Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp

Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là phương pháp an toàn nhất trong điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây đau liên quan tới cột sống và thần kinh - cơ - khớp mà không phải uống thuốc. Phương pháp này giúp điều trị nhiều chứng bệnh khác nhau liên quan ảnh hưởng chức năng thần kinh từ cột sống, đặc biệt hiệu quả với các bệnh lý mạn tính có thương tổn từ cột sống, nguyên nhân gây đau khu trú thường trực tại điểm cột sống bị thương tổn, và cả những điểm thương tổn lan truyền theo đường đi của các rễ thần kinh.

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 1

Trang 1

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 2

Trang 2

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 3

Trang 3

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 4

Trang 4

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 5

Trang 5

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 6

Trang 6

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 7

Trang 7

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 8

Trang 8

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 9

Trang 9

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 26 trang Danh Thịnh 15/01/2024 940
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp

Bài giảng Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp
1 
BÀI GIẢNG CHUYÊN ĐỀ: 
VẬT LÝ TRỊ LIỆU THẦN KINH 
CỘT SỐNG & CƠ - KHỚP 
2 
MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ: 
Sau khi học xong chuyên đề “Vật lý trị liệu thần kinh cột sống & 
cơ - khớp”, người học nắm được những kiến thức có liên quan đến việc 
điều trị này như: Khái niệm trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp; Cơ 
sở lý luận của trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp; Cơ sở đại cương 
của thăm khám và chẩn đoán; Cơ chế tác dụng; Phương thức điều trị; 
Chỉ định và chống chỉ định; An toàn và hiệu quả điều trị; Mục tiêu điều 
trị; Tâm lý của người bệnh và thầy thuốc trong trị liệu; Đau cấp và mạn 
tính liên quan tới cột sống và thần kinh - cơ - khớp; Chăm sóc và luyện 
tập sau điều trị; Thiết bị hỗ trợ điều trị. 
3 
NỘI DUNG 
I. GIỚI THIỆU CHUNG 
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là phương pháp an toàn nhất 
trong điều trị triệu chứng và nguyên nhân gây đau liên quan tới cột sống và 
thần kinh - cơ - khớp mà không phải uống thuốc. Phương pháp này giúp điều 
trị nhiều chứng bệnh khác nhau liên quan ảnh hưởng chức năng thần kinh từ 
cột sống, đặc biệt hiệu quả với các bệnh lý mạn tính có thương tổn từ cột 
sống, nguyên nhân gây đau khu trú thường trực tại điểm cột sống bị thương 
tổn, và cả những điểm thương tổn lan truyền theo đường đi của các rễ thần 
kinh. 
Cột sống chứa ống tuỷ là nơi xuất phát của các rễ thần kinh vận động, 
cảm xúc và sinh dưỡng, dẫn truyền thông tin giữa não bộ và các bộ phận chức 
năng trong cơ thể. Các rễ thần kinh này chi phối và liên quan đến một bộ 
phận, một vùng da mà chúng tiếp nhận kích thích chức năng. Nếu có hiện 
tượng di lệch vị trí một hoặc nhiều đốt sống (sai khớp) hoặc một tổn thương 
liên quan tới cột sống thì có thể sẽ trực tiếp hoặc gián tiếp ức chế hoạt động 
của rễ thần kinh liên quan, do vậy ảnh hưởng tới hoạt động chức năng nó chi 
phối, hoặc là nguyên nhân kích thích phát sinh bệnh lý. 
Bác sỹ, kỹ thuật viên trị liệu cột sống thực hiện đồng bộ thăm khám, 
chẩn đoán và điều trị các bệnh lý đau liên quan tới cột sống và thần kinh - cơ 
- khớp theo các phương pháp trị liệu từ ngoài da và các tác động cơ học, 
thường không phải uống thuốc. Trên cơ sở nghiên cứu và tìm hiểu thực tế một 
số phương pháp điều trị của các nước trên thế giới, chúng tôi tổng hợp một số 
nội dung phục vụ hoạt động hợp tác với mong muốn ứng dụng nhiều hơn các 
kỹ thuật điều trị trong chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cộng đồng. 
4 
II. TRỊ LIỆU THẦN KINH CỘT SỐNG & CƠ - KHỚP LÀ GÌ? 
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp yêu cầu chuyên sâu điều trị các 
ảnh hưởng chức năng thần kinh cột sống nên tác giả tập trung phát triển kỹ 
thuật trị liệu lấy điều trị cột sống làm trọng tâm, ứng dụng, tham khảo và phát 
triển các kỹ thuật tác động cột sống, nắn chỉnh cột sống của Việt Nam và một 
số nước trên thế giới, làm phong phú phương pháp điều trị của tác giả. 
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là một trong những phương 
pháp chăm sóc sức khoẻ rất an toàn và hiệu quả nếu thực hiện đúng kỹ thuật, 
đúng đối tượng bệnh điều trị, cho những kết quả điều trị rất tích cực đối với 
một số bệnh lý liên quan cơ - xương - khớp, đây là phương pháp mang tính 
điển hình trong chữa trị triệt để và phục hồi chức năng thần kinh và vận động 
trong nhóm bệnh lý này, đặc biệt với các bệnh lý mạn tính. Tuy nhiên, trị liệu 
thần kinh cột sống & cơ - khớp đòi hỏi được thực hiện một cách khoa học, 
yêu cầu kinh nghiệm lâm sàng do có những đặc thù riêng. 
Phát triển trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp trong điều trị một số 
bệnh liên quan, đặc biệt các bệnh mạn tính liên quan thần kinh - cơ - khớp, 
được cho là rất an toàn, có thể mang lại hiệu quả cao, tiết kiệm và dễ triển 
khai thực hiện kể cả y tế cấp cơ sở. Điều quan trọng là có thể ứng dụng và 
triển khai phục vụ chăm sóc sức khoẻ tại mỗi gia đình, cơ sở y tế, góp phần 
chăm sóc sức khoẻ cộng đồng. 
III. CƠ SỞ LÝ LUẬN 
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là kỹ thuật điều trị chuyên 
ngành đang được giảng dạy ở các nước phát triển như Mỹ, Anh, Trung Quốc 
và nhiều nước Châu Âu. Việc tiến hành thăm khám, chẩn đoán và điều trị 
ngoài việc phải thực hiện trên cở sở khoa học dựa trên kiến thức tổng hợp 
nhiều chuyên ngành, còn cần kinh nghiệm và khả năng từng con người. Kế 
5 
thừa những giá trị của các phư­ơng pháp điều trị, các bác sỹ, kỹ thuật viên 
điều trị ngày nay có thể tiếp cận tốt hơn trong nội dung điều trị này dựa trên 
nền tảng kết hợp tổng hợp kiến thức các chuyên môn y học hiện đại. Trong 
đó, cơ sinh học là mảng lý thuyết quan trọng được ứng dụng trong trị liệu 
thần kinh cột sống & cơ - khớp. 
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp với các phép kỹ thuật tác động 
cơ học qua hệ da có thể điều chỉnh phản xạ thể dịch thần kinh (hoặc làm thay 
đổi cục bộ), dẫn tới thay đổi thể dịch thần kinh ở toàn thân, giảm co thắt cục 
bộ, Ngoài ra, còn có thể thúc đẩy tuần hoàn huyết dịch, có thể thúc đẩy 
huyết mạch ngoại vi, giảm lực cản huyết mạch, có lợi cho tuần hoàn huyết 
dịch, có lợi khai phóng đường thông mao mạch tuần hoàn. Tuần hoàn mao 
mạch là nơi trao đổi chất dinh dưỡng và đổi cũ thay mới, do đó sẽ có lợi đổi 
cũ thay mới cho các tổ chức, xúc tiến phục hồi tổ chức tổn thương. 
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp đã và đang góp phần làm phong 
phú thêm các cơ sở lý luận điều trị chuyên khoa. Tuy nhiên, việc điều trị để 
đạt được hiệu quả cao còn nhiều mặt mang tính kinh nghiệm mà tiếp tục cần 
được nghiên cứu và tiếp cận với những phư­ơng pháp tích cực hơn, vì trị liệu 
thần kinh cột sống & cơ - khớp được áp dụng trên đối tượng riêng, cách tiếp 
cận mang tính đặc thù. Bên cạnh đó, cũng chưa giải thích được một cách biện 
chứng những kết quả điều trị trong quá trình thực hiện và tiếp tục cần nghiên 
cứu phát triển. 
IV. TRỊ LIỆU THẦN KINH CỘT SỐNG & CƠ - KHỚP CHỮA 
BỆNH GÌ ? 
Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp được áp dụng để điều trị tích 
cực các sai lệch khớp và đốt sống, hỗ trợ giảm co thắt cơ cục bộ; từ đó mà có 
tác dụng giảm đa ... TRỊ 
Tính an toàn trong chữa trị một số bệnh liên quan tới cột sống và thần 
kinh - cơ - khớp bằng Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp là rất cao nếu 
những người điều trị tuân thủ những nguyên tắc trong điều trị. Ngược lại, nếu 
không tuân thủ những nguyên tắc trong điều trị thì cũng có thể gây ra những 
kết quả khôn lường. 
Về cơ bản, thực hiện tốt các kỹ thuật trong điều trị các bệnh liên quan 
cột tới sống và thần kinh - cơ - khớp sẽ mang lại hiệu quả rất tích cực, đảm 
19 
bảo an toàn cao và tránh được tác dụng phụ do không phải dùng thuốc theo 
đường uống. Việc này đặc biệt tốt với những bệnh nhân được chống chỉ định 
dùng thuốc uống do đang tồn tại các bệnh lý khác trong khi cần điều trị bệnh 
lý liên quan cơ - xương - khớp và các bệnh mạn tính. 
Việc áp dụng phác đồ điều trị sớm và đúng thì ngoài việc chữa trị đư­ợc 
bệnh cấp tính tại thời điểm, còn góp phần cực kỳ quan trọng trong việc ngăn 
chặn nguyên nhân gây ra các bệnh mạn tính liên quan. Phục hồi và duy trì sức 
khoẻ lâu dài. Nội dung này phải kể đến các tổn thương phát sinh đối với 
xương khớp, mà tiếp theo là ảnh hưởng thứ phát khi tác động đến các bộ phận 
chức năng khác của cơ thể. Các tác động này chủ yếu gây ra các ảnh hưởng 
về xương, thần kinh, gân cơ, mô mềm, sinh hoá, thì dùng phương pháp này 
hiện đang mang lại kết quả cao nhất và tốt nhất so với các phương pháp điều 
trị hiện nay. Đối với các di lệch liên quan đốt sống, di lệch liên quan khớp, 
cong vẹo cột sống, co rút gân cơ. 
Việc áp dụng phương pháp điều trị này trong điều trị dự phòng sẽ giúp 
ngăn chăn và giải quyết sớm các tổn thương, đặc biệt với các tổn thương có 
thể sinh ra ngay từ khi thai nhi, hoặc trong các trường hợp do thiếu hiểu biết 
trong quá trình lao động sinh ra. Một mặt phòng chống bệnh nghề nghiệp, mặt 
khác luôn duy trì được chất lượng sức khỏe tốt cả về thể chất và tinh thần. 
X. MỤC TIÊU ĐIỀU TRỊ 
Mục tiêu điều trị của phương pháp này là phải đạt được những kết quả 
rất cụ thể đối với từng giai đoạn điều trị nhằm đánh giá việc thăm khám chẩn 
đoán và định hướng điều trị có đúng với đối tượng bệnh lý hay không. Với 
biểu hiện rõ ràng và ảnh hưởng nhiều nhất đến bệnh nhân có bệnh lý liên 
quan cơ - xương - khớp là đau, nên mục tiêu hàng đầu cần đạt được là giảm 
đau không uống thuốc cho bệnh nhân kể cả tổn thương cấp tính và mạn tính. 
20 
Sau đó, cần điều trị và phục hồi các tổn thương, ngăn chặn các tác động 
không tích cực liên quan, phục hồi sức khoẻ toàn diện đối với bệnh lý mạn 
tính sau điều trị để đạt được mục tiêu chất lượng tốt về sức khoẻ thể chất và 
tinh thần. 
Mục tiêu quan trọng là thực hiện thăm khám, chẩn đoán và quyết định 
phương pháp điều trị nào, kế hoạch điều trị ban đầu, mục đích kết quả là gì và 
cách thực hiện ra sao đối với từng bệnh nhân. Như vậy, việc phân loại bệnh 
nhân theo bệnh lý là yếu tố quan trọng để có được lựa chọn đúng cho phương 
pháp điều trị và kết quả điều trị mong đạt được. Mục tiêu sau chữa bệnh là 
phục hồi sức khoẻ, theo dõi tính ổn định sau điều trị đối với từng đối tượng 
bệnh để tránh các tổn thương mạn tính. 
Việc thăm khám, đánh giá lại kết quả điều trị đối với từng bệnh nhân 
phải được đưa vào quy trình khám chữa bệnh sau mỗi liệu trình. Do tính đặc 
thù việc điều trị bằng trị liệu thần kinh - cơ - khớp, nên kết quả điều trị một 
đối tượng bệnh lý cụ thể có thể sẽ mang lại nhiều kết quả tốt đối với nhiều 
mặt sức khoẻ người bệnh, việc tự chăm sóc sức khoẻ sau điều trị đối với các 
bệnh lý mạn tính là quan trọng nhằm mục đích bảo vệ sức khoẻ, do vậy đánh 
giá đúng đối tượng bệnh lý và nguyên nhân gây bệnh sẽ giúp tư vấn người 
bệnh thực hiện tốt tự chăm sóc sức khoẻ bản thân. Đối với thầy thuốc, đây là 
điểm để thực sự kết thúc việc chữa bệnh cho người bệnh bằng phương pháp 
này. 
Mục tiêu an toàn trong điều trị đạt được phải đi kèm với thực hiện tốt 
điều trị rộng hơn cho các bệnh nhân cơ - xương - khớp có bệnh lý chống chỉ 
định dùng thuốc giảm đau theo đường uống. Do vậy, kết quả điều trị sẽ trực 
tiếp hoặc gián tiếp góp phần phục hồi sức khoẻ và giảm các bệnh lý liên quan 
do nếu có tác động ảnh hưởng từ bệnh lý thần kinh - cơ - khớp. 
21 
XI. TÂM LÝ NGƯỜI BỆNH VÀ THẦY THUỐC TRONG TRỊ 
LIỆU 
Phương pháp thăm khám bệnh nhân đối với phương pháp điều trị này 
có tính rất đặc thù, do liên hệ với kinh nghiệm thăm khám nên thầy thuốc cần 
thông qua những công năng cảm giác khi giao tiếp với bệnh nhân để chẩn 
đoán một cách có hệ thống các thông tin liên quan đến bệnh tật. Thực hiện sờ 
nắn bằng tay là một trong những nội dung chính khi tiến hành thăm khám 
bệnh nhân để có thể đưa ra phán đoán chính xác đối với triệu chứng bệnh. Để 
tối ưu hoá thông tin khách quan từ bệnh nhân và từ thầy thuốc trên đối tượng 
bệnh lý, việc thực hiện nguyên tắc và các giới hạn trong giao tiếp giữa bệnh 
nhân và thầy thuốc là rất quan trọng do các tiếp xúc giữa bệnh nhân và thầy 
thuốc phải được xây dựng trên một mục tiêu rõ ràng, tránh hiểu nhầm trong 
toàn bộ quá trình thăm khám và điều trị. 
Việc thăm khám dứt khoát phải thực hiện việc giao tiếp trực tiếp qua hệ 
da người bệnh bằng tay của thầy thuốc. Tùy theo phong tục tập quán văn hoá 
giao tiếp giữa người bệnh và thầy thuốc mà việc thực hiện có đạt yêu cầu tốt 
trong thăm khám hay không qua các tác động bằng tay là sờ nắn, kéo nắn, 
Do vậy, thầy thuốc cần tham khảo trước đối ý kiến người bệnh về những động 
tác thăm khám sẽ tiến hành. Mặt khác, bằng nhạy cảm của bản thân, thầy 
thuốc có thể tự đánh giá các ảnh hưởng qua các giao tiếp trong thăm khám 
với sự rõ ràng, quy trình chuẩn với mục tiêu hướng tới kết quả điều trị. 
Điều bất lợi nhất trong giao tiếp giữa thầy thuốc với bệnh nhân là không 
xác lập được rõ ràng các giao tiếp để thăm khám, trong đó bao gồm cả yếu tố 
tinh thần và suy nghĩ của hai bên. Sự mong đợi từ phía bệnh nhân là “bệnh 
của mình đã kéo dài 30 năm nhưng muốn điều trị khỏi trong ít phút”, còn thầy 
thuốc thì với suy nghĩ rằng “kỹ thuật của tôi có thể chữa khỏi tất cả”, đó là 
22 
không thực tế. Do vậy, thông tin giao tiếp cần thực tế, có cơ sở giữa thông tin 
với thực tế. Ví dụ một bệnh nhân bị thoái hoá đốt sống cổ kiểm tra thấy có 
các ảnh hưởng lâm sàng đến đau đầu, mất ngủ, thì cần phân tích cho bệnh 
nhân hiểu rõ hơn. 
Bệnh nhân luôn quan tâm và lo lắng về bệnh tật của họ và các ảnh 
hưởng mà bệnh tật của họ có thể gây ra. Việc thầy thuốc thông tin với một 
phương pháp tốt tới bệnh nhân có thể giúp mối giao tiếp giữa hai bên tốt đẹp 
và cởi mở là điều kiện thuận lợi cho quá trình thăm khám và điều trị. Đương 
nhiên cần thiết phải có tối thiểu một linh cảm thầy thuốc như trong sự thông 
cảm, trong sự nhạy cảm, hơn nữa trong bản năng sẵn có và trong cả sự nghi 
vấn, kể cả những thông tin không bằng lời nói, chỉ bằng sự cảm nhận của thầy 
thuốc vẫn có thể sự dụng trong thăm khám và điều trị. Nghệ thuật của thầy 
thuốc là thống nhất được mối giao tiếp bằng lời nói và không bằng lời nói với 
bệnh nhân, khả năng này của thầy thuốc phải luôn được học hỏi, nâng cao và 
rèn luyện. 
Tâm lý người bệnh nhằm khắc phục đau là nội dung cần được hiểu một 
cách đúng đắn và phải tuân theo hai chiều hướng sau đây: Việc chấp nhận sự 
phụ thuộc của bệnh nhân với môi tr­ường xung quanh như thế nào? các 
phương pháp của thầy thuốc nhằm giảm bớt sự phụ thuốc của bệnh nhân vào 
các biện pháp y tế. Bệnh nhân phụ thuộc vào sự tự chủ của mình được bao 
nhiêu lâu? Geissner và Wurtele (1990) khẳng định rằng, những phân tích 
quan trọng đối với việc khắc phục đau là phải làm cho bệnh nhân hiểu thấu 
đáo để tự mình kiểm tra và đánh giá tình trạng đau của mình. 
23 
XII. ĐAU CẤP VÀ MẠN TÍNH LIÊN QUAN TỚI CỘT SỐNG VÀ 
THẦN KINH - CƠ - KHỚP 
Đau, theo sinh lý học thần kinh mô tả là một khái niệm trừu tượng phụ 
thuộc theo những yếu tố: cơ địa, cảm xúc và sự chịu đựng khác nhau của từng 
người bệnh. (Geissner và Wurtele, 1990). Theo Engel (1970) thì “ Đau là một 
cảm giác khó chịu được cơ thể ghi nhận và đau là nguồn gốc của bệnh tật, 
thông qua cảm giác đau ta có thể tìm thấy thương tổn”. Nhưng theo Adler và 
Hemmeler (1998) thì thương tổn có thể tồn tại với đau, cũng có thể thương 
tổn là mối đe doạ và cũng có thể chỉ là sự tưởng tượng mà thôi. Sternbach 
(1974) phân biệt giữa đau và bệnh nhân đau. 
Bệnh nhân đau là một bệnh nhân tìm đến thầy thuốc khi có đau cấp tính 
hoặc mạn tính với hy vọng là để giảm đau. Điều trị bằng trị liệu thần kinh - cơ 
- khớp với những trường hợp đau cấp tính hoặc mạn tính trên cơ sở sửa lại 
tình trạng rối loạn chức năng của cột sống hay các chi. Thực hiện thăm khám 
yêu cầu một thầy thuốc phải có đủ kiến thức về lâm sàng để phân biệt đau cấp 
tính, đau mạn tính và đau trong ung thư và AIDS. Trong các chứng đau cấp 
tính, đau mạn tính thì phải thực hiện phân biệt và áp dụng các chỉ định và 
chống chỉ định điều trị. 
Trong Trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp, đau cần được xem xét và 
đánh giá thông qua các thông tin cơ bản sau: 
- Biểu hiện khu trú đau? (khuếch tán hay lan truyền). 
- Tính chất đau? (như kim châm, ẩm ướt, bỏng rát). 
- Mức độ đau? (chịu được, không chịu được). 
- Thời gian xuất hiện và tồn tại cơn đau? (cấp tính, tản mạn, tái phát, 
kéo dài, mạn tính). 
24 
- Tình trạng đau? (yên lặng, căng thẳng, khi nằm, khi ngồi, khi đứng, 
khi đi). 
- Triệu chứng đi kèm với đau? (chóng mặt, nhịp tim nhanh,). 
- Thông tin khác? (nghề nghiệp, thói quen trong sinh hoạt,). 
Trong quá trình điều trị, yếu tố quan trọng để có thể đạt được một kết 
quả điều trị tốt là: tuổi còn trẻ, bệnh cấp tính, hơi đau một chút, khoẻ mạnh, 
năng động. Đối với bệnh nhân mạn tính thì thời gian điều trị cần phải tăng 
thêm, kỹ thuật chẩn đoán và điều trị cần phải chọn lọc và thực hiện có đánh 
giá, sự tái lập lại chức năng tức là chữa khỏi và phục hồi lại hoàn toàn là điều 
không thực hiện được. Do vậy, với mỗi trường hợp đau, bệnh nhân cũng phải 
tự ý thức được tình trạng bệnh tật và thực tế của mình. 
Đánh giá cảm giác đau chủ quan qua thang đo trực giác và bằng danh số 
kèm theo (Mc Gill và vấn đề đau) đã được Keefe và Block (1982) ghi chép lại 
qua việc theo dõi đối với cơ quan vận động. Nếu có biểu hiện đau thì có thể 
nhận xét được qua những hiện tượng như sự tự chế ngự, sự tự cựa quậy, sự 
thư giãn nghỉ ngơi, sự nhăn nhó, sự thở dài, sự tự xoa đập tại chỗ liên tục ở tư 
thế ngồi, đứng và đi với dáng lom khom. Keefe và cộng sự (1990) đau có thể 
chia ra làm 4 nhóm nguyên nhân chủ yếu khác nhau do tuổi tác, giới tính, 
nguồn gốc, chủng tộc và tầng lớp xã hội. 
Kết quả điều trị đau phụ thuộc một chẩn đoán đúng và một phư­ơng 
pháp điều trị phù hợp. Đôi khi có sự khác biệt về hiệu quả điều trị lại do chính 
cảm nhận cá nhân của từng người bệnh. Điều chú ý là điều trị đau cần thực 
hiện vào những thời gian cố định, tránh theo ý kiến chủ quan của bệnh nhân 
để phòng ngừa đau tái phát. Đánh giá kết quả điều trị bằng phương pháp này 
đối với bệnh lý cột sống và thần kinh - cơ - khớp cho thấy thế mạnh là giảm 
25 
đau, với kỹ thuật được thực hiện bởi các kỹ thuật viên có kinh nghiệm thường 
giúp bệnh nhân giảm đau tức thì khi điều trị. 
XIII. CHĂM SÓC VÀ LUYỆN TẬP SAU ĐIỀU TRỊ 
Các bệnh lý đư­ợc trị liệu thần kinh cột sống & cơ - khớp nếu đạt được 
những kết quả tích cực thì điều đó khẳng định đã thực hiện một phương pháp 
điều trị hiệu quả, điều này đặc biệt có ý nghĩa với các bệnh lý mạn tính để duy 
trì thực hiện điều trị hướng tới kết quả tốt nhất. Trong các nội dung giới đã 
giới thiệu, kết quả điều trị đối với từng bệnh phụ thuộc các yếu tố chủ quan và 
khách quan, ngoài một phương pháp điều trị đúng, còn phụ thuộc vào các 
bệnh nhân khác nhau. 
Luyện tập sau điều trị hay chăm sóc và phục hồi sức khoẻ sau điều trị 
đối với bệnh lý liên quan tới cột sống và thần kinh - cơ - khớp là rất quan 
trọng. Điều này nhất thiết phải thực hiện theo hướng dẫn của thầy thuốc. Vì 
nội dung, mục đích, phương pháp tập luyện đối với mỗi bệnh lý là khác nhau, 
với cùng một bệnh lý nhưng với các bệnh nhân khác nhau cũng có thể phải 
thực hiện khác nhau. Thực hiện chăm sóc sau điều trị cần thực hiện nhiếu tác 
động tích cực khác nhau chứ không chỉ đơn thuần là luyện tập thể dục. Người 
bệnh cần nhận được một tư vấn đầy đủ về luyện tập thể chất, luyện tập tinh 
thần, chế độ dinh dưỡng, các quan hệ xã hội, đặc biệt là môi trư­ờng sống và 
làm việc với các thói quen cụ thể. 
Mục đích mong muốn đạt được từ việc chăm sóc sau điều trị đối với 
nhóm bệnh lý này là các tác động nhằm hỗ trợ hồi phục các tổn thương đã 
được điều trị có liên quan đến cả mặt sức khoẻ thể chất và sức khoẻ tinh thần. 
Đối với một bệnh nhân cụ thể, kết quả mong muốn sẽ là không còn cảm giác 
đau với tình trạng tinh thần sảng khoái, các hoạt động chức năng liên quan 
thần kinh và vận động được phục hồi tốt nhất. Kết quả mong muốn cũng có 
26 
thể không đạt được đối với từng trường hợp, do vậy cần phải nhìn nhận từng 
trường hợp với từng thực tế bệnh tật cụ thể. 
XIV. THIẾT BỊ HỖ TRỢ ĐIỀU TRỊ 
Thiết bị hỗ trợ điều trị bệnh liên quan cột sống và thần kinh - cơ - khớp 
rất đa dạng. Việc sử dụng thiết bị nào trong phác đồ điều trị cần được nghiên 
cứu và áp dụng trên cơ sở khoa học thì mới mang lại những tác dụng mong 
muốn. Trong đó, chức năng sử dụng từng loại thiết bị khi áp dụng trên từng 
đối tượng bệnh lý thì dứt khoát phải thực hiện tốt theo các chỉ định và chống 
chỉ định. 
Với những thiết bị thông th-ường dùng trong điều trị bệnh cột sống và 
thần kinh - cơ - khớp như giường kéo giãn, thiết bị xung từ, đèn hồng 
ngoại, tuy đơn giản nhưng nếu không thực hiện đúng hướng dẫn thì có thể 
không có hiệu quả điều trị mà còn gây ra những ảnh hưởng không lợi cho 
bệnh nhân. 
Hiện nay, hầu hết các đơn vị cơ - xương - khớp, phục hồi chức năng, 
đều trang bị các thiết bị này. Ngoài hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất, chỉ 
định của bác sỹ thì kinh nghiệm áp dụng đối với từng bệnh nhân khác nhau 
cần phải được chú ý. 
=====HẾT===== 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_vat_ly_tri_lieu_than_kinh_cot_song_co_khop.pdf