Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ

Phần lớn các khối u buồng trứng được chẩn đoán trong thai kỳ là lành tính. Sự xuất hiện của khối u ác tính buồng trứng trong thai kỳ rất hiếm. Với siêu âm chẩn đoán tiền sản định kỳ, phát hiện ra một khối u buồng trứng trong thời gian mang thai hiếm gặp. Đa số là các u cơ năng tự tan vào tam cá nguyệt thứ hai và không cần điều trị. Hầu hết các khối u ít ảnh hưởng xấu đến kết cục thai kỳ; tuy nhiên, chưa có các xử trí chuẩn thích hợp cho những trường hợp này.

Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ trang 1

Trang 1

Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ trang 2

Trang 2

Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ trang 3

Trang 3

Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ trang 4

Trang 4

Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ trang 5

Trang 5

Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ trang 6

Trang 6

Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 12/01/2024 4420
Bạn đang xem tài liệu "Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ

Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ
2THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 3, Tháng 11 – 2017
1 
Xử trí U buồng trứng trong Thai kỳ 
Phan Văn Quyền* 
Tóm tắt 
Phần lớn các khối u buồng trứng được chẩn đoán trong thai kỳ là lành tính. Sự xuất hiện 
của khối u ác tính buồng trứng trong thai kỳ rất hiếm. Với siêu âm chẩn đoán tiền sản định 
kỳ, phát hiện ra một khối u buồng trứng trong thời gian mang thai hiếm gặp. Đa số là các u 
cơ năng tự tan vào tam cá nguyệt thứ hai và không cần điều trị. Hầu hết các khối u ít ảnh 
hưởng xấu đến kết cục thai kỳ; tuy nhiên, chưa có các xử trí chuẩn thích hợp cho những 
trường hợp này. Báo cáo này sẽ xem xét độ xuất hiện, chẩn đoán, xử trí và kết cục ở những 
phụ nữ được chẩn đoán là có khối u buồng trứng trong thời kỳ mang thai. 
Từ khóa: khối u buồng trứng, mang thai, phẫu thuật 
Độ xuất hiện 
Khối u buồng trứng có thể gặp với tỉ lệ 
2,3-4,1%l của tổng số các lần mang thai 
(hình 1). Sử dụng siêu âm qua âm đạo 
trong 3 tháng đầu tiên để đánh giá sự phát 
triển và sự bất thường của bào thai đã giúp 
chẩn đoán khối u buồng trứng trong thời 
kỳ mang thai đã tăng lên trong những thập 
kỷ gần đây. Phần lớn các u này nhỏ (<5 
cm) và thường gặp là hoàng thể hoặc các u 
nang chức năng khác và tự tan biến vào 
tam cá nguyệt thứ hai. Hầu hết các khối u 
này đều không có triệu chứng và tự tan đi 
mà không cần điều trị.2 Triệu chứng đau 
bụng liên quan đến u xoắn, khối u to dần, 
hoặc vỡ xảy ra trong 3-28% trường hợp. 
Phần lớn các khối u buồng trứng tồn tại 
dai dẳng được chẩn đoán trong thai kỳ là 
các khối u lành tính, chỉ có 1-3% là ác 
tính. 
 Bernhard và cộng sự2 trong một nghiên 
cứu trên gần 20.000 siêu âm sản khoa, đã 
xác định được 422 (2,3%) bệnh nhân có 
khối u buồng trứng. Đa số 320 (76%) bệnh 
nhân có u nang đơn giản <5 cm, những u 
nang này không có triệu chứng và không 
gây bất kỳ kết cục bất lợi nào. Số 102 bệnh 
nhân còn lại có khối u phức tạp hoặc 
đường kính > 5 cm. 
* Hội Phụ Sản TP.HCM, DĐ: 0908221454, Email: 
thanhhtran@yahoo.com 
Mặc dù có nhiều hình ảnh đáng lo ngại 
hơn nhưng 70 trong số 102 ca (69%) phức 
tạp hoặc u to đều tự tan mà không có sự cố 
nào. 
Sau ung thư cổ tử cung, ung thư buồng 
trứng là bệnh ung thư phụ khoa thường 
gặp thứ hai lúc 
Hình 1. U buồng trứng lúc mang thai. 
mang thai, tỷ lệ mắc là 1/12.000-47.000 
trường hợp mang thai. Nghiên cứu của 
Mạng lưới quốc tế về Ung thư, Vô sinh và 
Mang thai (INCIP : International Network 
on Cancer, Infertility and Pregnancy) đã 
ghi nhận tần suất ung thư trong thai kỳ ở 
các nước Châu Âu,3 trong số hơn 1.000 
trường hợp ung thư được chẩn đoán trong 
thai kỳ, ung thư buồng trứng chiếm 5% 
trong tất cả các trường hợp. 
12
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 3, Tháng 11 – 2017
Tổng quan về ngừa thai ngay sau sinh 
Huỳnh Phạm Vĩnh Uyên*, Võ Minh Tuấn** 
Việc áp dụng một biện pháp tránh thai 
(BPTT) trong thời gian 1-2 năm đầu 
sau sinh giúp giảm nguy cơ có thai 
ngoài ý muốn trước thời điểm dự kiến 
có con tiếp theo hoặc phải sinh thêm 
con ngoài ý muốn dù không muốn sinh 
thêm con. Có gần 50% số phụ nữ Việt 
Nam không áp dụng một BPTT nào 
vào thời điểm mang thai ngoài ý muốn, 
tần suất phá thai liên tiếp là 31,7%.10 
Có thai ngoài ý muốn sẽ làm tăng tỷ lệ 
phá thai hằng năm hoặc tăng số phụ nữ 
có khoảng cách giữa 2 lần sinh ngắn. 
Khoảng cách giữa 2 lần mang thai ngắn 
đem đến nhiều kết cục bất lợi như thiếu 
máu trong thai kỳ, trẻ nhẹ cân, tăng tỉ 
suất tử vong chu sinh.2 Việc có thai 
sớm này càng nguy hiểm hơn trên các 
đối tượng có vết mổ cũ lấy thai do tăng 
nguy cơ vỡ tử cung, vị trí nhau bám bất 
thường. Con của các bà mẹ sinh liên 
tiếp không được nuôi dưỡng và chăm 
sóc phù hợp theo nhu cầu cần thiết nên 
dễ bị suy dinh dưỡng và mắc nhiều 
bệnh. 
Để làm giảm các biến chứng 
nghiêm trọng có thể ảnh hưởng đến sức 
khỏe của bà mẹ và trẻ em, Tổ chức Y tế 
Thế giới đã đưa ra khuyến cáo thời gian 
tối thiểu giữa 2 lần mang thai là 24 
tháng. Như vậy, khoảng thời gian sau 
sinh mở rộng đặc biệt được quan tâm vì 
khoảng cách an toàn giữa 2 lần mang 
thai sẽ làm giảm tỷ lệ có thai ngoài ý 
muốn, đồng thời giảm tỷ lệ tử vong mẹ 
cũng như tử vong con, với định nghĩa 
khoảng thời gian là thời gian một năm 
*Bệnh viện Từ Dũ, TP.HCM 
**Bộ môn Sản ĐHYD TP.HCM, 
Email: drvo_obgyn@yahoo.com.vn 
tính từ thời điểm sinh. Như vậy, trong 
thời gian sau sinh mở rộng, việc đề cao 
áp dụng một BPTT tạm thời an toàn, 
hiệu quả có vai trò quan trọng trong 
nâng cao chất lượng sức khỏe của bà 
mẹ và trẻ em. Phụ nữ sau sinh được 
cung cấp ngay một BPTT trong thời 
gian còn nằm viện, thì điều này sẽ giúp 
kéo dài khoảng cách giữa 2 lần sinh và 
nâng cao sức khỏe của bà mẹ và trẻ em, 
mang lại rất nhiều lợi ích cho chính cá 
nhân, gia đình và xã hội. 
Các biện pháp tránh thai hiện đại 
trong thời gian sau sinh mở rộng 
Tuy BPTT được thực hiện sau sinh 
nhưng các thai phụ phải có kế hoạch 
ngừa thai sau khi sinh trong thời gian 
mang thai và nên được bắt đầu ngừa 
thai ngay sau sinh, càng sớm càng tốt.3 
Ở một số phụ nữ không cho con bú mẹ, 
sự rụng trứng có thể xảy ra trước khi 
người phụ nữ nhận biết rằng mình có 
nguy cơ mang thai trở lại, khách hàng 
có thể có thai lại trước khi xuất hiện 
chu kì kinh đầu tiên. 
Các BPTT tạm thời được áp dụng 
trong khoảng thời gian sau sinh mở 
rộng bao gồm: kiêng quan hệ, dụng cụ 
tử cung (DCTC) chứa đồng, DCTC 
chứa levonorgestrel (LNG), que cấy 
Implanon, thuốc ngừa thai chỉ chứa 
progestin, bao cao su, vô kinh bằng cho 
con bú mẹ, mũ chụp cổ tử cung (CTC), 
màng ngăn âm đạo, thuốc ngừa thai 
dạng viên phối hợp, miếng dán, vòng 
âm đạo, Depo-Provera. 
Y học chứng cứ về ngừa thai sớm 
ngay sau sinh 
Một nghiên cứu cắt ngang tại Ethiopia 
13
TỔNG QUAN Y VĂN
2 
khảo sát 556 phụ nữ sau sinh,12 chỉ có 
67 phụ nữ (12,3%) có sử dụng một 
BPTT sau sinh, trong số các BPTT 
được sử dụng thì que cấy (38,8%), tiêm 
( ... u 
Mỹ La Tinh chiếm khoảng ¼. Hai phần 
ba phụ nữ không áp dụng một BPTT 
nào trong một năm đầu sau sinh, 40% 
trong số này nói rằng họ có dự định sẽ 
ngừa thai trong 12 tháng kế tiếp, 35% 
phụ nữ ở vùng Trung Đông, 41% Cận 
Sahara châu Phi. 
Tại các nước ở châu Á, 20% phụ nữ 
ở Uzbekistan muốn ngừa thai trong 12 
tháng kế tiếp, Bangladesh là 58%. Cho 
đến khoảng ¾ thời gian trong một năm 
đầu sau sinh, tỷ lệ phụ nữ áp dụng 
BPTT tăng, giảm số phụ nữ không 
ngừa thai. Do vậy, số phụ nữ mong 
muốn ngừa thai cũng giảm, tỷ lệ phụ nữ 
muốn ngừa thai là 54% trong khoảng từ 
sau sinh đến 3 tháng đầu giảm 31% 
trong khoảng thời gian 9-12 tháng 
sau sinh. 
Bảng 1. Tỷ lệ phụ nữ có nhu cầu ngừa thai và thực sự sử dụng BPTT trong 
thời gian hậu sản mở rộng theo từng quốc gia.14 
 Nhu cầu ngừa thai chưa 
được đáp ứng (%) 
Sử dụng BPTT 
sau sinh (%) 
Muốn có thai lại 
trong 2 năm tới 
Tổng 64,6% 29,2% 5,4% 
CẬN SAHARA CHÂU 
PHI 73,8 18,1 7,6 
Benin 80.3 14,6 4,2 
Central African 64.6 25 9,7 
Comoros 71.7 2 6,4 
 t d'Ivoire 88.0 5, 6,7 
Ghana 84.5 11, 3,7 
Kenya 75.2 19, 4,3 
Mali 86.8 3,6 9,3 
Mozambique 77.1 4 18,8 
Senegal 82.7 12,2 5,1 
Uganda 76.7 12,4 10,7 
Zambia 60.8 29 9,5 
Zimbabwe 37.8 59,7 2,1 
ĐÔNG ÂU 51.8 43,3 4,3 
Egypt 57.4 37, 4,5 
Turkey 46.1 49,6 4,0 
CHÂU Á 62.3 32,2 4,5 
Bangladesh 74.3 20,9 4,1 
Indonesia 54.2 42,1 3,3 
Kazakhstan 49.4 43,5 4,2 
Nepal 84.0 11,4 4,4 
Philippines 66.4 29,3 3,0 
Uzbekistan 45.8 46,0 7,7 
14
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 3, Tháng 11 – 2017
 Nhu cầu ngừa thai chưa 
được đáp ứng (%) 
Sử dụng BPTT 
sau sinh (%) 
Muốn có thai lại 
trong 2 năm tới 
MỸ LA TINH 54,4 41,6 3,1 
Bolivia 65.9 31 2,6 
Brazil 27.9 68,1 2,5 
Colombia 29.1 68,6 1,9 
CHDC Dominican 40.2 54 4,0 
Guatemala 79.2 14,8 4,7 
Haiti 85.3 9,7 4,5 
Peru 52,8 45,2 1,2 
Kết quả một nghiên cứu khác cũng cho 
thấy kết quả hoàn toàn tương tự về việc 
ý định ngừa thai và hành động ngừa 
thai sau sinh rất khác nhau. Mặc dù 
44% trong số 423 phụ nữ chờ sinh trả 
lời có ý định sử dụng một BPTT sau 
sinh, nhưng chỉ có 3% số phụ nữ này 
thật sự áp dụng BPTT.1 Các BPTT 
được dùng sau sinh là bao cao su 
(38,3%); DCTC (11,5%). Lớn tuổi và 
có nhiều con là hai yếu tố ảnh hưởng 
đến quyết định áp dụng BPTT sau sinh. 
Bên cạnh đó, trình độ học vấn của phụ 
nữ cũng như kiến thức về kế hoạch hóa 
gia đình (KHHGĐ) được cung cấp bởi 
nhân viên y tế làm tăng ý định áp dụng 
BPTT sau sinh (với p lần lượt là 0,03 
và 0,01) 
Một số BPTT tạm thời được coi là 
không ảnh hưởng đến sữa mẹ:19 BCS, 
mũ chụp CTC, màng ngăn âm đạo, 
DCTC chứa đồng. Một số BPTT được 
xác nhận là không ảnh hưởng đáng kể 
đến chất lượng và số lượng sữa mẹ: 
phương pháp chỉ chứa progestin (Depo-
provera, thuốc viên chỉ chứa progestin, 
que cấy Implanon, DCTC Mirena). 
Mặc dù thuốc ngừa thai dạng viên 
phối hợp, miếng dán, vòng âm đạo là 
các BPTT có thể làm giảm chất lượng 
và số lượng sữa mẹ nếu dùng trước khi 
cho con bú, thì BPTT này thuộc bảng 
phân loại 2 theo Danh mục Tiêu chuẩn 
đủ điều kiện y tế. Tuy nhiên các BPTT 
này như ngừa thai dạng viên phối hợp 
liều thấp vẫn có thể được sử dụng nếu 
dùng BPTT này sau khi đã bắt đầu cho 
bú mẹ vì sữa mẹ không bị ảnh hưởng. 
Viện nhi khoa Mỹ khuyến cáo dùng 
thuốc ngừa thai dạng viên phối hợp liều 
thấp khi trẻ không phụ thuôc hoàn toàn 
vào sữa mẹ và không sớm hơn 3-6 tuần 
sau sinh. Cơ chế tác động của thuốc 
ngừa thai dạng viên phối hợp, vòng đặt 
âm đạo và miếng dán là ức chế phóng 
noãn (90% đến 95% thời gian). Ngoài 
ra, viên thuốc ngừa thai gây đặc chất 
nhầy cổ TC, ngăn cản sự xâm nhập của 
tinh trùng và đi vào đường sinh dục 
trên. Nội mạc tử cung mỏng, không 
đồng bộ, ức chế sự làm tổ của phôi. 
Chậm nhu động vòi tử cung tham gia 
vào quá trình ngừa thai. 
Các phương pháp ngừa thai chỉ 
chứa progestin gồm có thuốc ngừa thai 
dạng viên chỉ chứa progestin, Depo-
Provera, và DCTC chứa LNG (mirena), 
que cấy Implanon. Cơ chế ngừa thai 
của các BPTT thuộc nhóm này chủ yếu 
làm đặc chất nhầy cổ tử cung làm cản 
trở tinh trùng di chuyển lên đường sinh 
dục trên. Thuốc chỉ hạn chế một phần 
sự rụng trứng, có khoảng 40% các phụ 
nữ sử dụng vẫn có rụng trứng bình 
thường, cho nên không có đủ hiệu quả 
15
TỔNG QUAN Y VĂN
4 
ngừa thai bằng ngăn rụng trứng. Hiệu 
quả làm đặc chất nhầy cổ tử cung chỉ 
xảy ra trong khoảng 2-4 giờ sau uống 
thuốc ngừa thai dạng viên chỉ chứa 
progestin và kéo dài khoảng 22 giờ. 
Một đứa trẻ mới sinh có thể sẽ 
chiếm toàn bộ thời gian của bà mẹ. Vì 
thế, biện pháp ngừa thai càng tiện lợi 
càng tốt cho người mẹ, như là phương 
pháp ngừa thai có tác dụng lâu dài-có 
thể hồi phục (LARC) Phương pháp 
ngừa thai có tác dụng lâu dài-có thể hồi 
phục bao gồm DCTC chứa đồng, 
DCTC chứa LNG, que cấy Implanon. 
Nếu sử dụng LARC dưới 4 tuần sau 
sinh, trong khi DCTC chứa đồng thuộc 
phân nhóm 1, thì DCTC chứa LNG và 
que cấy Implanon thuộc phân nhóm 
2.6,18 Bên cạnh các phương pháp ngừa 
thai có tác dụng lâu dài-có thể hồi 
phục, thuốc ngừa thai chỉ chứa 
progestin, bao cao su (BCS), màng 
ngăn âm đạo là các BPTT tạm thời có 
thể được áp dụng trong thời gian hậu 
sản mở rộng. 
Cơ chế chủ yếu của DCTC chứa 
đồng là giết chết tinh trùng và do đó 
ngăn cản sự thụ tinh. Cơ chế này được 
giải thích theo 2 cách sau. Đầu tiên, 
DCTC là một vật thể lạ được đặt vào 
buồng tử cung, khởi động các phản ứng 
viêm, qua cả 2 đường dịch thể và tế 
bào. Bên cạnh đó, nguyên tố đồng được 
quấn xung quanh thân chữ T làm tăng 
đáp ứng viêm. Phản ứng viêm vô trùng 
ở nội mạc tử cung gây thực bào tinh 
trùng.19 
Theo Danh mục Tiêu chuẩn đủ điều 
kiện y tế trong Phân loại nội tiết tránh 
thai trong tử cung và dụng cụ tử cung, 
việc đặt DCTC có đồng ngay sau sinh 
cho phụ nữ cho con bú cũng như không 
cho con bú hoặc sau 4 tuần hậu sản 
được phân loại 1.18 Hai thời điểm đặt 
DCTC chứa đồng đều thuộc phân loại 
1, tuy nhiên bất lợi lớn nhất của thời 
điểm sau 4 tuần hậu sản là khách hàng 
phải chờ đợi 4-6 tuần và một số người 
đã không quay lại để đặt DCTC.13 Đặt 
dụng cụ tử cung chứa đồng trong vòng 
10 phút ngay sau sổ nhau là hiệu quả và 
an toàn.4,19 Đặt DCTC chứa đồng sau 
10 phút sau sổ nhau cho đến 4 tuần sau 
khi sinh thuộc phân loại 2.19 
DCTC chứa đồng, không chứa nội 
tiết tố nên thoát khỏi các giả thuyết ảnh 
hưởng đến sự tiết sữa mẹ cũng như 
không ảnh hưởng đến sự phát triển của 
trẻ. Điều này mang tới sự khác biệt 
giữa DCTC chứa đồng và DCTC chứa 
LNG cũng như que cấy Implanon khi 
mà còn khá nhiều nghiên cứu vẫn đang 
được tiếp tục tiến hành để chứng minh 
nội tiết trong 2 loại DCTC không ảnh 
hưởng đến sữa mẹ.5 
Đặt DCTC chứa đồng ngay sau sổ 
nhau đồng nghĩa với việc cung cấp 
ngay một BPTT an toàn hiệu quả kéo 
dài mà không cần phải chờ đợi 4-6 tuần 
sau sinh lại để được tư vấn và đặt 
DCTC, và không cần áp dụng một 
phương pháp ngừa thai nào trong vòng 
10 năm kế hoặc ít nhất cho đến thời 
điểm phụ nữ có nhu cầu sinh con. Thời 
điểm đặt DCTC này giúp tháo bỏ các 
rảo cản làm giảm số đặt DCTC sau sinh 
như phải quay lại cơ sở y tế để đặt 
DCTC. Bên cạnh đó việc đặt DCTC 
chứa đồng ngay sau sổ nhau không gây 
ra các khó chịu do quá trình đặt DCTC 
gây ra. Cách thức này hoàn toàn tương 
tự với mô hình dự án ngừa thai St. 
Louis CHOICE, phương pháp ngừa thai 
có hồi phục có hiệu quả (LARCs) được 
cung cấp ngay trong ngày người phụ nữ 
16
THỜI SỰ Y HỌC, Chuyên đề SỨC KHỎE SINH SẢN, Tập 17, Số 3, Tháng 11 – 2017
đến tư vấn tại bệnh viện19 đã cho thấy 
các kết quả khả quan với 75% phụ nữ 
trong nghiên cứu đã chọn các phương 
pháp LARCs (so với tỷ lệ trung bình 
trên toàn quốc - khoảng 10% trong năm 
2011); 72% trẻ vị thành niên chọn 
LARCs: hơn 40% trẻ từ 14-17 tuổi 
chọn que cấy; hơn 40% trẻ từ 18-20 
tuổi chọn dụng cụ tử cung; tỷ lệ mang 
thai ở trẻ vị thành niên giảm còn 3.4% 
so với mức trung bình toàn quốc 
(15.8%); tỷ lệ phá thai trong nhóm 
tham gia dự án CHOICE thấp hơn hẳn 
so với tỷ lệ của vùng và của toàn quốc. 
 Bên cạnh các BPTT tạm thời, triệt sản 
nữ là một biện pháp ngừa thai vĩnh 
viễn, an toàn, thích hợp cho những phụ 
nữ trên 30 tuổi, có hai con sống khỏe 
mạnh, con nhỏ nhất trên 3 tuổi và 
không có nhu cầu có thêm con nữa. 
Hiện nay trong chương trình kế hoạch 
hóa gia đình nhằm hạ thấp tỉ lệ gia tăng 
dân số, biện pháp triệt sản nữ đã được 
thực hiện ở các tuyến dưới, ngay cả đến 
tuyến xã. Tỷ lệ triệt sản chung của dân 
số Việt Nam từ 2004-2013 có xu hướng 
giảm dần và thấp nhất vào năm 2013 
với tỉ lệ triệt sản là 2,8%.16 Trong một 
số trường hợp như mổ lấy thai lần thứ 3 
trở lên, các phụ nữ cần được tư vấn về 
lựa chọn phương pháp tránh thai an 
toàn và có hiệu quả kéo dài, trong đó tư 
vấn triệt sản là một trong các phương 
pháp ngừa thai thường được các nhân 
viên y tế đề cập đến. Tuy nhiên, theo 
tác giả Trương Quốc Dũng17 thực hiện 
nghiên cứu trên 150 sản phụ mổ lấy 
thai > 2 lần và có đủ điều kiện triệt sản 
tại bệnh viện Từ Dũ, 34% sản phụ 
không đồng ý triệt sản sau khi nghe tư 
vấn. Một trong những lý do khiến nhân 
viên y tế rất e dè khi tư vấn về triệt sản 
là những phụ nữ triệt sản sau này có thể 
hối tiếc quyết định này. Tổng quan hệ 
thống cho thấy phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi 
tại thời điểm triệt sản có nhiều khả 
năng sẽ hối tiếc về quyết định triệt sản 
sau đó. Sử dụng MEDLINE và 
EMBASE, theo 19 bài báo nghiên cứu 
về mối liên quan giữa độ tuổi của phụ 
nữ triệt sản về sự hối tiếc sau này, hoặc 
có yêu cầu phẫu thuật nối tai vòi hoặc 
có yêu cầu trong thụ tinh ống nghiệm. 
Phụ nữ quyết định triệt sản ở tuổi 30 
tuổi hoặc trẻ hơn thì có nguy cơ tỏ ra 
hối tiếc cao gấp hai lần so với những 
phụ nữ trên 30. Những người trong 
nhóm tuổi này có mong muốn nối lại 
tai vòi cao gấp 3,5-18 lần và yêu cầu 
làm thụ tinh nhân tạo cao gấp 8 lần 9. 
Trong số những phụ nữ lớn tuổi (30 
tuổi trở lên), nguy cơ hối tiếc sau khi 
triệt sản rất thay đổi giữa các nghiên 
cứu từ 5,9% 8 đến 20%.11 
Tài liệu tham khảo 
1. Adegbola O, Okunowo A (2009) Intended 
postpartum contraceptive use among pregnant 
and puerperal women at a university teaching 
hospital. Arch GynecolObstet 280: 987-992. 
2. Cleland J, Agudelo AC, Peterson H, Ross J, 
Tsui AO (2012) Family planning, contraception 
and health. Lancet 380: 149-156. 
3. Committee Opinion No. 670 (2016) Immediate 
postpartum long-acting reversible 
contraception.. American College of 
Obstetricians and Gyne- cologists. Obstet 
Gynecol;128:e32–7 
4. Committee Opinion No. 670 (2016) Immediate 
postpartum long-acting reversible 
contraception. American College of 
Obstetricians and Gyne- cologists. Obstet 
Gynecol;128:e32–7. 
5. Committee Opinion No. 670 (2016) Immediate 
postpartum long-acting reversible 
contraception. American College of 
Obstetricians and Gyne- cologists. Obstet 
Gynecol;128:e32–7. 
6. Curtis, K.M., Tepper, N.K., Jatlaou, T.C., Berry-
Bibee, E., Horton, L.G., Zapata, L.B. et al. 
(2016) U.S. medical eligibility criteria for 
contraceptive use. MMWR Recomm Rep; 
65:1–104. 
7. Grimes DA, Lopez LM, Schulz KF, Van Vliet 
HA, Stanwood NL. (2010) Immediate post-
partum insertion of intrauterine devices. 
Cochrane Database of Systematic Reviews, 
Issue 5. Art. No.: CD003036. DOI: 10. 
1002/14651858.CD003036.pub2. (Systematic 
17
TỔNG QUAN Y VĂN
6 
Review) 
8. Hillis SD1, Marchbanks PA, Tylor LR, Peterson 
HB. (1999) Poststerilization regret: findings 
from the United States Collaborative Review of 
Sterilization. Obstet Gynecol;93(6):889-95 
9. Kathryn M. Curtis, Anshu P. Mohllajee, et als. 
(2006) Regret following female sterilization at a 
young age: a systematic review. Contraception; 
Volume 73, Issue 2, 205–210. 
10. Ngo TD, Keogh S, Nguyen TH, Le HT, Pham 
KH, Nguyen YB. (2014) Risk factors for repeat 
abortion and implications for addressing 
unintended pregnancy in Vietnam. Int J 
Gynaecol Obstet;125(3):241-6. doi: 
10.1016/j.ijgo.2013.11.014. Epub 2014 Mar 5. 
11. Nicole Marcil-Gratton. (1988) Sterilization 
Regret Among Women in Metropolitan 
Montreal. Family Planning Perspectives, Vol. 
20, No. 5, p 222-227 
12. Nigussie AT, Girma D, Tura G (2016) 
Postpartum Family Planning Utilization and 
Associated Factors among Women who Gave 
Birth in the Past 12 Months, Kebribeyah Town, 
Somali Region, Eastern Ethiopia. J Women's 
Health Care 5: 340. doi: 10.4172/2167-
0420.1000340 
13. Norman D Goldstuck Petrus S Steyn. (2013) 
Intrauterine contraception after cesarean 
section and during lactation: a systematic 
review. International Journal of Women’s 
Health; 5: 811–818 
14. Ross JA, Winfrey WL (2001) Contraceptive 
use, intention to use and unmet need during 
the extended postpartum period. IntPerspect 
Sex Reprod Health 21: 20-27. 
15. Subhi R, Ahmed H, Mawlood Z (2011) Spacing 
effects on maternal-child health. TMJ. 2011; 17 
(2):1-6.) 
16. Tạ Xuân Lan và Nguyễn Thị Ngọc Khanh 
(1999). Thái độ xử trí đối với sản phụ có sẹo 
mổ lấy thai cũ tại Viện Bảo vệ bà mẹ và trẻ sơ 
sinh 1993-1994. Tạp chí thông tin y dược; Tr 
157-161. 
17. Trương Quốc Dũng, Nguyễn Hồng Hoa (2017). 
Tỉ lệ từ chối triệt sản trong lúc mổ lấy thai ở 
sản phụ có tiền căn mổ lấy thai 2 lần và các 
yếu tố liên quan. Y học TP.Hồ Chí Minh. Phụ 
bản tập 21, số 1, tr.108-12. 
18. World Contraceptive Use 2012 (United Nations 
publication, POP/DB/CP/ Rev2012); 2013 
Update for the MDG Database: Contraceptive 
Prevalence. (United Nations publication, 
POP/DB/CP/A/MDG2013); and 2013 Update 
for the MDG Database: Unmet Need for Family 
Planning (United Nations pub- lication, 
POP/DB/CP/B/MDG2013). 
19. Zieman M, Hatcher RA., Allen A. Z., Lathrop E, 
Haddad L. Managing Contraception( 2016). 
Tiger, Georgia: Bridging the Gap Foundation, 
2016. Hướng Dẫn Ngừa Thai. (Ấn bản tiếng 
Việt), 2016 

File đính kèm:

  • pdfxu_tri_u_buong_trung_trong_thai_ky.pdf