Bài giảng Tôn giáo - Tín ngưỡng
Tóm lại, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dân chủ hóa đời
sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta cũng từng bước xây dựng hoàn thiện chính sách
đổi mới về công tác tôn giáo theo quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn.
Tuy nhiên, nhiều vấn đề về chính sách, pháp luật cũng cần được bổ sung, hoàn
thiện tạo cơ sở pháp lý cho công tác tôn giáo cũng như phù hợp với tình hình thực
tế cũng như tạo điều kiện cho các tôn giáo tích cực tham gia vào công cuộc xây
dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự ổn định
và phát triển đất nước trong điều kiện mới
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Tôn giáo - Tín ngưỡng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Tôn giáo - Tín ngưỡng
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG BÀI GIẢNG MÔN HỌC/ MÔ ĐUN: Tôn giáo – Tín ngưỡng NGÀNH/NGHỀ: Quản lý văn hóa ( Áp dụng cho Trình độ trung cấp.) LƯU HÀNH NỘI BỘ NĂM 2017 2 LỜI GIỚI THIỆU Cùng với sự nghiệp đổi mới, trước hết là đổi mới tư duy, Đảng ta đã từng bước đổi mới về vấn đề tôn giáo – Tin ngưỡng và công tác tôn giáo. Trong quá trình đó, tư duy lý luận của Đảng ta về vấn đề tín ngưỡng, tôn giáo ngày càng được thể hiện một cách đầy đủ, hoàn thiện hơn theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh. Chính vì vậy, Đại hội lần thứ XI của Đảng chỉ rõ: "Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo phù hợp với quan điểm của Đảng"1. Chủ nghĩa Mác-Lênin, đã chỉ ra rằng, tôn giáo chỉ mất đi khi những cơ sở kinh tế-xã hội, thậm chí là cả cơ sở tâm lý, nhận thức cho sự tồn tại của nó không còn nữa. Nghĩa là khi nào những cơ sở cho sự tồn tại của tôn giáo "không còn gì để phản ánh nữa, như Ph. Ăngghen đã chỉ ra, thì khi ấy tôn giáo sẽ mất đi. Trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, mối quan hệ giữa con người với con người, giữa con người với thế giới tự nhiên còn nhiều điều chưa thể đạt đến sự hợp lý, đặc biệt mặt trái của cơ chế thị trường, như tội phạm, sự phân hóa giàu nghèo, những rủi ro, bệnh tật, môi trường sinh thái bị hủy hoại,... vẫn còn là cơ sở khách quan cho tôn giáo tồn tại và phát triển trên những phạm vi nhất định. Do đó, tôn giáo vẫn còn tồn tại, khó có thể đoán định được "tuổi thọ” của tôn giáo, song chắc chắn rằng tôn giáo vẫn là một thực thể tồn tại trong chủ nghĩa xã hội4. Như vậy, với cách nhìn mới, Đảng ta khẳng định tôn giáo còn tồn tại lâu dài, không thể đơn giản cho rằng tôn giáo sẽ mất đi một sớm một chiều khi con người đã khám phá, chinh phục được thiên nhiên, khi đời sống vật chất ngày một tăng, tức là đã giải quyết được nguồn gốc tự nhiên. Đây là một nhận định mang tính khoa học và cách mạng sâu sắc của Đảng, phản ánh đúng tính tất yếu khách quan trong sự tồn tại và phát triển của tín ngưỡng, tôn giáo. Tóm lại, cùng với công cuộc đổi mới toàn diện đất nước, dân chủ hóa đời sống xã hội, Đảng và Nhà nước ta cũng từng bước xây dựng hoàn thiện chính sách đổi mới về công tác tôn giáo theo quan điểm thống nhất giữa lý luận và thực tiễn. Tuy nhiên, nhiều vấn đề về chính sách, pháp luật cũng cần được bổ sung, hoàn thiện tạo cơ sở pháp lý cho công tác tôn giáo cũng như phù hợp với tình hình thực tế cũng như tạo điều kiện cho các tôn giáo tích cực tham gia vào công cuộc xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, góp phần vào sự ổn định và phát triển đất nước trong điều kiện mới./. 3 MỤC LỤC TRANG 1. Lời giới thiệu 02 2. Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín ngưỡng và tôn giáo. 04 3. Chương 2: Các tín ngưỡng và tôn giáo ở Việt Nam. 14 4 Chương 3: Đường lối, chớnh sỏch của Đảng và Nhà nước ta về vấn đề tớn ngưỡng và tụn giáo 19 5. Chương 4: Tổ chức tham quan thực tế 26 . 4 Chương 1: Những vấn đề cơ bản về tín ngưỡng và tôn giáo. * Mục đích: Học sinh nắm được những vấn đề cơ bản về nguồn gốc và bản chất của tôn giáo, tín ngưỡng * Nội dung chính: I. Nguồn gốc của tín ngưỡng và tôn giáo Nhiều người cho rằng tôn giáo và tín ngưỡng là những sự việc thiêng liêng, huyền bí. Tín ngưỡng thật ra xuất phát từ sự sợ hãi của con người trong thời tiền sử. Tín ngưỡng, và tôn giáo, sau đó phát triển mạnh mẽ qua các thời văn minh thô sơ do sự thiếu kiến thức của con người về vũ trụ chung quanh họ. Bản năng sinh tồn tự nhiên của con người Bản năng tự nhiên của con người là tìm tòi và chinh phục. Đây là một bản năng then chốt để con người sinh tồn và tiến hóa. Khi đứng trước một vấn đề, con người biết 1/ xác định vấn đề đó là gì, rồi 2/ tìm một giải pháp thích hợp nhất để giải quyết vấn đề nầy, và rồi 3/ quan sát, suy luận và nếu cần sẽ cải tiến để đi đến một giải pháp mới hiệu quả hơn. Phương cách giải quyết vấn đề trên giúp con người thành công trong việc bành trướng khắp địa cầu. Khi người tiền sử kiếm ăn, họ tự hỏi phải làm sao để hái được những trái cây trên cao hay săn giết được những thú vật chạy nhanh bay cao. Áp dụng phương cách trên, họ dần dần tìm chế ra được các dụng cụ và võ khí hiệu nghiệm hơn để thực hiện việc nầy. Tương tự, họ tự hỏi phải làm sao để chống lại sự lạnh lẽo của mưa gió hay để bảo vệ họ khỏi phải bị thú dữ ăn thịt. Dùng phương cách trên họ dần dần tìm chế ra được những tấm lá cây hay da thú để bao bọc giữ cho cơ thể họ được ấm hay biết dựng lên rào cản trước hang động để không cho thú dữ xâm nhập trong khi họ ngủ. Rồi họ biết dùng lửa, làm quần áo, xây nhà, v.v. cho những mục đích nầy. Mỗi lần họ tự hỏi tại sao để giải thích và phải làm sao để chinh phục một vấn đề, họ tìm chế ra một phương tiện khác hay hơn, tốt hơn giúp họ chống chỏi với thiên nhiên trong cuộc tranh đấu liên tục để sống còn của họ. Tuy nhiên có những sự việc xảy ra chung quanh người tiền sử mà họ không hiểu tại sao và không biết làm cách nào để kiểm soát hay chinh phục chúng. Thí dụ như những hiện tượng thiên nhiên (núi lửa, động đất, mưa bão, lũ lụt, hạn hán, v.v.) hay những tai ương (bệnh tật, tai nạn, chết chóc, cá nhân sát hại lẫn nhau, chiến tranh giữa bộ lạc, v.v.) Danh sách các sự việc nầy kéo dài vô tận và họ bất lực không có cách giải quyết. Khả năng trí tuệ và kiến thức hạn hẹp về vũ trụ của họ không cho phép họ giải thích được những vấn đề nghiêm trọng trên. Trong khi đó, bản năng sinh tồn của họ kêu gào đòi hỏi họ phải tìm ra một giải đáp, một lối thoát ra khỏi ngõ cụt nầy với bất cứ giá nào. Sự ra đời của thần linh và Thượng Đế Một trong những lãnh vực tiến hóa mà loài người phát triển hơn các thú vật khác là họ có trí tưởng tượng. 5 Nhờ có trí tưởng tượng loài người mới có thể hình dung được những sự vật không hiện diện thật sự trước mặt họ. Nhờ vậy họ mới có thể chế tạo ra được những dụng cụ chưa t ... ải quan tâm đến đời sống nhân dân dân vì độc lập sẽ chẳng có ý nghĩa gì nếu người dân vẫn còn đói khổ. II. Quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tôn giáo Quan điểm chỉ đạo, nguyên tắc và chính sách của Đảng và Nhà nước đối với Tôn giáo Công tác tôn giáo phải vừa quan tâm giải quyết hợp lý những nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống kẻ địch lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng Quan điểm này xuất phát từ hai vấn đề ... Công tác tôn giáo phải vừa quan tâm giải quyết hợp lý những nhu cầu tín ngưỡng của quần chúng, vừa kịp thời đấu tranh chống kẻ địch lợi dụng tôn giáo để phá hoại sự nghiệp cách mạng Quan điểm này xuất phát từ hai vấn đề sau: - Tôn giáo là một hiện tượng xã hội và còn tồn tại lâu dài. Tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu của một bộ phận nhân dân. Đạo đức tôn giáo có nhiều điểm phù hợp với công cuộc xây dựng xã hội mới. Việc giải quyết những nhu cầu hợp lý về tín ngưỡng, tôn giáo của quần cúng là một nhiệm vụ của các tổ chức Đảng và cơ quan nhà nước các cấp. Mọi hành vi vi phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo phải bị ngăn chặn và xử lý. - Do tính chất chính trị của tôn giáo và sự lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống phá sự nghiệp cách mạng, mọi hành vi lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống lại nhà nước ta, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân đều bị xử lý theo pháp luật. Nội dung cốt lõi của công tác tôn giáo là công tác vận động quần chúng Sở dĩ xác định như vậy vì đại đa số tín đồ các tôn giáo là quần chúng lao động, có tinh thần yêu nước và gắn bó với dân tộc trong cuộc đấu tranh giành độc lập tự do và xây dựng cuộc sống hạnh phúc. Từ việc chăm lo những lợi ích thiết thân trong đó có nhu cầu tín ngưỡng, tôn giáo chính đáng, các chính sách và việc làm cụ thể của Đảng và Nhà nước ta sẽ thuyết phục, lôi cuốn, tập hợp bà con có đạo tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Mọi thái độ đối xử thô bạo, mệnh lệnh, áp đặt một chiều hoàn toàn xa lạ với công tác vận động quần chúng. Ngay cả trong trường hợp phải dùng đến các biện pháp pháp luật thì cũng cần phải tuyên truyền, giải thích để có được sự đồng tình ủng hộ của đông đảo quần chúng tín đồ. 23 Công tác tôn giáo là trách nhiệm của toàn hệ thống chính trị do Đảng lãnh đạo Tôn giáo là một hiện tượng xã hội phức tạp, có liên quan đến nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội. Do đó công tác tôn giáo bao gồm nhiều mặt: nghiên cứu lý luận và tổng kết thực tiễn để không ngừng hoàn thiện chính sách tôn giáo, thực hiện công tác vận động quần chúng, chức sắc, tổ chức quản lý nhà nước đối với các hoạt động tôn giáo và các tổ chức của tôn giáo. Vì vậy công tác tôn giáo là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo của Đảng. Chính quyền thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với tôn giáo, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân làm tốt công tác vận động các tín đồ, chức sắc tôn giáo. - Tôn trọng và đảm bảo quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo và tự do không tín ngưỡng tôn giáo của công dân. Mọi công dân đều bình đẳng về nghĩa vụ và quyền lợi trước pháp luật, không phân biệt người theo đạo và không theo đạo cũng như giữa các tôn giáo khác nhau. - Đoàn kết gắn bó đồng bào theo các tôn giáo và không theo tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân. - Mọi cá nhân và tổ chức hoạt động tín ngưỡng tôn giáo phải tuân thủ hiến pháp và pháp luật, có nghĩa vụ bảo vệ lợi ích của Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, giữ gìn độc lập chủ quyền quốc gia. - Những hoạt động tôn giáo ích nước lợi dân, phù hợp với nguyện vọng và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các tín đồ được bảo đảm. Những giá trị văn hóa, đạo đức tốt đẹp của tôn giáo được tôn trọng và phát huy. - Mọi hành vi lợi dụng hoạt động tôn giáo làm mất trật tự an toàn xã hội, phương hại nền độc lập dân tộc, phá hoại chính sách đoàn kết toàn dân, chống lại Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây tổn hại các giá trị đạo đức lối sống, văn hóa của dân tộc, ngăn cản tín đồ, chức sắc các tôn giáo thực hiện nghĩa vụ công dân đều bị xử lý theo pháp luật. Hoạt động mê tín dị đoan bị phê phán và loại bỏ. - Các cấp ủy Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể tổ chức xã hội và các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm làm tốt công tác vận động quần chúng và thực hiện đúng đắn chính sách tôn giáo của Đảng và Nhà nước. III. Nhiệm vụ của công tác tôn giáo và những chính sách cụ thể đối với tôn giáo hiện nay Nhiệm vụ của công tác tôn giáo hiện nay Thứ nhất, Làm cho toàn Đảng, toàn dân nói chung và bà con tín đồ, chức sắc tôn giáo nói riêng hiểu rõ và thực hiện đúng quan điểm, tư tưởng, chính sách tôn giáo của Đảng và nhà nước hiện nay, góp phần tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân, đoàn kết tôn giáo, bảo đảm cho cho tôn giáo đồng hành gắn bó với dân tộc, tuân thủ pháp luật, giữ vững độc lập dân tộc và chủ quyền quốc gia. Thứ hai, Thường xuyên chăm lo đời sống vật chất và văn hóa tinh thần, nâng cao trình độ mọi mặt tín đồ các tôn giáo. Thực hiện tự do tín ngưỡng, tích cực vận động đồng bào có đạo tăng cường đoàn kết xây dựng cuộc sống “tốt đời, đẹp đạo”, góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng. 24 Thứ ba, Tăng cường công tác quản lý nhà nước, tạo điều kiện bảo đảm cho các tôn giáo hoạt động bình thường theo pháp luật, mọi tín đồ, chức sắc, nhà tu hành thực hiện tốt nghĩa vụ công dân, góp phần vào việc bảo vệ và xây dựng cuộc sống mới. Thứ tư, Tăng cường tuyên truyền, hướng dẫn, giúp đỡ các tín đồ và chức sắc tôn giáo nâng cao tinh thần cảnh giác, chủ động ngăn ngừa và đấu tranh làm thất bại âm mưu và hoạt động lợi dụng tôn giáo của các thế lực thù địch chống lại sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước của dân tộc ta. Thứ năm, Xây dựng và củng cố tổ chức Đảng và hệ thống chính trị ở cơ sở địa bàn có các tín đồ tôn giáo thật vững mạnh. Đảng viên nói chung và Đảng viên theo tôn giáo nói riêng phải gương mẫu thực hiện và vận động các tín đồ tôn giáo thực hiện tốt những chủ trương chính sách của Đảng và nhà nước. Kiện toàn bộ máy và có kế hoạch đào tạo cán bộ làm công tác tôn giáo ở các cấp, ngành. Mặt trận và các đoàn thể tăng cường công tác vận động tín đồ, chức sắc tôn giáo tham gia thực hiện tốt cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, hăng hái tham gia phong trào thi đua yêu nước ở từng cơ sở, ở từng địa phương. Những chính sách cụ thể đối với tôn giáo hiện nay Đối với các tín đồ tôn giáo - Tín đồ có quyền thực hiện các hoạt động tôn giáo không trái với chủ trương chính sách và pháp luật của nhà nước, tiến hành các nghi thức thờ cúng, cầu nguyện tại gia đình và tham gia các hoạt động tôn giáo, học tập giáo lý, đạo đức, phục vụ nghi lễ tôn giáo tại cơ sở thờ tự. - Tín đồ không được lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo làm trái pháp luật, không được hoạt động mê tín dị đoan. - Người nước ngoài cư trú hợp pháp tại Việt Nam được sinh hoạt tôn giáo theo pháp luật Việt Nam. Đối với chức sắc, nhà tu hành tôn giáo - Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo có quyền + Được thực hiện các chức trách, chức vụ tôn giáo của mình trong phạm vi trách nhiệm đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. + Được nhà nước xét khen thưởng công lao đóng góp trong sự nghiệp đoàn kết toàn dân, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. + Được hưởng các quyền lợi chính trị, kinh tế, văn hóa xã hội của công dân. - Chức sắc, nhà tu hành tôn giáo có nghĩa vụ: + Thực hiện đúng chức trách, chức vụ tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm tôn giáo đã được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp nhận và chịu trách nhiệm trước pháp luật về mọi hoạt động tôn giáo trong phạm vi trách nhiệm đó. + Động viên tín đồ chấp hành nghiêm chỉnh chính sách và pháp luật của nhà nước. - Người mạo danh chức sắc, nhà tu hành tôn giáo bị xử lý hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự. - Người đang chấp hành án phạt tù hoặc đang bị quản chế hành chính không được thực hiện chức trách, chức vụ tôn giáo. Việc phục hồi chức trách, chức vụ tôn giáo khi đã hết hạn hình phạt trên phải do tổ chức tôn giáo quản lý người đó đề nghị và được cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền chấp thuận. 25 - Việc mở trường đào tạo các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo phải được phép của thủ tướng chính phủ. Tổ chức và hoạt động của các trường thực hiện theo các quy định của Ban Tôn giáo Chính phủ và Bộ Giáo dục và Đào tạo. Các trường thực hiện các quy chế chính sách, pháp luật của nhà nước theo sự hướng dẫn, giám sát kiểm tra của các cơ quan chức năng của Nhà nước và Ủy ban nhân dân sở tại. - Việc phong giáo phẩm, phong chức cho các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo, việc bổ nhiệm, thuyên chuyển những chức sắc phải được sự chấp thuận của Thủ tướng Chính phủ hoặc Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (tùy theo giáo phẩm). Đối với các chức sắc, nhà tu hành tôn giáo được tổ chức, cá nhân ở nước ngoài phong giáo phẩm, phong chức, bổ nhiệm phải được sự chấp thuận của Thủ tướng chính phủ. Đối với các tổ chức tôn giáo - Tổ chức tôn giáo có tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức phù hợp với pháp luật và được Thủ tướng Chính phủ cho phép hoạt động thì được pháp luật bảo hộ. - Tổ chức tôn giáo hoạt động trái với tôn chỉ, mục đích, đường hướng hành đạo, cơ cấu tổ chức đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép thì bị đình chỉ hoạt động. Các cá nhân chịu trách nhiệm về những vi phạm đó bị xử lý theo pháp luật. - Chức sắc, nhà tu hành và tổ chứ tôn giáo hoạt động từ thiện theo quy định và hướng dẫn của Nhà nước và các cơ quan chức năng. Đối với các hoạt động tôn giáo - Các hoạt động tôn giáo tại cơ sở thờ tự đã đăng ký hàng năm và thực hiện trong khuôn viên cơ sở thờ tự thì không phải xin phép. - Những hoạt động tôn giáo vượt ra khỏi khuôn viên cơ sở thờ tự hoặc chưa đang ký hàng năm phải được phép của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền. - Các cuộc tĩnh tâm của linh mục trong giáo phận, của các tu sĩ tập trung từ nhiều cơ sở, dòng tu của Công giáo, các cuộc bồi linh của mục sư và truyền đạo của đạo Tin lành, các kỳ an cư của tăng ni đạo Phật và các sinh hoạt tôn giáo tương tự khác thực hiện theo quy định của cơ quan quản lý Nhà nước cấp tỉnh về tôn giáo . - Các đại hội, hội nghị cấp toàn quốc hoặc có liên quan đến nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì phải được phép của Thủ tướng chính phủ. Những đại hội, hội nghị tôn giáo ở các cấp địa phương phải được phép của Chủ tịch ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Việc in, xuất bản các loại kinh sách và các xuất bản giáo phẩm tôn giáo, việc sản xuất kinh doanh, xuất nhập khẩu văn hóa phẩm tôn giáo, đồ dùng trong việc đạo thực hiện theo quy chế của Nhà nước về in, xuất bản, sản xuất kinh doanh, xuất nhập nhập khẩu văn hóa phẩm, hàng hóa. Cấm in, sản xuất, kinh doanh, lưu hành và tàng trữ sách báo, văn hóa phẩm có nội dung chống lại Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, gây chia rẽ tôn giáo, chia rẽ dân tộc, gây mất đoàn kết trong nhân dân. Đối với nơi thờ tự và tài sản của các tổ chức tôn giáo - Nhà nước bảo hộ nơi thờ tự của tổ chức tôn giáo. Các tổ chức tôn giáo có trách nhiệm giữ gìn, tu bổ nơi thờ tự. 26 - Nhà đất và các tài sản khác đã được các tổ chức cá nhân, tôn giáo chuyển giao cho các cơ quan nhà nước quản lý, sử dụng hoặc tặng, hiến cho Nhà nước đều thuộc quyền sở hữu của Nhà nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. - Việc tu bổ và sửa chữa nhỏ, không làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình thuộc cơ sở thờ tự thì tổ chức thực hiện sau khi thông báo cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã sở tại. Việc sửa chữa lớn làm thay đổi cấu trúc, kiến trúc công trình tại cơ sở thờ tự, việc khôi phục công trình thờ tự bị hoang phế, bị hủy hoại do chiến tranh, thiên tai, rủi ro, việc tạo lập cơ sở thờ tự mới, xây dựng các công trình thờ tự (nhà, tượng, đài, bia, tháp) phải được phép của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. - Tổ chức tôn giáo được nguồn tài chính từ sự ủng hộ tự nguyệncủa các cá nhân, tổ chức, từ những thu nhập hợp pháp khác. Việc tổ chức quyên góp (kể cả quyên góp vì mục đích xây dựng, sửa chữa nơi thờ tự) phải được Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cho phép. Nghiêm cấm việc ép buộc tín đồ đóng góp. Việc quản lý, sử dụng các nguồi tài chính có được từ các nguồn trên đây thực hiện theo quy định của pháp luật. Đối với hoạt động đối ngoại của tôn giáo - Hoạt động quốc tế của các tổ chức, cá nhân tôn giáo phải tuân thủ pháp luật và phù hợp với chính sách đối ngoại của của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở tôn trọng độc lập chủ quyền quốc gia, vì hòa bình, ổn định, hợp tác và hữu nghị. - Tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước mời tổ chức, cá nhân tôn giáo ở nước ngoài vào Việt Nam phải được sự chấp thuận của Ban Tôn giáo Chính phủ. - Tổ chức, cá nhân tôn giáo ở trong nước tham gia làm thành viên của tổ chức tôn giáo nước ngoài, tham gia các hoạt động tôn giáo hoặc có liên quan đến các tôn giáo nước ngoài thực hiện theo quy định của Ban Tôn giáo Chính phủ. - Tổ chức cá nhân nước ngoài, kể cả tổ chức, cá nhân tôn giáo vào Việt Nam để hoạt động ở các lĩnh vực không phải là tôn giáo thì không được tổ chức, điều hành hoặc tham gia tổ chức điều hành các hoạt động truyền bá tôn giáo. - Các tổ chức, cá nhân tôn giáo trong nước muốn nhận viện trợ thuần tuý tôn giáo phải xin phép Chính phủ. Chương 4: Tổ chức tham quan thực tế. * Mục đích: Giúp các em có kiến thức thực tế về các di tích lịch sử tại địa phương. * Nội dung chính: I. Các đền, chùa trong thành phố Lào Cai - .Thảo luận: 4. Tài liệu tham khảo: [1]- Đặng Văn Lung (1991), Tam Tổ Thánh Mẫu, Nxb Văn hoá dân tộc, Hà Nội [2]- Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh (2001), Đề cương bài giảng khoa học về khoa học quản lý, lưu hành nội bộ. [3] - Hà Văn Tấn (1992), Chùa Việt Nam, Nxb khoa học xã hội. [4] - Vũ Ngọc Khánh, Ngô Đức Thịnh (1990), Tứ Bất Tử, Nxb Văn hoá dân tộc.
File đính kèm:
- bai_giang_ton_giao_tin_nguong.pdf