Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống

Một thí nghiệ m được tiế n hà nh nhằ m đá nh giá ả nh hưở ng củ a mật độ ương lên sinh trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá bè vẫu. Cá hương (trung bình 2,4 cm và 0,44g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong 16 bể composite (300 L/bể) với 4 mật độ ương gồm 0,5; 1; 1,5 và 2,0 con/L. Cá được cho ăn thức ăn tổng hợp NRD5/8 và NRD G8 (INVE, Thailand) 4 lần/ngày theo nhu cầu trong 30 ngày. Kết quả cho thấy khối lượng cuối và tốc độ tăng trưởng đặc trưng giảm có ý nghĩa khi tăng mật độ ương lên trên 1,0 con/L. Cá bè vẫu đạt sinh trưởng tốt nhất khi ương ở mật độ 0,5 đến 1,0 con/L. Tăng mật độ ương từ 0,5 lên 2 con/L không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Hệ số chuyển hóa thức ăn giảm dần khi tăng mật độ ương, thấp nhất ở nghiệm thức ương với mật độ 2 con/L. Cá bè vẫu ương ở mật độ 0,5 và 1,0 con/L thể hiện khả năng chịu sốc với sự thay đổi của nhiệt độ tốt hơn so với cá ương ở các mật độ cao. Tuy nhiên không có sự khác biệt về khả năng chịu sốc độ mặn của cá ương ở các mật độ khác nhau. Như vậy, mật độ phù hợp trong ương cá bè vẫu giai đoạn cá hương lên cá giống là 1,0 con/L để tối ưu tốc độ sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống trang 1

Trang 1

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống trang 2

Trang 2

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống trang 3

Trang 3

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống trang 4

Trang 4

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống trang 5

Trang 5

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống trang 6

Trang 6

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 10860
Bạn đang xem tài liệu "Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống

Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá bè vẫu (caranx ignobilis) giai đoạn cá giống
36 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
Ả NH HƯỞ NG CỦ A MẬT ĐỘ ƯƠNG LÊN SINH TRƯỞNG VÀ KHẢ NĂNG CHỊU 
SỐC CỦ A CÁ BÈ VẪ U (Caranx ignobilis) GIAI ĐOẠN CÁ GIỐNG 
EEFECT OF STOCKING DENSITY ON GROWTH PERFORMANCE AND RESISTANCE TO 
STRESSES OF JUVENILE GIANT TREVALLY (Caranx ignobilis) 
Phạm Đức Hùng, Nguyễn Thị Hà Trinh, Hoàng Thị Thanh
Viện Nuôi trồng Thủy sản, Trường Đại học Nha Trang
Tác giả liên hệ: Phạm Đức Hùng (Email: hungpd@ntu.edu.vn)
Ngày nhận bài: 17/12/2020; Ngày phản biện thông qua: 10/03/2021; Ngày duyệt đăng: 29/03/2021
TÓ M TẮ T
Một thí nghiệ m được tiế n hà nh nhằ m đá nh giá ả nh hưở ng củ a mật độ ương lên sinh trưởng và hiệu quả 
sử dụng thức ăn của cá bè vẫu. Cá hương (trung bình 2,4 cm và 0,44g/con) được bố trí ngẫu nhiên vào trong 
16 bể composite (300 L/bể) với 4 mật độ ương gồm 0,5; 1; 1,5 và 2,0 con/L. Cá được cho ăn thức ăn tổng hợp 
NRD5/8 và NRD G8 (INVE, Thailand) 4 lần/ngày theo nhu cầu trong 30 ngày. Kết quả cho thấy khối lượng 
cuối và tốc độ tăng trưởng đặc trưng giảm có ý nghĩa khi tăng mật độ ương lên trên 1,0 con/L. Cá bè vẫu đạt 
sinh trưởng tốt nhất khi ương ở mật độ 0,5 đến 1,0 con/L. Tăng mật độ ương từ 0,5 lên 2 con/L không làm ảnh 
hưởng đến tỷ lệ sống của cá. Hệ số chuyển hóa thức ăn giảm dần khi tăng mật độ ương, thấp nhất ở nghiệm 
thức ương với mật độ 2 con/L. Cá bè vẫu ương ở mật độ 0,5 và 1,0 con/L thể hiện khả năng chịu sốc với sự thay 
đổi của nhiệt độ tốt hơn so với cá ương ở các mật độ cao. Tuy nhiên không có sự khác biệt về khả năng chịu 
sốc độ mặn của cá ương ở các mật độ khác nhau. Như vậy, mật độ phù hợp trong ương cá bè vẫu giai đoạn cá 
hương lên cá giống là 1,0 con/L để tối ưu tốc độ sinh trưởng và khả năng chịu sốc của cá.
Từ khóa: Caranx ignobilis, mật độ, cá bè vẫu, sinh trưởng.
ABSTRACT
An experiment was conducted to evaluate the eff ects of diff erent stocking densities on growth performance, 
feed effi ciency and resistance to temperature and salinity changes of fi ngerling giant trevally. The fi ngerlings 
(mean length 2.4 cm and weight 0.44 g/fi sh) were randomly distributed into 16 fi berglass tanks (300 L/tank) 
at four stocking densities, including 0.5; 1.0; 1.5 and 2.0 fi sh/L. The giant trevally was fed commercial diets 
(NRD5/8, G8, INVE, Thailand) four times daily until satiation for 30 days. The results showed that the fi nal 
body weight and specifi c growth rate of giant trevally were signifi cantly reduced as increasing the stocking 
density above 1.0 fi sh/L. The highest growth rates were achieved in fi sh cultured at stocking density of 0.5 and 
1.0 fi sh/L. The feed conversion ratio was signifi cantly reduced as increasing the stocking density, resulting 
lowest feed conversion ratio at fi sh raised at 2.0 fi sh/L. Fish cultured at densities of 0.5 and 1.0 fi sh/L showed 
signifi cantly higher re-sistance ability to temperature compared to those cultured at higher stocking densities. 
However, no signifi cant diff erence was observed on resistance to salinity of fi sh at diff erent stocking densities. 
Thus, the optimum stocking density for fi ngerling giant trevally rearing could be 1.0 fi sh/L to maximise growth 
and resistance to stresses.
Key words: Caranx ignobilis, stocking density, giant trevally, growth performance
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong ương cá biển, mật độ ương được xem 
là một yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến 
chất lượng của con giống và hiệu quả kinh tế 
của hoạt động ương. Ương với mật độ thấp có 
thể giúp kiểm soát tốt môi trường, tỷ lệ sống của 
cá nuôi. Tuy nhiên ương cá ở mật độ thấp cũng 
làm tiêu tốn nhiều thức ăn, tăng tỷ lệ phân đàn, 
giảm hiệu quả kinh tế do không tối ưu được 
diện tích ương. Trong các hệ thống nuôi thâm 
canh, cá thường được thả nuôi ở mật độ cao để 
tối ưu hiệu quả sử dụng diện tích nuôi và tối đa 
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 37
năng suất đạt được và giảm chi chí ương. Mặc 
dù vậy điều này có thể làm tăng sự cạnh tranh 
về không gian sống, thức ăn. Do đó ương cá ở 
mật độ cao có thể làm giảm sinh trưởng, tăng 
mức độ phân đàn [8, 9, 14], cũng như làm giảm 
khả năng chống chịu với các yếu tố bất lợi về 
môi trường hay các tác nhân gây bệnh [5]. Tỷ 
lệ sống của cá chẽm châu Âu (Dicentrarchus 
labrax) giảm có ý nghĩa khi tăng mật độ ương 
từ 5 lên 20 con/L. Tốc độ tăng trưởng của cá 
chim vây vàng (Trachi-notus blochii) giai đoạn 
cá hương được cải thiện khi tăng mật độ ương 
từ 1,0 con lên 1,5 con/L, tuy nhiên ở mật độ 
ương trên 2,5 con/L cá giảm tăng trưởng, tỷ lệ 
sống cũng như tăng hệ số phân đàn [8]. Trong 
khi đó ở cá chim (Trachinotus ovatus), tốc độ 
tăng trưởng giảm và hệ số FCR tăng khi tăng 
mật độ nuôi từ 100 lên 300 con/m3 [16]. Ngược 
lại, theo Ngô Văn Mạnh (2008) [7], tăng mật 
độ ương cá chẽm giai đoạn cá hương từ 5, 10, 
15, 20 con/L trong hệ thống mương nổi không 
làm ảnh hưởng đến sinh trưởng, tỷ lệ sống. 
Tuy nhiên, hệ số FCR có xu hướng giảm và hệ 
số phân đàn tăng ở các nhóm cá chẽm ương ở 
mật độ cao [7]. Tương tự, cá rô bạc (Bidyanus 
bidyanus) không thể hiện sự khác biệt về tăng 
trưởng và tỷ lệ sống khi tăng mật độ nuôi từ 
12 lên 200 con/m3 [12]. Rõ ràng, ảnh hưởng 
của mật độ lên sinh trưởng, tỷ lệ sống có sự 
khác biệt giữa các loài cá cũng như hệ thống 
nuôi. Do đó xác định mật độ ương thích hợp 
cho từng đối tượng ở các giai đoạn nuôi khác 
nhau là cần thiết để tối ưu diện tích và hiệu quả 
ương nuôi. 
Cá bè vẫ u Caranx igobilis hay cò n gọ i là cá 
bè quỵ t là đố i tượ ng nuôi biể n có giá trị kinh 
tế cao nhờ tố c độ tăng trưở ng nhanh, giá bá n 
cao và khả năng thí ch nghi tố t vớ i điề u kiệ n 
nuôi. Hiệ n nay cá bè vẫ u đượ c nuôi nhiề u trong 
lồ ng bè tạ i cá c tỉ nh Khá nh Hò a, Vũ ng Tà u, 
Kiên Giang. Tuy nhiên, việ c mở rộ ng nuôi đố i 
tượ ng nà y gặ p nhiề u trở ngạ i, đặ c biệ t là sự 
thiếu hụt con con giố ng (Hoà ng Nhậ t Sơn và 
ctv, 2016). Để góp phần chủ động con gi ... u khi chuyển lại bể thí 
nghiệm ban đầu.
Sốc độ mặn: Cá giống được chuyển từ bể 
thí nghiệm có độ mặn 30 ppt xuống bể có độ 
mặn 0 ppt. Phương pháp và đánh giá tương tự 
như sốc nhiệt độ.
3. Phương pháp phân tích
Các chỉ tiêu đánh giá: Tỷ lệ sống:
Trong đó: N
t
: là số cá tại thời điểm t; N
0
: Số 
cá thả ban đầu
Tốc độ tăng trưởng đặc trưng (SGR%/ngày)
Trong đó: W
1
, W2 là khối lượng cá lúc bắt 
đầu và kết thúc thí nghiệm
t: là thời gian thí nghiệm (ngày)
Hệ số chuyển hoá thức ăn (FCR)
Trong đó: W
tasd
: là khối lượng thức ăn sử 
dụng (g, theo khối lượng khô)
WG: là khối lượng cá tăng thêm (g, theo 
khối lượng tươi)
Hệ số phân đàn: CV (%): 
Trong đó: CV: hệ số phân đàn; SD: độ lệch 
chuẩn, W: khối lượng trung bình
Số liệu trình bày dưới dạng trung bình ± sai 
số chuẩn. Số liệu về tỷ lệ sống được chuyển qua 
dạng arcsin trước khi phân tích. Sự ảnh hưởng 
của mật độ lên các chỉ tiêu đánh giá được phân 
tích bằng phương pháp phương sai một nhân 
tố (One-way ANOVA) trên phần mềm SPSS 
22.0. Sự sai khác nếu có giữa các nghiệm thức 
được phân tích bằng phép kiểm định Duncan’s 
multiple range test. Hồi quy tuyến tính bậc nhất 
được sử dụng để đánh giá mối liên hệ giữa mật 
độ ương với hệ số chuyển hóa thức ăn và hệ số 
phân đàn của cá bè vẫu. Sự sai khác được xem 
xét ở mức ý nghĩa P < 0,05. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO 
LUẬN
1. Ả nh hưở ng củ a mật độ lên sinh trưởng và 
hiệu quả sử dụng thức ăn củ a cá bè vẫ u
Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh 
trưởng, tỷ lệ sống và hiệu quả sử dụng thức 
ăn của cá bè vẫu giai đoạn từ cá hương lên cá 
giống được trình bày trong bảng 3.1. Mật độ 
ương có ảnh hưởng đến tốc độ tăng trưởng, hệ 
số chuyển hóa thức ăn (FCR) và hệ số phân 
đàn (CV) của cá bè vẫu giai đoạn ương từ cá 
Hình 1. Cá bè vẫu lúc bắt đầu và kết thúc thí nghiệm.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 39
hương lên cá giống. Cá ương ở mật độ thấp 0,5 
và 1,0 con/L đạt khối lượng cuối, tốc độ tăng 
trưởng đặc trưng về khối lượng và chiều dài 
cao hơn có ý nghĩa so với cá ương ở mật độ 1,5 
và 2 con/L (P < 0,05). Cá ương ở mật độ 1,5 
và 2,0 con/L có hệ số FCR thấp hơn có ý nghĩa 
so với cá ương ở mật độ 0,5 và 1,0 con/L (P < 
0,05). Hệ số chuyển hóa thức ăn của cá bè vẫu 
thể hiện mối tương quan nghịch với mật độ thả 
theo mô hình tuyến tính bậc nhất (R2 = 0,7299), 
trong khi CV có tương quan thuận với mật độ 
ương (R2 = 0,66) (Hình 2&3).
 Bảng 1: Ảnh hưởng của mật độ ương lên sinh trưởng và hệ số phân đàn củ a cá bè vẫ u.
Mật độ ương 0,5 con/L 1,0 con/L 1,5 con/L 2,0 con/L
W
bd
 (g/con) 0,44 ± 0,02 0,45 ± 0,02 0,47 ± 0,02 0,48 ± 0,01
L
bd 
(cm) 2,41 ± 0,01 2,43 ± 0,03 2,42 ± 0,02 2,42 ± 0,02
W
kt 
(g/con) 3,29 ± 0,18c 3,28 ± 0,11c 2,93 ± 0,05b 2,69 ± 0,06a
L
kt 
(cm) 5,71 ± 0,06c 5,66 ± 0,10c 5,53 ± 0,04b 5,40 ± 0,03a
SGRw (%/ngày) 6,72 ± 0,07c 6,60 ± 0,09c 6,10 ± 0,12b 5,76 ± 0,08a
SGR
L 
(%/ngày) 2,87 ± 0,05c 2,81 ± 0,05bc 2,76 ± 0,05ab 2,68 ± 0,01a
FCR 0,83 ± 0,02b 0,83 ± 0,02b 0,76 ± 0,01a 0,75 ± 0,01a
CV (%) 6,58 ± 0,78a 6,82 ± 1,51a 8,68 ± 1,08ab 10,18 ± 1,10b
Tỷ lệ sống (%) 100 100 100 100
Số liệu trình bày dạng TB ± SE. Các ký tự khác nhau trong cùng hàng thể hiện sự sai khác có ý nghĩa ở mức P < 0,05.
Mật độ nuôi là một trong những tác nhân 
gây sốc, ảnh hưởng đến sinh trưởng của cá. 
Trong nghiên cứu này khối lượng cuối và SGR 
giảm khi tăng mật độ ương lên 1,5 và 2,0 con/L, 
kết quả này tương tự với những công bố trên 
cá chim [16], cá bơn Nhật bản (Paralichthys 
olivaceus) [2], cá chim vây vàng [8]. Các tác 
giả đều nhận thấy khi tăng mật độ nuôi lên 
cao sẽ dẫn đến các tác động tiêu cực lên sinh 
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn của cá 
nuôi. Điều này có thể do chúng làm tăng nhu 
cầu năng lượng ở cá, dẫn đến làm tăng năng 
lượng chuyển hóa và duy trì trong cơ thể, dẫn 
đến giảm năng lượng tích lũy cho tăng trưởng. 
Theo Ngô Văn Mạnh (2016) [8], tỷ lệ sống 
giảm có ý nghĩa khi tăng mật độ ương cá chim 
giai đoạn cá hương lên trên 2,5 con/L. Nguyên 
nhân có thể do ở cuối giai đoạn thí nghiệm, 
chiều dài và khối lượng của cá tăng dẫn đến 
tăng tổng sinh khối nhanh ở nhóm cá nuôi 
ở mật độ cao, điều này làm giảm chất lượng 
nước, tăng sự cạnh tranh môi trường sống, 
hậu quả làm nhiều cá thể nhiễm bệnh chết [8]. 
Trong nghiên cứu này, tăng mật độ nuôi lên tới 
2 con/L không làm ảnh hưởng đến tỷ lệ sống 
của cá. Đây cũng là mật độ tối đa thường sử 
dụng trong ương một số loài thuộc họ cá khế 
như cá bè vàng, cá bè vẫu, cá chim vây ngắn. 
Ở mật độ này, môi trường nuôi vẫn có thể được 
đảm bảo ở trong khoảng phù hợp cho sinh 
trưởng của cá. Hệ số CV là một chỉ tiêu quan 
trọng đánh giá chất lượng cá giống, đặc biệt ở 
những loài cá dữ có tập tính ăn thịt lẫn nhau. 
Hệ số CV cao có thể làm giảm tỷ lệ sống do tỷ 
lệ cá chết do bị ăn lẫn nhau tăng lên [8]. Trong 
nghiên cứu này, hệ số CV có xu hướng tăng 
khi tăng mật độ ương trên 1,5 con/L, tương tự 
như những kết quả ghi nhận trên cá chim vây 
vàng [8], con lai Leuciscus aspius ♀ × Rutilus 
frisii ♂ [3], cá chẽm [10], nguyên nhân có thể 
do sự tăng sự cạnh tranh về thức ăn và không 
gian sống. 
Mặt khác, một số nghiên cứu cũng chỉ ra 
rằng tác động của mật độ lên đáp ứng của cá 
nuôi còn phụ thuộc vào loài, giai đoạn phát 
triển cũng như hệ thống nuôi. Theo Roque 
d'Orbcastel và cộng sự (2010) [11], cá chẽm 
châu Âu (Dicentrarchus labrax) cỡ 76g giảm 
tăng trưởng khi nuôi ở mật độ 1315 con/m3 
trong hệ thống nước chảy, trong khi đó cá cỡ 32 
g/con được nuôi trong lồng đặt trong ao giảm 
tăng trưởng khi nuôi với mật độ chỉ 60 con/m3 
40 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
[1]. Ngược lại cá chẽm châu Âu giai đoạn hậu 
ấu trùng (1,7 cm) không thể hiện sự sai khác 
về sinh trưởng, hệ số CV khi tăng mật độ ương 
từ 5 con/L lên tới 20 con/L [4]. Rõ ràng, mức 
độ tác động của mật độ ương lên cá biển có sự 
thay đổi lớn, tùy thuộc vào giai đoạn nuôi và 
hệ thống nuôi.
2. Ảnh hưởng của mật độ lên khả năng chịu 
sốc của cá bè vẫu
Khả năng chịu sốc nhiệt độ, độ mặn và cơ 
học của cá bè vẫu giống được thể hiện trong 
hình 4. Khi hạ nhiệt độ đột ngột từ 28ºC xuống 
17ºC, cá bè vẫu giống ương ở các mật độ khác 
nhau không có biểu hiện của sốc sau 10 phút 
đầu tiên. Sau 20 phút, cá bè vẫu bắt đầu có biểu 
hiện sốc nhiệt độ. Cá ương ở mật độ cao nhất 
có tỷ lệ bị sốc nhiệt độ cao nhất sau 30 phút, ở 
mức 30% nhưng không có khác biệt ý nghĩa 
với tỷ lệ sốc của cá ương ở mật độ thấp hơn (P 
> 0,05). Tương tự, cá bè vẫu giống chuyển từ 
độ mặn 30 ppt xuống 0 ppt không có biểu hiện 
sốc sau 10 phút. Sau 30 phút, tỷ lệ cá bị sốc độ 
mặn dao động từ 13,3 đến 23,3% nhưng không 
có sai khác ý nghĩa giữa các nghiệm thức (P 
> 0,05). Ở sốc cơ học, phần lớn cá không có 
biểu hiện sốc sau 30 phút. Sau khi được chuyển 
trở lại điều kiện nuôi bình thường ở nhiệt độ 
28ºC và độ mặn 30 ppt, toàn bộ cá ở thí nghiệm 
sốc cơ học và nhiệt độ ở các mật độ ương 
khác nhau đều hồi phục trở lại trạng thái bình 
thường. Trong khi đó, không có cá chết do sốc 
độ mặn ở các nghiệm thức ương ở độ mặn từ 
0,5 đến 1,5 con/L, trong khi tỷ lệ cá chết do sốc 
độ mặn là 3,33% ở nhóm cá ương với mật độ 2 
con/L, tuy nhiên không có sự sai khác ý nghĩa 
về tỷ lệ chết do sốc độ mặn của cá bè vẫu ương 
ở các độ mặn khác nhau (P > 0,05). 
Khả năng chống chịu lại sự thay đổi của các 
yếu tố môi trường của cá là một trong những 
yếu tố quan trọng để đánh giá chất lượng con 
giống và khả năng thích nghi đối với những 
thay đổi đột ngột của môi trường. Trong 
đó chất lượng cá giống phụ thuộc vào nhiều 
yếu tố như dinh dưỡng, môi trường, kỹ thuật 
nuôi. Wang và cộng sự (2019) [15] quan sát 
thấy sự tăng số lượng các dòng vi khuẩn gây 
hại như: Aerosomonas, Pseudomonas, Vibrio 
trong ruột của cá tráp đầu to (Megalobrama 
amblycephala) khi tăng mật độ nuôi. Sự giảm 
các chức năng miễn dịch cũng được ghi nhận 
trên cá chẽm khi ương ở mật độ cao [13], 
trong khi cá Ayu (Plecoglossus altivelis) tăng 
sự nhạy cảm với vi khuẩn Flavobacterium 
psychrophilum khi ương ở mật độ cao [6]. 
Trong nghiên cứu này, cá bè vẫu ương ở mật 
độ 2 con/L có tỷ lệ cá bị sốc nhiệt độ cao hơn cá 
ở các mật độ ương thấp hơn, cá ương ở mật độ 
này cũng có tốc độ tăng trưởng thấp hơn so với 
các mật độ ương khác. Rõ ràng, mật độ cao có 
thể gây ra các rối loạn trong chuyển hóa và đáp 
ứng sinh lý bình thường của cá, làm tăng sự 
nhạy cảm của chúng với tác động của các yếu 
tố bên ngoài. Tuy nhiên mức độ ảnh hưởng có 
sự khác biệt giữa các loài, giai đoạn phát triển 
cũng như hệ thống nuôi. 
IV. KẾT LUẬN
Không có sự ả nh hưở ng mật độ ương lên 
tỷ lệ sống của cá bè vẫu giai đoạn cá hương. 
Hình 3: Tương quan giữa mật độ ương với hệ số 
phân đàn của cá bè vẫu.
Hình 2. Tương quan giữa mật độ ương với hệ số 
chuyển hóa thức ăn của cá bè vẫu.
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 41
Cá đạt tốc độ tăng trưởng cao khi ương ở mật 
độ 1,0 con/L. Không có ảnh hưởng của mật độ 
ương lên khả năng chịu sốc cơ học, nhiệt độ và 
độ mặn của cá bè vẫu. 
Trong giai đoạn ương nhỏ, cá bè vẫu nên 
được thả với mật độ 1,0 con/L để đạt sinh 
trưởng và hiệu quả sử dụng thức ăn tốt nhất.
LỜI CẢM ƠN
Nghiên cứu được tiến hành dưới sự tài trợ 
kinh phí của đề tài cấp tỉnh Khánh Hòa “Nghiên 
cứu quy trình sản xuất giống và nuôi thương 
phẩm cá bè vẫu (Caranx ignobilis) tại Khánh 
Hòa” Mã số ĐT-2020-40502-ĐL1.
Hình 4. Khả năng chịu sốc cơ học, nhiệt độ và độ mặn của cá bè vẫu ương ở các mật độ khác nhau.
TÀI LIỆU THAM KHẢ O
1. Abou Zied R. (2010), "Eff ect of stocking density on growth performance and feed utilization of sea bass 
(Dicentrarchus labrax) in cages suspended on natural pond", 24.
2. Duan Y., Dong X., Zhang X. và Miao Z. (2011), "Eff ects of dissolved oxygen concentration and stocking 
density on the growth, energy budget and body composition of juvenile Japanese fl ounder, Paralichthys 
olivaceus (Temminck et Schlegel)", Aquaculture Research, 42(3), pp. 407-416.
3. Falahatkar B., Bagheri M. và Efatpanah I. (2019), "The eff ect of stocking densities on growth performance 
and biochemical indices in new hybrid of Leuciscus aspius ♀ × Rutilus frisii ♂", Aquaculture Reports, 15, pp. 
100207.
4. Hatziathanasiou A., Paspatis M., Houbart M., Kestemont P., Stefanakis S. và Kentouri M. (2002), "Survival, 
growth and feeding in early life stages of European sea bass (Dicentrarchus labrax) intensively cultured under 
diff erent stocking densities", Aquaculture, 205(1), pp. 89-102.
5. Iguchi K.i., Ogawa K., Nagae M. và Ito F. (2003), "The infl uence of rearing density on stress response and 
disease susceptibility of ayu (Plecoglossus altivelis)", Aquaculture, 220(1-4), pp. 515-523.
6. Iguchi K.i., Ogawa K., Nagae M. và Ito F. (2003), "The infl uence of rearing density on stress response and 
disease susceptibility of ayu (Plecoglossus altivelis)", Aquaculture, 220(1), pp. 515-523.
7. Ngô Văn Mạnh (2008), Ảnh hưởng của mật độ, cỡ cá thả ban đầu, loại thức ăn và chế độ cho ăn lên cá chẽm 
(Lates calcarifer Bloch 1790) giống ương trong ao bằng mương nổi., Trường Đại học Nha Trang. 86 trang.
8. Ngô Văn Mạnh (2016), Nghiên cứu ảnh hưởng của một số giải pháp kỹ thuật lên chất lượng trứng, ấu trùng 
42 • TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 1/2021
và hiệu quả ương giống cá chim vây vàng (Trachinotus blochii Lacepede, 1801) tại Khánh Hòa. Luận án Tiến 
sĩ Nông nghiệp, Đại học Nha Trang. 110.
9. Rafatnezhad S., Falahatkar B. và Tolouei Gilani M.H. (2008), "Eff ects of stocking density on haematological 
parameters, growth and fi n erosion of great sturgeon (Huso huso) juveniles", Aquaculture Research, 39(14), 
pp. 1506-1513.
10. Ribeiro F.F., Forsythe S. và Qin J.G. (2015), "Dynamics of intracohort cannibalism and size heterogeneity 
in juvenile barramundi (Lates calcarifer) at diff erent stocking densities and feeding frequencies", Aquaculture, 
444, pp. 55-61.
11. Roque d'Orbcastel E., Lemarié G., Breuil G., Petochi T., Marino G., Triplet S., Dutto G., Fivelstad S., 
Coeurdacier J.-L. và Blancheton J.-P. (2010), "Eff ects of rearing density on sea bass (Dicentrarchus labrax) 
biological performance, blood parameters and disease resistance in a fl ow through system", Aquat. Living 
Resour., 23(1), pp. 109-117.
12. Rowland S.J., Mifsud C., Nixon M. và Boyd P. (2006), "Eff ects of stocking density on the performance of 
the Australian freshwater silver perch (Bidyanus bidyanus) in cages", Aquaculture, 253(1), pp. 301-308.
13. Sadhu N., Sharma S.R.K., Joseph S., Dube P. và Philipose K.K. (2014), "Chronic stress due to high 
stocking density in open sea cage farming induces variation in biochemical and immunological functions in 
Asian seabass (Lates calcarifer, Bloch)", Fish Physiology and Biochemistry, 40(4), pp. 1105-1113.
14. Telli G.S., Ranzani-Paiva M.J.T., de Carla Dias D., Sussel F.R., Ishikawa C.M. và Tachibana L. (2014), 
"Dietary administration of Bacillus subtilis on hematology and non-specifi c immunity of Nile tilapia 
Oreochromis niloticus raised at diff erent stocking densities", Fish & shellfi sh immunology, 39(2), pp. 305-311.
15. Wang Y.-W., Zhu J., Ge X.-p., Sun S.-M., Su Y.-L., Li B., Hou Y.-R. và Ren M.-C. (2019), "Eff ects of 
stocking density on the growth performance, digestive enzyme activities, antioxidant resistance, and intestinal 
microfl ora of blunt snout bream (Megalobrama amblycephala) juveniles", Aquaculture Research, 50(1), pp. 
236-246.
16. Yang Q., Guo L., Liu B.-S., Guo H.-Y., Zhu K.-C., Zhang N., Jiang S.-G. và Zhang D.-C. (2020), "Eff ects 
of stocking density on the growth performance, serum biochemistry, muscle composition and HSP70 gene 
expression of juvenile golden pompano Trachinotus ovatus (Linnaeus, 1758)", Aquaculture, 518, pp. 734841.

File đính kèm:

  • pdfanh_huong_cua_mat_do_uong_len_sinh_truong_va_kha_nang_chiu_s.pdf