốc generic giá rẻ, nhiều doanh nghiệp dược phẩm chấp nhận sử 
dụng các nguồn nguyên liệu chất lượng thấp với giá thành rẻ nhằm cạnh tranh chủ yếu về giá và 
hoạt động marketing, cho dù hiệu quả điều trị của các thuốc này là không cao. Người bệnh sử dụng 
các loại thuốc này phải kéo dài thời gian điều trị và ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe, đặc biệt là 
trường hợp uống kháng sinh trong một thời gian dài sẽ gây ra hiện tượng kháng kháng sinh (lờn 
thuốc). 
Các doanh nghiệp sản xuất thuốc Generic chỉ có thể sản xuất ra loại thuốc gần giống với thuốc phát 
minh về hoạt chất chính. Còn thành phần công thức tá dược phải tự đầu tư nghiên cứu để có thể 
đạt tính sinh khả dụng (khả năng hấp thụ vào máu) và tương đương sinh học gần giống nhất với 
thuốc phát minh. Đây là nguyên nhân giải thích vì sao các thuốc sản xuất trong nước rất khó có thể 
đạt được hiệu quả điều trị như thuốc phát minh của các tập đoàn dược phẩm nước ngoài. 
So sánh quy trình tạo ra Thuốc phát minh – Thuốc Generic chất lượng cao – Thuốc Generic chất lượng thấp 
nguồn: FPTS 
Trở lại mục chính 
Trở lại mục chính 
www.fpts.com.vn 
 61 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
10 CHI TIẾT VỀ THÔNG TƯ 36 VÀ THÔNG TƯ 37 
Thông tư liên tịch số 36/2013/TTLT-BYT-BTC ngày 11/11/2013 (thay thế Thông tư liên tịch số 
01/2012/TTLT-BYT-BTC hướng dẫn đấu thầu mua thuốc trong các cơ sở y tế) và Thông tư số 
37/2013/TT-BYT ngày 11/11/2013 của Bộ Y tế (hướng dẫn lập Hồ sơ mời thầu mua thuốc trong 
các cơ sở y tế thay thế cho Thông tư số 11/2012/TT-BYT): Thông tư này hướng dẫn đấu thầu mua 
thuốc trong các cơ sở y tế công lập theo trình tự như sau: 
• Bước 1: Thông tư này phân chia các gói thầu theo nhiều tiêu chuẩn kỹ thuật khác nhau: 
thuốc theo chuẩn của công ước quốc tế PIC/S (PIC/S-GMP) Châu Âu (EMEA), chuẩn của 
Mỹ (USFDA), chuẩn của WHO (WHO-GMP: chuẩn này do Cục quản lý dược Việt Nam 
nguồn: FPTS 
nguồn: FPTS 
nguồn: FPTS 
Trở lại mục chính 
www.fpts.com.vn 
 62 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
 kiểm tra và cấp giấy chứng nhận), thuốc nhượng quyền, thuốc tương đương sinh học, 
thuốc biệt dược, thuốc đông dược – dược liệu 
• Bước 2: Đánh giá năng lực và kinh nghiệm của các nhà thầu theo từng gói tiêu chuẩn, 
các nhà thầu phải đáp ứng toàn bộ các nội dung theo chuẩn yêu cầu. 
• Bước 3: Đánh giá về mặt kỹ thuật, tức đánh giá về chất lượng và hiệu quả sử dụng của 
thuốc. Thuốc được đánh giá trên thang điểm 100, đạt 70/100 điểm là đạt yêu cầu. 
• Bước 4: Đánh giá về giá thành sản phẩm theo nguyên tắc chọn thuốc có giá thấp nhất. 
Theo quan điểm của tôi, dù chưa giải quyết triệt để vấn đề về chất lượng thuốc nhưng Bộ Y tế và 
Bộ Tài chính đã có các bước đi theo hướng tích cực hơn thông qua bổ sung nhiều điểm cộng cho 
các thuốc có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và có chất lượng cao từ các quốc gia phát triển. Tôi cho 
rằng đây là những tín hiệu tích cực đầu tiên cho thấy yếu tố chất lượng thuốc bắt đầu được cơ quan 
quản lý chú trọng quan tâm một cách nghiêm túc. 
Bảng chấm điểm “Tiêu chuẩn kỹ thuật” trong bước 3 theo thông tư 37/2013/TT-BYT 
STT Các tiêu chuẩn 
Điểm 
tối đa 
Điểm tối 
thiểu 
1 Trình độ của nhà sản xuất, trong đó: 23 17 
Đạt chuẩn PIC/s-GMP, EU-GMP (thuộc/không thuốc) nước tham gia ICH và (được/không được) Cục quản lý 
dược chứng nhận 
Nhà sản xuất đông được đạt WHO-GMP 
23 19 
 Đạt chuẩn WHO-GMP và được/không được Cục quản lý dược chứng nhận 22 17 
2 
Vi phạm chất lượng của mặt hàng thuốc dự thầu trong 1 năm gần đây 
(không vi phạm/vi phạm mức độ 3/vi phạm mức độ 2) 
15 0 
3 
Vi phạm chất lượng của cơ sở sản xuất mặt hàng thuốc dự thầu trong 1 năm 
(không vi phạm/01 trường hợp/02 trường hợp/+03 trường hợp) 
10 0 
4 
Hạn dùng (Tuổi thọ) của thuốc 
(+3 năm/2-3 năm/-2 năm) 
10 6 
5 
Tiêu chí đánh giá về hoạt chất sản xuất mặt hàng thuốc tham dự thầu 
(SX tại nước thuộc ICH/SX tại nước không thuộc ICH nhưng có CEP/Khác) 
4 1 
6 
Tiêu chí đánh giá về tương đương sinh học của thuốc (BA-BE) 
(có chứng minh BA-BE/không có chứng minh BA-BE) 
4 2 
7 & 8 
Mặt hàng thuốc được sản xuất từ nguyên liệu kháng sinh sản xuất trong nước 
(nguyên liệu trong nước/nguyên liệu nhập khẩu) 
4 2 
7 & 8 
Mặt hàng thuốc tham dự thầu là thuốc đông y, thuốc từ dược liệu 
(có chứng nhận đạt GACP/có nguồn gốc xuất xứ/không có nguồn gốc xuất xứ) 
4 0 
9 
Tính chất của đơn vị dự thầu 
(DN trực tiếp sản xuất thuốc dự thầu/ DN trực tiếp nhập khẩu thuốc dự thầu/không 
phải DN trực tiếp sản xuất - xuất khẩu thuốc dự thầu) 
6 2 
10 
Kinh nghiệm cung ứng thuốc của nhà thầu 
(trên 3 năm/dưới 3 năm/chưa cung ứng) 
6 2 
11 
Khả năng đáp ứng yêu cầu của nhà thầu về điều kiện giao hàng 
(đáp ứng/không đáp ứng) 
5 0 
12 
Uy tín của nhà thầu trong thực hiện hợp đồng (đã trúng thầu&cung ứng đúng tiến 
độ/đã trúng thầu&cung ứng chậm tiến độ/ chưa trúng thầu) 
7 4 
13 Nhà thầu có tổ chức chuỗi nhà thuốc GPP (có/không có) 2 1 
14 Nhà thầu có tổ chức Trung tâm phân phối thuốc (có/không có) 2 1 
15 
Nhà thầu có hệ thống phân phối, cung ứng rộng khắp tại các địa bàn miền núi, 
khó khăn (có/không có) 
2 0 
 Tổng điểm tối đa một doanh nghiệp có thể đạt được 100 36 
www.fpts.com.vn 
 63 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
Theo cách chấm điểm này, một doanh nghiệp qua được vòng 2 về đánh giá năng lực và kinh nghiệm 
đã có ít nhất 36 điểm. Nếu bỏ qua các tiêu chí ưu tiên về chất lượng thuốc, doanh nghiệp này chỉ 
cần không có vi phạm nào về chất lượng thuốc trong 1 năm gần nhất và đáp ứng được yêu cầu về 
điều kiện giao hàng và một số tiêu chí nhỏ khác là đã có đủ 70 điểm tối thiểu để vượt qua được 
vòng chấm điểm kỹ thuật. Vòng chấm điểm này dù đã bổ sung một số điểm cộng cho các sản phẩm 
có xuất xứ nguyên liệu rõ ràng và có chứng minh tương đương sinh học nhưng số điểm cộng là 
không đáng kể (tối đa +5 điểm so với doanh nghiệp bình thường). Do đó, về cơ bản, cách đánh giá 
“kỹ thuật” này vẫn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng thuốc mà vẫn đặt nặng yếu tố giá cả, cho 
dù tổng chi phí cho cả phác đồ điều trị nếu sử dụng thuốc chất lượng thấp nhiều trường hợp cao 
hơn so với phác đồ điều trị dùng thuốc chất lượng cao do tính hiệu quả của thuốc khác nhau. 
11 SO SÁNH CHẤT LƯỢNG QUẢN TRỊ VÀ LẬP KẾ HOẠCH 
Đánh giá về khả năng phán đoán, lập kế hoạch và hoàn thành kế hoạch của Ban lãnh đạo 04 doanh 
nghiệp niêm yết có quy mô vốn hóa lớn nhất: 
CTCP Dược Hậu Giang (DHG – HOSE) 
 Dựa vào biểu đồ trên, có thể thấy ban lãnh đạo DHG luôn đặt kế hoạch khá thấp, khiến mức 
lợi nhuận trước thuế thực hiện bình quân luôn cao hơn kế hoạch khoảng 45%, nếu loại trừ năm 
2009 đột biến, mức vượt kế hoạch bình quân là 27%. 
50.1%
16.6% 0.0%
173.1%
40.0%
29.2%
15.8%
37.1%
0.0%
20.0%
40.0%
60.0%
80.0%
100.0%
120.0%
140.0%
160.0%
180.0%
200.0%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Khả năng lập kế hoạch và mức độ hoàn thành kế 
hoạch của ban lãnh đạo DHG
% vượt kế hoạch doanh thu % vượt kế hoạch LNTT
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
% vượt kế hoạch doanh thu 39% 17% 5% 18% 7% 12% 7% 10%
% vượt kế hoạch LNTT 50% 17% 0% 173% 40% 29% 16% 37%
Mức thù lao cho HĐQT, Ban 
điều hành, Ban kiểm soát
 1.5% 
LNST KH 
+ 5% 
LNST 
vượt KH 
 1.5% 
LNST KH 
+ 5% 
LNST 
vượt KH 
 5% 
LNST KH
 + 10% 
LNST 
vượt KH 
 1% 
LNST KH 
+ 5% 
LNST 
vượt KH 
 1% 
LNST KH 
+ 5% 
LNST 
vượt KH 
 3.8 tỷ 
+ 5% 
LNST 
vượt KH 
 5 tỷ 
+ 5% 
LNST 
vượt KH 
 5 tỷ 
+ 5% 
LNST 
vượt KH 
nguồn: FPTS tổng hợp 
Trở lại mục chính 
www.fpts.com.vn 
 64 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
CTCP Dược phẩm Imexpharm (IMP – HOSE) 
 Ban điều hành của IMP đặt kế hoạch hàng năm khá sát với số thực hiện, bình quân chênh lệch 
khoảng 11,8%, mức chi thù lao cho ban lãnh đạo của IMP cũng ở mức trung bình. 
CTCP Xuất nhập khẩu Y tế Domesco (DMC – HOSE) 
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
% vượt kế hoạch doanh thu 9% -15% 0% 11% 2% -1% -7% 0%
% vượt kế hoạch LNTT 32% 26% 1% 13% 9% 10% 0% 2%
Mức thù lao cho HĐQT, Ban 
điều hành, Ban kiểm soát
 1.18% 
LNST 
 1.18% 
LNST 
 1.18% 
LNST 
 1.18% 
LNST 
 1.18% 
LNST
~ 950 tr 
 1.27% 
LNST
~986 tr 
 1% 
LNST
~776 tr 
 n/a 
13.8%
0.8%
0.8%
20.6%
12.0%
-13.6%
0.0%
0
-20.0%
-15.0%
-10.0%
-5.0%
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Khả năng lập kế hoạch và mức độ hoàn thành kế hoạch của 
ban lãnh đạo DMC
% vượt kế hoạch doanh thu % vượt kế hoạch LNTT
32.1%
26.5%
1.1%
13.4%
9.0% 10.5%
0.1%
1.5%
-20.0%
-10.0%
0.0%
10.0%
20.0%
30.0%
40.0%
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
Khả năng lập kế hoạch và mức độ hoàn thành kế 
hoạch của ban lãnh đạo IMP
% vượt kế hoạch doanh thu
% vượt kế hoạch LNTT
nguồn: FPTS tổng hợp 
nguồn: FPTS tổng hợp 
www.fpts.com.vn 
 65 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
 Mức biến động giữa LNTT kế hoạch và số thực hiện hàng năm của DMC có sự biến động khá 
lớn, trong đó có năm 2011 chỉ hoàn thành 86.4% kế hoạch. Về doanh thu, DMC thực hiện khá sát 
với kế hoạch đặt ra hàng năm. Thù lao cho ban lãnh đạo DMC bình quân khoảng 2% LNST. 
CTCP TRAPHACO (TRA – HOSE)
 Nhìn chung LNST thực hiện của TRA khá sát với số kế hoạch (trừ năm 2012 LNST chỉ đạt 89% 
kế hoạch). Mức thù lao của ban lãnh đạo TRA cũng duy trì ổn định qua các năm và chủ yếu neo 
theo số LNST thực hiện. 
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
% vượt kế hoạch doanh thu 2% 5% 1% 1% 8% 0% 0%
% vượt kế hoạch LNTT 14% 1% 1% 21% 12% -14% 0%
Mức thù lao cho HĐQT, Ban 
điều hành, Ban kiểm soát
 n/a n/a n/a 1.1 tỷ 
 2% 
LNST
~1.7 tỷ 
 2% 
LNST
~1.6 tỷ 
 2.5% 
LNST 
~2.7 tỷ 
0.0%
3.6%
0.0%
11.0%
-11.0%
1.60%
-15.0%
-10.0%
-5.0%
0.0%
5.0%
10.0%
15.0%
20.0%
25.0%
30.0%
2008 2009 2010 2011 2012 2013
Khả năng lập kế hoạch và mức độ hoàn thành kế hoạch của ban 
lãnh đạo TRA
% vượt kế hoạch doanh thu % vượt kế hoạch LNTT
Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013
% vượt kế hoạch doanh thu 24% 2% 7% 4% 11% -7%
% vượt kế hoạch LNTT 0% 4% 0% 11% -11% 2%
Mức thù lao cho HĐQT, Ban 
điều hành, Ban kiểm soát
 3.6% 
LNST 
 3.6% 
LNST 
 3.6% 
LNST 
 3.6% 
LNST 
 3.4 tỷ n/a 
nguồn: FPTS tổng hợp 
www.fpts.com.vn 
 66 
Ngành Dược phẩm 
NGÀNH DƯỢC PHẨM 
 DIỄN GIẢI KHUYẾN NGHỊ 
Mức khuyến nghị trên dựa vào việc xác định mức chênh lệch giữa giá trị mục tiêu so với giá trị thị trường hiện tại của mỗi 
cổ phiếu nhằm cung cấp thông tin hữu ích cho nhà đầu tư trong thời gian đầu tư 12 tháng kể từ ngày đưa ra khuyến nghị. 
Mức kỳ vọng 18% được xác định dựa trên mức lãi suất trái phiếu Chính phủ 12 tháng cộng với phần bù rủi ro thị trường cổ 
phiếu tại Việt Nam. 
Khuyến nghị Diễn giải 
Kỳ vọng 12 tháng 
Mua Nếu giá mục tiêu cao hơn giá thị trường trên 18% 
Thêm Nếu giá mục tiêu cao hơn giá thị trường từ 7% đến 18% 
Theo dõi Nếu giá mục tiêu so với giá thị trường từ -7% đến 7% 
Giảm Nếu giá mục tiêu thấp hơn giá thị trường từ -7% đến -18% 
Bán Nếu giá mục tiêu thấp hơn giá thị trường trên -18% 
Tuyên bố miễn trách nhiệm 
Các thông tin và nhận định trong báo cáo này được cung cấp bởi FPTS dựa vào các nguồn thông tin mà FPTS coi là đáng tin cậy, 
có sẵn và mang tính hợp pháp. Tuy nhiên, chúng tôi không đảm bảo tính chính xác hay đầy đủ của các thông tin này. 
Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này cần lưu ý rằng các nhận định trong báo cáo này mang tính chất chủ quan của chuyên viên phân 
tích FPTS. Nhà đầu tư sử dụng báo cáo này tự chịu trách nhiệm về quyết định của mình. 
FPTS có thể dựa vào các thông tin trong báo cáo này và các thông tin khác để ra quyết định đầu tư của mình mà không bị phụ 
thuộc vào bất kì ràng buộc nào về mặt pháp lý đối với các thông tin đưa ra. 
Tại thời điểm thực hiện báo cáo phân tích, FPTS nắm giữ 24 cổ phiếu DHG, 04 cổ phiếu DMC, 21 cổ phiếu IMP, 02 cổ phiếu OPC, 
97 cổ phiếu PMC và chuyên viên phân tích không nắm giữ cổ phiếu ngành dược phẩm nào. 
Các thông tin có liên quan đến chứng khoán khác hoặc các thông tin chi tiết liên quan đến cố phiếu này có thể được xem 
tại  hoặc sẽ được cung cấp khi có yêu cầu chính thức. 
Bản quyền © 2010 Công ty chứng khoán FPT 
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 
Trụ sở chính 
Tầng 2 - Tòa nhà 71 Nguyễn Chí Thanh, 
Quận Đống Đa, Hà Nội,Việt Nam 
ĐT: (84.4) 37737070 / 2717171 
Fax: (84.4) 37739058 
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 
Chi nhánh Tp.Hồ Chí Minh 
Tầng 3, tòa nhà Bến Thành Times 
Square, 136 – 138 Lê Thị Hồng Gấm, 
Q1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam 
ĐT: (84.8) 62908686 
Fax:(84.8) 62910607 
Công ty Cổ phần Chứng khoán FPT 
Chi nhánh Tp.Đà Nẵng 
100 Quang Trung, P.Thạch Thang, Quận 
Hải Châu TP. Đà Nẵng, Việt Nam 
ĐT: (84.511) 3553666 
Fax:(84.511) 3553888 

File đính kèm:

  • pdfbao_cao_nganh_duoc_pham.pdf