Áp dụng hình thức dạy học theo dự án cho sinh viên ngành sư phạm ngữ văn tại các trường cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa mới
Bài viết trình bày các cơ sở lí luận hình thức tổ chức dạy học theo dự án, phân
tích sự phù hợp của hình thức dạy học theo dự án, những thuận lợi và khó khăn khi
áp dụng vào giảng dạy sinh viên ngành Ngữ Văn, trường CĐSP Nghệ An. Bên cạnh
đó, bài viết đưa ra một ví dụ minh họa về tổ chức dạy học theo dự án trong học phần
Văn học dân gian
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Bạn đang xem tài liệu "Áp dụng hình thức dạy học theo dự án cho sinh viên ngành sư phạm ngữ văn tại các trường cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa mới", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên
Tóm tắt nội dung tài liệu: Áp dụng hình thức dạy học theo dự án cho sinh viên ngành sư phạm ngữ văn tại các trường cao đẳng, đại học đáp ứng yêu cầu chương trình và sách giáo khoa mới
Kỷ yếu hội thảo khoa học 119 ÁP DỤNG HÌNH THỨC DẠY HỌC THEO DỰ ÁN CHO SINH VIÊN NGÀNH SƯ PHẠM NGỮ VĂN TẠI CÁC TRƯỜNG CAO ĐẲNG, ĐẠI HỌC ĐÁP ỨNG YÊU CẦU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MỚI. ThS. Võ Thị Thanh Hà - ThS. Nguyễn Thị Hồng Phượng Khoa THCS, Trường CĐSP Nghệ An Tóm tắt: Bài viết trình bày các cơ sở lí luận hình thức tổ chức dạy học theo dự án, phân tích sự phù hợp của hình thức dạy học theo dự án, những thuận lợi và khó khăn khi áp dụng vào giảng dạy sinh viên ngành Ngữ Văn, trường CĐSP Nghệ An. Bên cạnh đó, bài viết đưa ra một ví dụ minh họa về tổ chức dạy học theo dự án trong học phần Văn học dân gian. 1. Đặt vấn đề Điểm khác biệt lớn nhất của chương trình giáo dục phổ thông mới với chương trình hiện hành đó là “hình thành và phát triển cho học sinh những năng lực cốt lõi bao gồm những năng lực chung thông qua tất cả các môn học và hoạt động giáo dục ( năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo); những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định ( năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học, năng lực công nghệ, năng lực tin học, năng lực thẩm mĩ, năng lực thể chất)” [1,3]. Sự thay đổi về mục tiêu, yêu cầu và nội dung tất yếu sẽ kéo theo sự thay đổi về hình thức dạy học để đảm bảo sự tương thích giữa các khâu trong một chỉnh thể. Trong các hình thức dạy học tích cực, dạy học theo dự án tỏ ra phù hợp với chương trình và sách giáo khoa mới. Giáo viên được xem là một trong những yếu tố quan trọng nhất trong việc quyết định sự thành bại của công cuộc đổi mới giáo dục. Đối với phương pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm, vị thế của người giáo viên không vì thế mà mờ nhạt đi, ngược lại vai trò của họ chính là dẫn dắt, khơi gợi hướng dẫn, tổ chức các hoạt động dạy học. Nói một cách hình ảnh chính là vai trò của người nhạc trưởng, tuy không trực tiếp biểu diễn nhưng lại điều phối hoạt động của cả dàn nhạc. Để có thể tạo ra sản phẩm (người học) có các phẩm chất và năng lực trên, yêu cầu người dạy trước hết phải được tiếp cận với những hình thức dạy học tích cực, được thụ hưởng hình thức dạy học tích cực từ khi còn trong quá trình học nghề. Vì vậy, để có một đội ngũ giáo sinh có các năng lực phẩm chất cần thiết để đáp ứng được chương trình và sách giáo khoa mới, thì trước hết, chính các em phải là sản phẩm của một chương trình và phương pháp dạy học tích cực, trong đó dạy học theo dự án (DHTDA) là một gợi ý. Môn Ngữ văn trong chương trình Giáo dục phổ thông mới cấp THCS có mục tiêu “hình thành và phát triển cho học sinh những phẩm chất và năng lực cần thiết ngoài các phẩm chất và năng lực chung, giúp các em khám phá bản thân và thế giới xung quanh, thấu hiểu con người, có đời sống tâm hồn phong phú, có quan niệm sống và ứng xử nhân văn; có tình yêu đối với tiếng Việt và văn học; có ý thức về cội nguồn và Kỷ yếu hội thảo khoa học120 bản sắc của dân tộc, góp phần giữ gìn, phát triển các giá trị văn hoá Việt Nam”[2,5]; “giúp các em phát triển năng lực ngôn ngữ và năng lực văn học” [2,5]. Vì vậy, trong đào tạo giáo viên Ngữ văn bậc THCS ở trường Cao đẳng Sư phạm cần có các hình thức tổ chức dạy học để phát triển những phẩm chất và năng lực này cho đội ngũ giáo sinh, trang bị cho giáo sinh phương pháp tìm kiếm thông tin hơn là thông tin; phương pháp tìm kiếm chân lí hơn là chân lí, giúp giáo sinh tự đào tạo. Đặc điểm tính chất của hình thức dạy học theo dự án hoàn toàn phù hợp với việc bồi dưỡng các phẩm chất và năng lực cho giáo sinh ngành Ngữ văn. 2. Sự phù hợp của hình thức tổ chức dạy học theo dự án đối với định hướng về phương pháp giáo dục của chương trình GDPT môn Ngữ văn Trước hết, hình thức tổ chức DHTDA tỏ ra phù hợp đối với định hướng về phương pháp giáo dục của chương trình GDPT tổng thể. Theo các tác giả Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng thì DHTDA “là một hình thức dạy học hay phương pháp dạy học phức hợp trong đó dưới sự hướng dẫn của GV, người học tiếp thu kiến thức và hình thành kĩ năng thông qua việc giải quyết một bài tập tình huống có thật trong cuộc sống, theo sát chương trình học, có sự kết hợp giữa lí luận và thực hành và tạo ra sản phẩm cụ thể” [5,28]. Người dạy cần phải hướng dẫn cộng đồng người học, tạo thuận lợi, kích thích hứng thú của người học và làm cho họ hiểu rõ tiến trình học tập. Khác với lớp học truyền thống, giáo viên đóng vai trò chủ đạo, nắm giữ tất cả kiến thức và truyền tải đến người học, lớp học theo dự án, giáo viên chỉ đóng vai trò như một nhà tư vấn, một học viên cộng tác. Những thông tin mà giáo viên đưa ra, phải nhằm hướng dẫn người học dần dần có thể tự lực hoàn toàn, tự chịu trách nhiệm trong việc thực hiện kế hoạch, nhiệm vụ học tập của bản thân (lập kế hoạch, định hướng điều chỉnh, kiểm tra và đánh giá), thức nhấn mạnh đến việc làm chủ những kiến thức “công bố” được và “thực hiện” được. Trong khi đó, Chương trình GDPT mới cũng định hướng về phương pháp giáo dục chủ yếu là “áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thân thiện và những tình huống có vấn đề để khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản thân, rèn luyện thói quen và khả năng tự học, phát huy tiềm năng và những kiến thức, kĩ năng đã tích luỹ được để phát triển”[1,32]. Bản chất việc dạy học theo dự án là hình thức dạy học lấy người học làm trung tâm, giúp phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm vụ mang tính mở, khuyến khích họ tìm tòi, hiện thực hóa những kiến thức đã học trong quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình. Trong dạy học dự án, người học thực hiện một nhiệm vụ học tập phức hợp, có sự kết hợp giữa lí thuyết và thực tiễn, thực hành. Nhiệm vụ này được người học thực hiện với tính tự lực cao trong toàn bộ quá trình học tập, từ việc xác định mục đích, lập kế hoạch, đến việc thực hiện dự án, kiểm tra, điều chỉnh, đánh giá quá trình và kết quả thực hiện. Điều này cũng hoàn toàn phù hợp với định hướng của chương trình GDPT mới khi cho rằng “các hoạt Kỷ yếu hội thảo khoa học 121 động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá vấn đề, hoạt động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học để phát hiện và giải quyết những vấn đề có thực trong đời sống), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thống tự động hoá của kĩ thuật số. Trong DHTDA, người học đóng vai trò là những “chuyên gia” thuộc các ngành nghề khác nhau trong xã hội, được tham gia quyết định việc xây dựng kế hoạch và thực hiện dự án gắn với đời sống thực tế, hợp tác làm việc với nhau trong các nhóm, thể hiện thành quả của mình thông qua các bài thuyết trình, sản phẩm, trang web, Còn trong Chương trình GDPT mới, các hoạt động học tập của người học “được tổ chức trong và ngoài khuôn viên nhà trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách; sinh hoạt tập thể, hoạt động phục vụ cộng đồng...học sinh được tạo điều kiện để tự mình thực hiện nhiệm vụ học tập và trải ng- hiệm thực tế” [1,32]. Bên cạnh đảm bảo phát triển cho học sinh những năng lực chung, hình thức tổ chức DHTDA còn có thể phát triển cho học sinh những năng lực đặc thù của bộ môn Ngữ văn. Trong định hướng chung về phương pháp giáo dục của môn Ngữ văn (chương trình GDPT mới), giáo viên cần “đa dạng hoá các hình thức tổ chức, phương pháp và phương tiện dạy học; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong học tập và vận dụng kiến thức, kĩ năng của học sinh”[1, 79], “rèn luyện cho học sinh phương pháp đọc, viết, nói và nghe; thực hành, trải nghiệm việc tiếp nhận và vận dụng kiến thức tiếng Việt, văn học thông qua các hoạt động học bằng nhiều hình thức trong và ngoài lớp học... luyện tập, thực hành, trình bày, thảo luận”[1,79]. Những phân tích trên cho thấy DHTDA hoàn toàn phù hợp với phương pháp giáo dục của chương trình GDPT tổng thể nói chung và của chương trình GDPT môn Ngữ văn nói riêng. 3. Áp dụng hình thức DHTDA trong đào tạo sinh viên Sư phạm Ngữ văn cho các trường Cao đẳng, Đại học Với những ưu thế và sự phù hợp của hình thức tổ chức DHTDA đã phân tích ở trên, chúng tôi nhận thấy có thể áp dụng trong việc đào tạo sinh viên Sư phạm Ngữ văn cho các trường Cao đẳng, Đại học. Trong bài viết này chúng tôi xin minh họa cách áp dụng hình thức DHTDA trong đào tạo sinh viên Sư phạm Ngữ văn qua một dự án cụ thể :” Tìm hiểu những giá trị đặc sắc của Ca dao-dân ca xứ Nghệ”, thuộc học phần Văn học dân gian Việt Nam cho đối tượng sinh viên năm thứ nhất, ngành Văn, trường Cao đẳng Sư phạm Nghệ An. 3.1. Các bước tiến hành hoạt động Bước 1: Quyết định chủ đề và xác định mục tiêu dự án Quyết định chọn chủ đề dự án: “Tìm hiểu những giá trị đặc sắc về Ca dao - dân ca xứ Nghệ”. GV hướng dẫn SV thảo luận nhận diện những vấn đề có liên quan đến nội dung dự án như: Kỷ yếu hội thảo khoa học122 -Nội dung cơ bản của một số loại ca dao: Ca dao trữ tình, Ca dao trào phúng -Đặc điểm thi pháp ca dao: Ngôn ngữ, Thể thơ, Thời gian, không gian nghệ thuật - Tìm hiểu về mối quan hệ và ảnh hưởng qua lại giữa ca dao với các thể loại VHDG và thơ ca trong Văn học viết. Sau khi nhận diện những vấn đề có liên quan đến nội dung dự án, cần xác định mục tiêu cần đạt của dự án: Về kiến thức: - Hiểu biết, phân tích những nét đặc sắc về Ca dao - dân ca xứ Nghệ - Đề xuất những giải pháp để giữ gìn và phát huy Ca dao - dân ca trong đời sống hiện đại Về kỹ năng: - Thu thập, thống kê và phân loại các nguồn tư liệu về văn học dân gian Xứ Nghệ thông qua việc điền dã, tìm hiểu trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên Inter- net - Phân tích tổng hợp những nét đặc trưng của ca dao dân ca xứ Nghệ Thái độ: - Trân trọng yêu mến kho tàng Ca dao dân ca xứ Nghệ - Ý thức bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa dân tộc Bước 2. Xây dựng kế hoạch dự án học tập a. Lập kế hoạch, phân công nhiệm vụ cho các sinh viên tham gia dự án (Phân công nhiệm vụ theo các tiểu chủ đề của dự án) b. Dự kiến những vấn đề triển khai dự án b.1.Thời gian và địa điểm + Thời gian triển khai: với phạm vi vấn đề tìm hiểu có thể dự kiến triển khai dự án học tập này trong 1 tuần + Địa điểm: Nghệ An, Hà Tĩnh b.2.Nội dung triển khai dự án: Nội dung 1: Giao tiếp chia sẻ - Thiết lập mối quan hệ với người dân, với nghệ nhân dân gian để tìm hiểu đời sống ca dao dân ca trong thực tiễn đời sống. Nội dung 2: Quan sát, tìm hiểu, thu thập tư liệu từ đó phân tích, xây dựng hồ sơ để có cái nhìn tổng quan về một số khía cạnh đặc trưng của ca dao, dân ca xứ Nghệ. Nội dung 3: Tìm hiểu thực trạng ca dao dân ca trong đời sống hiện đại Nội dung 4: Chia sẻ một số giải pháp để bảo tồn phát huy những giá trị của ca dao dân ca xứ Nghệ. b.3. Phương pháp triển khai: Trong quá trình triển khai dự án, GV hướng dẫn SV sử dụng một cách linh hoạt các phương pháp học tích cực như: Phỏng vấn, Quan sát tương tác, Thảo luận nhóm, So sánh đối chiếu, Phân tích tổng hợp kết quả. Bước 3. Thực hiện triển khai dự án a. Chuẩn bị đầy đủ các phương tiện trang thiết bị phục vụ dự án a1. Chuẩn bị hồ sơ Kỷ yếu hội thảo khoa học 123 GV hướng dẫn các nhóm dự án thảo luận và thống nhất soản thảo một số biểu bảng, phiếu khảo sát điều tra phỏng vấn để thu thập dữ liệu. a2. Chuẩn bị các thiết bị hỗ trợ khi thu thập dữ liệu: Máy vi tính, mạng Internet, máy ảnh, máy ghi âm, đèn chiếu. b. Các nhóm tiến hành quan sát điều tra nghiên cứu thu thập dữ liệu theo các tiểu chủ đề đã được xác định trong kế hoạch triển khai dự án. b1. Nghiên cứu tìm hiểu những nét đặc sắc về ca dao dân ca - Về mặt nội dung: Thể hiện chân dung con người và phong cảnh quê hương xứ Nghệ - Về mặt hình thức thể hiện: Tìm hiểu Thi pháp ca dao nói chung, nghiên cứu những đặc điểm đó bộc lộ trong ca dao dân ca xứ Nghệ như thế nào b2. Điều tra, nhận diện về thực trạng giữ gìn và phát huy ca dao dân ca: Yêu cầu: thu thập và xử lý tư liệu đầy đủ, điển hình - Phỏng vấn nghệ nhân dân gian - Tìm hiểu quan niệm nhận thức và thái độ của mọi người về vai trò của ca dao dân ca trước những tác động của nhịp sống hiện đại (Internet và các loại hình giải trí hiện đại). b3. Thảo luận nhóm để xử lý, phân loại, chọn lựa tổng hợp kết quả điều tra. Sau khi hoàn tất việc thu thập dữ liệu, GV hướng dẫn phương pháp xử ký kết quả điều tra từ các thành viên trong nhóm dự án: - Tiến hành thống kê phân loại các nội dung quan sát điều tra về ca dao dân ca - So sánh đối chiều tư liệu thu thập từ khảo sát thực tế với những nguồn tư liệu khác có liên quan (sách vở, Internet) để nhận ra những nét tương đồng và loại biệt. - Phân tích tổng hợp thành những thông tin có giá trị, độ tin cậy chính xác; có ý nghĩa và coi đây là những đóng góp của dự án. - Thảo luận thống nhất về hình thức sản phẩm của dự án dưới dạng một đề tài nghiên cứu, có thể trình bày dưới các đạng : + Sản phẩm trình bày dưới dạng báo cáo văn bản + Sản phẩm được minh họa bằng hình thức trình chiếu Power point: thuyết minh bằng tranh ảnh, video Clip và nhạc. + Sản phẩm được minh họa bằng hình thức sân khấu hóa, diễn xướng ca dao dân ca - Phân công thành viên xây dựng và giới thiệu sản phẩm. Bước 4. Tổ chức công bố trình bày sản phẩm của dự án Nhóm dự án cử đại diện công bố sản phẩm dự án dưới dạng văn bản kết hợp với minh họa trình chiếu Power Point, trình bày một số bài dân ca Xứ Nghệ. Bước 5. Đánh giá kết quả rút ra kinh nghiệm để thực hiện dự án tiếp theo a. Đánh giá kết quả a1. Dự án đã nêu bật được những giá trị đặc sắc của ca dao dân ca xứ Nghệ a2. Dự án đã chia sẻ một số giải pháp góp phần bảo tồn và phát huy ca dao dân ca trong đời sống hiện đại Kỷ yếu hội thảo khoa học124 b. Bài học kinh nghiệm b1. Về tổ chức kế hoạch triển khai đự án chặt chẽ, đảm bảo tiến độ công việc ng- hiên cứu b2. Sử dụng một số phương pháp điều tra hợp lý, thu được kết quả chính xác. b3. Thành công trong việc hợp tác giữa những thành viên trong nhóm dự án hoạt động tích cực, nhiệt tình, đồng bộ b4. Sử dụng những phương pháp học tích cực khi thực hiện dự án. Trong năm bước hoạt động của dự án trên, sinh viên tham gia tất cả các bước, kể cả cùng với giáo viên đánh giá kết quả và đúc rút kinh nghiệm. Vì vậy, kiến thức thu được tương đương hoặc nhiều hơn so với những mô hình dạy học khác. Mặt khác, dạy học theo hình thức này sẽ kích thích động cơ và hứng thú học tập của người học, giúp cho họ có thể vượt qua được những khó khăn trong khi giải quyết các vấn đề, đặc biệt là những vấn đề mang tính phức hợp. Đối với giáo viên, DHTDA cũng hỗ trợ các đối tượng SV đa dạng bằng việc tạo ra nhiều cơ hội học tập hơn trong lớp học. Tuy nhiên, DHTDA không những đòi hỏi chuẩn bị công phu, mà còn đòi hỏi người dạy và người học có thói quen phù hợp mới có hiệu quả. Để dạy học theo dự án, GV phải nắm vững kiến thức chuyên môn, kiến thức liên ngành (ngoài Ngữ văn cần nắm vững kiến thức Lịch sử và văn hóa) và phương pháp tổ chức, hướng dẫn, đánh giá. Phát huy tính tích cực chủ động của SV bao nhiêu thì càng phải tăng cường vai trò chủ động, định hướng của người dạy bấy nhiêu. 4. Kết luận Dạy học theo đự án góp phần thay đổi mô hình dạy học theo truyền thống, tạo ra tính năng động trong dạy học ở chỗ: Không có giải pháp định sẵn cho một vấn đề dạy học, sinh viên tự ra quyết định trong khuôn khổ chương trình học tập và tự thiết kế quá trình tìm kiếm giải pháp, có cơ hội thực hành; việc đánh giá diễn ra liên tục và có sản phẩm cuối và được đánh giá chất lượng. Trước sự đổi mới căn bản, toàn diện, đồng bộ hiện nay của nền giáo dục, các cơ sở đào tạo giáo viên phải có những hoạt động đi trước nhằm định hướng cho giáo dục phổ thông. Bên cạnh đó cần tiếp thu, phân tích, đánh giá thực tiễn giáo dục phổ thông để có thể tư vấn, điều chỉnh, bổ sung, cập nhật về nội dung phương pháp dạy học và giáo dục. Để giáo sinh ra trường có thể đủ kiến thức và kĩ năng để giảng dạy chương trình GDPT mới, thì bên cạnh việc đổi mới các học phần rèn nghề, các đợt thực tế, kiến tập, thực tập sư phạm, thì những học phần khác cũng cần phải thay đổi hình thức giảng dạy. Trong đó, dạy học theo dự án là một hình thức giúp sinh viên có thể rèn luyện năng lực tự học, tự nghiên cứu để đáp ứng với điều kiện thực tế giáo dục phổ thông luôn đa dạng, luôn biến đổi. Tài liệu tham khảo: 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông tổng thể, Hà Nội 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018), Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ Kỷ yếu hội thảo khoa học 125 văn, Hà Nội 3. Cao đẳng Sư phạm Nghệ An (2014), Chương trình đào tạo Cao đẳng Sư phạm ngành Văn 4. Cao đẳng Sư phạm Nghệ An (2014), Chương trình chi tiết môn Văn học dân gian Việt Nam. 5. Nguyễn Lăng Bình, Đỗ Hương Trà, Nguyễn Phương Hồng, Cao Thị Thặng (2010). Dạy và học tích cực - Một số phương pháp và kĩ thuật dạy học, Nxb Đại học Sư phạm,Hà Nội. 6. Đại học Sư phạm TPHCM (2014), Kỉ yếu Hội thảo khoa học “Dạy học Ngữ văn trong bối cảnh đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục phổ thông”, NXB ĐHSP TP Hồ Chí Minh.
File đính kèm:
- ap_dung_hinh_thuc_day_hoc_theo_du_an_cho_sinh_vien_nganh_su.pdf