Bài giảng Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
Quản lý chất lượng nước trong NTTS là môn khoa học chuyên nghiên cứu
thành phần hóa học của nước thiên nhiên, nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng tới
thành phần hóa học và các quá trình chuyển hóa hóa học trong nước. Qua đó để
phục vụ cho việc nghiên cứu tác động của nước tới vật nuôi.
Môn học cũng giúp cho sinh viên nắm được các quy luật biến động của một
số yếu tố môi trường và vận dụng các quy luật đó để tìm ra các phương pháp nuôi
thích hợp, sinh viên cũng phân tích được nguyên nhân gây nên các đột biến trong
nguồn nước làm cho vật nuôi chậm phát triển và chết hàng loạt.
Sinh viên cũng được trang bị cách kiểm tra nguồn nước, biết cách xử lý ổn
định một số yếu tố môi trường và quản lý tốt môi trường trong quá trình nuôi.
Đây là môn cơ sở rất quan trọng, sau khi học xong học sinh có kiến thức cần
thiết để tiếp tục tiếp thu kiến thức của các môn học khác như dinh dưỡng và thức
ăn, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi trương phẩm, bệnh cá. và nhiều môn
chuyên môn khác
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản
1 BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN TRƯỜNG CAO ĐẲNG THỦY SẢN -----o0o----- BÀI GIẢNG Môn học: Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thủy sản Ngành: Nuôi trồng thủy sản Trình độ: Cao đẳng Năm 2016 2 LỜI GIỚI THIỆU Quản lý chất lượng nước trong NTTS là môn khoa học chuyên nghiên cứu thành phần hóa học của nước thiên nhiên, nghiên cứu các tác nhân ảnh hưởng tới thành phần hóa học và các quá trình chuyển hóa hóa học trong nước. Qua đó để phục vụ cho việc nghiên cứu tác động của nước tới vật nuôi. Môn học cũng giúp cho sinh viên nắm được các quy luật biến động của một số yếu tố môi trường và vận dụng các quy luật đó để tìm ra các phương pháp nuôi thích hợp, sinh viên cũng phân tích được nguyên nhân gây nên các đột biến trong nguồn nước làm cho vật nuôi chậm phát triển và chết hàng loạt. Sinh viên cũng được trang bị cách kiểm tra nguồn nước, biết cách xử lý ổn định một số yếu tố môi trường và quản lý tốt môi trường trong quá trình nuôi. Đây là môn cơ sở rất quan trọng, sau khi học xong học sinh có kiến thức cần thiết để tiếp tục tiếp thu kiến thức của các môn học khác như dinh dưỡng và thức ăn, kỹ thuật sản xuất giống, kỹ thuật nuôi trương phẩm, bệnh cá... và nhiều môn chuyên môn khác. Mặc dù các tác giả đã có nhiều cố gắng trong quá trình biên soạn, song không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được những góp ý bổ sung của bạn đọc gần xa để lần sau xuất bản được hoàn thiện hơn. Tác giả 3 PHẦN A – LÝ THUYẾT Chương I HOÁ THỔ NHƯỠNG 1.1. Khái niệm về đất Đất được hình thành và tiến hóa chậm hàng thế kỷ do sự phong hóa đá và sự phân hủy xác thực vật dưới ảnh hưởng của các yếu tố môi trường. Một số đất được hình thành do bồi lắng phù sa sông biển hay do gió. Đất có bản chất khác cơ bản với đá là có độ phì nhiêu, tạo sản phẩm cây trồng. Đất được cấu thành từ các yếu tố khác nhau theo thời gian, có thể khái quát dưới công thức sau: Đ = f(Đg, Đh, Sv, Kh, Nc, HđN)t Trong đó: * Đg: đá gốc (loại đá hình thành nên đất bởi quá trình phong hoá theo thời gian, do đó các loại đá khác nhau về thành phần hoá học sẽ tạo ra các loại đất cũng rất khác nhau về thành phần hoá học. chúng ta có đá) * Đh: Địa hình, Các vùng khác nhau, sự hình thành đất cũng khác nhau. Qui luật vận động tự nhiên của trái đất: sự trôi dạt lục địa, động đất, núi lửa... hình thành nên các vùng đất có các thành phần và tính chất không giống nhau. Vùng núi cao, đá vôi với thành phần chính là can xi và magiê, nhưng sẽ ít đi nitơ, phôt pho, ngược lại vùng thấp, ven biển, lại có sự tích tụ của các chất hữu cơ qua năm tháng, do đó hình thành nên loại đất chua, nghèo sinh vật. Chúng ta có đất đỏ Bazan, đất phèn chua mặn, đất cát trắng, đất mùn phù sa...rất đặc trưng cho từng vùng với thành phần cấu thành, nên loại đất các vùng đó tương đối ổn định. * Sv: Sinh vật, bao gồm (vi sinh vật, động vật, thực vật). Động, thực vật là nguồn cung cấp chất hữu cơ cho đất qua chất đào thải và xác chết, vi sinh vật làm nhiệm vụ phân huỷ các chất hữu cơ có sẵn trong đất hoặc tổng hợp ra các chất hữu cơ mới. Vi sinh vật cố định đạm sống ký sinh trên các cây họ đậu, một số bèo, tảo... có khả năng đồng hoá được nitơ chuyển thành đạm có lợi cho đất. * Kh: Khí hậu, là nguyên nhên cơ bản của quá trình phong hoá đất. Sự thay đổi khớ hậu mạnh sẽ rút ngắn thời gian hình thành và biến đổi đất, trong đó, nhiệt độ và bức xạ nhiệt mặt trời, gió, độ ẩm của không khí, thúc đẩy quá trình phong hoá hình thành nên đất. Mưa, kéo theo quá trình rửa trôi sẽ làm biến đổi tính chất đất ở các vùng khác nhau. * HđN: Hoạt động của con người là ảnh hưởng gián tiếp tới thành phần đất. Con người có thể làm cho đất phì nhiêu nếu con người biết nâng niu quí trọng 4 đất trong quá trình khai thác đất phục vụ cho đời sống của mình, song con người cũng có thể làm cho đất bạc mầu, thoái hoá đi, nếu con người khai thác đất một cách vô cảm * t: Thời gian, tuổi của đất được tính từ khi bắt đầu phong hoá đá. + Tuổi tuyệt đối là thời gian dài đủ cho phép các quá trình xảy ra làm cho đất đạt đến một sự ổn định nào đó, được tính theo số năm + Tuổi tương đối là mức độ phát triển của đất trong những điều kiện ngoại cảnh khác nhau, chứ không tính bằng số năm, ví dụ: Đất bazan mới hình thành nhưng đã có chỗ bị đá ong hoá, chua nhiều 1.2. Thành phần đất 1.2.1. Thành phần chất rắn Thành phần chính của đất là chất rắn, chiếm 50 % thể tích đất, và chiếm tới 99% trọng lượng đất. Chất rắn bao gồm hai loại chất chính là chất vô cơ và chất hữu cơ Chất vô cơ được hình thành từ sự phong hoá đá gốc, chúng chiếm 38 % thể tích đất và 95 % trọng lượng đất Chất hữu cơ trong đất do xác các sinh vật phân huỷ tạo thành, chiếm 12 % thể tích đất và gần 5 % trọng lượng đất 1.2.2. Thành phần chất khí, và nước Giữa các hạt keo đất có các khe hở, đây là nơi thích hợp cho không khí xâm nhập vào đất và chứa đựng một lượng nước nhất định Không khí từ khí quyển xâm nhập vào, và từ sự phân huỷ các chất hữu cơ trong đất sinh ra, bao gồm các khí như: oxy, nitơ, hiđro, cacbonic, mêtan, sulfuahiđro v.v Nước chủ yếu từ bên ngoài xâm nhập vào, và nước có thể hoà tan rất nhiều chất vô cơ, hữu cơ trong đất, nên thực chất có thể gọi là dung dịch đất 1.2.3. Thành phần sinh vật Sinh vật trong đất có nhiều loại như: côn trùng, nguyên sinh động vật, một số loài tảo, và một số lượng lớn vi sinh vật. Trên đây là các thành phần trong các loại đất cơ bản, tuy nhiên một số loại đất đặc biệt có sự phối trộn có khác, ví dụ như: đất than bùn, hàm lượng chất hữu cơ lớn tới 70 - 80 % thể tích đất, trong khi đó đất cát chỉ chiếm vài phần ngàn. Không khí và nước cũng thay đổi nhiều vì chúng tồn tại trong các khe hở của đất, nó không những phụ thuộc vào độ chặt, độ xốp của đất, mà còn phụ thuộc vào độ ẩm của đất, cả hai thành phần này chiếm tới 50 % thể tích đất. 5 Hữu cơ Vo cơ K.khi Nước Hình 1.1: Tỉ lệ các thành phần đất Dưới đây ... đậm hay nhạt phụ thuộc vào hàm lượng ion Fe 3+ có trong mẫu nước banđầu. 10Fe 2+ + 10H + + K2S2O7 = 10Fe 3+ + K2S2O8 + 5H2O K2S2O7 + 3SCN - = Fe(SCN)3 (Màu đỏ máu) Thuốc thử - Dung dịch Thiocianate ammonium hay potassium: Hòa tan 50g NH4SCN hay KSCN trong một ít nước cất sau đó pha loãng thành 100mL. - Dung dịch Potassium persulfate: Hòa tan 1,7g K2S2O8 trong một ít nước cất sau đó pha loãng thành 100mL. - HCl đặc d= 1,18 - Dung dịch Fe 3+ tiêu chuẩn 0,2mg/mL: Cho 20mL H2SO4đậm đặc vào 50mL nước cất, hòa tan 1,4g Fe(NH4)2(SO4)2.6H2O vào dung dịch này. Cho từng giọt KMnO4 0,1N vào cho đến khi dung dịch trở nên màu hồng nhạt thì dừng lại. Sau đó pha loãng thành 1.000mL. - Dung dịch Fe 3+ tiêu chuẩn 0,1mg/mL: Lấy 50mL dung dịch Fe 3+ tiêu chuẩn 0,2mg/mL pha loãng thành 100mL. Tiến hành Xác định sắt tổng số Lấy 2 bình tam giác 100mL, cùng kích thước lần lượt mỗi bình các hóa chất sau: 110 Bảng 2.7.2. Tiến trình để phân tích hàm lượng Fe 2+ trong nước Kết quả 2.8. Phân tích PO4 3- Nguyễn tắc So màu dựa vào phản ứng của ion PO4 3- với dung dịch (NH4)6Mo7O24 trong môi trường axit tạo ra màu vàng và dưới tác dụng của SnCl2, Mo chuyển từ dạng Mo6+ thành Mo5+ làm dung dịch có màu xanh lơ 111 Thuốc thử 1. H2SO4 9N: Đong 50 ml H2SO4 94% (d = 1,84) cho vào 200 ml nước cất vừa khuấy vừa làm lạnh. 2. Dung dịch (NH4)6MO7O24 10%; Cân 10g pha trong 100 ml nước cất đã đun nóng. Cả hai dung dịch trên để nguội rồi trộn theo tỷ lệ: (NH4)6MO7O24 10%: H2SO4 9N = 1 : 3 Ghi rõ hỗn hợp (NH4)6MO7O24 10% / H2SO4 9N 3. Dung dịch SnCl2: Cắt vụn Sn kim loại, cân 1g ngâm trong 10 ml HCl đậm đặc trong 6 giờ. Hút 30 giọt SnCl2 đặc vừa pha trọng với 25 ml HCl 5%, sau mỗi đợt phân tích, bỏ đi pha lại. Các bước tiến hành: Lấy 2 bình tam giác 100mL, cùng kích thước lần lượt mỗi bình các loại sau: Các loại dd Bình 1 Bình 2 - Nước mẫu 50 ml 50 ml - Hỗn hợp (NH4)6Mo7O24/H2SO4 1,5 ml 1,5 ml - dd lân tiêu chuẩn 0,05 mg/ml 0,1 – 0,5 ml 0 ml - SnCl2 loãng 4 giọt 4 giọt Chuyển 2 mẫu vào 2 ống đong thuỷ tinh như nhau : Chuyển 2 mẫu vào 2 ống đong thuỷ tinh như nhau : Kết quả Tính theo mg/l Vt/c.Ct/c . V1 . 10 3 C PO43- = (mg/l) (V2 - V1) . 50 C PO43- : Nồng độ PO4 3- trong mẫu nước cần xác định. Ct/c: Nồng độ PO4 3- tiêu chuẩn cho thêm vào ống đong 1 (0,05mg/ml) 1 2 1 2 Điều chỉnh màu ống 1 = màu ống 2 112 Vt/c: Lượng PO4 3- tiêu chuẩn thêm vào ống 1. V1 : Thể tích nước ở ống 1 sau khi rút bớt nước mẫu. V2: Thể tích nước ở ống 2 (V2 = 51,5 ml) 50: Số ml nước mẫu. 103 : Hệ số chuyển đổi nồng độ từ mg/ml sang mg/l. 2.9. Phân tích NH4 + Nguyên tắc So màu dựa vào phản ứng của ion NH4 + với thuốc thử Nessler trong môi tr- ờng kiềm tạo ra màu vàng nâu Trong môi trường kiềm Ca2+ và Mg2+ sẽ tạo kết tủa hydroxit làm cản trở quá trình so màu, do vậy ta sử dụng muối seinhet (KNaC4H4O6 50%) để loại trừ ảnh hởng của hai ion này. (Khi đó nó sẽ tạo thành phức tan CaC4H4O6 và Mg C4H4O6 không màu) Thuốc thử 1. Muối Seignett K NaC4H4O6 50%: Cân 50 g pha trong nước cất thành 100ml dung dịch. 2. Dung dịch Nessler: Chuẩn bị dung dịch bão hoà thuỷ ngân Clorua: Hoà 17,5 g HgCl2 tinh khiết cho 100 ml nước cất ( pha bằng nước nóng) và làm nguội trong phòng. Cân 6,5 g KI hoà tan trong 250 ml nước cất. Thêm vào khoảng 350 ml dung dịch bão hoà HgCl2 lắc đều đến khi xuất hiện màu đỏ kéo dài ( HgCl2). Sau đó lại cho 80g KOH hoà tan trong 250 nước cất lắc đều, sau đó đổ vào dung dịch trên vừa pha xong, rồi thêm nước cất thành một lít. Đặt từ 2 đến 3 ngày lấy nước trong ra sử dụng. ( Bảo quản bằng bình màu nâu đậy nút bằng cao su để chỗ tối có thể dùng một năm). 3. Dung dịch NaOH 40%: Cân 40 g pha trong trong nước thành 100 ml dung dịch 4. Dung dịch đạm tiêu chuẩn 0,1 mg/ ml: Cân chính xác 3,821 g NH4Cl, dùng một ít nước cất không đạm hoà tan hết rồi chuyển vào bình đình định mức 1000ml, thêm nước cất tới vạch. Dung dịch đạm tiêu chuẩn 0,05 mg/ ml: Hút chính xác 50 ml dung dịch trên chuyển vào bình định mức 1000ml, thêm nước đến vạch( Chỉ dùng cho một đợt phân tích). 113 Các bước tiến hành: Lấy 2 bình tam giác 100mL, cùng kích thước lần lượt mỗi bình các loại sau: Các loại dd Bình 1 Bình 2 - Nước mẫu 50 ml 50 ml - KNaC4H4O6 1 ml 1 ml - dd đạm tiêu chuẩn 0,05 mg/ml 0,1 – 0,5 ml 0 ml - NaOH 40% 1 ml 1 ml - Thuốc thử Nessler 5 giọt 5 giọt Chuyển 2 mẫu vào 2 ống đong thuỷ tinh như nhau : Tinh theo mg/l Vt/c.Ct/c . V1 . 10 3 CNH4m = (mg/l) (V2 - V1) . 50 CNH4m : Nồng độ NH4 + trong mẫu nước cần xác định. Ct/c: Nồng độ NH4 + tiêu chuẩn cho thêm vào ống đong 1 (0,05mg/ml) Vt/c: Lượng NH4 + tiêu chuẩn thêm vào ống 1. V1 : Thể tích nước ở ống 1 sau khi rút bớt nước mẫu. V2: Thể tích nước ở ống 2 50: Số ml nước mẫu. 103 : Hệ số chuyển đổi nồng độ từ mg/ml sang mg/l. 2.10. Phân tích nitrat( NO3 -) Hoá chất: 1. Dung dịch axit phenoldisulforic: Cân chính xác 3g phenol( C6H5OH) cho vào 20 ml dung dịch H2SO4 đậm đặc. Lắc đều đến tan hết, sau đó đem ngâm với nước lạnh trong 24 giờ rồi đem ra sử dụng( Dung dịch này dùng đến đau pha đến đó vì để lâu không đựơc) 2. Dung dịch NH4OH đậm đặc hoặc KOH 12N: 630g vào 1 lít. 1 2 1 2 §iÒu chØnh mµu èng 1 = mµu èng 2 114 3. Dung dịch KNO3 0,02N chuẩn: cân chính xác 0,202g KNO3 pha với nước cất thành 100ml. Thêm nước cất thành 1000ml sẽ được dung dịch 0,002N. Tiến hành Thu mẫu, lấy 50ml mẫu nước cho vào bát xứ, đem đun cách thuỷ cho cạn để nguội. Cho vào đó thật chính xác 1 ml dung dịch axit phenol disunfonic dùng đũa thuỷ tinh khuấy đều. Thêm vào thật chính xác 10 ml nước cất, 5 ml dung dịch NH4OH đậm đặc ( hoặc KOH 12N) lắc đều, nếu xuất hiện màu vàng là có đạm NO3 -. Đổ toàn bộ dung dịch trên vào ống đong 100 ml, tráng bằng 20 ml nước cất rồi cho nước cất đến vạch 100 ml, khuấy đều. Chuyển sang mỗi bình 50 ml, chờ 15 phút. Thêm vào bình số 2 0,5 – 1 ml dung dịch đạm đạt tiêu chuẩn. Lắc đều, điều chỉnh bình tam giác số 2 cho tới khi màu của bình số 2 giống với màu của bình số 1 thì dừng lại, ghi thể tích bình số 2 sau khi đẫ cân bằng màu. Tính kết quả theo công thức: q mg / l NO3 - = A. n.V2 . 1000 50. ( V1 – V2 ) Trong đó: A: Số mg/ ml dung dịch đạm NO3 - tiêu chuẩn cho vào bình số 2 n: số ml dung dịch đạm NO3 - tiêu chuẩn cho vào bình số 2. V2: Thể tích bình số 2 sau khi màu hai bình giống hệt nhau V1: Thể tích bình số 1 sau khi đã cho hoá chất. 2.11. Xác định nhu cầu ôxy sinh hoá - BOD Tiến hành - Chuẩn bị dung dịch pha loãng: Nớc pha loãng là nớc cất đựng trong can 2 lít có sục ôxy đến mức bão hoà (khoảng 30 phút) sau đó thêm lần lợt mỗi loại 2 ml dung dịch 1, 2, 3, 4 ,5. Định mức đến 2 lít bằng nớc cất. - Trung hoà mẫu nớc đem kiểm nghiệm đến pH= 7 bằng H2SO4 1N hoặc bằng NaOH 1N. - Pha loãng mẫu nớc đem kiểm định bằng dung dịch pha loãng - Sau khi pha loãng mẫu xong, cho mẫu vào 2 chai (300ml) để xác định BOD5, đống kín nút chai. 1 chai dùng để ủ 5 ngày ở nơi tối tại nhiệt độ 20 oC, 1 chai dùng để xác định DO ban đầu: D1. 115 Tính kết quả Lượng BOD5 được tính theo mgO2/ml D1 - D2 BOD5 = P Trong đó: D1: là lượng ôxy hoà tan của dung dịch mẫu đã pha loãng sau 15 phút D2: là lượng ôxy hoà tan của mẫu sau 5 ngày ủ ở nhiệt độ 20 oC. P: là hệ số pha loãng và dợc tính như sau: Thể tích mẫu đem phân tích P = Thể tích mẫu + thể tích nớc pha loãng Hoá chất Dung dịch 1: D2 đệm photphat: Hoà tan 8,5g KH2PO4; 21,75g K2HPO4; 33,4g Na2HPO4.7H2O & 1,7g NH4Cl trong khoảng 500 ml nớc cất rồi định mức đến 1 lít. Dung dịch có pH = 7,2 Dung dịch 2: D2 MgSO4: Hoà tan 22,5g MgSO4.7 H2O trong nớc cất định mức đến 1 lít Dung dịch 3: D2 CaCl2: Hoà tan 27,5g CaCl2 trong nớc cất rồi định mức đến 1 lít Dung dịch 4: D2 FeCl3: Hoà tan 0,25g FeCl3. 6 H2O trong nớc cất rồi định mức đến 1 lít Dung dịch 5: D2 Na2SO3 0,025N: Hoà tan 1,575 Na2SO3 khan trong 100 ml nớc cất H2SO4 1 N và NaOH 1N. Có thể dùng nớc cống đã để lắng trong 24 – 36 giờ tại 200C làm nguồn bổ sung vi sinh vật. Trong 1 lít nớc dùng để pha loãng, thêm 1 – 2 ml nước này. Dụng cụ: - Chai có nút kín, có thể tích 300ml. - Dụng cụ đo DO - Tủ BOD 116 2.12. Phân tích độ cứng tổng cộng Việc xác định độ cứng tổng cộng của nước được thực hiện theo phương pháp chuẩn độ Complexon. Nguyên tắc Trong môi trường pH=10 ion Ca 2+ và Mg 2+ sẽ kết hợp với thuốc thử EDTA (Ethylene DiamineTetra-acetic Acid) (EDTA - Ký hiệu Na2H2Y ) hình thành phức chất bền vững, không màu Calcium hay Magnesium ethylene diamine tetraacetate. Eriochrome black T (C20H13O7N3SNa) được sử dụng làm chất chỉ thị để xác định điểm tương đương. Eriochrome black T kết hợp với ion Ca 2+ và Mg 2+ hình thành phức chất không bền vững có màu hồng của rượu vang. Khi dùng EDTA chuẩn độ, các ion Ca 2+ và Mg 2+ sẽ kết hợp với EDTA hình thành phức chất bền vững, không màu, và khi có Eriochrome black T tự do, dung dịch có màu xanh lơ . M 2+ + M-Eriochrome black T + Na2H2Y = Na2MY + 2H + + Eriochrome black T Trong quá trình chuẩn độ ion Ca 2+ và Mg 2+ bằng Na2H2Y luôn giải phóng ra 2 ion H + ,`phần nào làm acid hóa môi trường, do đó trong quá trình chuẩn độ phải cho dung dịch đệm vào môi trường để pH của môi trường không đổi trong suốt quá trình chuẩn độ, dung dịch đệm thường là NH4OH, NH4Cl. Nếu trong mẫu nước có chứa một lượng đáng kể ion Fe 3+ , Cu 2+ , Ni 2+ ,... thì sự chuyển màu của chất chỉ thị sẽ không rõ ràng, nên cần phải che những ion này trước khi chuẩn độ bằng cách dùng các ion CN - hoặc S 2- để che các cation đó. Thu và bảo quản mẫu Thu mẫu trong chai nhựa và bảo quản lạnh 4 o C Thuốc thử - Dung dịch Na2H2Y (EDTA) tiêu chuẩn 0,1N: Pha loãng 1 ống Na2H2Y (EDTA) 0,1N với nước cất thành 1000mL. - Dung dịch Na2H2Y 0,01N: lấy 50mL dung dịch Na2H2Y 0,1N dùng nước cất pha loãng thàng 500mL. - Dung dịch pH=10: Hòa tan 6,7g NH4Cl trong 57mL NH4OH đậm đặc (d=0,91) sau đó dùng nước cất pha loãng thành 100mL tiếp tục cho tiếp 1mL dung dịch MgSO4 0,05N và 0,5mL dung dịch Na2H2Y 0,1N lắc đều. - Dung dịch CaCO3 tiêu chuẩn 0,1N: Hòa tan 5 gam CaCO3 trong vài giọt dung dịch HCl 1:1, pha loãng với nước cất thành 200mL, đun sôi 5-10 phút, dùng dung dịch NH4OH điều chỉnh pH của môi trường về bằng 7 sau đó pha loãng với nước cất thành 1000mL. 117 - Dung dịch MgSO4 0,05N: Hòa tan 1,232g MgSO4.7H2O trong một ít nước cất, sau đó pha loãng thành 100mL. - Chỉ thị Eriochrome black T: Lấy 100g NaCl tinh khiết phân tích đem rang hoặc sấy khô ở 110 o C, để nguội nghiền mịn bằng cối chài thủy tinh sạch. Cân 0,5g chỉ thị Eriochrome black T cho vào 100g NaCl trên trộn đều và nghiền mịn, cho vào lọ nâu đậy nắp kín. Tiến hành Trước khi tiến hành cần điều chỉnh pH của mẫu nước về bằng 7-8, sau đó tiến hành phân tích theo các bước sau: - Dùng ống đong 100mL, đong 100mL mẫu nước đã điều chỉnh về 7-8 cho vào bình tam giác 250mL, tiếp tục cho vào 2mL dung dịch đệm pH=10, và một lượng nhỏ chỉ thị Eriochrome black T (một nhóm bằng hạt đậu), lắc đều nếu có ion Ca 2+ , Mg 2+ trong mẫu nước sẽ có màu hồng rượu vang. - Dùng dung dịch Na2H2Y 0,01N chuẩn độ từ từ cho đến khi dung dịch chuyển từ màu hồng rượu vang sang màu xang lơ thì dừng lại, ghi thể tích dung dịch Na2H2Y 0,01N đã sử dụng V. Làm lại như trên lần nữa để lấy giá trị V trung bình. Nếu sự chuyển màu không rõ, tức là trong dung dịch có các ion cản như: Fe 3+ , Cu 2+ thì cần tiến hành chuẩn độ lại với mẫu nước khác và cách tiến hành như sau: Sau khi cho 2mL dung dịch đệm pH=10 vào mẫu nước ta cần thêm vào 1mL dung dịch KCN 5% để che các ion cản, sau đó mới thêm chất chỉ thị vào và tiến hành chuẩn độ như trên. Tính kết quả Trong đó: - V là thể tích dung dịch Na2H2Y (mL) dùng chuẩn độ. - N là đương lượng của dung dịch Na2H2Y đã sử dụng. - VM: thể tích mẫu nước đem chuẩn độ = 118 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Tác An, 1998 Phương pháp quản lý chất lượng nước phục vụ nuôi trồng thuỷ hải sản Bài giảng dùng cho lớp sau đại học về nuôi trồng thuỷ sản. 2. Nguyễn Thanh Bình, 2007. Giáo trình quản lý môi trường nuôi thủy sản NXB Nông Nghiệp 3. Đặng Kim Chi, 1999. Hoá học môi trường NXB Khoa học và kỹ thuật 4. Nguyễn Đức Hội, 2004. Quản lý chất lượng nước trong nuôi trồng thuỷ sản Bài giảng cho hệ đại học và các nghiên cứu viên môi trường, Viện Nghiên cứu nuôi trồng thuỷ sản I. 5. Lê Văn Khoa, 1995. Môi trường và ô nhiễm NXB Giáo Dục 6. Lê Văn Khoa, Nguyễn Xuân Cự, Lê Đức, Trần Khắc Hiệp, Trần Cẩm Vân, 2000 Đất và môi trường NXB Giáo Dục 7. Bùi Quang Tề, 1998. Bệnh của động vật thuỷ sản NXB Nông Nghiệp 8. Nguyễn Đình Trung, 2002. Quản lý chất lượng nước trong ao nuôi thuỷ sản Bài giảng cho sinh viên khoa nuôi trồng thuỷ sản, trường Đại học Nha Trang. 9. Nguyễn Đình Trung, 1998. Giáo trình Thuỷ hoá Thổ nhưỡng. NXB Nông Nghiệp. 10. Trần Cẩm Vân, 1998. Vi sinh vật học môi trường. Bài giảng cho sinh viên khoa Môi trường, trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội. 11. Nguyễn Văn Việt, 1993. Kỹ Thuật nuôi cá nước ngọt, phần nuôi cá thịt NXB Nông Nghiệp. 12. Tuyển tập báo cáo khoa học hội nghị sinh học biển toàn quốc - lần thứ nhất, 1997 NXB Khoa học và kỹ thuật. 13. Khoa thuỷ sản, trường Đại học Cần thơ 119 Giáo trình Quản lý chất lượng nước nuôi trồng thuỷ sản 14. Viện nghiên cứu sức khoẻ thuỷ động vật, đại học Kasetsart – Bangkok Thái Lan, 2003. Quản lý sức khoẻ tôm trong ao nuôi – tài liệu dịch. 15. Claude E. Boyd and Craig S. Tucker, 1998 Pond aquaculture water quality management Kluwer academic publishers Massachusetts, USA 16. C. Kwei Lin and Yang Yi, 2001 Aquatic Ecosystems and water quality management. Asian Institute of Technology (AIT).
File đính kèm:
- bai_giang_quan_ly_chat_luong_nuoc_trong_nuoi_trong_thuy_san.pdf