Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện

Mục tiêu môn học:

- Về kiến thức: Xác định tầm quan trọng và quá trình hình thành của sách và

của thư viện trong xã hội

- Về kỹ năng: Hiểu được mục đích xuất hiện của sách và thư viện trong xã hội;

Quá trình hình thành và quy luật phát triển của sách và thư viện

- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nắm được vai trò, tác dụng của sách và

thư viện trong đời sống xã hội

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 1

Trang 1

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 2

Trang 2

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 3

Trang 3

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 4

Trang 4

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 5

Trang 5

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 6

Trang 6

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 7

Trang 7

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 8

Trang 8

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 9

Trang 9

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 32 trang viethung 15340
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện

Bài giảng Lịch sử sách và lịch sử thư viện
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH LÀO CAI 
TRƯỜNG CAO ĐẲNG CỘNG ĐỒNG 
BÀI GIẢNG 
MÔN HỌC: LỊCH SỬ SÁCH VÀ LỊCH SỬ THƯ VIỆN 
NGHỀ: THƯ VIỆN 
(Áp dụng cho Trình độ trung cấp) 
LƯU HÀNH NỘI BỘ 
NĂM.................. 
MỤC LỤC 
Table of Contents 
BÀI GIẢNG ............................................................................................................................................1 
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA CỦA TÀI LIỆU GIẢNG DẠY ...............................................................................4 
Phần 1: Lịch sử sách ..............................................................................................................................4 
Chương 1: Vai trò tác dụng của sách trong đời sống xã hội .............................................................4 
1. Sự hình thành sách .............................................................................................................................4 
2. Vai trò, tác dụng của sách trong đời sống xã hội...................................................................... 17 
Chương 2: Qui trình xuất bản sách ................................................................................................... 18 
1. Quyết định xuất bản ............................................................................................................... 18 
2. Liên kết xuất bản .......................................................................................................................... 18 
3. Chế bản điện tử ............................................................................................................................ 19 
4. Thiết kế bìa ................................................................................................................................... 19 
5. In – gia công – đóng gói ................................................................................................................ 19 
6. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc gia Việt Nam .......... 20 
7. Phát hành ...................................................................................................................................... 20 
Chương 3: Lịch sử sách Việt Nam ..................................................................................................... 20 
2.1. Sự xuất hiện sách ở Việt Nam .................................................................................................... 21 
2.2.1. Thời phong kiến ...................................................................................................................... 21 
2.3. Mối quan hệ của sách đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam ................................................... 21 
Phần 2: Lịch sử thư viện ..................................................................................................................... 21 
Chương 1: Sơ lược Lịch sử sự nghiệp Thư viện Thế giới – Thời gian 4 giờ ................................... 21 
1. Bản chất của thư viện ...................................................................................................................... 21 
1.1 Khái niệm thư viện .................................................................................................................... 21 
1.2. Các thành phần cơ bản của thư viện ...................................................................................... 22 
2.. Các thư viện nổi tiếng trên thế giới ............................................................................................... 23 
Chương 2: Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam – Thời gian 5 giờ ................................................ 29 
2.1. Tổng quan lịch sử thư viện Việt Nam ........................................................................................ 30 
2.2. Các giai đoạn phát triển của sự nghiệp thư viện Việt Nam ....................................................... 32 
NỘI DUNG CHI TIẾT CỦA CỦA TÀI LIỆU GIẢNG DẠY 
BÀI GIẢNG MÔN HỌC 
Lịch sử sách và lịch sử thư viện 
Mục tiêu môn học: 
- Về kiến thức: Xác định tầm quan trọng và quá trình hình thành của sách và 
của thư viện trong xã hội 
- Về kỹ năng: Hiểu được mục đích xuất hiện của sách và thư viện trong xã hội; 
Quá trình hình thành và quy luật phát triển của sách và thư viện 
- Về năng lực tự chủ và trách nhiệm: Nắm được vai trò, tác dụng của sách và 
thư viện trong đời sống xã hội 
Nội dung: 
Phần 1: Lịch sử sách 
Chương 1: Vai trò tác dụng của sách trong đời sống xã hội 
1. Sự hình thành sách 
Sách là gì? Ban đầu sách chỉ được coi là một thiết bị/công cụ để lưu trữ thông 
tin. Rất lâu sau đó, sách mới được coi là công cụ để truyền tải và thể hiện ý tưởng của 
loài người. 
Yếu tố đầu tiên cần quan tâm về lịch sử của sách đó chính là động lực nào đã 
dẫn đến sự ra đời và phát triển của sách? Một quy luật chung được tìm thấy cho những 
cột mốc phát minh trong lịch sử của sách nói chung và các phát minh ở mọi lĩnh vực 
khác nói riêng là nó đều được khởi tạo và thúc đẩy bởi nhu cầu xã hội. 
Những ký hiệu, nét vẽ đầu tiên được tìm thấy trong lịch sử loài người là một di 
chỉ trên đá có niên đại vào khoảng 75,000 năm TCN. Những hình vẽ như vậy trong các 
hang động, trên xương động vật hay trên đá được tìm thấy tương đối phổ biến cho đến 
tận khoảng năm 10,000 TCN. Nhưng việc thay đổi lớn trong cơ cấu xã hội, kinh tế dẫn 
đến một cách sống mới, một xã hội với những vấn đề mới về quản trị, thương mại và 
sản xuất mới là động lực chính dẫn đến việc lưu trữ thông tin một cách có ý thức và hệ 
thống. Sách ra đời nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đó. 
 Hình vẽ trên đá có niên đại cổ nhất được tìm thấy 
Tablet đất sét 
Vào khoảng 3700 năm TCN, người Summer ở vùng Lưỡng Hà (nơi vốn rất 
thiếu gỗ và đá, tài nguyên phổ biến nhất chính là đất sét) đã chế tạo ra những tablet 
bằng đất sét kích thước khoảng một bàn tay để làm thiết bị lưu trữ thông tin đầu tiên. 
Họ nặn đất sét, tạo ra một mặt phẳng, và khi đất sé ... ực hiện qua nhà xuất bản thì phải có giấy phép xuất bản (bản 
chính) và bản thảo có đóng dấu của cơ quan cấp giấy phép quy định tại Điều 25 của 
Luật xuất bản; 
c) Đối với xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài phải có giấy phép in gia 
công và bản mẫu xuất bản phẩm đặt in gia công có đóng dấu của cơ quan cấp giấy 
phép quy định tại Điều 34 của Luật xuất bản. 
 Việc nhận in xuất bản phẩm phải có hợp đồng theo quy định của pháp luật giữa 
cơ sở in với nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được cấp giấy phép xuất bản tài liệu 
không kinh doanh. 
 Số lượng xuất bản phẩm được in phải được thể hiện trong hợp đồng và phải 
phù hợp với quyết định xuất bản hoặc giấy phép xuất bản tài liệu không kinh doanh. 
6. Nộp xuất bản phẩm lưu chiểu và nộp xuất bản phẩm cho Thư viện Quốc 
gia Việt Nam 
Tất cả xuất bản phẩm phải nộp lưu chiểu cho cơ quan quản lý nhà nước về hoạt 
động xuất bản chậm nhất là 10 ngày trước khi phát hành. Việc nộp lưu chiểu xuất bản 
phẩm được thực hiện theo quy định sau đây: 
 a) Nhà xuất bản hoặc cơ quan, tổ chức được Bộ Thông tin và Truyền thông cấp 
giấy phép xuất bản phải nộp ba bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp số 
lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản 
 b) Cơ quan, tổ chức được Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép xuất bản 
phải nộp hai bản cho Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và một bản cho Bộ Thông tin và 
Truyền thông; trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp một bản cho Ủy ban 
nhân dân cấp tỉnh, một bản cho Bộ Thông tin và Truyền thông; 
 c) Đối với xuất bản phẩm tái bản không sửa chữa, bổ sung thì nộp một bản cho 
Bộ Thông tin và Truyền thông; trường hợp có sửa chữa, bổ sung thì thực hiện theo quy 
định tại điểm a và điểm b khoản này; 
 d) Xuất bản phẩm có nội dung thuộc bí mật nhà nước theo quy định của pháp 
luật thì chỉ nộp tờ khai lưu chiểu; 
Trong thời hạn 45 ngày, kể từ ngày xuất bản phẩm được phát hành, nhà xuất 
bản, cơ quan, tổ chức được phép xuất bản phải nộp ba bản cho Thư viện Quốc gia; 
trường hợp số lượng in dưới ba trăm bản thì nộp hai bản. 
7. Phát hành 
 Sách sau khi được in ra, được kiểm tra chất lượng, và hoàn thành nộp lưu 
chiểu. Tác phẩm, cuốn sách chỉ được phát hành khi được nhà xuất bản ra quyết định 
phát hành. 
Mọi cá nhân và tổ chức đều có thể xuất bản tác phẩm, sách của mình, miễn là 
tuân thủ theo đúng các quy định của Luật xuất bản Việt Nam, cụ thể thực hiện đúng 
quy trình xuất bản một tác phẩm, sách tại Việt Nam như đề cập trên. 
Chương 3: Lịch sử sách Việt Nam 
1. Mục tiêu: Giúp học sinh hiểu đặc điểm và quá trình phát triển của sách Việt 
Nam 
2. Nội dung chương: 
 2.1. Sự xuất hiện sách ở Việt Nam 
 2.1.1. Các giả thuyết 
 2.1.2. Sự xuất hiện và những đặc điểm của sách Việt Nam 
 2. Các giai đoạn phát triển của sách Việt Nam 
 2.2.1. Thời phong kiến 
 Từ trong thời gian đầu tiên đến cuối thế kỷ 10, nước Việt Nam ta đã có nền văn 
hóa riêng tuy rằng chưa thành văn. Tiếng việt thuộc nhóm ngôn ngữ được xác lập từ 
xưa ở vùng Đông Nam Á dù còn nghèo nhưng không bị ngôn ngữ Hán đồng hóa. Vào 
năm 179 TCN Triệu Đà chiếm Âu Lạc, năm 111 TCN nhà Hán trinh phục Nam Việt 
và Âu Lạc từ đó phong kiến phương bắc đô hộ nước ta cho đến thế kỷ 10, nhân dân ta 
không được học, bọn xâm lược mở một số trường riêng để dạy cho con em làm tay sai 
phục vụ chúng. Các cuộc khởi nghĩa liên tiếp nổ ra mặc dù bọn phong kiến phương 
bắc đưa đạo Nho, Phật du nhập vào nước ta. 
 Thời kỳ nhà Lý (1009 – 1225) Văn hóa giáo dục phát triển và sách đã xuất hiện 
vào thời kỳ này 
 Thời kỳ nhà Trần Văn hóa giáo dục phát triển tạo điều kiện thuận lợi cho sách 
ra đời 
 Thời kỳ nhà Hồ (1400-1407) Văn hóa giáo dục và sách xuất hiện trong thời kỳ 
này 
 Thời kỳ nhà Lê (1428 – 1527) 
 Thời kỳ Lê – Mạc- Trịnh – Nguyễn (1527-1701) 
 2.2.2. Thời Pháp thuộc 
 2.2.3. Thời kỳ 1954 – 1975 
 2.3. Mối quan hệ của sách đối với nền văn hóa dân tộc Việt Nam 
2.3.1. Những ảnh hưởng của tình hình văn hóa xã hội đối với sự hình thành và 
phát triển của sách 
2.3.2. Tác dụng của sách đối với sự phát triển của nền văn hóa Việt Nam 
 Phần 2: Lịch sử thư viện 
Chương 1: Sơ lược Lịch sử sự nghiệp Thư viện Thế giới – Thời gian 4 giờ 
 1. Bản chất của thư viện 
 1.1 Khái niệm thư viện 
 Một thư viện là một kho sưu tập các nguồn thông tin, được chọn lựa bởi các 
chuyên gia và có thể được tiếp cận để tham khảo hay mượn, thường là trong một môi 
trường yên tĩnh phù hợp cho học tập. Kho tàng của một thư viên có thể chứa đến hàng 
triệu đầu mục, bao gồm nhiều định dạng như sách, ấn phẩm định kỳ, báo, thủ 
bản, phim, bản đồ, bản in, văn kiện, CD, cassette, băng video, DVD, đĩa Blu-ray, sách 
điện tử, sách nói, cơ sỏ dữ liệu, video game và các thể loại khác. 
Một thư viện được xây dựng và bảo quản bởi một cơ quan nhà nước, một tổ chức, một 
công ty, hoặc một cá nhân. Ngoài việc cung cấp tài liệu, thư viện còn được phục vụ 
bởi các thủ thư, những chuyên gia trong việc tìm kiếm và sắp xếp thông tin và đáp ứng 
nhu cầu của người dùng. Thư viện cũng thường có khu vực yên tĩnh để học tập, và 
những khu vực hỗ trợ học và làm việc nhóm. Nhiều thư viện có cơ sở thiết bị có thể 
truy cập kho tài liệu số và mạng Internet. 
Thư viện hiện đại đang ngày càng được hướng đến trở thành nơi tiếp cận thông tin và 
kiến thức không giới hạn qua nhiều hình thức và nguồn khác nhau. Thư viện ngày 
càng trở thành những trung tâm cộng đồng nơi thực hiện các chương trình công cộng 
và hỗ trợ mọi người có thể học tập suốt đời. 
 1.2. Các thành phần cơ bản của thư viện 
 - Hiện nay trên thế giới có một sự công nhận khá rỗng rãi là thư viện được tạo 
thành từ 4 yếu tố cơ bản: 
 a) Vốn tài liệu 
 Đây là yếu tố đầu tiên của thư viện như đã nói ở trên khi phân tích về ngữ nghĩa 
của từ “thư viện”. Mới đầu vốn tài liệu gồm những sách chép tay trên đất sét,giấy 
papyrus, da và từ thế kỷ 15 sách in. Từ cuối thế kỷ XIX ngoài sách in, vốn tài liệu 
còn có các vật mang tin khác – microfim, Microfis và gần đây là tài liệu nghe – nhìn, 
tìa liệu điện tử. Các nhà thư viện học mỹ và một số nước khác lạo gọi nó hơi khác 
một chút – Bộ sưu tập thư viện 
 b) Cán bộ thư viện 
 Cán bộ thư viện hay thủ thư hay nghĩa đơn giản là người coi sách là tên gọi 
chung về một nghề nghiệp làm việc liên quan đến thư viện, coi giữ sách trong thư 
viện. Đây là một chuyên gia về thông tin, lưu trữ, sắp xếp hồ sơ, phân loại, sắp xếp 
sách vở, đánh bút lục, lau, quét sách ở các kệ sách, hướng dẫn tra cứu thông tin... được 
đào tạo về khoa học thư viện, là người thông thạo việc tổ chức và quản lý dịch vụ 
thông tin hoặc các tài liệu cho những người có nhu cầu thông tin. 
Thông thường, thủ thư làm việc trong một thư viện công cộng hoặc một thư viện trong 
các trường đại học, trường tiểu học hoặc trường trung học, các thư viện trong doanh 
nghiệp hoặc công ty, hoặc cơ quan khác như một bệnh viện, công ty luật.... Công việc 
này có điểm tương đồng với những người làm nghề nhân viên lưu trữ. 
Ở phương Tây, nghề này còn được gọi là thư viện viên (Librarian) là một người làm 
việc chuyên nghiệp trong một thư viện, cung cấp sự kết nối đến thông tin, đôi khi là sự 
kết nối với xã hội và công nghệ. Họ thường được yêu cầu có một bằng chuyên môn từ 
một trường dạy về nghề Thư viện như là bằng Thạc sĩ về Khoa học Thư viện (Master's 
degree in Library Science) hay là bằng Khoa học về Thư viện và thông tin (Library 
and Information Studies). 
 c) Bạn đọc 
 Thư viện chỉ trở thành thư viện khi nào nó bắt đầu phục vụ bạn đọc. Chính bạn 
đọc đã đưa toàn bộ cơ chế của các mối quan hệ lẫn nhau giữa vốn sách, cán bộ thư 
viện, cơ sở vật chất kỹ thuật vào hoạt động hay nói cách khác bạn đọc là người trung 
gian giữa các mắt xích trên. Tài liệu, Cán bộ thư viện, Cơ sở vật chất – kỹ thuật chỉ là 
tiền đề để xuất hiện bạn đọc, để tạo nên thư viện như một hiện tượng xã hội 
 Phục vụ bạn đọc là mục tiêu cuối cùng của bất cứ thư viện nào. Càng phục vụ 
nhiều bạn đọc thì vai trò xã hội của thư viện ngày càng tăng. Vì vậy nếu không có bạn 
đọc thì thư viện cũng mất luôn mục đích tồn tại của mình và sẽ thôi không tồn tại như 
là một thiết chế nữa 
 d) Cơ sở vật chất – kỹ thuật 
 Cơ sở vật chất – kỹ thuật được hiểu là các nhà, diện tích dành cho thư viện với 
toàn bộ trang thiết bị của chúng. Chúng có vài trò hết sức to lớn: Đối với tài liệu, nó là 
nơi chứa và bảo quản tài liệu; Đối với bạn đọc, nó là nơi họ làm việc với tài liệu, tiếp 
xúc với các nguồn trong nước và trên thế giới, nơi gặp gỡ, trao đổi cảm nghĩ về những 
gì bạn đọc hoặc các thông tin khác với bạn bè, đồng nghiệp, là nơi họ sáng tạo. 
 2.. Các thư viện nổi tiếng trên thế giới 
 1. Thư viện Admont tại Admont, Áo 
Nằm ở chân dãy núi Alps, đây là thư viện-tu viện lớn thứ 2 thế giới. Đại sảnh của thư 
viện được kiến trúc sư Joseph Hueber thiết kế theo phong cách Baroque vào năm 1776 
với chiều dài 230 feet (khoảng 70 m) và hơn 200.000 đầu sách. 
Trần thư viện được trang trí bằng những những bích họa của danh họa người Áo theo 
trường phái Baroque Bartolomeo Altomonte. 
2. Thư viện George Peabody ở Baltimore, Maryland, Mỹ 
Thư viện Peabody được nhà từ thiện George Peabody tài trợ. Peabody xây dựng thư 
viện như một món quà dành tặng công dân Baltimore vì lòng tốt và lòng mến khách 
của họ. 
Được kiến trúc sư Edmund Lind thiết kế, thư viện Peabody nổi tiếng với nội thất với 
những mái vòng cao vút. 5 tầng thư viện có ban công bằng gang xếp đầy sách, và các 
cửa sổ trời giúp thư viện luôn có ánh sáng ban ngày. 
3. Thư viện Hoàng gia Copenhagen, Copenhagen, Đan Mạch 
Hoàn thành vào năm 1999, “Kim cương đen” được xây dựng như một phần nới rộng 
của thư viện quốc gia Đan Mạch. Bên ngoài thư viện mới hiện đại được ốp lát bằng đá 
granite đen và những góc cạnh không đều nhau nên được gọi là “Kim cương đen”. 
4. Thư viện Đại học Mỹ thuật Musashino, Tokyo, Nhật Bản 
Kiến trúc sư người Nhật Sou Fujimoto thiết kế thư viện này với phong cách đơn giản 
nhất trên thế giới, chỉ với các kệ sách và kính bao bên ngoài. Những bức tường cao 20 
foot (gần 6,1m) được “xây” bằng các kệ sách và được cách quãng với những khu vực 
đọc sách. 
5. Thư viện công cộng Boston, Boston, Massachusetts, Mỹ 
Thư viện công Boston có đến 23 triệu đầu sách, trở thành thư viện lớn thứ 2 tại Mỹ. 
Thư viện nổi tiếng với những khoảng sân nhỏ không thể tin nổi, lối vào và kiến trúc 
kiểu Italia, và phòng đọc: Bates Hall. 
Bates Hall của thư viện được đặt tên sau khi Joshua bates, mạnh thường quân đầu tiên 
của thư viện. Năm 1852, ông Bates đồng ý đầu tư một khoản tiền lớn để xây dựng thực 
viện với một vài điều kiện: thư viện phải là kiến trúc tô điểm cho thành phố và phải 
mở cửa tự do cho tất cả mọi người. 
6. Thư viện thành phố Stuttgart, Stuttgart, Đức 
Thư viện 9 tầng hình khối được thiết kế lấy cảm hứng từ ngôi đền Pantheon, La Mã cổ 
đại. 
Mục đích của thư viện là tạo ra cảm giác nối liền nhau, do vậy, toàn bộ các phòng 
được sơn màu trắng. Những màu sắc khác trong thư viện chính là màu của những cuốn 
sách. 
7. Thư viện José Vasconcelos, Mexico City, Mexico 
Được kiến trúc sư Alberto Kalach thiết kế, thư viện là một kiến trúc bê tông và kính. 
Các kệ sách trông giống như thể chúng đang lơ lửng trên không trung và một bộ 
xương cá voi khổng lồ trên ở giữa thư viện. 
Thư viện được đặt theo tên nhà triết học và chính trị gia José Vasconcelos. 
 Chương 2: Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam – Thời gian 5 giờ 
1. Mục tiêu: Giúp học sinh biết được đặc điểm và các giai đoạn phát triển của 
sự nghiệp thư viện 
2. Nội dung chương: 
 2.1. Tổng quan lịch sử thư viện Việt Nam 
 2.1.1. Các giả thuyết về sự hình thành sự nghiệp thư viện Việt Nam 
 2.1.2. Các thư viện Việt Nam đầu tiên 
 Thư viện quốc gia việt Nam là thư viện đầu tiên của cả nước. Tiền thân của thư 
viện quốc gia là thư viện trung ương Đông Dương, sau thường quen gọi là thư viện 
Trung ương được thành lập theo Nghị định của Toàn quyền Pháp ngày 29/11/1917. 
Thư viện bắt đầu mở cửa phục vụ vào ngày 01/9/1919. Năm 1935, Thư viện trung 
ương Đông Dương đổi tên thành Thư viện Pierre Pasquier. Thư viện đang hoạt động 
bình thường thì Nhật lật đổ Pháp tháng 3/1945. 
 Sau Cách mạng tháng Tám, theo nghị định ngày 20 tháng 10 năm 1945 Thư 
viện được đổi tên thành Quốc gia Thư viện (Thư viện toàn quốc)[3]. Sau đó Nha Lưu 
trữ công văn và Thư viện toàn quốc được sáp nhập vào Nha Giám đốc Đại học vụ và 
được đổi tên thành Sở Lưu trữ công văn và Thư viện toàn quốc. 
Năm 1947, Pháp chiếm lại Hà Nội, theo nghị định ngày 25 tháng 7 năm 1947 Nha Lưu 
trữ và Thư viện Đông Dương tái thành lập, thư viện mang tên là Thư viện Trung 
ương ở Hà Nội. 
Năm 1953, theo hiệp nghị Việt Pháp ngày 9 năm 7 tháng 1953, Thư viện Trung ương 
Hà Nội được sáp nhập vào Viện Đại học Hà Nội và đổi tên là Tổng Thư viện Hà Nội. 
Ngày 10 tháng 10 năm 1954, Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà tiếp quản Hà 
Nội, đồng thời tiếp quản Tổng Thư viện. Trên văn bản thư viện mang tên Thư viện 
Trung ương Hà Nội. 
Ngày 21 tháng 11 năm 1958, Thư viện được chính thức mang tên Thư viện Quốc gia 
theo quyết định của Bộ trưởng Bộ Văn hóa. 
 2.2. Các giai đoạn phát triển của sự nghiệp thư viện Việt Nam 
 2.2.1. Sự nghiệp thư viện Việt Nam thời phong kiến\ 
 2.2.2. Sự nghiệp thư viện Việt Nam thời Pháp thuộc 
 2.2.3. Sự nghiệp thư viện Việt Nam giai đoạn 1954 – 1975 
 2.3. Các thư viện và các nhà thư viện học nổi tiếng ở Việt Nam 
 2.3.1. Thời Phong kiến 
 2.3.2. Thời Pháp thuộc 
2.3.3. Giai đoạn 1954 – 1975 
4. Tài liệu tham khảo: 
1. Dương Bích Hồng. Lịch sử sự nghiệp thư viện Việt Nam trong tiến trình văn 
hóa dân tộc.- H.: Bộ Văn hóa Thông tin, 1999.- 270tr. 
2. Hoàng Sơn Cường. Lịch sử sách.- H.: Trường Cao đẳng nghiệp vụ Văn hóa 
Hà Nội, 1981.- 212 tr 
3. Nguyễn Hùng Cường. Lược sử thư viện và thư tịch Việt Nam.- S.: Trung tâm 
học liệu Bộ Giáo dục, 1972.-57 tr. 
4. Nguyễn Thị Thư. Thư mục học: Giáo trình .- H.: Văn hóa thông tin, 2002 .- 
215 tr 
5. Ghi chú và giải thích (nếu có): 

File đính kèm:

  • pdfbai_giang_lich_su_sach_va_lich_su_thu_vien.pdf