Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt

Cá mè trắng phân bố chủ yếu ở bắc bán cầu vùng ôn đới nhiều nhất là

Trung Quốc và một số nước châu Á, Thái Bình Dương. Ở nước ta cá mè trắng

(loài H.molitris) phân bố ở sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Hồng loài

H.harmandi được di nhập từ Vân Nam Trung Quốc vào nước ta từ 1956 – 1958.

Hiện nay hai loài đã được nuôi phổ biến trên toàn quốc và ở một số nước

ASEAN.

- Môi trường sống: Cá mè sống trong nước ngọt với độ mặm  2‰ (cá

không có khả năng sống ở nước lợ) độ PH từ 6,5 – 7,5 hàm lượng O2 > 2mg/l,

cá có thể nuôi được ở mọi thuỷ vực nước ngọt ao, hồ, sông, suối, ruộng đồng.

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 1

Trang 1

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 2

Trang 2

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 3

Trang 3

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 4

Trang 4

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 5

Trang 5

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 6

Trang 6

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 7

Trang 7

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 8

Trang 8

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 9

Trang 9

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 57 trang minhkhanh 11721
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt

Bài giảng Sản xuất giống cá nước ngọt
TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN 
KHOA NUÔI TRỒNG THỦY SẢN 
BÀI GIẢNG 
 Môn học: Sản xuất giống cá nước ngọt 
 Ngành: Nuôi trồng thủy sản 
 Trình độ: Cao đẳng 
Bắc Ninh, năm 2016 
 2
CHƯƠNG I: 
ĐẶC ĐIỂM SINH HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ NUÔI CHỦ YẾU 
I. ĐẶC ĐIỂM SINH VẬT HỌC CỦA CÁC LOÀI CÁ NUÔI NƯỚC NGỌT. 
 1. Cá mè trắng. 
 Cá mè trắng nuôi ở Việt Nam gồm 2 loại: Mè trắng Việt Nam và mè trắng 
Trung Quốc hai loài này có những đặc điểm chung giống nhau và khác nhau như 
sau: 
 a. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và môi trường. 
 + Vị trí phân loại: 
 Bộ cá chép : Cypriniformef. 
 Họ : Cyprinidae. 
 Họ phụ : Hypophthalmichthini. 
 Giống : Hypophthalmichthys. 
 Loài : H. molitris (Việt Nam). 
 Loài : H. harmandi (Trung Quốc). 
 + Hình thái cấu tạo: 
 Cá có dạng hình thoi đầu to thon dần về sau. Thân hình dẹt, phần bụng 
màu trắng bạc phần lưng màu xám hoặc xanh xẩm, toàn thân phủ lớp vảy xương 
nhỏ và mềm, bụng có lườn hoàn toàn. Lược mang liên kết đặc biệt như một 
màng lọc. Một số chỉ tiêu hình thái như sau: 
 Tỷ lệ: Dẹpth: 3,1 – 4 (dài/ rộng). 
 20 - 25 
Công thức vẩy: 83 – 94 
 11 – 2 
Công thức vây: D (vây lưng) III,7. 
A (vây hậu môn): II – III, 5 – 6. 
P (vây ngực) V: (vây bụng). 
C (vây đuôi). 
+ So sánh sự sai khác về cấu tạo hình thái giữa hai loài: Hai loài có sự 
khác nhau về đường kính mắt, chiều cao nhỏ nhất của thân chiều cao vây ngực 
(P) chiều cao vây bụng, số vẩy, đường bên. Thường mè trắng Việt Nam có chỉ 
số lớn hơn về các số đo trên. 
Trong thực tế việc xác định và phân biệt được hai loài là rất khó do lai tạp 
qua những thế hệ nên các chỉ số so sánh rất khó phân biệt, cá lai thường ở dạng 
trung gian. 
 3
+ Phân bố và môi trường sống: 
Cá mè trắng phân bố chủ yếu ở bắc bán cầu vùng ôn đới nhiều nhất là 
Trung Quốc và một số nước châu Á, Thái Bình Dương. Ở nước ta cá mè trắng 
(loài H.molitris) phân bố ở sông Kỳ Cùng và hệ thống sông Hồng loài 
H.harmandi được di nhập từ Vân Nam Trung Quốc vào nước ta từ 1956 – 1958. 
Hiện nay hai loài đã được nuôi phổ biến trên toàn quốc và ở một số nước 
ASEAN. 
- Môi trường sống: Cá mè sống trong nước ngọt với độ mặm 2‰ (cá 
không có khả năng sống ở nước lợ) độ PH từ 6,5 – 7,5 hàm lượng O2 > 2mg/l, 
cá có thể nuôi được ở mọi thuỷ vực nước ngọt ao, hồ, sông, suối, ruộng đồng... 
b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. 
+ Tập tính sống: 
Cá mè sống ở tầng nước mặt và tầng nước giữa là chủ yếu. Cá thường 
sống và hoạt động theo đàn ưa sống ở những vùng nước giàu dinh dưỡng nhưng 
có độ trong và hàm lượng O2 cao. 
+ Tính ăn của cá mè trắng: 
Cá mè trắng ăn sinh vật phù du thiên về thực vật, phù du bao gồm: Tảo 
lục, một số loài giáp tảo, tảo si lic...ngoài ra cá còn ăn các mảnh vụn hữu cơ 
dạng huyền phù. 
+ Tốc độ tăng trưởng: 
Cá mè trắng có tốc độ tăng trưởng tương đối cao. 
Tuổi 1+ cá đạt 0,5 – 0,9kg. 
Tuổi 2+ cá đạt 1 – 2 kg. 
Tuổi 3+ cá đạt 2 – 3 kg. 
Trường hợp thiếu thức ăn cá tăng trưởng rất kém chỉ đạt 100 – 200g/năm. 
c. Đặc điểm sinh sản. 
Cá mè trắng có một số đặc điểm sinh sản sau. 
- Cá mè thuộc loài đơn tính (đực, cái phân biệt). 
- Là loài di cư sinh sản: cá sống ở vùng hạ lưu các dòng sông lớn đến mùa 
sinh sản cá di cư lên thượng nguồn để sinh sản. Trong môi trường nuôi, cá có 
khả năng thành thục sinh dục nhưng không sinh sản tự nhiên được. 
- Mùa sinh sản: Trong tự nhiên cá sinh sản vào tháng 5 – 7 (ở Việt Nam). 
Trong sinh sản nhân tạo cá đẻ sớm hơn và có thể sinh sản nhiều lần trong năm 
mùa vụ có thể kéo dài đến tháng 9 hoặc tháng 10. 
+ Tuổi sinh sản: 2+. 
+ Trứng cá mè thuộc dạng bán trôi nổi và quá trình thụ tinh diễn ra ngoài 
cơ thể. 
 4
+ Năng suất sinh sản (đẻ trứng) của cá rất lớn 8 – 12 vạn/ kg cá cái. 
2. Cá mè hoa. 
a. Đặc điểm hình thái, cấu tạo, phân bố và môi trường. 
+ Vị trí phân loại: 
 Bộ : Cipriniformet. 
 Họ : Ciprinidae. 
 G : Aristichthys. 
 L : A.nobilit. 
 + Hình thái cấu tạo: Cá mè hoa có dạng hình thoi, đầu to (30 – 34%  
khối lượng thân). Cá có màu xám đen trên thân có nhiều đốm hoa đen nên gọi là 
cá mè hoa, vảy cá tròn nhỏ và mềm, cá mè hoa khác với mè trắng rất nhiều, 
mình cá dày hơn là loài lườn không hoàn toàn, cá có hệ cơ và bộ vẩy rất khoẻ. 
 Tỷ lệ Depth: 2,7 – 3,1 
 25 - 27 
 Công thức vẩy: 95 - 105 
 19 – 20 
+ Phân bố: Cá mè hoa phân bố ở vùng ôn đới bắc bán cầu, chủ yếu ở 
Trung Quốc. Ở Việt Nam cá chỉ phân bố tự nhiên ở sông Hồng và sông Kỳ 
Cùng Lạng Sơn. Hiện nay cá được thuần hoá ở trên toàn quốc và ở nhiều nước 
trên thế giới. 
+ Môi trường sống: Cá mè hoa sống ở nước ngọt với nồng độ Nacl 
2,5‰ độ PH 6,5 – 7,5 hàm lượng O2 2,5. 
Cá thích sống ở vùng nước sâu giàu sinh vật phù du. Cá hoạt động chủ 
yếu ở tầng mặt và tầng giữa và thường hoạt động theo đàn. 
b. Đặc điểm dinh dưỡng và sinh trưởng. 
+ Tính ăn: Cá mè hoa ăn sinh vật phù du thiên về động vật phù du (50 – 
60% HVPDU). Ăn mảnh vạn hữu cơ dạng huyền phù và các dạng bột mịn hữu 
cơ do con người cung cấp. 
+ Tốc độ tăng trưởng: Cá mè hoa có tốc độ tăng trưởng cao. 
 1+ tuổi cá đạt: 1 – 2kg. 
 2+ tuổi cá đạt: 2 – 4kg. 
 3+ tuổi cá đạt: 4 – 8 kg. 
Trường hợp thiếu thức ăn cá tăng trưởng rất chậm và chất lượng thịt rất 
thấp. 
c. Đặc điểm sinh sản. 
Cá mè hoa có một số đặc điểm sinh sản sau: 
 5
- Là loài đơn tính. 
- Thuộc loài di cư sinh sản. 
- Mùa sinh sản trong tự nhiên (tháng 4 – 7 ). 
Trong sinh sản nhân tạo tháng 3 – 8 và sinh sản nhiều lần trong năm (tự 
nhiên chỉ 1 lần). 
- Tuổi sinh sản: 3+. 
- Trứng cá thụ tinh ngoài, bán trôi nổi. 
- Năng suất sinh sản: 5 – 7 vạn/ kg cá cái. 
3. Cá trắm cỏ. 
a. Đặc điểm hình thái cấu tạo, phân bố và môi trường. 
+ Vị trí phân loài: 
 Bộ : Cipriniformet. Họ: Ciprinidae. 
 Họ phụ : Leuciscin. 
 G : Ctenopharyngodon. 
 L : C.edellus. 
+ Hình thái cấu tạo: Cá trắm cỏ có dạng hình trụ tròn, đầu to thon dồn về 
đuôi. Toàn thân phủ lớp vẩy tròn to, phần lưng có màu xám hoặc màu xanh, 
phần bụng màu trắng bạc cá có hệ cơ và bộ vây rất khoẻ. 
Tỷ lệ depth ...  trị bệnh và dịch hại. 
 - Ở giai đoạn này cá chịu đựng môi trường tốt hơn, dịch hại cũng giảm đi 
nhiều, chủ yếu phòng bệnh cho cá như bệnh giáp xác, viêm ruột, đốm đỏ.... 
 + Đùa luyện cá: Cuối giai đoạn trước khi xuất (10 ngày) nên đùa luyện cá 
1 – 2 lần/ ngày mỗi lần 30 phút khi xuất, cá rất khoẻ (dẻo con). 
 + Kết quả cần đạt: Sau 50 – 60 ngày ương cá giống phải đạt được như 
sau: 
 - Trắm cỏ: 10 – 12 cm. 
 - Mè hoa: 10 – 15cm. 
 - Mè trắng: 8 – 10 cm. 
 - Trôi chép: 6 – 8 cm. 
 - Rô phi: 4 – 6 cm. 
 52 
CHƯƠNG V: 
KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG 
I. QUÁ TRÌNH HÔ HẤP CỦA CÁ. 
 1. Cấu tạo của mang cá. 
 a. Cấu tạo. 
 Mang cá có nguồn gốc phát triển từ nội bì, ở mỗi loài cá cá cấu trúc mang 
có những điểm khác nhau, ở cá xương nhìn chung mang cá có cấu chúc như sau: 
 - Khe mang: Mỗi bên 1 khe mang. 
 - Cung mang: 4 – 5 đôi cung mang trong đó...........có một đôi thoái hoá, 
các cung mang được xương nắp mang bảo vệ, xương nắp mang và màng nắp 
mang đóng vai trò quan trọng trong quá trình hô hấp của cá. 
 - Cấu tạo của cung mang (tấm mang) mỗi cung mang gồm 3 phần chính: 
Phiếu mang (bản mang hay xưởng cung mang), phía trong xương cung mang là 
lược mang, phía ngoài là tơ mang. 
 - Tơ mang đóng vai trò chính trong hô hấp mỗi cung mang có 2 dãy tơ 
mang. Trên tơ có lá mang, trên lá mang có nếp gấp để tăng diện tích tiếp xúc. 
Trên bề mặt lá mang có mạch máu chằng chít. 
 - Cấu tạo của lá mang gồm 3 loại tế bào: tế bào mô có nếp gấp, tế bào kẽ 
cho nước và tăng khả năng diện tích tiếp xúc với nước, tế bào nhớt giảm ma sát 
và bụi bẩn mắc lại. 
 + Cơ chế trao đổi khí: máu chảy vào mang theo động mạch, vào động 
mạch tơ mang đến mao mạch ở lá mang. Sau khi trao đổi khí máu tập trung lại ở 
động mạch ra của tơ mang động mạch ra mang rồi vào hệ thống động mạch 
chủ về tim. 
 - Điều khiển hoạt động các bộ phận của mang là hệ thống cơ mang. 
 b. Vận động hô hấp của mang ở cá xương (sự thở). 
 + Theo học thuyết của nhà sinh lý học Bagnioni khi cá hít vào khoang 
miệng mở ra dẫn đến khoang nắp mang mở ra nhưng màng nắp mang vẫn đóng 
 thể tích khoang miệng rộng ra làm áp xuất trong khoang giảm nhỏ hơn áp 
xuất môi trường, nước tràn vào miệng. 
 - Động tác thở ra: Miệng đóng lại xương nắp mang hạ xuống, màng nắp 
mang mở ra, lúc này thể tích trong khoang miệng giảm áp xuất tăng nước bị 
ép trào ra ngoài. 
 + Theo nhà sinh lý học Nhi cốp: Vận động thở của cá không phụ thuộc 
vào miệng mà chủ yếu là xương nắp mang và màng nắp mang điều chỉnh quá 
trình nước qua mang, ở một số loài cá không có xương nắp mang quá trình thở 
của cá lại chủ yếu là miệng. Như vậy để giải thích sự vận động thở của cá phải 
căn cứ vào cấu tạo cụ thể. Nhưng về cơ bản phải là sự kết hợp giữa miệng và 
mang. Sự kết hợp tốt giữa miệng và mang cá thở tốt. 
 53 
 c. Tần số hô hấp của cá. 
 Là số lần thở của cá trong một đơn vị thời gian được xác định bằng 
phương pháp đếm trực tiếp hoặc xác định đồ thị vận động của xương nắp mang. 
 + Tần số hô hấp phụ thuộc vào loài trạng thái cơ thể, phụ thuộc vào các 
yếu tố môi trường như hàm lượng khí, nhiệt độ, áp xuất môi trường. 
 d. Một số chỉ tiêu hô hấp của cá. 
 + Lượng tiêu hao O2 của cá: Là lượng O2 tính theo mg hoặc ml mà mỗi 
đơn vị khối lượng cơ thể cá tiêu hao cho trao đổi chất trong một đơn vị thời gian 
nhất định (tính bằng giờ). 
 - Lượng tiêu hao O2 cực đại là lượng tiêu hao O2 ở trạng thái vận động và 
hoạt động của cơ thể lớn nhất. Thường lượng tiêu hao O2 cực đại lớn hơn 3 lần ở 
trạng thái cơ sở. 
 - Lượng tiêu hao O2 phụ thuộc vào nhiều yếu tố cơ thể như: loài, tuổi, giới 
tính, giai đoạn, trạng thái... thuộc vào yếu tố môi trường: p, khí, nhiệt độ... 
 + Ngưỡng O2 của cá: Là giới hạn hàm lượng O2 (tính bằng mg hoặc ml) 
gây ngạt thở cho cá. Ngưỡng O2 phụ thuộc vào loài, tuổi giới tính, trạng thái phụ 
thuộc vào môi trường, nhiệt độ hàm lượng O2, phụ thuộc vào điều kiện sống (cá 
sống nơi O2 cao thì ngưỡng O2 cũng cao). 
 + Mức độ sử dụng O2 của cá (hiệu quả sử dụng) là hiệu số lượng O2 đi 
vào mang và lượng O2 lúc đi ra khỏi mang được biểu thị bằng %. Thường cá có 
mức sử dụng cao 1a > 60%, cá sống ở vùng nước chảy có mức độ sử dụng thấp 
hơn cá sống ở nước có dòng chảy nhỏ hơn. 
 2. Hô hấp phụ của cá. 
 Mang là cơ quan hô hấp chính ở một số cá còn có phần phụ lấy khí trời 
như: da, mồm, ruột, phổi, bóng hơi. Hiện tượng hô hấp bằng khí trời gọi là hiện 
tượng hô hấp cưỡng bức nó chỉ diễn ra khi gặp điều kiện hô hấp bằng mang gặp 
khó khăn như: O2 nước quá thấp, CO2 quá lớn... 
II. NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI SỐNG CỦA CÁ TRONG QUÁ 
TRÌNH VẬN CHUYỂN. 
 1. Ảnh hưởng của nhiệt độ. 
 Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn đến sự thở của cá vì vậy nó ảnh hưởng lớn đến 
quá trình vận chuyển. Nếu nhiệt độ vượt quá cá sẽ mê man và dẫn đến tử vong. 
Hoặc nhiệt độ quá thấp sẽ làm ngừng trệ quá trình trao đổi chất đặc biệt là trao 
đổi O2. Sự ảnh hưởng của nhiệt độ phụ thuộc vào từng loài, giới tính, tuổi cá, 
điều kiện sống...mỗi loài cá sống trong điều kiện nhất định có khoảng nhiệt độ 
thích hợp, nhiệt độ thích hợp là ở khoảng giữa nhiệt độ đó. 
quá trình trao đổi chất của cá diễn ra thuận lợi, sự thở 
dễ dàng, nhịp nhàng, lượng tiêu hao O2 không đổi. 
Ngoài giới hạn đó các quá trình trên không nhịp nhàng 
 54 
hoặc bị phá hoại. 
2. Ảnh hưởng áp xuất riêng phần của O2. 
 Áp suất riêng phần O2 ảnh hưởng đến lượng tiêu hao O2 trong quá trình 
hô hấp của cá, ảnh hưởng đến lượng O2 hoà tan trong nước và do đó ảnh hưởng 
trực tiếp và gián tiếp đến cá trong quá trình vận chuyển. 
 Áp riêng phần O2 thích hợp là ở khoảng áp 
suất đó lượng tiêu hao O2 của cá không đổi ( 30mmHg) 
nếu P O2 ngoài khoảng thích ứng thì lượng tiêu hao 
O2 của cá tăng hoặc giảm. 
 3. Ảnh hưởng của CO2. 
 Khí CO2 tồn tại ở 2 dạng khí và dạng hợp chất. Nồng độ CO2 thuộc vào 
nhiều yếu tố nhiệt độ, áp suất riêng phần CO2, ngày đêm, mùa và sinh vật có 
trong môi trường (quá trình quang hợp và hô hấp). Thường CO2 trong nước nhỏ 
hơn 2mg với nồng độ này cá sống bình thường. Trường hợp bảo hoà độ hoà tan 
trong nước đạt tới giá trị 510mg/ l nước ở 00C. 
 CO2 ảnh hưởng lớn đến quá trình hô hấp của cá, nó cũng là chất thải của 
quá trình trao đổi khí của cá. CO2 gây ngộ độc và cản trở việc lấy O2 của cá. 
Nếu CO2 thừa cá sẽ ngữa bụng, nếu CO2 tăng trong nước (37mg) mặc dù O2 lớn 
cá cũng khó lòng lấy được O2 ngạt chết. 
 4. Ảnh hưởng của độ PH. 
 Mỗi loài cá thích hợp ở độ PH nhất định. Nếu PH ngoài giới hạn đó sẽ 
ảnh hưởng rất lớn đến cá, ở mức độ biến đổi nhẹ sẽ ảnh hưởng đến quá trình hô 
hấp. 
 Ví dụ: PH ngoài ngưỡng (tăng hoặc giảm) đều làm tăng ngưỡng O2 của 
cá. Nếu PH giảm hoặc tăng quá lớn sẽ làm cá chết, độ PH phụ thuộc rất lớn vào 
hàm lượng CO2 và các dạng H
+ vì vậy PH thay đổi theo ngày đêm (đêm, PH 
giảm, ngày tăng) và theo mùa đối với môi trường nhiều sinh vật sinh sống. 
Thường với cá nuôi độ PH thích hợp là trung tính. 
 5. Ảnh hưởng của muối hoà tan. 
 Muối hoà tan trong nước có nhiều dạng, NaCl, KCl, Amoni...sự tăng giảm 
hàm lượng muối sẽ kích thích thấu kính điều chỉnh độ tiêu hao O2. Thường độ 
muối tăng với cá nước ngọt đều giảm lượng tiêu hao O2 với muối Amoni, 
thường là kết quả của quá trình trao đổi chất tác dụng không tốt đến hô hấp và 
sức khoẻ của cá trong quá trình vận chuyển. 
 6. Ảnh hưởng do cọ sát. 
 Quá trình vận chuyển cá là một quá trình trải qua nhiều công đoạn khác 
nhau như: đánh cá, ép cá, đóng cá...các công đoạn đó đều phải sử dụng những 
dụng cụ chuyên dụng. Vì vậy việc gây cọ sát cho cá là không tránh khỏi. Hoặc 
mật độ vận chuyển là rất lớn sự cọ sát giữa cá với cá, cá với dụng cụ cũng rất 
 55 
đáng kể. Sự cọ sát ít nhiều cũng gây tổn thương cho cá. Đó chính là cơ sở làm 
ảnh hưởng sức khoẻ cho cá, là cơ sở để một số bệnh ký sinh phát triển. 
III. BIỆN PHÁP KHẮC PHỤC MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỜI 
SỐNG CỦA CÁ TRONG KHI VẬN CHUYỂN. 
 1. Đảm bảo chất lượng cá khi vận chuyển. 
 Trong quá trình vận chuyển mật độ cá rất lớn, cá phải sống trong điều 
kiện rất khó khăn nếu chất lượng cá không đảm bảo thì sự thành công là rất thấp. 
Chất lượng ban đầu của cá là điều kiện tiên quyết để thực hiện quá trình vận 
chuyển cá có chất lượng tốt phải có những tiêu chuẩn và biểu hiện sau: 
 - Cá phải có màu sắc cơ bản, đồng màu hoạt động nhanh nhẹn, khoẻ 
mạnh. 
 - Cá không bị bệnh tật và sây sát. 
 - Cá có độ đông đều về kích thước cao. 
 - Cá phải cùng loài không bị lẫn cá khác. 
 2. Làm giảm nhiệt độ nước chứa cá khi vận chuyển. 
 Nhiệt độ chi phối gần như tất cả các quá trình sinh học của cá. Đặc biệt là 
quá trình hô hấp lượng tiêu hại O2, sức chịu đựng. Nhiệt độ cũng ảnh hưởng đến 
rất nhiều các yếu tố môi trường có liên quan đến đời sống của cá trong quá trình 
vận chuyển như: độ hoà tan O2, áp suất riêng phần sự phân huỷ hữu cơ....nhiệt 
độ càng cao thì các quá trình sinh hoá học của cá và của môi trường càng mảnh 
liệt. Điều này hết sức bất lợi cho cá. Để đảm bảo tốt cho quá trình vận chuyển 
người ta thường sử dụng một số biện pháp sau để hạ nhiệt độ nước chứa cá. 
 - Thông gió bay hơi nước: Trên các dụng cụ hoặc túi nước chứa cá người 
ta phun nước hoặc phũ vật ướt khi vận chuyển cho thông gió hoặc dùng quạt 
thông gió sự bốc hơi nước sẽ làm giảm nhiệt độ trong túi cá (giảm được 1 – 
20C). 
 - Sử dụng phương tiện lạnh chuyên dụng. 
 - Sử dụng nước đá. 
 * Lưu ý: Trong quá trình hạ nhiệt độ vận chuyển. 
 - Không được hạ nhiệt độ xuống dưới ngưỡng chịu đựng của cá tốt nhất là 
duy trì ở giới hạn thích hợp. 
 - Quá trình giảm hoặc tăng nhiệt độ nên tiến hành từ từ không nên hạ 
nhiệt độ đột ngột. 
 3. Phương pháp làm giảm lượng tiêu hao O2 và sản phẩm thải. 
 Lượng tiêu hao O2, sản phẩm thải của cá liên quan rất nhiều đến thời gian 
vận chuyển. Nếu giảm được lượng tiêu hao O2 và sản phẩm thải của cá thì có thể 
kéo dài thời gian vận chuyển gấp nhiều lần, cá sẽ chuyển đi được xa. Để giảm 
lượng tiêu hao O2 và sản phẩm thải của cá cần áp dụng một số biện pháp sau: 
 56 
 - Luyện ép cá sống trong điều kiện khó khăn để tăng khả năng chịu đựng: 
trước khi đánh cá vận chuyển cá phải được khua luyện ở ao đúng kỹ thuật, phải 
ngừng bón phân và cho ăn trước khi đánh bắt ít nhất là 1 ngày. Trước khi đưa cá 
vào dụng cụ để vận chuyển cá phải được ép ở mật độ dày. Tuỳ thời gian vận 
chuyển mà ép cá với thời gian khác nhau (thường từ 5h – 24h). Mục đích của 
luyện ép cá là làm tăng sức chịu đựng, giảm lượng tiêu hao O2, giảm lượng chất 
thải của cá khi vận chuyển. 
 - Giảm nhiệt độ vận chuyển. 
 4. Phương pháp làm tăng lượng O2 hoà tan và loại trừ sản phẩm thải 
trong quá trình vận chuyển. 
 + Để làm tăng lượng O2 hoà tan trong quá trình vận chuyển cần sử dụng 
các biện pháp sau: 
 - Tăng bề mặt tiếp xúc và tạo sóng của nước với không khí. 
 - Tăng áp suất riêng phần O2: bằng cách bơm O2 vào túi hoặc dụng cụ vận 
chuyển. 
 + Loài trừ sản phẩm thải của cá trong quá trình vận chuyển: thường sử 
dụng các biện pháp sau: 
 - Sử dụng hoá chất hoặc kháng sinh làm chậm quá trình phân huỷ sản 
phẩm thải của cá như NaCl chuyển NH3 thành dạng NH4
+ đỡ độc hại. Penixilin 
giảm hoạt động của vi khuẩn. 
 + Biện pháp thay nước vận chuyển: Sau một thời gian vận chuyển thay 
hoàn toàn hoặc 1 phần lượng nước trong dụng cụ. Tuỳ mức độ vận chuyển mà 
lựa chọn thời gian thay. Thường sau 5 – 10h vận chuyển thực hiện 1 lần. 
 5. Giảm cọ sát cho cá. 
 Để giản mức độ cọ sát người ta thường dùng dụng cụ vận chuyển bằng 
chất liệu mềm và trơn nhẵn như: polyetylen hoặc không nên vận chuyển mật độ 
quá lớn. 
 6. Áp suất O2 trong túi vận chuyển. 
 O2 hoà tan phụ thuộc lớn vào áp suất riêng phần của nó. Trước khi đóng 
O2 cần đưa hết khí tự nhiên ra ngoài, áp suất O2 còn phụ thuộc vào chất liệu túi, 
để đảm bảo an toàn áp suất trong túi nên 0,5 – 1,5kg/ cm3. 
IV. KỸ THUẬT VẬN CHUYỂN CÁ GIỐNG. 
 1. Yêu cầu của công tác vận chuyển cá giống. 
 + Chuẩn bị đầy đủ phương tiện, thiết bị, dụng cụ vận chuyển và phương 
tiện dự phòng. 
 + Chuẩn bị tốt số lượng và chất lượng cá cần thiết để vận chuyển. 
 + Đảm bảo an toàn cho người và phương tiện vận chuyển. 
 57 
 + Tỷ lệ sống và chất lượng cá vận chuyển phải đảm bảo, tỷ lệ sống 
80%. 
 2. Phương pháp vận chuyển hở. 
 Vận chuyển hở là môi trường chứa cá trong quá trình vận chuyển tiếp xúc 
và liên thông với môi trường bên ngoài. 
 + Vận chuyển hở có những ưu điểm và nhược điểm sau: 
 - Ưu điểm: Chi phí thấp, phương tiện vận chuyển không cầu kỳ. 
 - Nhược điểm: Không vận chuyển được nhiều (trừ vận chuyển bằng 
thuyền không đáy ở sông), mật độ vận chuyển thấp nên số lượng vận chuyển 
thấp, chất lượng vận chuyển không đảm bảo (tỷ lệ vận chuyển và sức khoẻ cá 
không đảm bảo). Thời gian vận chuyển không kéo dài, không sử dụng được 
phương pháp này để vận chuyển số lượng lớn và đi xa chi phí sẽ rất lớn. 
 + Dụng cụ vận chuyển hở: Dụng cụ thô sơ, cơ giới.... 
 + Mật độ vận chuyển hở: 
 Để xác định mật độ vận chuyển người ta căn cứ vào các mặt sau: 
 - Thời gian vận chuyển mau hay chậm. 
 - Chất lượng cá vận chuyển, loài vận chuyển. 
 - Nhiệt độ và điều kiện thời tiết, độ sạch của nước. 
 Mật độ vận chuyển cụ thể như sau: 
 - Cá bột: 2000 – 5000 con/ lít nước. 
 - Cá hương: 200 – 500 con/ lít. 
 - Cá giống: 5 – 10 con/ lít. 
 3. Phương pháp vận chuyển kín. 
 + Khái niệm: Vận chuyển kín là vận chuyển mà môi trường chứa cá được 
ngăn cách hoàn toàn với môi trường xung quanh bằng dụng cụ chứa trong quá 
trình vận chuyển. 
 - Ưu điểm của phương pháp: Vận chuyển với thời gian dài, vận chuyển 
được xa với mật độ lớn và nhiều, chất lượng vận chuyển đạt rất cao, cá khoẻ tuy 
nhiên cũng có nhược điểm là cần phải có phương tiện thiết bị đắt tiền hơn. 
 + Dụng cụ và phương tiện vận chuyển: Sử dụng các dụng cụ kín như: 
bình, téc...nhưng chủ yếu sử dụng túi ni lon. 
 + Mật độ vận chuyển trong túi ni lon. 
 - Cá bột: 1000 – 20.000 con/ lít. 
 - Cá hương: 1000 – 2000 con/ lít. 
 - Cá giống: 20 – 30 con/ lít. 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_san_xuat_giong_ca_nuoc_ngot.pdf