Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương

TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ MÔI GIỚI BĐS

1. Giới thiệu về dịch vụ môi giới bất động sản

2. Vai trò của môi giới bất động sản trong nền

kinh tế thị trường

3. Nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản

4. Điều kiện kinh doanh và yêu cầu chuyên môn

của nhà môi giới bất động sản

5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề

môi giới bất động sản

6. Đạo đức nghề nghiệp trong môi giới bất động sản

7. Kinh nghiệm các nước trong nghề MGBĐS

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 1

Trang 1

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 2

Trang 2

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 3

Trang 3

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 4

Trang 4

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 5

Trang 5

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 6

Trang 6

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 7

Trang 7

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 8

Trang 8

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 9

Trang 9

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 84 trang viethung 7300
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương

Bài giảng Tổng quan về dịch vụ môi giới bất động sản - Phạm Ngọc Phương
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ 
MÔI GIỚI BẤT ĐỘNG SẢN
GV : MBA.Phạm Ngọc Phương
EM: thsngocphuong@yahoo.com.vn – ĐT 0903106607
-TP.HCM năm 2008-
-Lưu hành nội bộ-
ĐẠI HỌC TÂY ĐÔ
TỔNG QUAN VỀ DỊCH VỤ MÔI GIỚI BĐS
1. Giới thiệu về dịch vụ môi giới bất động sản
2. Vai trò của môi giới bất động sản trong nền 
kinh tế thị trường
3. Nguyên tắc hoạt động môi giới bất động sản
4. Điều kiện kinh doanh và yêu cầu chuyên môn 
của nhà môi giới bất động sản
5. Những yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển nghề 
môi giới bất động sản
6. Đạo đức nghề nghiệp trong môi giới bất động 
sản
7. Kinh nghiệm các nước trong nghề MGBĐS
1. GIỚI THIỆU VỀ DỊCH VỤ MGBĐS
1. Khái niệm về MGBĐS 
2. 3 điều quan trọng của người 
MGBĐS
3. Dịch vụ MGBĐS hình thành & phát 
triển là tất yếu khách quan trong 
nền kinh tế thị trường 
1. Khái niệm về MG, MGBĐS
 MG là hoạt động của người thứ 3 với mục đích tạo sự thông 
cảm, thấu hiểu về các vấn đế liên quan giữa các bên với 
nhau, hoặc là việc giải quyết những công việc nào đó liên 
quan giữa 2 bên.
 Người MG lúc này đóng vai trò là cầu nối
 Hoạt động MG là công việc với mục đích tạo ra thu nhập 
mà đối tượng của nó là thương vụ được thực hiện giữa 2 
bên
NGƯỜI MUA MÔI GIỚI NGƯỜI BÁN
2. Ba điều quan trọng của người MGBĐS
Thứ nhất : 
 Nhà MGBĐS luôn hoạt động phục vụ cho những người 
khác, họ đóng vai trò trung gian cho các bên
 Nếu như nhà MGBĐS trở thành một bên nào đó của thương 
vụ thì việc thưc hiện các hoạt động liên quan sẽ mất đi tính 
chất MG. 
 Ví dụ :
Thứ hai : 
 Hoạt động của nhà MGBĐS là hoạt động có tính chất 
thương mại
 Nhà MGBĐS thực hiện những hoạt động với mục tiêu kết 
nối những mối quan hệ mang tính thương mại đến việc ký 
kết hợp đồng mà hàng hóa là BĐS-1 loại HH đặc biệt
Thứ ba :
 Những công việc của nhà MGBĐS đều được trả 
công
 Họ tiến hành những công việc trên là để nhận 
được tiền công, tiền hoa hồng
3. Dịch vụ MGBĐS là tất yếu khách quan 
 CầN THIếT THEO YÊU CầU CủA PHÁP LUậT : 
- LUẬT KINH DOANH BẤT ĐỘNG SẢN CỦA QUỐC HỘI NƯỚC CỘNG HOÀ 
XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM SỐ 63/2006/QH11 NGÀY 29 THÁNG 6 
NĂM 2006. 
- LUậT này đã được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa 
Việt Nam khoá XI, kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 29 tháng 6 
năm 2006. 
- Phần cho MGBĐS tại chương IV mục 1, từ điều 44 đến điều 
50
 CầN THIếT Để ĐÁP ứNG NHU CầU GIAO DịCH CủA 
THị TRƯờNG : 
Thị trường BĐS rất đặc biệt hơn những thị trường HH khác 
và phải cần nhà MG vì :
1/Giá trị BĐS rất lớn nhưng tính thanh khoản lại rất kém
2/Phần lớn những người tham gia giao dich trên thị trường 
không có đủ thông tin về các vấn đề hỗ trợ (& cả am hiểu 
thủ tuc cần thiết) để tiến hành dễ dàng (Người mua & 
người bán khó tìm và thỏa mãn được nhau)
2. VAI TRÒ CỦA MGBĐS TRONG T.TR BĐS
 Rõ ràng môi giới bất động sản có những mặt tích cực và 
tiêu cực, 
 chính những người tham gia nhiều khi biến cho thị trường 
này méo mó, nhưng không thể phủ nhận vai trò của 
những nhà môi giới họ chính là chất xúc tác đưa các giao 
dịch tới thành công, đồng thời thúc đẩy sự phát triển của 
thị trường bất động sản. 
 Vai trò của dịch vụ này thể hiện qua các mặt sau:
2. VAI TRÒ CỦA MGBĐS TRONG T.TR BĐS
1. Thu thập & cung cấp t.tin về BĐS & các t.tin khác có liên 
quan đến BĐS
2. Tư vấn cho khách hàng
3. Làm cầu nối giữa cung-cầu BĐS
4. Làm tăng số lượng giao dịch BĐS trên thị trường (T.Tr)
5. Mở kênh T.Tr công khai minh bạch về BĐS giúp T.Tr hoạt 
động ổn định
6. Giúp nhà nước hoàn thiện các hoạt động quản lý nói 
chung & quản lý T.Tr BĐS nói riêng
1/Thu thập & cung cấp t.tin về BĐS & các 
t.tin khác có liên quan đến BĐS
 Do tính đặc thù về của hàng hoá bất động sản và thị trường 
bất động sản. Nó là một thị trường không hoàn hảo, thông 
tin về thị trường, về hàng hoá không thật đầy đủ và không 
được phổ biến rộng rãi như các hàng hoá khác và tiêu chí 
tham gia đánh giá bất động sản cũng không chính xác như 
các hàng hoá khác 
 Chính vì vậy hệ thống thông tin đóng một vai trò quan 
trọng đối với sự vận hành của thị trường trường bất động 
sản, đó là toàn bộ các thông tin liên quan đến bất động 
sản, bao,gồm các thông tin về: luật pháp, chính sách đất 
đai, quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, vị trí của bất động 
sản, môi trường, nhu cầu,mức cung, tâm lý, tập quán 
1/Thu thập & cung cấp t.tin về BĐS & các 
t.tin khác có liên quan đến BĐS
 Các t.tin này là cơ sở rất quan trọng cho việc thực hiện các 
giao dịch, các quyền & lợi ích chứa đựng bên trong BĐS
 Các t.tin thu thập bao gồm :
+ Loại BĐS
+ Vị trí
+ Thông tin về quy hoạch có liên quan đến BĐS
+ Quy mô, diện tích của BĐS
+ Đặc điểm, tính chất, công năng sử dụng, chất lượng BĐS
+ Thực trạng các công trình hạ tầng, các dịch vụ về kỹ 
thuật & XH có liên quan BĐS
+ Tình trạng pháp lý của BĐS : Hồ sơ, giấy tờ về quyền sở 
hữu-quyền sử dụng BĐS, giấy tờ liên quan đến việc tạo lập 
BĐS, lịch sử sở hữu, sử dụng BĐS, 
+ Các hạn chế về quyền sở hữu-quyền sử dụng BĐS (nếu 
có)
+ Giá bán, chuyển nhượng, thuê, cho thuê, thuê mua BĐS
+ Quyền & lợi ích của những người thứ ba có liên quan
+ Các t.tin khác có liên quan đến BĐS
- Nhà MGBĐS phải có nhiệm vụ công khai tất cả các t.tin đã 
thu thập được về BĐS cho khách hàng
- Nếu cung cấp t.tin không trung thực, gian lận, lừa dối,  sẽ 
bị coi là hành vi vi phạm pháp luật và bị cấm
2/Tư vấn cho khách hàng
 Do thị trường bất động sản người mua và người bán không 
có cơ hội và đầy đủ lượng thông tin cần thiết để lựa chọn 
thị trường phù hợp với mình. 
 Thị trường bên cạnh sự hoạt động chính thức dưới sự quản 
lý của nhà nước là thị trường hoạt động không chính thức 
(ngoài sự kiểm soát của nhà nước )
 Thị trường phát triển một cách tự phát, tình trạng đầu cơ 
vào đất thì nhiều, từ đó dẫn tới gía quá cao khiến tất cả 
mọi người không thể biết được giá đó là “ thực” hay là giá 
“ảo”. Vì thế khi mà thị trường “ lạnh” số lượng các giao dịch 
bất động sản ít sẽ dẫn đến nhiều nhà đầu cơ đứng trước bờ 
phá s ...  vẫn là vùng trắng, 
cần hỗ trợ các cơ quan điều tra cơ bản cung cấp thông 
tin cơ bản về thị trường bất động sản.
- Năng lực: Có thông tin đầy đủ lĩnh vực liên quan, khả 
năng vận dụng vào thực tế, biết cách tư vấn
- Phong cách: nhanh nhẹn, phong cách riêng.
 + Sự nhanh nhẹn: công việc luôn yêu cầu sự nhanh 
nhẹn. di chuyển tranh thủ thời gian. Nhanh nhẹn cả về 
vật lý và tâm lý.
 + Luôn sẵn sàng phục vụ: hoạt động trong mọi hoàn 
cảnh, thời gian không phải của chính họ mà phụ thuộc 
và khách hàng.-> bản thân và gia đình phải chấp nhận.
- Óc quan sát: Kết nối sự việc, có trí nhớ tốt, cần nhớ 
mặt họ tên sở thích của khách hàng.
- Văn hoá cá nhân: Cần chứng tỏ là người có văn hoá 
cá nhân cao, thể hiện trong quan hệ với khách hàng, 
văn hoá ứng xử trong công việc
- Diện mạo bên ngoài: 
 + Ấn tượng đầu tiên: Khách hàng ngay đầu tiên đã 
để ý đến nhà Môi giới , khoảng 30 đến 60 giây đầu tiên 
có thể nhận diện mức độ trung thực , trình độ văn hoá, 
tính cách, công việc của họ có thuận lợi hay không.
 + Hình thức quan trọng hơn nội dung: ấn tượng 
đầu tiên tạo nên bởi hình thức 50 %, 38 % ngôn ngữ 
cơ thể, nội dung câu chuyện 7 %. => đầu tư cho hình 
thức bên ngoài có thể làm tăng thu nhập cho nhà Môi 
giới
 + Con người của thành đạt: 
hình thức cũng thể hiện con 
người thành đạt -> phải 
chứng tỏ thành công đối với 
khách hàng ngay cả khi thực 
tế ngựơc lại.
 + Vệ sinh cá nhân: thường 
xuyên phải tiếp xúc khách 
hàng phải giữ gìn vệ sinh tốt 
và vệ sinh văn phòng Môi 
giới.
 + Tôn trọng thời gian của 
khách hàng.
- Ý nghĩa của kỹ thuật mới: người già không thích hợp, 
người trẻ năng động tiếp cận kỹ thuật mới: vi tính
- Điện thoại di động: sử dụng đúng
- Tránh thể hiện ra ý nghĩa tiêu cực: tránh gây tâm lý 
thất bại trong môi trường..
- Quyết đoán và trung thực: cần quyết đoán và hành
động theo nhóm.
-
- Sự hài lòng về tiền bạc: cảm giác tự hào tiền thù lao 
xứng đáng
- Tính hiểu biết về chu kỳ: Kinh doanh bất động sản có 
tính chu kỳ, có những lúc đóng băng, lúc “nóng”, nhà 
Môi giới cần nghỉ ngơi làm việc đúng lúc, không nên 
làm việc liên tục dẫn đến căng thẳng kiệt sức.
5. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯởNG ĐếN 
Sự PHÁT TRIểN NGHề MGBĐS
1. Những yếu tố trực tiếp:
2. Những yếu tố gián tiếp:
3. Những yếu tố khác:
1.Những yếu tố trực tiếp
 Hệ thống pháp lý
 Các văn bản quy định cụ thể của nhà nước từng giai đoạn 
và văn bản riêng của ngành
 Lợi nhuận trong nghề MGBĐS
Hệ thống pháp lý
 Bất kể sự hoạt động của 1 ngành nghề nào cũng không thể 
nằm ngoài khuôn khổ của pháp luật nói chung, đặc biệt là 
luật & các văn bản pháp lý liên quan đến ngành nghề đó
 Bên cạnh đó là các tiêu chuẩn dành riêng cho nghề do nhà 
nước hoặc các hiệp hội ngành nghề ban hành.
 Ví dụ : yêu cầu chuyên môn của nhà MGBĐS, tiêu chuẩn 
đạo đức nghề nghiệp với nghề MGBĐS, 
 - Luật Kinh doanh bất động sản đã công nhận nghề môi 
giới bất động sản và quy định khi kinh doanh dịch vụ 
môi giới bất động sản phải có chứng chỉ môi giới bất 
động sản;
 - Một số giao dịch phải qua sàn giao dịch;
 - Các Bộ luật liên quan tạo điều kiện cho nghề môi giới 
phát triển như Luật Nhà ở, Luật Đất đai, Bộ luật dân sự;
 - Hội nhập quốc tế: nhiều công ty nước ngoài đầu tư 
kinh doanh vào Việt Nam đã tạo sức ép cạnh tranh cho 
các công ty trong nước phải chuyên nghiệp dịch vụ môi 
giới bất động sản;
 - Lợi nhuận hấp dẫn từ dịch vụ môi giới bất động sản 
chuyên nghiệp.
2.Những yếu tố gián tiếp:
a) Những tác động đến nhu cầu về bất động sản 
làm tăng nhu cầu môi giới bất động sản:
 + Sự tăng trưởng về dân số và các nhu cầu phát 
triển: Tăng trưởng dân số làm làm tăng mọi nhu cầu 
của xã hội và theo đó cầu về nhà đất tăng lên. Lượng 
cầu BĐS là một đại lượng tỷ lệ thuận với yếu tố dân 
số, đặc biệt khi tỷ lệ tăng dân số cơ học càng cao sẽ 
gây ra những đột biến về cầu BĐS. 
 + Thu nhập của dân cư: Nhu cầu về nhà ở là nhu cầu 
cơ bản thiết yếu không thể thiếu với mỗi người dân. Do 
vậy, cầu về nhà ở tối thiểu sẽ tăng lên tương ứng với 
tốc độ tăng của thu nhập khi mức thu nhập đã vượt 
quá mức giới hạn về cầu lương thực và thực phẩm.
 + Kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội của Chính phủ: 
Việc phát triển mạnh các khu công nghiệp và tăng 
mức độ thu hút đầu tư bên ngoài vào các đô thị cũng 
sẽ làm tăng mức cầu về BĐS nói chung. Ngoài ra, các 
dự án giải toả các khu nhà ổ chuột dọc theo các kênh 
rạch cũng sẽ làm tăng mức cầu về BĐS.
 + Tài chính ngân hàng phát triển, tạo điều kiện cho 
vay để đầu tư bất động sản, dẫn đến cầu bất động 
sản tăng.
 Ngoài ra, còn phải kể đến một số yếu tố khác ảnh 
hưởng không nhỏ tới quy mô và tính chất của cầu về 
BĐS đó là trình độ phát triển sản xuất, sự chuyển đổi 
cơ cấu nền kinh tế, tác động của quá trình hội nhập 
kinh tế khu vực và quốc tế v.v.. 
b) Những tác động từ việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế:
 + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước: Sự thay đổi cơ cấu 
ngành kinh tế liên quan đến sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế 
xuất phát từ sự quá tải lao động trong một số ngành công 
nghiệp nặng, sự dư thừa lao động nông nghiệp sang các 
ngành sản xuất có kỹ thuật cao hơn, dịch vụ và lưu thông 
phân phối. 
 Chính điều này sẽ tạo ra tình trạng thay đổi liên tục 
những nhu cầu về không gian, diện tích để phát triển các 
ngành sản xuất, phân phối và dịch vụ. 
 Việc giảm lao động trong nông nghiệp, tăng lao động 
trong nhiều ngành công nghiệp và dịch vụ sẽ đồng nghĩa 
với những biến động về bất động sản có liên quan. 
 Chẳng hạn như khi lao động trong các ngành dịch vụ 
được tăng cường, phát triển mạnh sẽ dẫn đến sự gia tăng 
nhu cầu về diện tích kinh doanh, văn phòng làm việc, 
khách sạn và nhà nghỉ v.v.. 
 Sự chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong nước cũng liên quan 
đến cơ cấu phân bố dân số theo vùng, do sự dịch 
chuyển dân số từ khu vực nông thôn vào khu vực đô thị 
và sự phát triển quá trình đô thị hoá. 
 Việc theo dõi những diễn biến này cộng với quá trình 
phân tích dự đoán sẽ cung cấp cho nhà môi giới những 
kinh nghiệm tốt trong việc dự đoán mức độ và xu 
hướng thay đổi của cầu BĐS.
 + Chuyển đổi cơ cấu kinh tế có liên quan đến khía cạnh 
nước ngoài: Sự chuyển đổi này có liên quan đến quá 
trình tiến triển toàn cầu hoá cũng như các hiệp định 
thương mại của Việt Nam với các nước trong khu vực 
và thế giới. Sẽ có một vài loại hình BĐS tham gia trực 
tiếp vào thị trường BĐS thế giới (siêu thị, văn phòng, 
resort v.v..). 
 Một số khu vực trong thị trường BĐS cũng sẽ tham gia 
vào thị trường BĐS thế giới như: quay vòng BĐS (cho 
thuê), quay vòng tài chính liên quan đến BĐS (thế 
chấp, trái phiếu BĐS, cổ phiếu của các công ty kinh 
doanh BĐS, cho vay), các dịch vụ liên quan đến sự 
quay vòng và tài chính BĐS (định giá, môi giới, quản 
trị).
c) Những tác động đến khả năng cung cấp hàng 
hoá bất động sản trên thị trường bất động sản:
 + Thị trường xây dựng phát triển.
 + Chính sách đất đai, đầu tư và tài chính
 + Sự phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
 + Chiến lược phát triển kinh tế-xã hội quốc gia và địa 
phương
3. Những yếu tố khác:
a) Sự bất ổn định tự nhiên của thị trường bất động 
sản:
 Thị trường bất động sản có thể trải qua những thời kỳ 
dao động mạnh (có lúc mạnh hơn cả dao động của nền 
kinh tế) và nhiều khi không trùng lặp với chu kỳ phát 
triển kinh tế. 
 Ngoài những giai đoạn khủng hoảng, suy thoái của nền 
kinh tế, còn tồn tại chu kỳ dao động tự nhiên với sự 
phản ứng chậm hơn của thị trường BĐS so với chu kỳ 
kinh tế chung. 
 Tương tự, khi nền kinh tế phát triển mạnh thì sự tăng 
trưởng của thị trường BĐS cũng xảy ra chậm hơn.
b) Môi giới bất động sản và công nghệ thông 
tin:
 Việc toàn cầu hoá thông tin là giải pháp hữu hiệu 
cho mọi khía cạnh hoạt động của văn phòng môi 
giới. Nó giúp cho bản thân văn phòng môi giới có 
sự thống nhất bên trong về tổ chức, cũng như tin 
học hoá tất cả các mối quan hệ với môi trường bên 
ngoài ở phạm vi quốc gia và quốc tế. 
 Hiện nay, khá nhiều công ty môi giới BĐS đã đưa dịch 
vụ của mình lên mạng Internet, công nghệ thông tin sẽ 
từng bước được phổ thông hoá đáp ứng nhu cầu của 
tất cả các tầng lớp nhân dân, là cơ sở để các văn 
phòng môi giới thực hiện chiến lược quảng bá hình ảnh 
và hoạt động kinh doanh của mình một cách nhanh 
chóng và hữu hiệu nhất, từng bước chuyên nghiệp hoá 
hoạt động môi giới bất động sản trong bối cảnh phát 
triển kinh tế hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.
c) Vấn đề đào tạo chuyên gia môi giới bất động 
sản:
 Với tình hình đào tạo như hiện nay thì mảng cung cấp 
dịch vụ môi giới BĐS tại nước ta hiện nay đang tồn 
tại một lỗ hổng lớn do thiếu trầm trọng các nhà môi 
giới BĐS chuyên nghiệp và đủ điều kiện. 
 Vì vậy, việc đào tạo một cách cơ bản và có hệ thống 
đội ngũ các nhà môi giới BĐS là một trong những yếu 
tố quan trọng góp phần thúc đẩy sự phát triển nghề 
môi giới BĐS trong nền kinh tế thị trường.
6.ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP TRONG MGBĐS
 Hiện tại Việt Nam chưa đưa ra các điều kiện đạo đức đối 
với người làm công việc môi giới bất động sản. Nhưng vấn 
đề tiêu chuẩn đạo đức của người làm môi giới là vấn đề hết 
sức quan trọng nhằm bảo vệ quyền lợi của các bên tham 
gia giao dịch bất động sản, do vậy chắn chắn sẽ được nhà 
nước đặt ra trong tương lai gần. 
 Nghiên cứu về tiêu chuẩn và đạo đức nhà môi giới bất 
động sản, chúng ta có thể tham khảo quy định của Hoa 
kỳ về vấn đề này. Tại Hoa Kỳ có riêng Bộ Luật Đạo đức 
của Hoa Kỳ được ra đời năm 1913 và nó được tu chính 
tại các kỳ đại hội thường niên từ đó cho đến nay. Nội 
dung cơ bản của Bộ luật này như sau : 
 a. Nhiệm vụ đối với khách và khách hàng
 b. Nhiệm vụ đối với dân chúng
 c. Nhiệm vụ đối với người REALTORS
a. Nhiệm vụ đối với khách và khách hàng
 Đây là nhiệm vụ rất quan trọng được quy định rất rõ ràng 
trong tiêu chuẩn hành nghề của người REALTORS ( Chuyên 
viên bất động sản nói chung). 
 Quan điểm chung của những quy phạm này thể hiện một 
yêu cầu bắt buộc người REALTORS phải thành thật, đồng 
thời khi đại diện cho người mua, người bán, chủ nhà đất 
người REALTORS tự mình phải cam kết là sẽ bảo vệ và đề 
cao quyền lợi của người khách lên trên hết. 
 Đặc biệt khi phục vụ người mua, người bán, chủ nhà đất, 
người mướn hoặc các bên khác với tư cách không phải đại 
diện thì người REALTORS bắt buộc phải đối đãi thành thật 
với tất cả các bên. 
 Cũng trong quan hệ với khách hàng, Bộ luật cũng quy 
định rõ ràng đối với người REALTORS trong việc nhận 
hoa hồng, theo đó người REALTORS sẽ không được phép 
nhận hoa hồng của một bên cao hơn, mặc dù được luật 
pháp cho phép, đồng thời không được phép tiết lộ điều 
đó cho tất cả các bên. 
 Bên cạnh đó người REALTORS cũng không được phép 
nhận bất cứ một loại hoa hồng giảm giá, hoặc quyền lợi 
về các chi phí tính cho khách của họ mà không có sự hiểu 
biết và đồng ý của khách. 
 Đặc biệt, khi có sự tranh chấp giữa người mua và người 
bán, kể cả thương vụ đó đã hoàn thành, thì trách nhiệm 
của người REALTORS vẫn còn nguyên giá trị.
b. Nhiệm vụ đối với dân chúng
 REALTORS trong quá trình tác nghiệp, họ không chỉ có 
nhiệm vụ đối với khách hàng mà họ còn phải thể hiện 
nhiệm vụ đó với tất cả dân chúng, không được phép từ chối 
bất cứ một người nào vì bất kỳ lý do gì như sắc tộc, tôn 
giáo, tình trạng tàn tật, gia đình hay nguồn gốc quốc gia... 
 Đồng thời tất cả những thông tin liên quan đến khách hàng 
cũng không được phép tiết lộ cho bất kỳ bên nào và bất cứ 
những thông tin, hành động nào mà làm cho người bán 
phải bán đổ, bán tháo đều là vi phạm quy tắc hành nghề.
 Khi người REALTORS thực hiện việc cung cấp dịch vụ 
cho khách mà có liên quan đến cố vấn hoặc là tham 
vấn theo một lệ phí (không phải là hoa hồng), việc cố 
vấn đó sẽ được thực hiện một cách khách quan và lệ 
phí sẽ không phụ thuộc vào bản chất của sự cố vấn 
hoặc tham vấn. Tất cả những dịch vụ đó, tiền thù lao 
sẽ được thỏa thuận trước giữa khách và người 
REALTORS. 
c. Nhiệm vụ đối với người 
REALTORS
 Phần này quy định rõ ràng trong mối quan hệ giữa những 
người REALTORS với nhau và giữa những người REALTORS 
với khách hàng. 
 Theo đó người REALTORS không được cố ý hoặc cẩu thả 
xác nhận những điều gian trá hay sai lầm về người cạnh 
tranh, về việc kinh doanh hoặc cách hành nghề kinh doanh 
của họ. Bộ luật chỉ cho phép những người REALTORS được 
phép cạnh tranh khi mà một trong 2 người chưa đi đến một 
hợp đồng cụ thể với khách hàng. 
 Bên cạnh đó người REALTORS không được phép mời mọc 
đăng bản tin gì hiện đang được liệt kê riêng với một người 
môi giới khác, đồng thời người REALTORS không được mời 
ký hợp đồng với khách hàng đã ký hợp đồng với một người 
REALTORS khác...
 Nhìn từ góc độ đạo đức, Bộ luật về tiêu chuẩn hành 
nghề của Hiệp hội quốc gia chuyên viên địa ốc Hoa Kỳ 
thể hiện rất rõ những quy phạm về đạo đức mà một 
người môi giới cần phải thực hiện trong khi hành nghề. 
 Trong một thị trường phát triển, môi giới đóng một vai 
trò khá quan trọng, tạo đà cho các giao dịch đến thành 
công. 
 Thị trường BĐS ở Việt Nam hiện đang trong quá trình 
hình thành, Luật Kinh doanh BĐS tới đây sẽ đi vào thực 
tiễn, trong đó cũng thừa nhận môi giới là một nghề như 
bao ngành nghề khác, chính vì thế cũng cần phải có 
những quy định chung mang tính bắt buộc tạo cho 
ngành nghề này một con đường phát triển đáp ứng kịp 
thời cho nhu cầu phát triển của thị trường bất động sản. 
6. KINH NGHIỆM CỦA CÁC NƯỚC VỀ 
DỊCH VỤ MGBĐS
 Sự phát triển của TTBĐS tại các nước công nghiệp phát 
triển đã thúc đẩy sự hình thành 3 nghề nghiệp chuyên 
môn, đó là :
1. Nhà định giá tài sản
2. Nhà MGBĐS
3. Nhà Quản trị BĐS
 Tuy là 3 chuyên môn khác nhau, nhưng một nhà muốn 
giỏi thì phải có kiến thức của 2 nhà chuyên môn còn lại
 Mỹ đã có MGBĐS từ hơn 60 năm, vừa qua (năm 2007) bị 
khủng hoảng & suy trầm t.trường BĐS
 Cộng đồng Châu Âu năm 2000 ước tính có 350 triệu dân 
thì có khoảng 150 ngàn nhà MGBĐS

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_tong_quan_ve_dich_vu_moi_gioi_bat_dong_san_pham_ng.pdf