Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng

Sau khi học xong bài này, học viên có thể:

1. Trình bày được khái niệm cơ bản về lập kế hoạch y tế

2. Trình bày được các loại kế hoạch

3. Mô tả được các cấu phần của lập kế hoạch chiến lược

4. Mô tả được các kỹ năng lập kế hoạch

5. Trình bày được các nguyên tắc trong lập kế hoạch

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 1

Trang 1

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 2

Trang 2

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 3

Trang 3

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 4

Trang 4

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 5

Trang 5

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 6

Trang 6

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 7

Trang 7

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 8

Trang 8

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 9

Trang 9

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 124 trang Danh Thịnh 15/01/2024 780
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng

Bài giảng Quản lý y tế - Trường Đại học Y tế công cộng
TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y TẾ CÔNG CỘNG
BỘ MÔN QUẢN LÝ HỆ THỐNG Y TẾ
BÀI GIẢNG QUẢN LÝ Y TẾ
(Tài liệu giảng dạy cho Cử nhân Y tế công cộng)
Hà Nội - 2010
DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
BPRS Phương pháp xác định ưu tiên theo thang điểm cơ bản
BYT Bộ Y tế
CL Chiến lược
CLB Câu lạc bộ
CPR Các biện pháp tránh thai
CSSKSS Chăm sóc sức khỏe sinh sản
ĐTTV Đối tượng tư vấn
GDSK Giáo dục sức khỏe
HĐ Hoạt động
KH Kế hoạch
KHHGĐ Kế hoạch hóa gia đình
KT – XH Kinh tế - xã hội
PTHĐ Phân tách hoạt động
SDD Suy dinh dưỡng
TCHC Tổ chức hành chính
TCKT Tài chính kế toán
TĐTT Trao đổi thông tin
TP Thành phố
TT Trung tâm
TTPC HIV/AIDS Trung tâm phòng chống HHIV/AIDS
TTYT Trung tâm y tế
TƯ Trung ương
UBND Ủy ban nhân dân
VPP Văn phòng phẩm
VSMT Vệ sinh môi trường
WHO Tổ chức y tế thế giới
YTCC Y tế công cộng
MỤC LỤC
TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH .....................................................................4
PGS. TS. Phạm Trí Dũng
ThS. Đỗ Mai Hoa
THU THẬP THÔNG TIN ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH .........................................13
ThS. Đỗ Mai Hoa
XÁC ĐỊNH VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CAN THIỆP ....................................................27
PGS. TS. Phan Văn Tường
ThS. Đỗ Mai Hoa
ThS. Nguyễn Đức Thành
PHÂN TÍCH VẤN ĐỀ TÌM NGUYÊN NHÂN GỐC RỄ ...................................34
PGS. TS. Phan Văn Tường
ThS. Đỗ Mai Hoa
ThS. Lê Bảo Châu
XÂY DỰNG MỤC TIÊU CAN THIỆP ................................................................44
PGS.TS. Phạm Văn Thân
ThS. Đỗ Mai Hoa
LỰA CHỌN GIẢI PHÁP.......................................................................................50
ThS. Đỗ Mai Hoa
VIẾT KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG ........................................................................55
PGS.TS. Phạm Văn Thân
ThS. Lê Bảo Châu
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CAN THIỆP ...........................................................62
ThS. Lê Bảo Châu
GIÁM SÁT HỖ TRỢ TRIỂN KHAI CAN THIỆP .............................................91
ThS. Đỗ Mai Hoa
THEO DÕI VÀ ĐÁNH GIÁ CAN THIỆP .........................................................110
GS. TS. Trương Việt Dũng
ThS. Đỗ Mai Hoa
4TỔNG QUAN VỀ LẬP KẾ HOẠCH
MỤC TIÊU HỌC TẬP
Sau khi học xong bài này, học viên có thể:
1. Trình bày được khái niệm cơ bản về lập kế hoạch y tế
2. Trình bày được các loại kế hoạch
3. Mô tả được các cấu phần của lập kế hoạch chiến lược
4. Mô tả được các kỹ năng lập kế hoạch
5. Trình bày được các nguyên tắc trong lập kế hoạch
NỘI DUNG
1. Khái niệm về lập kế hoạch
Lập kế hoạch là một trong các chức năng cơ bản của quản lý, nhằm định ra
chương trình, mục tiêu, chiến lược mà quản lý cần đạt được.
Kế hoạch là một bản trình bày cụ thể về các hoạt động, nguồn lực và mốc thời
gian cần thiết để đạt được mục tiêu. Lập kế hoạch là việc xác định các mục tiêu và tìm
ra cách thức để đạt được những mục tiêu đó. Vậy mục tiêu là gì? Mục tiêu là tình trạng
tương lai mà một cơ quan/tổ chức mong đạt được. Như vậy, mục tiêu là điểm đến của
tương lai còn kế hoạch là phương tiện hiện tại để đi đến điểm đến đó.
Các hoạt động đề ra trong bản kế hoạch cần phải xắp xếp theo một cách thức,
trình tự, nhất định nhằm đạt được mục tiêu đề ra. Lập kế hoạch là một hoạt động rất
thường xuyên trong cuộc sống và trong công việc nhằm vạch ra kế hoạch hoạt động cho
chính mình và cho những đối tượng mà mình quản lý.
Lập kế hoạch còn là quá trình tìm kiếm câu trả lời cho các câu hỏi sau:
- Mục tiêu cần đạt là gì?
- Nên làm cái gì, làm như thế nào thì có thể đạt được mục tiêu một cách thuận lợi
nhất?
- Làm khi nào là tốt nhất?
- Cần có những điều kiện gì? Những yếu tố nào? Bao nhiêu?
- Ai làm?
- Làm ở đâu?
Như vậy: “Lập kế hoạch là quá trình tìm ra các bước đi tối ưu nhằm đạt được
các mục tiêu đã đề ra dựa trên cơ sở tính toán một cách đầy đủ và khoa học về các
điều kiện, các phương tiện, các nguồn lực hiện có hoặc sẽ có trong tương lai”.
2. Các loại kế hoạch
2.1. Theo thời gian
- Kế hoạch dài hạn: thường được xây dựng cho 10-15 năm
- Kế hoạch trung hạn: thường là 3-7 năm, phổ biến là 5 năm
5- Kế hoạch ngắn hạn: dưới 3 năm, thường là 1 năm
Việc phân chia kế hoạch thời gian cụ thể như trên chỉ là ví dụ và mang tính
tương đối. Tùy cấp độ hay đơn vị xây dựng kế hoạch sẽ có phân loại riêng về khoảng
thời gian cho từng loại kế hoạch dại hạn, trung hạn và ngắn hạn
2.2. Theo cấp độ
- Kế hoạch vĩ mô: đó là kế hoạch hoạch định cho thời kỳ dài, mang tính chiến
lược và tập trung cao, do các nhà lãnh đạo, quản lý cấp cao xây dựng. Ví dụ: kế
hoạch phát triển nhân lực y tế đến năm 2010.
- Kế hoạch vi mô: là kế hoạch mang tính chiến thuật, dùng để triển khai kế hoạch
vĩ mô, chiến lược, giải pháp của các cấp lãnh đạo và thường do các nhà quản lý
điều hành của đơn vị, tổ chức xây dựng. Ví dụ: kế hoạch đào tạo cán bộ tại trung
tâm y tế dự phòng huyện A.
2.3. Theo phạm vi
- Kế hoạch tổng thể: là kế hoạch xây dựng cho quy mô lớn, phạm vi vấn đề rộng,
thường mang tính chiến lược. Ví dụ: Kế hoạch phát triển mạng lưới y tế cơ sở
đến năm 2010
- Kế hoạch bộ phận: là kế hoạch xây dựng cho quy mô nhỏ và những lĩnh vực cụ
thể. Ví dụ: Kế hoạch phát triển cộng tác viên phòng chống HIV/AIDS tại trạm y
tế xã.
2.4. Theo tính chất của kế hoạch
Một trong các tiêu chí của lập kế hoạch tốt là sự linh hoạt và đáp ứng được sự
thay đổi xung quanh. Có một số cách tiếp cận trong lập kế hoạch như sau:
2.4.1. Lập kế hoạch theo vấn đề/Quản lý dựa trên mục tiêu (management by objectives)
Lập kế hoạch theo vấn đề được thực hiện theo bốn bước của sơ đồ dưới đây:
Mục tiêu chiến lược tổ chức
Mục tiêu của từng bộ phận
Mục tiêu của từng cá nhân
Kế hoạch
Hành động
Xem xét tiến độĐiều chỉnh kế hoạch
Đánh giá việc thực hiện chung
Bước 1. Xác định
mục tiêu
Bước 2. Xây dựng kế
hoạch hành động
Bước 3. Xem xét tiến độ
Bước 4. Đánh
giá việc thực
hiện
Mô hình quá trình quản lý dựa trên mục tiêu
(Richard Daft và Dorothy Marcic)
62.4.2. Kế hoạch một lần (single-use plans)
Kế hoạch 1 lần được xây dựng để đạt được những mục tiêu mà dường như là chỉ
 ... ng đồng đó.
Xác định tần suất thu thập chỉ số
Thông tin để tính toán cho các cần thu thập thường xuyên, khi diễn ra hoạt động.
Ví dụ số phụ nữ đi khám phụ khoa định kỳ theo chiến dịch được thu thập trong những
ngày chiến dịch, số trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân được ghi lại vào thời điểm mà trẻ sinh ra, số
lượng khách hàng đến khám bệnh tại một cơ sở y tế được ghi chép tổng hợp hàng ngày.
Nhưng để thu thập các chỉ số thì có thể theo các khoảng thời gian khác nhau. Có chỉ số
chỉ cần thu thập 1 năm một lần, ví dụ số trẻ sơ sinh đẻ nhẹ cân, số ca tử vong mẹ, có chỉ
số được thu thập hàng tháng như tỷ lệ suy dinh duỡng của trẻ em dưới 2 tuổi, nhưng có
những chỉ số cần thu thập 6 tháng 1 lần như tỷ lệ suy dinh dưỡng của trẻ em từ 2 đến 5
tuổi. Tuỳ theo mục đích theo dõi, xác suất xảy ra của sự vật hiện tượng và mức độ quản
lý mà những cán bộ thực hiện chương trình dự án quyết định tấn suất thu thập và tổng
hợp các số liệu để đo lường các chỉ số. Ví dụ, cùng tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi đến khám tại
trạm y tế vì các bệnh thông thường, trạm y tế có thể thu thập chỉ số hàng tháng, nhưng
Sở y tế chỉ cần số liệu của 6 tháng 1 lần hoặc Bộ Y tế chỉ cần số liệu một năm một lần.
Thông thường, các chỉ số đầu ra sẽ được thu thập thường xuyên hơn so với các
chỉ số hiệu quả và chỉ số tác động.
Xác định nguồn thu thập thông tin
Có thể thu thập thông tin để đo lường chỉ số từ nhiều nguồn khác nhau, cần tận dụng
tất cả những nguồn số liệu sẵn có từ các chương trình, hệ thống số liệu. Ví dụ, với tỷ lệ
trẻ em dưới 1 tuổi được tiêm chủng đầy đủ, ta có thể thu được thông tin từ việc xem
phiếu tiêm chủng của trẻ, có thể hỏi bà mẹ về những lần đưa con đi tiêm chủng, có thể
xem sổ tiêm chủng giữ tại trạm y tế. Tuỳ theo nguồn lực, sự cần thiết về mức độ chính
xác của thông tin, độ tin cậy của nguồn thông tin mà người quản lý có thể xác định
nguồn thu thập thông tin phù hợp. Có thể kết hợp thu thập thông tin từ nhiều nguồn
khác nhau. Thông thường, với theo dõi thường xuyên người ta chọn nguồn thông tin dễ
tiếp cận, dễ thu thập, nhưng để thu thập thông tin cần sự chính xác cao, thường dùng
cho đánh giá, người ta thường lấy thông tin từ các cuộc điều tra cơ bản, phỏng vấn trực
tiếp đối tượng.
Xác định phương pháp và phương tiện thu thập thông tin
Với mỗi thông tin cần thu thập để phục vụ đo lường các chỉ số, có thể thu thập
bằng nhiều phương pháp khác nhau và sử dụng các công cụ khác nhau. Ví đụ để đo
119
lường sự hài lòng của khách hàng đối với cơ sở dịch vụ, người ta có thể thu thập từ
phỏng vấn trực tiếp khách hàng (thường là phỏng vấn khi khách hàng rời cơ sở) bằng
phiếu phỏng vấn, từ xem xét phiếu góp ý của khách hàng đối với cơ sở, từ xem số liệu
tỷ lệ khách hàng cũ của cơ sở dịch vụ, hoặc quan sát thái độ của khách hàng. Nguời
quản lý cũng tùy theo mức độ chính xác yêu cầu và nguồn lực mà chọn phương pháp
thu thập số liệu thông tin phù hợp. Phương tiện thu thập thông tin cần thiết kế phù hợp
để thu thập được chính xác các thông tin. Nhiều chương trình dự án đã gặp khó khăn
khi các biểu mẫu sổ sách thu thập thông tin không nhất quán với thông tin cần thu
thập, dẫn đến khó khăn khi thu thập hoặc thậm chí, thông tin bị sai lệch hoặc thiếu hụt.
Xin xem chi tiết trong bài Thu thập và sử dụng thông tin để phân tích tình hình hiện
tại.
Xác định người thu thập, phân tích số liệu
Người thu thập thông tin thường là những người trực tiếp tham gia hoạt động,
chương trình ở các cấp khác nhau, vì chính họ mới là những người sẽ sử dụng số liệu để
đưa ra các quyết định cho việc cải thiện chương trình.
Sử dụng kết quả
Điều này rất quan trọng vì nhiều nơi, các thông tin chỉ được thu thập và gửi lên
cấp trên hoặc chỉ thu thập mà không được phân tích và sử dụng một cách hiệu quả. Các
cán bộ quản lý cần lưu ý điểm này vì sử dụng kết quả phục vụ cho công tác quản lý là
một trong những mục tiêu của theo dõi, đánh giá. Trước mắt, nhìn vào kết quả, bản thân
những người tham gia hoạt động có thể rút kinh nghiệm, điều chỉnh để công việc được
thực hiện tốt hơn. Sau đó, những kinh nghiệm có thể được sử dụng để điều chỉnh công
việc đó ở địa bàn khác, hoặc cho toàn bộ các hoạt động nếu điều đó liên quan đến toàn
bộ chương trình.
4. Đánh giá
4.1. Phân loại đánh giá
Một số chương trình phân loại đánh giá dựa vào các thời điểm như sau:
a) Đánh giá tiến độ thực hiện: là đánh giá được tiến hành trong quá trình thực hiện
hoạt động/ chương trình y tế (sau một quý, 6 tháng, 9 tháng...) nhằm xem xét việc
triển khai kế hoạch có đúng mục tiêu không để giúp việc giám sát, điều hành kế
hoạch đúng hướng, đúng tiến độ. Đây cũng được coi là hoạt động theo dõi.
b) Đánh giá kết thúc: Là đánh giá kết quả cuối cùng của hoạt động/ chương trình y
tế hoặc kế hoạch (kế hoạch năm hoặc kế hoạch dài hạn), thường được thực hiện khi
một chương trình hoặc một dự án kết thúc, dùng để so sánh với mục tiêu ban đầu đã
được đề ra.
c) Đánh giá tác động: Là đánh giá về tính duy trì của chương trình/dự án và các tác
động lâu dài về sức khoẻ cộng đồng, kinh tế và xã hội, hoặc các tác động của nó đối
với việc hoạch định chính sách hoặc phát triển chiến lược cho một ngành, một cơ
120
quan đơn vị Loại đánh giá này thường được tiến hành sau khi chương trình/dự án
kết thúc nhiều năm.
Cả đánh giá tiến trình, kết thúc và tác động đều cần có đánh giá ban đầu. Đó là
việc thu thập các số liệu cần thiết để xây dựng mục tiêu của kế hoạch/ chương trình y
tế. Những thông tin thu đựoc ban đầu là cơ sở cho tổ chức triển khai kế hoạch và sau
này sẽ được dùng để so sánh, đối chiếu với kết quả đạt được cuối chu kỳ hoạt động
hoặc khi kết thúc chương trình. Nếu không có đánh giá ban đầu thì đánh giá kết thúc và
tác động sẽ gặp nhiều khó khăn vì không có nhiều chứng cứ, dữ liệu để so sánh sự khác
biệt.
Một số chương trình chia đánh giá làm hai loại là đánh giá quá trình và đánh giá
tác động:
- Đánh giá quá trình: được thiết kế nhằm xác định chương trình có thực hiện
đúng theo các chiến lược/giải pháp thực hiện không, các chiến lược đưa ra có
phù hợp hay không, kế hoạch có theo đúng tiến độ hay không.
- Đánh giá tác động: được thiết kế nhằm cung cấp những thông tin về kết quả ở
các mức độ khác nhau của chương trình đã thực hiện. Thường có sự so sánh để
xem xét sự thay đổi có diễn ra như mong muốn không và tại sao.
4.2. Các bước đánh giá chương trình/hoạt động y tế
Thực hiện một đánh giá chương trình/dự án y tế là sử dụng nghiên cứu trong
công tác quản lý, vì vậy tiến trình và cách thức tiến hành tương tự như thực hiện một
nghiên cứu.
Cách đơn giản nhất là chia một đánh giá làm ba giai đoạn như sau:
Giai đoạn 1. Xác định câu hỏi đánh giá
- Bước 1. Xác định giả thuyết và mục tiêu của chương trình.
- Bước 2. Diễn dịch giả thuyết và mục tiêu của chương trình sang câu hỏi đánh giá
- Bước 3. Lựa chọn câu hỏi đánh giá
Giai đoạn 2. Trả lời câu hỏi đánh giá
- Bước 1. Thiết kế đánh giá. Dựa trên câu hỏi đánh giá mà lựa chọn thiết kế
nghiên cứu phù hợp.
- Bước 2. Lập kế hoạch và tiến hành đánh giá, bao gồm cả lựa chọn đối tượng,
phương pháp thu thập thông tin, phương tiện thu thập, phân tích số liệu
Giai đoạn 3. Sử dụng câu trả lời vào quá trình quản lý
- Bước 1. Viết báo cáo và đưa ra các khuyến nghị
- Bước 2. Lập kế hoạch thông báo kết quả
- Bước 3. Sử dụng kết quả
121
Nội dung của báo cáo đánh giá
Sau khi phân tích xong các số liệu định tính và định lượng, các cán bộ đánh giá
cần phải viết báo cáo các kết quả thu được. Nội dung của một báo cáo đánh giá cần viết
phụ thuộc vào những ai sẽ đọc báo cáo này, họ quan tâm đến phần nào nhất, và cuối
cùng phụ thuộc vào họ muốn gì.
Các nhà tài trợ, các nhà quản lý chương trình can thiệp đều muốn một báo cáo
đầy đủ. Tuy nhiên đối với những người khác, một báo cáo đầy đủ lại không cần thiết
đối với họ. Các nhân viên chương trình, khách hàng, các nhà chính sách và cộng đồng
không cần một báo cáo quá nhiều thông tin, mà họ cần một báo cáo ngắn gọn, rõ ràng,
dễ hiểu.
Nói chung, một báo cáo đánh giá cần phải trả lời các câu hỏi đánh giá. Báo cáo
đánh giá khác với các báo cáo nghiên cứu khác. Trong báo cáo đánh giá thì các kết quả
được trình bày trước tiên. Tuỳ theo độ lớn của chương trình/hoạt động và tuỳ theo yêu
cầu của người đọc báo cáo chính mà các nội dung, hình thức và độ dài ngắn của báo
cáo có khác nhau. Nhìn chung, một báo cáo đánh giá đầy đủ bao gồm các mục sau :
Các nội dung trong một báo cáo đánh giá
I. Tóm tắt kết quả nghiên cứu đánh giá
A. Nêu các câu hỏi đánh giá
B. Trình bày tóm tắt chương trình can thiệp
C. Các kết quả chính thu được
1. Tóm tắt các kết quả
2. Bàn luận
3. Các khuyến nghị đối với từng đối tượng cụ thể (các nhà quản lý chương
trình, các nhà ra chính sách...)
II. Vấn đề chương trình can thiệp giải quyết
A. Phạm vi của vấn đề, mức độ nghiêm trọng của vấn đề, xu hướng của vấn đề
B. Những giải pháp giải quyết vấn đề
III. Nội dung của chương trình
A. Mục tiêu chung và mục tiêu cụ thể
B. Các hoạt động
1. Kế hoạch hành động được xây dựng trước khi triển khai chương trình
2. Các hoạt động thực tế được triển khai
Mô tả sự khác nhau giữa các hoạt động thực tế so với kế hoạch
C. Tổng quan về chương trình
1. Mô tả nhà tài trợ cho chương trình
2. Đối tượng can thiệp của chương trình
3. Lý do thực hiện chương trình
4. Kinh phí thực hiện chương trình
122
D. Các đối tượng hưởng lợi
1. Số lượng và đặc điểm các đối tượng hưởng lợi
2. Mô tả lý do họ là đối tượng hưởng lợi
E. Mô tả cơ cấu tổ chức nhân sự của chương trình
IV. Nội dung đánh giá
A. Mô tả các câu hỏi đánh giá, mục tiêu đánh giá
B. Thiết kế nghiên cứu đánh giá
1. Phương pháp nghiên cứu
2. Thời gian nghiên cứu
3. Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu
4. Phương pháp phân tích số liệu
C. Kết quả đánh giá
1. Các kết quả thu được
2. Các hạn chế của kết quả
3. Kết luận
4. Bàn luận: so sánh kết quả với những đánh giá tương tự khác, đề xuất nghiên
cứu đánh giá tiếp theo
D. Khuyến nghị
V. Phần khác
A.Tài liệu tham khảo
B. Phụ lục: bảng, biểu đồ, công cụ thu thập số liệu...
Tóm lại, theo dõi và đánh giá là hai thành tố quan trọng trong quản lý chương
trình dự án hoạt động, cần được lập kế hoạch ngay từ giai đoạn đầu tiên. Để góp phần
vào sự thành công của chương trình, hoạt động, việc theo dõi và đánh giá cần nhận
được nguồn lực thích đáng cả về nhân lực, thời gian và tài chính, trang thiết bị.
123
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TÀI LIỆU TIẾNG VIỆT
1. Ban chấp hành trung ương (2002), Chỉ thị về củng cố và hoàn thiện mạng lưới y
tế cơ sở, số 06-CT/TW ngày 22/01/2002.
2. Bộ y tế - UNICEF (1996). Quản lý chăm sóc sức khoẻ ban đầu tuyến y tế tuyến
cơ sở.
3. Bộ Y tế (2003). Quản lý chất lượng dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản. Nhà
xuất bản thanh niên: Hà nội.
4. Bộ Y tế (2009), Niên giám, thống kê y tế năm 2007.
5. Bộ Y tế-Trường Đại học Y tế Công cộng (2004). Hướng dẫn lập kế hoạch và
Quản lý chương trình phòng chống HIV/AIDS. Nhà xuất bản Y học: Hà nội
6. Bộ Y tế-Trường Đại học Y tế Công cộng (2004). Quản lý chương trình phòng
chống HIV/AIDS. Nhà xuất bản Y học: Hà nội.
7. Chính Phủ (1996), Nghị quyết của Chính phủ về định hướng công tác chăm sóc
và bảo vệ sức khỏe nhân dân trong thời gian 1996-2000 và chính sách quốc gia
về thuốc của Việt nam, Số 37/CP, 20/6/1996.
8. Chính phủ (2001), Quyết định của Thủ Tướng Chính phủ phê duyệt chiến lược
chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nhân dân giai đoạn 2001-2010, số 35/2001/QĐ-
TTg ngày 19/03/2001.
9. Chính phủ (2008), Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ, số 178/2007/NĐ-CP
ngày 03/12/2007.
10. Chính phủ (2008), Nghị định của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ,
quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Y tế, số 188/2007/NĐ-CP ngày 27/12/2007.
11. Chính phủ (2008), Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương số
13/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008.
12. Chính phủ (2008), Nghị định của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan
chuyên môn thuộc Uỷ ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, số
14/2008/NĐ-CP ngày 04/02/2008.
13. Đại học Y Thái Bình – HVQY (1997). Y tế công cộng và CSSKBĐ. Nhà xuất
bản Y học: Hà nội.
14. Lê Ngọc Trọng và cộng sự (1993). Tăng cường kỹ năng quản lý cho cán bộ
tuyến huyện, tỉnh. Nhà xuất bản Y học: Hà nội.
15. Lê Vũ Anh, Phan Văn Tường (1996). Phương pháp thu thập thông tin và xác
định ưu tiên trong phòng chống AIDS. Hội thảo quốc gia về quản lý chương
trình phòng chống AIDS. Trường CBQLYT Hà nội và UBQG phòng chống
AIDS.
124
16. Quỹ dân số Liên hợp quốc (1993). Đánh giá chuyên đề chất lượng các dịch vụ
kế hoạch hoá gia đình ở Việt Nam.
17. Trường Cán bộ quản lý y tế (1999). Quản lý chương trình sức khoẻ sinh sản cho
cán bộ quản lý tuyến tỉnh. Nhà xuất bản Y học: Hà nội.
18. Trường Đại học Y tế công cộng (2004). Bài giảng quản lý y tế.
19. Trường Đại học Y tế công cộng (2005). Theo dõi và Đánh giá các chương trình
và dịch vụ y tế
20. SMDP/CDC. Leadership. Hội thảo tại trường Đại học Y tế công cộng (2005)
TÀI LIỆU TIẾNG ANH
1. Centers for Disease Control and Prevention (1993, 1996, 2004), Total Quality
Management. CDC: Atlanta.
2. Green A (1999), An introduction to Health planning in developing countries,
2nd edition. Oxford University Press: New York.
3. W.W.Dyal (1990), Progam management, CDC: Atlanta.
4. WHO/GPA (1993), National AIDS Progam management. Geogia University.
5. Wolff JA, Suttenfield LJ & Binzen SC (1991), The family planning manager’s
handbook. Kumarian Press: Connecticute.
6. David Buchanan, Adrzej Huczynski (1997), Organizational behavior: an
introductory text, Prentice Hall Press.
7. John Antonakis, Anna T. Cianciolo, Robert J. Sternberg (2000), The nature of
leadership, SAGE publication.
8. Richard L. Daft and Dorothy Marcic (1998), Understanding management, The
Dryden Press.
9. Robert B. Denhardt, Janet Vinzant Denhardt, Maria P Aristigueta (2002),
Managing human behaviour in public and private organizations, SAGE
publication.

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_quan_ly_y_te_truong_dai_hoc_y_te_cong_cong.pdf