Ảnh hưởng tiên lượng của phân nhóm tế bào B trung tâm mầm và không trung tâm mầm ở bệnh nhân u lymphô tế bào B lớn lan tỏa, CD20 (+) điều trị bằng phác đồ R - Chop
Mục tiêu: Khảo sát thời gian sống thêm toàn bộ (STTB) và sống thêm không biến cố (STKBC) của
các phân nhóm tế bào B trung tâm mầm (TTM) và không trung tâm mầm (KTTM) ở BN ULBLLT, CD20(+)
điều trị bằng phác đồ R-CHOP.
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu 48 BN ULBLLT, CD20(+) 15 tuổi được điều trị
tại BVUB từ tháng 9/2017 đến 3/2018. BN được phân nhóm TTM và KTTM theo phương pháp Hans.
Phác đồ R-CHOP được lập kế hoạch điều trị cho BN, tổng cộng 6 chu kỳ. BN giai đoạn sớm, kèm Bulky
hạch được hóa trị phối hợp với xạ trị.
Kết quả: Có 46/48 trường hợp (TH) được phân dưới nhóm, trong đó: 21 TH (45,7%) TTM và 25 TH
(54,3%) KTTM. Tỉ lệ STTB 18 tháng: TTM là 90,5%, KTTM là 83,6%; tỉ lệ STKBC 18 tháng: TTM là 75,4%,
KTTM là 74,5% với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Phân tích đơn biến ở TTM, yếu tố
ảnh hưởng đến STTB là triệu chứng B, nhuộm MYC và đáp ứng điều trị (ĐUĐT); STKBC là triệu chứng B,
LDH máu và ĐUĐT. Phân tích đa biến cho thấy ĐUĐT là yếu tố tiên lượng độc lập. Phân tích đơn biến ở
KTTM, các yếu tố ảnh hưởng đến STTB là triệu chứng B và ĐUĐT; STKBC là tuổi BN. Phân tích đa biến
không có yếu tố ảnh hưởng.
Kết luận: ĐUĐT là yếu tố có giá trị giúp tiên lượng STTB và STKBC của phân nhóm TTM ở BN
ULTBBL, CD20 (+) điều trị với phác đồ R-CHOP. Cần thiết nghiên cứu thêm các phân nhóm TTM và
KTTM ở những BN này.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng tiên lượng của phân nhóm tế bào B trung tâm mầm và không trung tâm mầm ở bệnh nhân u lymphô tế bào B lớn lan tỏa, CD20 (+) điều trị bằng phác đồ R - Chop
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 62 HUYẾT HỌC - TỔNG QUÁT ẢNH HƯỞNG TIÊN LƯỢNG CỦA PHÂN NHÓM TẾ BÀO B TRUNG TÂM MẦM VÀ KHÔNG TRUNG TÂM MẦM Ở BỆNH NHÂN U LYMPHÔ TẾ BÀO B LỚN LAN TỎA, CD20(+) ĐIỀU TRỊ BẰNG PHÁC ĐỒ R-CHOP LƯU HÙNG VŨ1, PHAN MINH CHÂU2, TRẦN THỊ DUY LINH3, NGUYỄN TẤN PHÁT3 Địa chỉ liên hệ: Lưu Hùng Vũ Email: vuluu193@yahoo.com Ngày nhận bài: 02/10/2020 Ngày phản biện: 03/11/2020 Ngày chấp nhận đăng: 05/11/2020 1 BSCKII. Trưởng Khoa Nội huyết học, hạch - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 2 BSCKII. Khoa Nội huyết học, hạch - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 3 Điều dưỡng Khoa Nội huyết học, hạch - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM ĐẶT VẤN ĐỀ U lymphô tế bào B lớn lan tỏa (ULBLLT) là một thực thể bệnh thường gặp nhất của u lymphô không Hodgkin, chiếm 30 - 40% các trường hợp trên toàn thế giới[1]. Tuy nhiên, ở một số nước Đông Nam Á như Thái Lan tỉ lệ ULBLLT thường cao hơn, trên 50%[2]. Tại VN, chưa có số liệu chính thức nhưng theo một nghiên cứu của P.X.Dũng, tỉ lệ bệnh nhân (BN) ULBLLT tại BVUB TP.HCM là 70%[3]. Trên lâm sàng, ULBLLT, CD20(+) được xếp vào u lymphô diễn tiến nhanh với thời gian sống thêm toàn bộ (STTB) tính bằng tháng nếu không TÓM TẮT Mục tiêu: Khảo sát thời gian sống thêm toàn bộ (STTB) và sống thêm không biến cố (STKBC) của các phân nhóm tế bào B trung tâm mầm (TTM) và không trung tâm mầm (KTTM) ở BN ULBLLT, CD20(+) điều trị bằng phác đồ R-CHOP. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến cứu 48 BN ULBLLT, CD20(+) 15 tuổi được điều trị tại BVUB từ tháng 9/2017 đến 3/2018. BN được phân nhóm TTM và KTTM theo phương pháp Hans. Phác đồ R-CHOP được lập kế hoạch điều trị cho BN, tổng cộng 6 chu kỳ. BN giai đoạn sớm, kèm Bulky hạch được hóa trị phối hợp với xạ trị. Kết quả: Có 46/48 trường hợp (TH) được phân dưới nhóm, trong đó: 21 TH (45,7%) TTM và 25 TH (54,3%) KTTM. Tỉ lệ STTB 18 tháng: TTM là 90,5%, KTTM là 83,6%; tỉ lệ STKBC 18 tháng: TTM là 75,4%, KTTM là 74,5% với sự khác biệt không có ý nghĩa thống kê (p > 0,05). Phân tích đơn biến ở TTM, yếu tố ảnh hưởng đến STTB là triệu chứng B, nhuộm MYC và đáp ứng điều trị (ĐUĐT); STKBC là triệu chứng B, LDH máu và ĐUĐT. Phân tích đa biến cho thấy ĐUĐT là yếu tố tiên lượng độc lập. Phân tích đơn biến ở KTTM, các yếu tố ảnh hưởng đến STTB là triệu chứng B và ĐUĐT; STKBC là tuổi BN. Phân tích đa biến không có yếu tố ảnh hưởng. Kết luận: ĐUĐT là yếu tố có giá trị giúp tiên lượng STTB và STKBC của phân nhóm TTM ở BN ULTBBL, CD20 (+) điều trị với phác đồ R-CHOP. Cần thiết nghiên cứu thêm các phân nhóm TTM và KTTM ở những BN này. Từ khóa: U lymphô tế bào B lớn lan tỏa, phân nhóm tế bào B trung tâm mầm và không trung tâm mầm, hóa trị phối hợp xạ trị. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 63 điều trị. Hiện tại, bệnh được điều trị với hóa - miễn dịch trị liệu với phác đồ chuẩn là R-CHOP (rituximab, cyclophosphamide, doxorubicin, vincristin, prednisone). Tuy nhiên, với phác đồ chuẩn thì cũng chỉ có 2/3 BN được chữa khỏi. Số BN còn lại hoặc kháng với điều trị ban đầu hoặc khi tái phát thì có kết quả xấu ngay cả với hóa trị liều cao và ghép tế bào gốc tự thân[4]. Về tiên lượng lâm sàng của ULBLLT, Chỉ số Tiên lượng Quốc tế vẫn là yếu tố tiên lượng có giá trị từ 1993 đến nay[5]. Tuy vậy, kết quả điều trị của BN vẫn có sự khác biệt trong từng nhóm nguy cơ. Khoảng mười năm gần đây, nhờ sự tiến bộ của sinh học phân tử người ta đã hiểu rõ về sinh học của ULBLLT. Các dấu ấn sinh học ảnh hưởng xấu đến tiên lượng BN là ULBLLT kèm CD5+, hoặc là phân nhóm tế bào B hoạt hóa, hoặc đồng biểu hiện (hai protein MYC và BCL2), hoặc tái sắp xếp cả hai gen MYC và BCL2/hoặc BCL6 (còn gọi là double hit lymphoma)[4]. Dựa vào các giai đoạn phát triển và biệt hóa của tế bào nguồn gốc B, các nghiên cứu trắc đồ biểu hiện gen (TĐBHG), người ta chia ULBLLT thành hai phân nhóm: tế bào B trung tâm mầm và tế bào B hoạt hóa (hay không trung tâm mầm). Các tế bào B trung tâm mầm (TTM) xuất phát từ các tế bào dạng lymphô thường trú trong trung tâm mầm của hạch lymphô. Ngược lại, các tế bào B hoạt hóa xuất phát từ tế bào B ở giai đoạn nguyên tương bào, ngay trước lối ra của trung tâm mầm vì thế còn được gọi là tế bào sau trung tâm mầm hay không trung tâm mầm (KTTM)[6]. Do kỹ thuật TĐBHG được thực hiện trên mô tươi, đắt tiền và không có sẵn ở phần lớn các trung tâm nên một số thuật toán hóa mô miễn dịch (HMMD) được đề nghị thay thế, trong đó phương pháp Hans được sử dụng nhiều vì có độ tương hợp cao. Phương pháp này dựa trên bộ ba kháng thể (BCL6, CD10 và MUM-1) để phân ULBLLT ra hai phân nhóm TTM và KTTM (STTB 5 năm của TTM-76% cao hơn KTTM - 34%)[7]. Tại nước ngoài, có rất nhiều nghiên cứu ảnh hưởng tiên lượng của hai phân nhóm TTM và KTTM đến BN ULBLLT, CD20(+). Ngược lại, ở nước ta có rất ít nghiên cứu về chủ đề này. Từ năm 2012 đến nay, BVUB TP.HCM đã thực hiện chẩn đoán mô bệnh học ULBLLT theo phân loại WHO 2008 và phân nhóm TTM, KTTM theo phương pháp Hans. Phân ra dưới nhóm của u lymphô tế bào B lớn lan tỏa (ULBLLT), CD20(+) theo phân loại WHO 2008 có giá trị tiên lượng thế nào đến kết quả điều trị. Đó là câu hỏi và lý do chúng tôi thực hiện nghiên cứu này. Mục tiêu nghiên cứu 1/ Khảo sát đặc điểm lâm sàng-bệnh học của hai phân nhóm TTM và KTTM ở BN ULBLLT, CD20(+). 2/ Phân tích thời gian sống thêm toàn bộ (STTB) và sống thêm không biến cố (STKBC) của hai phân nhóm TTM và KTTM ở BN ULBLLT, CD20(+). ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu Các BN ULBLLT, CD20(+) 15 tuổi, được điều trị ban đầu bằng phác đồ R-CHOP tại BVUB TP.HCM từ tháng 9/2017 đến 3/2018. Tiêu chuẩn chọn bệnh Chẩn đoán mô bệnh học ULBLLT, CD20(+) theo phân loại WHO 2008 và được chia phân nhóm TTM và KTTM theo phương pháp Hans. Bệnh mới chưa điều ... 68% = 0,68. + : Giá trị tương đối, chọn = 0,2. Tính ra: n = 1,962 x 0,68 x 0,32/ (0,68 x 0,2)2 = 46,4. Vậy cỡ mẫu tối thiểu cần là 46 trường hợp. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu: Nhập và xử lý số liệu bằng phần mềm SPSS 23.0 for Windows. Dùng phép kiểm chi bình phương khi xét Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 64 mối tương quan giữa hai biến định tính; phép kiểm t-Student giữa hai biến định lượng, giá trị p < 0,05 với độ tin cậy 95% được xem là có ý nghĩa thống kê. Khảo sát thời gian sống thêm toàn bộ và sống thêm không biến cố bằng phương pháp Kaplan Meier, với phép kiểm Log-rank. Thời điểm kết thúc nghiên cứu là 31/8/2019. + Thời gian sống thêm toàn bộ (STTB): Là thời gian tính từ lúc BN được chẩn đoán bệnh cho đến khi BN tử vong vì bất cứ nguyên nhân gì. + Thời gian sống thêm không biến cố (STKBC): Là thời gian tính từ lúc BN bắt đầu điều trị cho đến khi BN tử vong (do bất cứ nguyên nhân gì) hay tái phát (đối với BN đạt đáp ứng hoàn toàn) hay tiến triển (đối với BN đạt đáp ứng một phần). Đạo đức nghiên cứu: Tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong nghiên cứu y học. + Chẩn đoán mô bệnh học theo phân loại WHO 2008, điều trị phác đồ R-CHOP: thực hiện tại BVUB TP.HCM và chi phí được BHYT VN chi trả theo qui định. + Phân tích tái sắp xếp (TSX) gen MYC, BCL2 và BCL6: tác giả gửi block qua BV Truyền máu - Huyết học TP. HCM để thực hiện xét nghiệm FISH và tự trả chi phí (BN không phải trả tiền). Cách tiến hành nghiên cứu + Chẩn đoán: Hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và sinh thiết để có giải phẫu bệnh (GPB). Bước 1: Sau khi sinh thiết, mẫu bệnh phẩm được cố định formol và chuyển khoa GPB để đúc sáp, sau đó đem cắt lam, nhuộm bằng HE và đọc hình thái học. Nếu kết quả hướng về u lymphô tế bào B lớn lan tỏa sẽ chuyển qua bước 2; nếu chưa phân biệt được giữa u lymphô, u biểu mô hay u trung mô thì dùng HMMD (kháng nguyên LCA, EMA và CK) để phân biệt. Bước 2: Nhuộm HMMD bộ lớn trên nhiều lam, bao gồm CD3, CD5, CD10, CD20, BCL2, BCL6, CYCLIN D1, MUM1, Ki67 và MYC (dương tính khi phản ứng kháng nguyên - kháng thể bắt màu > 30% tế bào). Dùng phương pháp Hans để chia ra phân nhóm TTM và KTTM. + Xếp giai đoạn: Dựa vào lâm sàng và các phương tiện cận lâm sàng như siêu âm bụng, X quang phổi, CT scan ngực bụng, huyết đồ, tủy đồ/ sinh thiết tủy. + Đánh giá tiên lượng lâm sàng theo CSTLQT gồm 5 yếu tố là tuổi, KPS, giai đoạn, số vị trí tổn thương ngoài hạch và LDH máu. + Phân tích TSX ba gen MYC, BCL2 và BCL6: khảo sát trên 100 tế bào ở kỳ giữa của phân bào. TSX của một gen được xem là dương tính khi nhân các tế bảo có chuyển đoạn làm thay đổi tín hiệu màu chiếm >10%. + Điều trị: Phác đồ R-CHOP x 6 chu kỳ. Nếu BN không tiếp nhận đủ 6 chu kỳ nhưng tối thiểu phải nhận 1 chu kỳ. Xạ trị phối hợp hóa trị khi BN ở giai đoạn I, II có bệnh lý Bulky (hạch kích thước to) được định nghĩa là hạch có đường kính (đk) >7,5cm hay đk hạch trung thất > 1/3 đk lồng ngực đo ở T5-T6 trên X quang)[8]. + Đánh giá đáp ứng điều trị: Theo tiêu chuẩn IWG (International Working Group) dành cho u lymphô năm 1999, không sử dụng PET. + Đánh giá độc tính hóa trị: Theo Tiêu chuẩn độc tính chung thường gặp của NCI. Phác đồ R-CHOP (chu kỳ 21 ngày). Rituximab 375mg/m2 TTM N1. Cyclophosphamide 750mg/m2 TTM N1. Doxorubicin 50mg/m2 TTM N1. Vincristine 1,4mg/m2 TTM N1. Prednison 60mg/m2 uống N1-N5. KẾT QUẢ Khảo sát đặc điểm lâm sàng - bệnh học của hai phân nhóm TTM và KTTM ở BN ULBLLT, CD20(+) Tổng cộng có 48 BN ULTBBL, CD20(+) nhưng chỉ có 46 BN được phân nhóm. Tỉ lệ hai phân nhóm: 21 TH TTM (45,7%), 25 TH KTTM (54,3%). Bảng 1. Đặc điểm lâm sàng-bệnh học của hai phân nhóm TTM và KTTM Đặc điểm lâm sàng - bệnh học (số TH) Phân nhóm TTM Số TH (%) Phân nhóm KTTM Số TH (%) p Tuổi 60 (30) > 60 (16) 16 (76,2) 5 (23,8) 14 (56) 11 (44) 0,15 Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 65 Tuổi trung vị 53 60 Giới Nam (25) Nữ (21) Tỉ lệ nam:nữ 11 (52,4) 10 (47,6) 1,1:1 14 (56) 11 (44) 1,3:1 0,8 Triệu chứng B Không có (42) Có (4) 16 (76,2) 5 (23,8) 16 (64) 9 (36) 0,37 Giai đoạn I - II (26) III - IV (20) 12 (57,1) 9 (42,9) 14 (56) 11 (44) 0,37 LDH máu Bình thường (24) Tăng (22) 13 (61,9) 8 (38,1) 11 (44) 14 (56) 0,22 Dấu ấn sinh học Đồng biểu hiện (34) TSX hai gen (1) Không có (11) 16 (76,2) 1 (4,8) 4 (19) 18 (72) 0 (0) 7 (28) 0,5 CSTLQT Thấp (22) Trung bình - thấp (13) Trung bình - cao (10) Cao (1) 12 (57,1) 8 (38,1) 1 (4,8) 0 (0) 10 (40) 5 (20) 9 (36) 1 (4) 0,07 Phương pháp điều trị HT đơn thuần (44) HT + XT (2) 20 (95,2) 1 (4,8) 24 (96) 1 (4) 0,9 Đáp ứng điều trị (45) ĐUHT (25) ĐUMP (18) Bệnh ổn định (1) Bệnh tiến triển (1) 12 (57,1) 7 (33,3) 1 (4,8) 1 (4,8) 13 (54,2) 11 (45,8) 0 (0) 0 (0) 0,4 Phân tích thời gian STTB và STKBC của hai phân nhóm TTM và KTTM ở BN ULBLLT, CD20(+) Thời gian STTB và STKBC của hai phân nhóm TTM và KTTM Thời gian theo dõi STTB ngắn nhất 01 tháng, dài nhất 23 tháng, trung vị 18 tháng. Xác suất STTB 18 tháng: TTM là 90,5 %; KTTM là 83,6% với p = 0,5 (biểu đồ 1). Biểu đồ 1. STTB hai phân nhóm Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 66 Biểu đồ 2. STKBC hai phân nhóm Thời gian theo dõi STKBC ngắn nhất 1 tháng, dài nhất 22 tháng, trung vị 15 tháng. Xác suất STKBC 18 tháng: TTM 75,4%; KTTM 74,5%, p = 0,8 (biểu đồ 2). Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến STTB và STKBC của hai phân nhóm TTM và KTTM Bảng 2. Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa đến STTB và STKBC của hai phân nhóm Các yếu tố ảnh hưởng có ý nghĩa thống kê (p < 0,05) Phân nhóm TTM Phân nhóm KTTM STTB STKBC STTB STKBC Tuổi p = 0,02 Triệu chứng B p = 0,008 p = 0,006 p = 0,004 Nhuộm MYC bằng HMMD p = 0,01 LDH máu P = 0,02 Đáp ứng điều trị (ĐUĐT) p = 0,000 p = 0,000 p = 0,000 Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến STTB và STKBC của hai phân nhóm TTM và KTTM Phân tích đa biến ba yếu tố ảnh hưởng STTB của TTM cho thấy ĐUĐT là yếu tố tiên lượng độc lập (YTTLĐL); ba yếu tố ảnh hưởng STKBC của TTM thì ĐUĐT là YTTLĐL; hai yếu tố ảnh hưởng STTB của KTTM thì không có YTTLĐL nào. BÀN LUẬN Khảo sát đặc điểm lâm sàng - bệnh học của hai phân nhóm TTM và KTTM ở BN ULBLLT, CD20(+) Tỉ lệ phân nhóm: KTTM 54,3% >TTM 45,7%. Sự khác biệt không ý nghĩa TK. Tuổi trung vị của TTM là 53, KTTM là 60 so với tuổi thường gặp là 55 - 60. Tỉ lệ nam > nữ phù hợp với y văn[4],[8]. Phân tích thời gian STTB và STKB của hai phân nhóm TTM và KTTM ở BN ULTBBL, CD20(+) Thời gian STTB và STKBC của hai phân nhóm TTM và KTTM Thời gian STTB 18 tháng: TTM là 90,5 % cao hơn KTTM là 83,6%. Tuy nhiên sự khác biệt này không ý nghĩa thống kê với p = 0,5, cần nghiên cứu thêm với số lượng lớn BN. Theo Hans và cs: STTB 5 năm của TTM 76% cao hơn KTTM 34%[7]. Thời gian STKBC 18 tháng: TTM là 75,4% cao hơn KTTM là 74,5%. Tương tự trên, sự khác biệt này không ý nghĩa thống kê với p = 0,8. Theo Lenz và cs: sống thêm không tiến triển 3 năm của TTM là 75% cao hơn KTTM là 40%[9]. Nhìn chung kết luận NC của chúng tôi không phù hợp với tác giả phương Tây (Hans) và tác giả Thái Lan (KTTM là yếu tố tiên lượng độc lập và xấu hơn hơn TTM)[9], nhưng phù hợp với nhóm của Trung Quốc, Hy Lạp (không có sự khác biệt giữa TTM và KTTM, cần NC thêm)[10],[11]. Bảng 3. Phân tích STTB và STKBC ỡ hai phân nhóm TTM và KTTM Tác giả (n; số TTM/KTTM) STTB STKBC Kết luận của NC TTM KTTM TTM KTTM NC này (n = 46; 21/25) 18 tháng: 90,5% 18 tháng: 83,6% (p = 0,5) 18 tháng: 75,4% 18 tháng: 74,5% (p = 0,8) Sự khác biệt của STTB và STKBC giữa hai PN không có YNTK Hans7 (n = 142; 64/88) 5 năm: 76% 5 năm: 34% (p = 0,009) KQ HMMD chia hai PN tương tự với TĐBHG: tiên lượng TTM >KTTM (USA) Noiwatta - nakul10 (n = 119; 43/76) 3 năm: 74% 3 năm: 49% (p = 0,013) PN KTTM là YTTL độc lập kết hợp với STTB ngắn hơn (Thailand) Chen11 (n = 106; 50/56) 2 năm: 85% 2 năm: 82% (p >0,05) STKTT 2 năm:67% STKTT 2 năm: 55% (p > 0,05) PN TTM và KTTM không giúp tiên lượng ULBLLT trong KN rituximab(China) Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 67 Asaad12 (n = 61; 31/30) Trung vị 9 tháng Trung vị 12 tháng (p = 0,11) Sự khác biệt không có YNTK giữa TTM và KTTM; cần NC thêm biểu hiện của CD10 (Ai Cập) Phân tích đơn biến các yếu tố ảnh hưởng đến STTB và STKBC Phân nhóm TTM: Các yếu tố ảnh hưởng STTB là triệu chứng B, nhuộm MYC và ĐUĐT; STKBC là triệu chứng B, LDH máu và ĐUĐT. Phân nhóm KTTM: Các yếu tố ảnh hưởng STTB là triệu chứng B và ĐUĐT; STKBC là tuổi. Theo Hans (142 BN): BCL2, cyclin D2, là YTTL xấu trong KTTM[7]. Có sự khác biệt nên chúng tôi cần nghiên cứu thêm trên số lượng lớn BN. Phân tích đa biến các yếu tố ảnh hưởng đến STTB và STKBC ĐUĐT là YTTLĐL cho STTB và STKBC của phân nhóm TTM. Theo Hans: phân tích đa biến trên BN ULBLLT cho thấy CSTLQT cao (3 - 5 điểm) và PN KTTM là YTTL xấu độc lập (p <0,0001)[7]. Để làm sáng tỏ sự khác biệt, chúng tôi cần nghiên cứu thêm trên số lượng lớn BN. KẾT LUẬN Sự phân chia phân nhóm TTM và KTTM chưa cho thấy sự khác biệt về sống thêm ở BN ULTBBL, CD20 (+). Tính riêng trong phân nhóm TTM, ĐUĐT là yếu tố có giá trị giúp tiên lượng STTB và STKBC của BN khi điều trị với phác đồ R-CHOP. Cần thiết nghiên cứu thêm trên số lượng lớn BN. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Jaffe E.S, Harris N.L, Stein H et al (2008). Classification of lymphoid neoplasms: the microscope as a tool foe disease discovery. Blood, 112, 4384 - 4399. 2. Mozaheb Z. (2012). Epidemiology of lymphoid malignancy in Asia. Epidemiology insights, Intech, Shanghai, 325 - 254. 3. Phạm Xuân Dũng (2005). Lymphôm không Hodgkin người lớn: dịch tễ-chẩn đoán-điều trị. Luận án Chuyên Khoa Cấp II ngành Ung thư, ĐH Y Dược TP.HCM. 4. Shaoying L, Ken H.Y and Medeiros J.L (2018). Diffuse Large B-cell Lymphoma. Pathology, 50(1), 74-87. 5. The International Non-Hodgkin’s Lymphoma Prognostic Factors Projet (1993). A predictive model for aggressive NHL. N Engl J Med, 329, 987 - 994. 6. Martinez L.Q (2015). It is only about MYC? How to approach the diagnosis of diffuse large B-cell lymphoma. Hematological oncology, 33, 50-55. 7. Hans C.P, Weisenburger D.D, Greiner T.C, et al (2004). Confirmation of the molecular clsassification of DLBCL by immunochemistry using a tissue microarray. Blood, 103, 275 - 282. 8. National Comprehensive Cancer Network (2018). NCCN Clinical Practice Guidelines in Onocology: B-cell lymphoma, Version 4.2018. 9. Lenz G, Wright G, Dave SS, et al (2008). Lymphoma/Leukemia Molecular Profiling Project: Stromal gene signatures in large B cell lymphomas. N Engl J Med, 359(22), 2313 - 2323. 10. Noiwattanakul J et al (2017). Shorter Overall Survival in Non-Germinal Center of Diffuse Large B-Cell Lymphoma Based on Hans’ Criteria among Thai Patients. J Hematol Transfus Me, 27: 411 - 21. 11. Chen P et al (2017). The phenotype of GCB and non-GCB failed to predict the survival of patients with diffuse large B-cell lymphoma in the rituximab era. In J Clin Exp Med, 10(9), 13564 - 13570. 12. Assad N et al (2016). Prognostic impact of immunohistochemiscal stratification of diffuse large B-cell lymphoma into germinal and non- germinal subtypes. Menoufia Medical Journal, 29, 961-970. Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 68 SUMMARY Prognostic effect of Germinal Center B-cell-like and non-Germinal Center B-cell-like subtypes in patients with diffuse large B-cell lymphoma, CD20(+) treated with R-CHOP regimen Purpose: To consider an overall survival (OS) and event-free survival (EFS) time of Germinal Center B- cell-like (GCB) and non-GCB subtypes in patients with DLBCL, CD20 (+) treated with R-CHOP regimen. Material and method: Forty eight patients aged 15 years and over with DLBCL, CD20(+) treated at HCM City Oncology Hospital from September 2017 to March 2018 were analyzed prospectively. These patients divided into two subtypes GCB and non-GCB according to the Hans method. R-CHOP regimen was conducted treatment plan for patients, total 6 cycles. Early stage patients with Bulky disease received chemotherapy combined radiotherapy. Results: There were 46/48 cases divided subgroup, including: 21 cases (45,7%) in GCB subtype and 25 cases (54,3%) in non-GCB subtype. The 18 month-OS were 90,5% in GCB and 83,6% in non-GCB subtype; the 18 month-EFS were 75,4% in GCB and 74,5% in non-GCB, with the differences were not statistically significant (p > 0,05). The analyses of monovariate in GCB showed B symptom, MYC stain and response to treatment factors influenced OS, and B symptom, serum LDH and response to treatment factors influenced EFS. In multivariate analysis, response to treatment was a independent predictor. The analyses of monovariate in non-GCB showed B symptom and response to treatment factors influenced OS, and age influenced EFS. No factor affects to non-GCB in multivariate analysis. Conclusion: Response to treatment was a valuable factor to help prognosis OS and EFS of GCB subtype in patients with DLBCL, CD20 (+) treated with R-CHOP regimen. It need to study more about GCB and non- GCB in these patients. Key words: Diffuse large B-cell lymphoma, GCB and non-GCB subtypes, chemotherapy combined radiotherapy.
File đính kèm:
- anh_huong_tien_luong_cua_phan_nhom_te_bao_b_trung_tam_mam_va.pdf