Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10)

Bài viết tập trung tìm hiểu việc áp dụng phương pháp học theo dự án

trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10). Dựa trên hai tiền đề chính: khả năng tác

động đa chiều đến người học của phương pháp học theo dự án và đời sống thực tiễn

phong phú của Truyện Kiều, bài viết tổ chức hướng dẫn người học thực hiện dự án cụ

thể “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều” theo quy trình ba bước cơ bản. Từ đó, bài

viết khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp học theo dự án trong dạy

học Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay.

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) trang 1

Trang 1

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) trang 2

Trang 2

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) trang 3

Trang 3

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) trang 4

Trang 4

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) trang 5

Trang 5

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) trang 6

Trang 6

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) trang 7

Trang 7

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 9380
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10)

Áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10)
350 
ÁP DỤNG PHƯƠNG PHÁP HỌC THEO DỰ ÁN 
TRONG DẠY HỌC TRUYỆN KIỀU (NGỮ VĂN 10) 
SV. Trần Thị Phụng 
 SV. Đinh Chí Hiếu 
 SV. Hồ Thị Mộng Nhung 
ThS. Nguyễn Thị Bộ 
Tóm tắt. Bài viết tập trung tìm hiểu việc áp dụng phương pháp học theo dự án 
trong dạy học Truyện Kiều (Ngữ văn 10). Dựa trên hai tiền đề chính: khả năng tác 
động đa chiều đến người học của phương pháp học theo dự án và đời sống thực tiễn 
phong phú của Truyện Kiều, bài viết tổ chức hướng dẫn người học thực hiện dự án cụ 
thể “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều” theo quy trình ba bước cơ bản. Từ đó, bài 
viết khẳng định tính khả thi và hiệu quả của phương pháp học theo dự án trong dạy 
học Ngữ văn ở trường phổ thông hiện nay. 
1. Mở đầu 
Hơn hai thế kỉ qua, Truyện Kiều - tác phẩm văn chương độc nhất vô nhị của văn 
học trung đại Việt Nam- vẫn luôn là niềm cảm hứng của nhiều thế hệ người Việt Nam. 
Có thể nói, Truyện Kiều là biểu trưng hùng hồn nhất cho tâm hồn Việt, tính cách Việt, 
bản sắc Việt và là một bộ phận không thể tách rời của đời sống người Việt như bờ ao, 
lũy tre, ruộng lúa... Từ trang sách, kiệt tác này bước ra đời thực và trở thành tác phẩm 
có đời sống thực tiễn phong phú bậc nhất trong văn học Việt Nam. Truyện Kiều cũng 
đã gắn bó với bao thế hệ học trò khi được đưa vào chương trình phổ thông. Và thật là 
khiếm khuyết nếu dạy học Truyện Kiều lại không quan tâm đến đời sống thực tiễn độc 
đáo đó. Ở bài viết này, chúng tôi xin thử áp dụng phương pháp học theo dự án nhằm 
tạo cơ hội cho học sinh được tổng hợp kiến thức từ nhiều nguồn để khám phá tác phẩm 
một cách tích cực, từ đó hiểu, yêu và trân trọng kiệt tác này hơn. 
2. Nội dung 
2.1. Những tiền đề của việc áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy 
học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) 
2.1.1. Phương pháp học theo dự án – một phương pháp dạy học có tác dụng kép 
Theo định nghĩa của Bộ Giáo dục Singapore, phương pháp học theo dự án 
(Project Work) là hoạt động học tập nhằm tạo cơ hội cho học sinh tổng hợp kiến thức 
từ nhiều lĩnh vực học tập và áp dụng một cách sáng tạo vào thực tế cuộc sống. Trong 
phương pháp dạy học này, học sinh thực hiện một nhiệm vụ phức hợp có sự kết hợp 
giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được học sinh thực hiện với tính 
tự lực cao. 
Các nhà sư phạm Mỹ đầu thế kỉ XX, khi nghiên cứu cơ sở lí thuyết cho phương 
pháp dự án (The Project Method) đã xác định rõ phương pháp dự án có những đặc 
điểm cơ bản sau: 
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề dự án xuất phát từ những tình huống thực tiễn 
của xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. 
- Dự án học tập mang nội dung tích hợp: Kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực 
hoặc môn học khác nhau nhằm giải quyết vấn đề mang tính phức hợp. 
- Định hướng hành động: Có sự kết hợp giữa nghiên cứu lí thuyết và vận dụng 
351 
lí thuyết vào trong hoạt động thực tiễn. Thông qua đó, kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu 
biết lí thuyết, rèn luyện kĩ năng hành động và kinh nghiệm thực tiễn của học sinh. 
- Định hướng hứng thú học sinh: Học sinh được tham gia chọn đề tài, nội dung 
học tập phù hợp với khả năng, hứng thú cá nhân học sinh. 
- Tính tự lực cao của học sinh: Học sinh tham gia tích cực và tự lực trong các 
giai đoạn của quá trình học tập. Điều đó đòi hỏi và khuyến khích tính trách nhiệm, sự 
sáng tạo của học sinh. 
- Tinh thần cộng tác làm việc: Rèn luyện kĩ năng cộng tác giữa các thành viên tham 
gia, giữa học sinh và giáo viên cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia dự án. 
- Tạo ra sản phẩm: Sản phẩm của dự án trong những thu hoạch lí thuyết, mà 
trong đa số các trường hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt 
động thực tiễn, thực hành. 
Việc kết hợp các hình thức dạy học trong lớp và ngoài lớp của phương pháp dự 
án sẽ giúp cho dạy học Ngữ văn trong trường phổ thông sinh động và hấp dẫn hơn. 
Nhờ đó học sinh không chỉ học được kiến thức Ngữ văn từ sách vở mà học sinh còn 
được kiểm nghiệm, trải nghiệm và tiếp tục khám phá các kiến thức đó trong cuộc sống 
thực tiễn gần gũi, sống động. Từ đó, học sinh có thể củng cố được những kiến thức 
Ngữ văn đã học trong nhà trường và áp dụng chúng để giải quyết những vấn đề trong 
cuộc sống. Phương pháp dự án còn có tác dụng kích thích học sinh tích cực hơn thông 
qua các hoạt động của dự án; nâng cao hứng thú học tập và tạo cảm giác thoải mái; 
đảm bảo hiểu sâu; hiệu quả bền vững; có nhiều cơ hội để thể hiện và phát triển các 
năng lực như: năng lực quản lí cảm xúc, năng lực phát hiện vấn đề, năng lực giải quyết 
vấn đề phức hợp mang tính tích hợp, năng lực cộng tác làm việc và kĩ năng giao tiếp, 
năng lực sử dụng thông tin, năng lực sáng tạo, năng lực đánh giá và mở ra những cơ 
hội học tập độc đáo. Có thể nói, phương pháp dự án có khả năng tạo được một tác 
động đa chiều đến học sinh. 
2.1.2. Cụm bài học Truyện Kiều (Ngữ văn 10) tiềm tàng khả năng áp dụng 
phương pháp học theo dự án 
Trong chương trình Ngữ văn 9, học sinh đã được tiếp cận với Truyện Kiều thông 
qua bài văn học sử về tác phẩm và các bài đọc hiểu: Chị em Thúy Kiều, Cảnh ngày 
xuân, Mã Giám Sinh mua Kiều, Kiều ở lầu Ngưng Bích, Thúy Kiều báo ân báo oán. Ở 
chương trình Ngữ văn 10, học sinh lại có dịp trở lại với Truyện Kiều qua phần một: tác 
giả Nguyễn Du và phần hai: các đoạn trích. Bài văn học sử về tác giả cung cấp cho học 
sinh cái nhìn khách quan về các yếu tố chính tạo nên tài năng của Nguyễn Du cũng như 
các sáng tác và đặc điểm tiêu biểu về nội dung, nghệ thuật của tác phẩm Nguyễn Du. Là 
đại thi hào của dân tộc, vì vậy những dữ kiện, những thông tin thực tế về ông rất phong 
phú; những đề tài thú vị xoay quanh sánh tác của ông, nhất là Truyện Kiều, cũng không 
hề ít. Thực tế cho thấy, Nguyễn Du và các sáng tác của ông đã đi vào trái tim và hiện 
diện trong cuộc sống hàng ngày của người Việt Nam. Hơn thế nữa, trong hai trăm năm 
qua, vượt qua không gian và thời gian, tên tuổi và tài năng của Nguyễn Du đã lan xa ra 
khỏi lãnh thổ Việt Nam để đến với nhiều quốc gia trên thế giới. 
Các đoạn trích Trao duyên, Nỗi thương mình, Chí khí anh hùng, Thề nguyền 
được chọn đưa vào chương trình Ngữ văn 10 đều tiêu biểu cho giá trị nghệ thuật và 
giá trị tư tưởng của Truyện Kiều. Muốn tìm hiểu các đoạn trích này một cách hiệu 
quả, học sinh có thể thực hiện những nhiệm vụ phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết 
352 
và thực tiễn. Chẳng hạn, khi học Trao duyên, học sinh có thể dựng một hoạt cảnh bởi 
trong đọan trích này, có lời thoại, cảnh trí rõ ràng, có nhân vật và diễn biến tâm lí của 
nhân vật gắn với mỗi hành động nên có khả năng chuyển thành kịch bản văn học. 
Hoặc ở đoạn trích Chí khí anh hùng, học sinh có thể thêm thực hiện nhiệm vụ so sánh 
Từ Hải trong Truyện Kiều với Từ Hải trong tác phẩm của Thanh Tâm Tài Nhân, và 
chỉ ra được âm vang của thời đại sóng gió Nguyễn Du đã sống với với bao phen thay 
đổi sơn hà trong nhân vật này để thấy được những sáng tạo riêng của ông  Các 
thông tin thực tiễn có liên quan đó nếu được huy động đúng lúc, đúng chỗ sẽ là những 
yếu tố có khả năng lay động tình cảm, tác động mạnh mẽ đến tâm hồn và nhận thức 
của học sinh, khiến cho việc khám phá văn bản hứng thú và hiệu quả hơn. 
2.2. Tổ chức áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học Truyện Kiều 
Theo cách dạy học thông thường, giáo viên sẽ tổ chức dạy học ngay trên lớp, 
trong khi đó phương pháp học theo dự án lại mở rộng không gian và cả thời gian dạy 
học để học sinh có thể gắn kiến thức nhà trường với những vấn đề thực tiễn của thế 
giới thực tại. Do vậy, cần có một kế hoạch hướng dẫn cụ thể, rõ ràng, hợp lí để có thể 
hoàn thành dự án một cách tốt nhất. Như đã nói ở phần trên, cụm bài học Truyện Kiều 
(Ngữ văn 10) tiềm tàng nhiều tiền đề và điều kiện cần thiết để áp dụng phương pháp 
học theo dự án. Nhưng do khuôn khổ của một bài viết nhỏ nên chúng tôi chỉ triển khai 
một dự án gồm nhiều tiểu chủ đề khác nhau. Việc tổ chức thực hiện dự án học tập đó 
sẽ tuân thủ theo quy trình ba bước cơ bản: lập kế hoạch, thực hiện dự án, tổng hợp báo 
cáo kết quả. 
2.2.1. Bước 1: Lập kế hoạch 
2.2.1.1. Lựa chọn chủ đề và xác định mục tiêu của dự án 
Giáo viên và học sinh cùng nhau đề xuất, xác định chủ đề của dự án. Giáo viên 
có thể giới thiệu một số hướng để cho học sinh lựa chọn và cụ thể hóa. Giáo viên chú ý 
khơi gợi hứng thú, tính tò mò ham hiểu biết của học sinh. Ở đây chúng tôi dự kiến 
chọn chủ đề: “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều”. Mục tiêu của dự án này là học 
sinh làm rõ được sức sống mãnh liệt của Truyện Kiều trong lòng độc giả và lí giải 
được nguyên do tạo nên sức sống ấy. Từ đó, học sinh cảm nhận sâu sắc hơn giá trị 
Truyện Kiều và tài năng văn chương lỗi lạc của đại thi hào Nguyễn Du. 
2.2.1.2. Xây dựng các tiểu chủ đề 
Từ chủ đề lớn “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều”, giáo viên tổ chức cho học 
sinh triển khai thành các tiểu chủ đề (các vấn đề nghiên cứu cụ thể và cũng là tên của 
các dự án cụ thể). 
Để hướng dẫn học sinh xác định được các tiểu chủ đề, giáo viên cần tiến hành 
như sau: 
- Giáo viên ghi chủ đề chính “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều” lên bảng 
đồng thời cử học sinh ghi lại ý tưởng. 
- Giáo viên đặt câu hỏi để phát triển ý tưởng của học sinh: “Sức sống bất diệt 
của Truyện Kiều” được thể hiện ở những phương diện nào? 
- Học sinh đưa ra các ý tưởng, giáo viên hướng dẫn học sinh sắp xếp ý tưởng và 
lập sơ đồ tư duy: 
353 
Sơ đồ tư duy về chủ đề “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều”. 
Sau khi lập được sơ đồ tư duy, giáo viên yêu cầu học sinh lựa chọn tiểu chủ đề 
theo sở thích và sắp xếp những học sinh cùng sở thích thành một nhóm. Với 4 tiểu chủ 
đề ở trên ta sẽ có 4 nhóm học tập: 
Nhóm 1: Truyện Kiều – nguồn cảm hứng thơ ca cho người đời sau. 
Nhóm 2: Truyện Kiều trong văn hóa dân gian. 
Nhóm 3: Truyện Kiều - nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật khác như 
hội họa, âm nhạc, phim ảnh, cải lương. 
Nhóm 4: Diễn hoạt cảnh “Trao duyên”. 
2.2.1.3. Lập kế hoạch các nhiệm vụ học tập 
Khi học sinh có cùng sở thích ngồi cùng một nhóm, lúc này, tiểu chủ đề là vấn đề 
nghiên cứu của nhóm, tên tiểu chủ đề chính là tên của dự án. Giáo viên cho thời hạn 
hoàn thành dự án này trong vòng một tuần lễ và có sự kiểm tra tiến độ làm việc của từng 
cá nhân. Trong bước này, học sinh động não về các yếu tố cần giải quyết trong chủ đề. 
Giáo viên có thể đưa ra những câu hỏi gợi ý như: Các em có thắc mắc gì về các tiểu chủ 
đề dự án? Các em muốn tìm hiểu điều gì về các chủ đề của nhóm mình đảm nhiệm? Các 
em sẽ làm gì với chủ đề của nhóm mình? Từ các tiểu chủ đề ở trên học sinh thảo luận 
nhóm lập kế hoạch thực hiện dự án. Giáo viên hướng dẫn học sinh sử dụng sơ đồ tư duy 
để xác định các vấn đề nghiên cứu liên quan đến tiểu chủ đề của nhóm. 
Tiểu chủ đề 1: Truyện Kiều – nguồn cảm hứng thơ ca cho người đời sau 
Câu hỏi gợi ý: 1. Trong thơ ca trung đại và hiện đại Việt Nam, nguồn cảm hứng 
từ Truyện Kiều được thể hiện như thế nào? 2. Hãy tìm những tác giả, tác phẩm tiêu biểu. 
3. Điều gì khiến Truyện Kiều trở thành nguồn cảm hứng thơ ca cho người đời sau? 
354 
Tiểu chủ đề 2: Truyện Kiều trong văn hóa dân gian 
Câu hỏi gợi ý: 1. Các hình thức văn hóa dân gian nào có sử dụng Truyện Kiều 
làm chất liệu? 2. Tìm những ví dụ cụ thể trong từng hình thức đó. 3. Vì sao Truyện 
Kiều có sức sống bền bỉ như vậy trong văn hóa dân gian? 
(Học sinh nên tham khảo tài liệu Bình Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều của Nguyễn 
Đan Quế) 
Tiểu chủ đề 3: Truyện Kiều - nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật khác. 
Câu hỏi gợi ý: 1. Ngoài thơ ca, còn có những loại hình nghệ thuật nào lấy cảm 
hứng từ Truyện Kiều? 2. Tìm các dẫn chứng tiêu biểu để chứng minh. 3. Điều gì khiến 
Truyện Kiều trở thành nguồn cảm hứng bất tận cho những loại hình nghệ thuật đó? 
Tiểu chủ đề 4: Diễn hoạt cảnh Trao duyên. 
Câu hỏi gợi ý: 1. Để diễn được hoạt cảnh Trao duyên ta cần làm những gì? 2. 
Dựa vào đoạn trích Trao duyên hãy xây dựng một kịch bản văn học . 
Sau khi xây dựng được quy mô nghiên cứu, học sinh thảo luận xác định các 
nhiệm vụ cần thực hiện, đồng thời phân công các thành viên trong nhóm ai sẽ thực 
hiện nhiệm vụ gì và thời hạn hoàn thành, xác định phương tiện và dự kiến sản phẩm. 
Kế hoạch thực hiện dự án được các nhóm xây dựng theo mẫu sau: 
355 
KẾ HOẠCH THỰC HIỆN DỰ ÁN 
Tên tiểu chủ đề của nhóm: 
Tên thành viên Nhiệm vụ Phương tiện 
Thời hạn 
hoàn thành 
Dự kiến sản phẩm 
Kế hoạch dự án này được trình bày trước lớp để được bổ sung góp ý, sau đó các 
nhóm chỉnh sửa, hoàn thiện. Giáo viên tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hiện dự án 
theo kế hoạch đã xây dựng. 
2.2.2. Bước 2: Thực hiện dự án 
2.2.2.1. Thu thập thông tin 
Giáo viên hướng dẫn học sinh tìm các tư liệu liên quan với tiểu chủ đề của 
nhóm mình đảm nhận. Dựa vào sơ đồ quy mô nghiên cứu của từng tiểu chủ đề đã xác 
định ở trên, giáo viên hướng dẫn học sinh thu thập thông tin bằng cách đọc sách báo, 
tạp chí, tranh ảnh, tìm tư liệu trong thư viện, tìm kiếm thông tin trên mạng internet, 
phỏng vấn trực tiếp các đối tượng đã xác định; với các phương tiện hỗ trợ cần sử 
dụng như: máy ảnh, máy tính, phiếu phỏng vấn, sổ tay lưu tư liệu Khi gặp khó khăn, 
học sinh có thể tìm sự hỗ trợ từ giáo viên. 
Khi điều tra hoặc phỏng vấn, học sinh phải thiết kế sẵn các câu hỏi phù hợp. Còn 
khi tìm thông tin qua báo chí, internet, học sinh sử dụng mẫu phiếu ghi dữ liệu sau: 
Phiếu ghi dữ liệu 
Tên tiểu chủ đề của nhóm: 
Thành viên nhóm:.Ngày:.. 
Câu hỏi 1 2 3 
Nguồn thông tin 1 
Nguồn thông tin 2 
2.2.2.2. Xử lí thông tin 
Sau khi thu thập được tài liệu cần thiết, học sinh tiến hành xử lí, phân tích để 
thu được thông tin có giá trị, tin cậy. Nên lập bảng để sắp xếp những thông tin cùng 
loại vào một cột để có minh chứng phản ánh chính xác, rõ ràng các vấn đề nghiên cứu 
liên quan đến tiểu chủ đề của nhóm đã được xác định ở bước lập kế hoạch. Sau đó, 
các dữ liệu thô được học sinh tổng hợp lại để chỉ đưa vào báo cáo các thông tin chính, 
ngắn gọn đã được phân tích, xử lí. Trong suốt quá trình làm việc, các thành viên trong 
nhóm nên thường xuyên trao đổi thảo luận để tập hợp dữ liệu, giải quyết vấn đề, kiểm 
tra tiến độ, đồng thời xin ý kiến của giáo viên để nhận được sự giúp đỡ kịp thời nhằm 
đảm bảo tiến độ và hướng đi của dự án. 
2.2.3. Bước 3: Tổng hợp báo cáo kết quả 
2.2.3.1. Xây dựng sản phẩm 
Tất cả các kết quả đã phân tích sẽ được tổng hợp thành sản phẩm cuối cùng của 
dự án. Với bốn tiểu chủ đề trong dự án “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều”, chúng tôi 
356 
dự kiến các sản phẩm được trình bày dưới các dạng sau: bài thuyết trình bằng văn bản 
(tiểu chủ đề 1: Truyện Kiều – nguồn cảm hứng thơ ca cho người đời sau); bài trình bày 
bằng powerpoit kết hợp trò chơi dân gian (tiểu chủ đề 2: Truyện Kiều trong văn hóa 
dân gian); trình chiếu các video và trưng bày triển lãm (tiểu chủ đề 3: Truyện Kiều - 
nguồn cảm hứng cho các loại hình nghệ thuật khác); biểu diễn hoạt cảnh (tiểu chủ đề 
4: Diễn hoạt cảnh Trao duyên) 
 2.2.3.2. Báo cáo sản phẩm của dự án 
 Sản phẩm của dự án sẽ được trình bày ở từng thời điểm phù hợp khi dạy học 
cụm bài học về Truyện Kiều (Ngữ văn 10). Do dung lượng của các tiểu chủ đề 1, 2, 3 
khá lớn nên chỉ có thể chọn một vài nội dung trong tiểu chủ đề 2: Truyện Kiều trong 
văn hóa dân gian và tiểu chủ đề 3: Truyện Kiều - nguồn cảm hứng cho các loại hình 
nghệ thuật khác để thực hiện hoạt động khởi động nhằm tạo tâm thế tiếp nhận tích cực, 
hứng khởi cho học sinh. Những nội dung còn lại của tiểu chủ đề 1, 2 và các tiểu chủ đề 
3, 4 sẽ được báo cáo để củng cố, mở rộng kiến thức. Giáo viên cũng có thể tổ chức 
một buổi ngoại khóa hay một buổi học tự chọn để báo cáo kết quả. Bởi vì thực tế hiện 
nay, việc trình bày kết quả dự án trong tiết học chính khóa sẽ gặp nhiều khó khăn do 
sự khống chế của thời lượng theo phân phối chương trình dạy học, sự hạn chế về 
không gian 
 2.2.3.3. Đánh giá rút kinh nghiệm 
Giáo viên hướng dẫn học sinh đánh giá kết quả của nhóm bạn cũng như tự đánh 
giá sản phẩm của nhóm mình và nhìn lại quá trình thực hiện dự án. Giáo viên đưa ra 
những câu hỏi gợi ý như: Mục tiêu học tập đã đạt được hay chưa? Sản phẩm của dự án 
có dùng được hay không? Những thiếu sót gì đã bỏ qua? Thời gian thực hiện dự án đã 
đúng theo kế hoạch chưa? Các vấn đề cần hỗ trợ là gì? Nếu có những vấn đề còn 
vướng mắc chưa hiểu học sinh có thể đặt câu hỏi để nhóm phụ trách giúp các bạn 
trong lớp giải đáp thấu đáo. Và việc quan trọng là giáo viên khuyến khích học sinh 
chia sẻ những vấn đề gặp phải (khó khăn, thuận lợi hay những buồn vui, lo lắng) 
trong quá trình thực hiện dự án “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều”. Từ đó, rút ra 
kinh nghiệm cho việc phát triển dự án hoặc thực hiện các dự án tiếp theo khác. Dự án 
này đã tạo điều kiện cho học sinh vận dụng kiến thức về tác giả Nguyễn Du, về tác 
phẩm Truyện Kiều để giải quyết một vấn đề liên quan đến thực tiễn văn học; ngược lại, 
thực tiễn văn học đó lại giúp học sinh hiểu sâu sắc thêm giá trị của kiệt tác văn học và 
tài năng của đại thi hào. 
3. Kết luận 
Dự án “Sức sống bất diệt của Truyện Kiều” không những giúp mở rộng hiểu 
biết về một kiệt tác văn chương, tạo hứng thú học tập thực sự cho học sinh mà còn tạo 
điều kiện cho học sinh phát triển được những năng lực cần thiết, đặc biệt là năng lực 
đọc hiểu tác phẩm văn chương gắn với thực tiễnTừ đó, việc dạy học tác phẩm văn 
chương được “cộng thông” với đời sống thực tiễn để học sinh được cọ xát, thể nghiệm, 
thực hành, nhờ đó, các em có thể hiểu đời, hiểu người và hiểu mình hơn, trưởng thành 
hơn, tự tin vào năng lực của bản thân hơn. Đây chính là một trong những mục tiêu 
quan trọng của quá trình dạy học. Vì thế, dự án đã kết thúc, bài học trong sách giáo 
khoa cũng khép lại nhưng những trang sách khác về Truyện Kiều vẫn tiếp tục mở ra 
trong tâm tưởng học sinh. 
357 
Qua việc nghiên cứu áp dụng phương pháp học theo dự án trong dạy học 
Truyện Kiều (Ngữ văn 10), chúng tôi thấy đây là một phương pháp tuy còn khá mới 
mẻ nhưng có tính khả thi cao, đáp ứng các yêu cầu đổi mới dạy học Ngữ văn hiện nay. 
Do đó chúng tôi mong rằng phương pháp này sẽ được áp dụng phổ biến hơn nữa để 
góp phần nâng cao chất lượng dạy và học Ngữ văn ở trường phổ thông. 
Tài liệu tham khảo 
[1]. Bộ Giáo dục và Đào tạo (Dự án Việt- Bỉ), Dạy và học tích cực- một số phương 
pháp và kĩ thuật dạy học, Công ty cổ phần thiết kế và phát hành sách giáo dục, 
Hà Nội, 2010. 
[2]. Trịnh Bá Dĩnh, Nguyễn Du về tác giả tác phẩm. NXB giáo dục, 2002. 
[3]. Phạm Đan Quế, Bình Kiều, Vịnh Kiều, Bói Kiều, NXB Văn Hóa Sài Gòn, 
Thành Phố Hồ Chí Minh, 2014. 
[4]. Lê Thu Yến, Nguyễn Du và Truyện Kiều trong cảm hứng thơ của người đời 
sau: từ 1930 đến nay, NXB Giáo Dục, Hà Nội, 2002. 

File đính kèm:

  • pdfap_dung_phuong_phap_hoc_theo_du_an_trong_day_hoc_truyen_kieu.pdf