Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm

Đau thần kinh tọa (TKT) là bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nữ giới nhiều hơn nam giới và hay gặp nhất ở độ tuổi lao động (từ 20-60 tuổi). Trong đó khoảng 80% trường hợp đau thần kinh tọa do thoái hóa ở cột sống vùng thắt lưng. Đau TKT làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, hạn chế giao tiếp, tổn hại kinh tế của người bệnh. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc Tam tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm.

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm trang 5

Trang 5

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm trang 6

Trang 6

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm trang 7

Trang 7

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 380
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm

Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc “Tam tý thang” kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm
164
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ ĐIỀU TRỊ ĐAU THẦN KINH TỌA DO THOÁI 
HÓA CỘT SỐNG THẮT LƯNG BẰNG BÀI THUỐC “TAM TÝ THANG” 
KẾT HỢP CẤY CHỈ HOẶC ĐIỆN CHÂM
Vy Thị Thu Hiền1, Nguyễn Thị Tân2
(1) Học viên CKII Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
(2) Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Đau thần kinh tọa (TKT) là bệnh lý thường gặp ở nhiều lứa tuổi, nữ giới nhiều hơn nam giới 
và hay gặp nhất ở độ tuổi lao động (từ 20-60 tuổi). Trong đó khoảng 80% trường hợp đau thần kinh tọa do 
thoái hóa ở cột sống vùng thắt lưng. Đau TKT làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, hạn chế giao tiếp, 
tổn hại kinh tế của người bệnh. Nghiên cứu nhằm đánh giá hiệu quả điều trị của bài thuốc Tam tý thang kết 
hợp cấy chỉ hoặc điện châm. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Gồm 60 bệnh nhân được chẩn đoán 
xác định đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng, đủ tiêu chuẩn nghiên cứu, chia thành 2 nhóm. + 
Nhóm I: Gồm 30 bệnh nhân, được điều trị bằng bài thuốc Tam tý thang dùng uống kết hợp cấy chỉ; + Nhóm 
II: Gồm 30 bệnh nhân, được điều trị bằng bài thuốc Tam tý thang uống kết hợp điện châm. Phương pháp 
nghiên cứu: Mô tả cắt ngang kết hợp với nghiên cứu dọc có can thiệp theo dõi trước và sau điều trị, so sánh 
giữa hai nhóm. Kết quả: Theo thang điểm VAS: Nhóm I (Tam tý thang + cấy chỉ): Tốt 56,7%, khá 36,6%, Trung 
bình 6,7% không có loại kém. Nhóm II (Tam tý thang+ Điện châm): Tốt 53,3%, khá 36,7%, Trung bình 10,0% 
Kém không có loại kém. Kết luận: Phương pháp điều trị bằng Tam tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm có 
tác dụng điều trị đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng.
Từ khóa: thần kinh tọa, cột sống thắt lưng, thoái hóa cột sống, bài thuốc "tam tý thang"
Abstract
EVALUATING EFFICIENCY OF SCIATICA TREATMENT DUE TO 
DEGENERATIVE SPINE BY USING “TAM TY DECOCTION” REMEDY 
COMBINED WITH CATGUT-EMBEDDING OR ELECTRONIC ACUPUNCTURE
Vy Thi Thu Hien1, Nguyen Thi Tan2
(1) Post – graduate Students of Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
(2) University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Introduction: Sciatica is a common disease at many ages, more women than men, most commonly at 
working age (from 20-60 years).There are 80% of the pain is due to degenerative spine. Sciatica effects 
the quality of life, communication and economic damage of the patients. This study aimed to assess the 
therapeutic efficacy of “Tam ty decoction” remedy in combination with catgut-embedding or electronic 
acupuncture. Subjectsand methods: 60 patients with primary catgut-embedding or electronic acupuncture, 
eligible for study, divided into 2 groups: + Group I: 30 patients, treated with “Tam ty decoction” remedy 
and catgut-embedding; + Group II: 30 patients, treated with “Tam ty decoction” remedy and electronic 
acupuncture. Research Methods: Cross-sectional description combined with longitudinal study with pre- 
and post-treatment follow-up, comparison between the two groups. Results: On the VAS Scale: Group I 
(“Tam ty decoction” remedy + Catgut-embedding): Good 56.7%, Rather good 36.6%, Average 6.7% and 0% 
poor. Group II (“Tam ty thang” remedy + electronic acupuncture): Good 53.3%, Rather good 36.7%, Average 
10.0% and 0% poor. Conclusions:“Tam ty decoction” remedy combined with catgut-embedding or electronic 
acupuncture has effected for the treatment of sciaticadue to degenerative spine .
Key words: Sciatica, degenerative spine, “Tam ty decoction” remedy
- Địa chỉ liên hệ: Vy Thị Thu Hiền, email: bacsihienyhct74@gmail.com 
- Ngày nhận bài: 16/10/2018; Ngày đồng ý đăng: 8/11/2018, Ngày xuất bản: 17/11/2018 
165
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Đau thần kinh tọa là Bệnh lý thường gặp, trong 
đó hay gặp nhất ở độ tuổi lao động (từ 20-60 tuổi), 
nữ giới nhiều hơn nam giới, khoảng 80% trường hợp 
đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống vùng thắt 
lưng. Đau TKT làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc 
sống, hạn chế giao tiếp, tổn hại kinh tế của người 
bệnh [37]. Theo Trần Ngọc Ân và cộng sự, đau thần 
kinh tọa chiếm tỷ lệ 41,45% trong nhóm bệnh cột 
sống và một trong 15 bệnh cơ xương khớp hay gặp 
nhất [1], [37].
Cấy chỉ catgut vào huyệt là phương pháp châm 
cứu hiện đại. Đây là thành quả của sự kết hợp y học 
cổ truyền và y học hiện đại. Phương pháp này có 
xuất xứ từ Trung Quốc và đã được nghiên cứu, ứng 
dụng tại Việt Nam từ những năm 60, dùng điều trị 
các bệnh mạn tính như: Hen phế quản, viêm loét dạ 
dày tá tràng, viêm mũi dị ứng.[5]. 
Đau dây thần kinh tọa được mô tả trong phạm 
vi chứng toạ cốt phong của y học cổ truyền. Phương 
pháp chữa bệnh y học cổ truyền tuỳ thuộc vào 
nguyên nhân [26]. Cũng như y học hiện đại, Y học cổ 
truyền có nhiều phương pháp chữa đau thần kinh 
tọa như châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt [22], tác 
động cột sống, dùng thuốc thang, thuốc hoàn. Y học 
cổ truyền có nhiều bài thuốc được ứng dụng trong 
điều trị trong đó có bài Tam tý thang, là bài thuốc cổ 
phương được trích trong (Thiên kim yếu phương) 
có tác dụng vừa trị tiêu bản vừa phù chính khu tà, 
là một phương thuốc thường dùng đối với chứng 
phong, hàn, thấp.
Tuy nhiên, cho đến nay có rất ít các công trình 
nghiên cứu khoa học được tiến hành để đánh giá 
tác dụng của cấy chỉ trong điều trị các bệnh, đặc biệt 
tại tỉnh Lâm Đồng. Vì vậy chúng tôi tiến hành đề tài: 
“Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa do 
thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc Tam tý 
thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện châm” với hai mục 
tiêu sau:
1. Khảo sát một số đặc điểm lâm sàng và cận 
lâm sàng của bệnh nhân đau thần kinh tọa do thoái 
hóa cột sống thắt lưng tại Bệnh viện Y học cổ truyền 
Bảo Lộc.
2. Đánh giá hiệu quả điều trị đau thần kinh tọa 
do thoái hóa cột sống thắt lưng bằng bài thuốc Tam 
tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện c ... o với trước điều trị.
- Loại trung bình (C): Tổng số điểm sau điều trị 
giảm từ 40 đến 60% so với trước điều trị.
- Loại kém (D): Tổng số điểm sau điều trị giảm < 
40% so với trước điều trị.
Đánh giá tác dụng không mong muốn trên lâm 
sàng bài thuốc Tam tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc 
điện châm:
- Các tác dụng tại chỗ như: Đau nhức tại huyệt, 
mẩn ngứa, chảy máu...
- Tác dụng toàn thân: Sốt, chóng mặt, buồn nôn 
tiêu chảy..
 Trên cận lâm sàng
- Cách đánh giá kết quả: So sánh trước sau điều 
trị của từng nhóm và so sánh giữa hai nhóm nghiên 
cứu và nhóm đối chứng về thay đổi xét nghiệm máu: 
hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu, máu lắng, Ure máu, 
creatinin máu, ALT, AST.
167
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
2.2.5. Phương pháp xử lý số liệu
- Xử lý số liệu theo phương pháp thống kê y sinh 
học với sự hỗ trợ của phần mềm chuyên dùng trong 
nghiên cứu Y học và chương trình SPSS 20.0.
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Đặc điểm của bệnh nhân trong nghiên cứu
3.1.1. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo tuổi 
của 2 nhóm nghiên cứu
- Tuổi đau TKT do thoái hóa CSTL tập trung vào 
lứa tuổi trên 50, tuổi trung bình của nghiên cứu 
54,75 ± 11,60, thấp nhất 30 tuổi, cao nhất 70 tuổi. 
Giữa hai nhóm bệnh nhân có sự tương đồng về sự 
phân bố nhóm tuổi nghiên cứu (p > 0,05).
3.1.2. Đặc điểm phân bố bệnh nhân theo giới 
của 2 nhóm nghiên cứu
Bệnh nhân nữ nhiều hơn nam (nữ 61,7% và nam 
38,3%). Sự phân bố về giới giữa hai nhóm không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê với p >0,05.
3.1.3. Đặc điểm phân bố nghề nghiệp của hai 
nhóm nghiên cứu
Bệnh nhân thuộc cả 2 nhóm nhóm lao đông chân 
tay. chiếm tỷ 65% lệ lao động trí óc chiếm 35%
3.1.4. Đặc điểm thời gian mắc bệnh của hai 
nhóm nghiên cứu
Thời gian mắc bệnh 3-6 tháng chiếm tỷ lệ cao 
55,0%, 6 tháng 18,3%. 
Sự khác biệt giữa hai nhóm là không có ý nghĩa 
thống kê với p > 0,05.
3.2. Đánh giá kết quả nghiên cứu
Bảng 3.1. So sánh mức độ giảm đau theo thang điểm VAS trước và sau nghiên cứu 
Nhóm
Mức độ 
Đau VAS
Nhóm I Nhóm II p
(I-II)
Trước ĐT 
(n,%)
Sau ĐT
(n,%)
Trước ĐT
(n,%)
Sau ĐT
(n,%)
> 0,05
Không đau (<1) (0) 0,0 17(56,7) 0 (0,0) 16 (53,3)
Đau nhẹ (1- < 2,5) 2(6,7) 11(36,6) 2 (6,7) 11 (36,7)
Đau vừa (2,5 - < 5) 25(83,3) 2(6,7) 26 (86,6) 3 (10,0)
Đau nặng (5- <7,5) 3(10,0) 0,0 2 (6,7) 0 (0,0)
Như vậy sau nghiên cứu cả 2 nhóm không còn bệnh nhân nào ở mức độ đau nặng, đa số bệnh nhân ở 
mức độ không đau và đau nhẹnhóm 1 chiếm tỷ lệ 83,3%, nhóm 2 chiếm tỷ lệ là 86,6% với p>0,05.
Bảng 3.2. So sánh hội chứng cột sống sau điều trị của 2 nhóm 
Nhóm
Hội chứng
Cột sống
Nhóm I Nhóm II p
(I-II)
Trước ĐT
(n,%)
Sau ĐT
(n,%)
Trước ĐT
(n,%)
Sau ĐT
(n,%)
> 0,05
Schober
≥ 14/10 
(0 điểm)
0 (0,0) 17 (56,7) 0 (0,0) 18 (60,0)
≥13,5/10 
(1 điểm)
1(3,3) 11 (36,6) 0 (0,0) 7 (23,3)
≥ 13 
(2 điểm)
13 (43,3) 2 (6,7) 12 (40,0) 5 (16,7)
< 13 
(3 điểm)
16 (53,4) 0 (0,0) 18 (60,0) 0 (0,0)
p <0,05 <0,05
Co cứng cơ cạnh cột sống (+) 28 (93,3) 1 (3,3) 27 (90,0) 2 (6,7) > 0,05
p <0,05 <0,05
Sau điều trị không còn bệnh nhân nào có độ giãn CSTL dưới 3cm, Co cứng cơ cạnh cột sống giảm đáng kể 
ở cả 2 nhóm và tỷ lệ bệnh nhân có các dấu hiệu này ở 2 nhóm khác biệt không có ý nghĩa thống kê với p>0,05.
168
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Bảng 3.4. So sánh hội chứng rễ sau điều trị của 2 nhóm (Lasègue)
Nhóm
Hội chứng
Rễ
Nhóm I Nhóm II p
(I-II)
Trước ĐT
(n,%)
Sau ĐT
(n,%)
Trước ĐT
(n,%)
Sau ĐT
(n,%)
> 0,05
Lasègue
0 điểm ≥ 700 0 ( 0,0) 21 (70,0) 0 (0,0) 17 (56,6)
1 điểm ≥ 600 - 700 1 (3,3) 5 (16,7) 2 (6,7) 8 (26,7)
2 điểm ≥ 450 - < 600 13 (43,3) 4 (13,3) 13(43,3) 5 (16,7)
3 điểm < 450 16 (53,4) 0 (0,0) 15 (50,0) 0 (0,0)
p < 0,05 < 0,05
Sau điều trị không còn bệnh nhân nào Lasègue< 450 ở cả 2 nhóm
Bảng 3.5. So sánh hội chứng rễ sau điều trị của 2 nhóm (Valleix, các triệu chứng khác)
Nhóm
Hội chứng
Rễ
Nhóm I Nhóm II p
(I-II)
Trước ĐT
(n,%)
Sau ĐT
(n,%)
Trước ĐT
(n,%)
Sau ĐT
(n,%) > 0,05
Valleix
0 điểm 
(Valleix +)
0 (0,0) 12 (40,0) 0 (0,0) 17 (56,6)
1 điểm 
(Valleix +)
5 (16,7) 16 (56,3) 5 (16,7) 10 (33,3)
2 điểm 
(Valleix +)
17 (56,7) 2 (6,7) 16 (53,3) 3 (10,0)
3 điểm 
(Valleix +)
8 (26,6) 0 (0,0) 9(30,0) 0 (0,0)
p <0,05 <0,05
DH bấm chuông (+) 24 (80,0) 1 (3,3) 22 (73,3) 2 (6,7) >0,05
DH Bonnet (+) 25 (83,3) 4 (13,3) 26 (86,7) 4 (13,3) >0,05
DH Neri (+) 27 (90,0) 3 (10,0) 28 (93,3) 4 (13,3) >0,05
RLCG 26 (86,7) 3 (10,0) 19 (63,3) 1 (3,3) >0,05
RLVĐ 7 (23,3) 5 (16,7) 10 (33,4) 3 (10,0)
RLPXGX 9(30,0) 1 (3,3) 14 (46,7) 1 (3,3)
Teo cơ 2 (6,7) 2 (6,7) 0 (0,0) 0 (0,0)
Đa số bệnh nhân không còn điểm đau Valleix, tỷ lệ bệnh nhân ở cả 2 nhóm DH bấm chuông, dấu hiệu 
Bonnet, Neri, RLCG, RLVĐ, cũng giảm đáng kể. Sự khác biệt giữa nhóm I và nhóm II không có ý nghĩa thống 
kê với p>0,05. Riêng bệnh nhân teo cơ sau điều trị không thay đổi nhómI là 6,7%.
169
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Biểu đồ 3.10. Kết quả điều trị chung
- Nhóm I loại A (tốt) 23 bệnh nhân (76,7%), B 
(khá) 2 bệnh nhân (6,7%), C (trung bình) 5 bệnh 
nhân (16,6%).
- Nhóm II loại A (tốt) 20 bệnh nhân (66,7%), B 
(khá) 6 (20,0%), C (trung bình) 2 bệnh nhân (6,7%), 
D (kém) 2 bệnh nhân (6,7%).
- Tỷ lệ điều trị kết quả giữa hai nhóm không có sự 
khác biệt (p>0,05).
3.3. Theo dõi tác dụng không mong muốn
- Trong 21 ngày điều trị, tất cả bệnh nhân của 
nhóm I (dùng thuốc uống Tam tý thang kết hợp cấy 
chỉ ) và nhóm II (dùng thuốc uống Tam tý thang kết 
hợp điện châm) nhóm I triệu chứng đau nhức tại 
huyệt cấy chỉ (+), có 2 bệnh nhân tỷ lệ 6,7% tự khỏi 
không can thiệp gì.
4. BÀN LUẬN
4.1. Về đặc điểm bệnh nhân nghiên cứu
Đặc điểm về độ tuổi: Độ tuổi trung bình của 
bệnh nhân trong nghiên cứu chúng tôi là 54,75 
± 11,60, (tuổi). Bệnh nhân đau TKT do thoái CSTL 
trong nghiên cứu từ 60 tuổi trở lên chiếm tới 36,7%. 
Độ tuổi > 60 tuổi trong nghiên cứu của chúng tôi 
tương đương với các nghiên cứu của các tác giả về 
đau TKT do thoái CSTL. Nguyễn Hữu Thám là 34,7% 
[63].
 Đặc điểm về giới tính: Trong 60 bệnh nhân 
nghiên cứu thì tỷ lệ bệnh nhân nữ chiếm tới 61,7%. 
Đặc điểm về nghề nghiệp: Bệnh nhân thuộc 
nhóm lao động chân tay chiếm tỷ lệ 65%, lao động 
trí óc, lao động khác là 35%. Nguyễn Thị Kim Oanh 
bệnh nhân thuộc nhóm nghề lao động chân tay 
chiếm tỷ lệ 60% [48]. 
Thời gian mắc bệnh 3-6 tháng chiếm tỷ lệ cao 
55,0%, 6 tháng 18,3%. 
Sự khác biệt giữa hai nhóm là không có ý nghĩa 
thống kê với p > 0,05.
4.2. Về hiệu quả điều trị
4.2.1. Kết quả điều trị theo thang điểm VAS
Mức độ đau theo thang điểm VAS của chúng tôi 
2 nhóm trước can thiệp chủ yếu ở mức độ đau vừa 
(nhóm I chiếm 83,3%, nhóm II là 86,6%), mức đau 
nặng cả 2 nhóm chiếm tỷ lệ (8,3%), đau nhẹ của 2 
nhóm chiếm tỷ lệ bằng nhau là 6,7%, sau 21 ngày 
điều trị tỷ lệ tăng lên đáng kể ở mức không đau, 
đau nhẹ nhóm I chiếm 93,3%, nhóm II chiếm 90,0%, 
trong nghiên cứu của chúng tôi, sau 21 ngày nhóm 
cấy chỉ và nhóm điện châm kết quả tương đương 
nhau với p>0,05 Nghiên cứu của Nguyễn Thị Kim 
Oanh [48], sau 30 ngày điều trị mức không đau và 
đau nhẹ là 100%.
4.2.2. Hội chứng cột sống sau điều trị 
* Độ giãn cột sống thắt lưng (Schober): trước 
điều trị nhóm 1 tốt chiếm tỷ lệ 0,0% khá chiếm tỷ 
lệ 3,3%, nhóm 2 tốt khá bằng nhau chiếm tỷ lệ 0,0% 
sau điều trị 14 ngày nhìn chung độ dãn CSTL ở cả 2 
nhóm tăng lên rõ rệt nhóm 1 tốt chiếm tỷ lệ 16,7%, 
khá chiếm tỷ lệ 73,3%, nhóm 2 tốt chiếm tỷ lệ 10%, 
khá chiếm tỷ lệ 56,7%, sau 21 ngày điều trị nhóm 1 
tốt chiếm 56%, khá chiếm 36,6%, nhóm 2 tốt chiếm 
tỷ lệ 60%, khá chiếm 23,3%, không còn bệnh nhân 
nào có độ giãn CSTL ở mức kém. Sự khác biệt này 
không có ý nghĩa thống kê với p > 0,05 như vậy hai 
phương pháp điều trị sau 14 ngày đã có tác dụng 
làm tăng độ dãn CSTL, sau 21 kết quả cải thiện tốt, 
kết quả này phù hợp với kết quả giảm đau theo 
thang điểm VAS, bởi vì cảm giác đau giảm đi thì biên 
độ vận động cột sống tăng lên, vì vậy độ dãn CSTL 
kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Thị 
Kim Oanh [48], nhóm NC mức tốt từ 0% lên 63,3%.
* Các triệu chứng khác như dấu hiệu co cứng cơ 
cạnh CS (+) ở cả 2 nhóm cũng giảm đáng kể.
4.2.3. Hội chứng rễ sau điều trị 
* Lasègue: Trước điều trị nhóm 1 tốt chiếm tỷ lệ 
170
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
0,0%, khá chiếm 3,3% nhóm 2 tốt chiếm tỷ lệ 0,0%, 
khá chiếm tỷ lệ 6,7%. Sau 14 ngày điều trị nhóm 1 
bằng nhóm 2 tốt chiếm tỷ lệ 10%, khá chiếm 60% 
sau 21 ngày điều trị nhóm 1 tốt chiếm tỷ lệ 70%, 
khá chiếm 16,7% nhóm 2 tốt chiếm tỷ lệ 56,6%, 
khá chiếm tỷ lệ 26,7% với p>0,05. Như vậy sau điều 
trị 21 ngày, không còn bệnh nhân nào có dấu hiệu 
Lasègue 700 đây là một 
trong dấu hiệu chính để chẩn đoán cũng như đánh 
giá mức độ đau TKT. Qua đó cho chúng tôi thấy rằng 
cả hai phương pháp điều trị đều có tác dụng giảm 
đau vì thế độ Lasègue tăng lên.
* Valleix: Trước điều trị nhóm 1 và nhóm 2 bằng 
nhau chiếm 100% Valleix (+) sau 21 ngày điều trị 
không còn bệnh nhân nào còn 3 điểm đau Valleix, 
tỷ lệ bệnh nhân không còn điểm đau Valleix nhóm I 
chiếm 40% nhóm II chiếm 56,7%. Như vậy dấu hiệu 
Valleix của 2 nhóm cải thiện tốt, nhóm cấy chỉ và 
nhóm điện châm có kết quả tương đương với p>0,05.
* Các triệu khác của hội chứng rễ sau điều trị như 
DH bấm chuông, Neri, Bonnet, RLCG, RLVĐ, RLPXGX 
cũng giảm đi đáng kể ở cả hai nhóm, tuy nhiên sau 
điều trị bệnh nhân teo cơ không giảm chúng tôi cho 
rằng khi bệnh nhân đau TKT ở giai đoạn có teo cơ 
là bệnh đã ảnh hưởng đến tạng tỳ vì vậy phải phối 
hợp nhiều phương pháp mới có tác dụng và hơn 
nữa thời gian điều trị của chúng tôi điều trị ngắn 
nên hiệu quả triệu chứng này còn hạn chế.
4.2.4. Kết quả điều trị theo phân loại 
* Kết quả chung: Chúng tôi dựa vào sự thay đổi 
% tổng số điểm sau điều trị để phân loại kết quả 
điều trị.
Qua nghiên cứu chúng tôi thấy số lượng bệnh 
nhân có kết quả:
- Nhóm I loại A (tốt) 23 bệnh nhân (76,7%), B 
(khá) 2 bệnh nhân (6,7%), C (trung bình) 5 bệnh 
nhân (16,6%).
- Nhóm II loại A (tốt) 20 bệnh nhân (66,7%), B 
(khá) 6 (20,0%), C (trung bình) 2 bệnh nhân (6,7%), 
D (kém) 2 bệnh nhân (6,7%).
- Tỷ lệ điều trị kết quả giữa hai nhóm không có sự 
khác biệt (p>0,05).
5. KẾT LUẬN 
Bài thuốc tam tý thang kết hợp cấy chỉ hoặc điện 
châm có tác dụng giảm đau trong điều trị đau dây 
thần kinh tọa và tác dụng giảm đau của hai nhóm là 
tương đương nhau.
6. KIẾN NGHỊ 
1. Phương pháp cấy chỉ là một phương pháp điều 
trị kết hợp giữa y học hiện đại và y học cổ truyền, kỹ 
thuật áp dụng đơn giản, an toàn và có hiệu quả tốt 
trong điều trị bệnh đau thần kinh tọa do thoái hóa 
cột sống thắt lưng.
Từ những thuận lợi đó phương pháp cấy chỉ nên 
được áp dụng rộng rãi ở các cơ sở điều trị có chuyên 
khoa y học cổ truyền.
2. Nên có những nghiên cứu ứng dụng về 
phương pháp cấy chỉ trên những bệnh lý cơ xương 
khớp khác để có sự đánh giá một cách toàn diện về 
lợi ích của phương pháp này.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Văn Chương (2006), “Thực hành lâm sàng 
thần kinh học”, Tập II-Triệu chứng học, Nxb Y học Hà Nội, 
tr. 218- 222.
2. Lê Đức Hinh (2009), “Thần kinh học trong thực hành 
Đa khoa”, Nxb Y học Hà Nội, tr. 116-126.
3. Nguyễn Trọng Hưng, Lê Quang Cường (2010), “Hội 
chứng đau thắt lưng hông, Triệu chứng học thần kinh - 
Sách đào tạo bác sĩ đa khoa”, Nxb Y học Hà Nội, tr. 90 - 98.
4. Hoàng Khánh (2009), “Đau thần kinh tọa”, Giáo 
trình nội thần kinh, Nxb Đại học Huế, tr.141 - 148.
5. Nguyễn Thị Kim Oanh (2013), “Đánh giá tác 
dụng điều trị đauthần kinh tọa bằng phương pháp bằng 
phương pháp cấy chỉ catgut kết hợp với thuốc viên didice-
ra”. Luận án tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa cấp II, Trường 
Đại học Y Hà Nội.
6. Nguyễn Thị Tân, Phạm Thị Xuân Mai (2016), “Đau 
thần kinh tọa”, Điều trị học - Tài liệu giảng dạy sau Đại 
học, tr.1 - 14.
7. Nguyễn Hữu Thám (2012), “Nghiên cứu hiệu quả 
điều trị đau thần kinh tọa thể phong hàn thấp bằng 
phương pháp cấy chỉ kết hợp thuốc Y học cổ truyền” Luận 
văn tốt nghiệp Bác sĩ chuyên khoa II, Đại học Y Dược Huế.
8. Basser Stephen (2008), “Acupuncture: A history”, 
Norman Marcus Pain Institute, pp. 10 - 16.
9. Berman BM, Langevin HM, Witt CM et al (2010), 
“Acupuncture for chronic low back pain”, N Engl J Med, 
363, pp. 454 - 461.
10. Chen Mei-ren, Wang Ping, Cheng Gang, Guo 
Xiang, Wei Gao-wen, Cheng Xu-hui (2009), “The Warming 
Acupuncture for treatment of Sciatica in 30 cases”, Journal 
of Traditional Chinese Medicine, March 2009, Vol 29, No.1, 
pp.50 - 53e.
11. Cheng - Ta Hsieh, Chih - Ju Chang, I - Chang Su, Li - 
Ying Lin (2016), “Clinical experiences of dynamic stabilizers: 
171
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 8, số 6 - tháng 11/2018
JOURNAL OF MEDICINE AND PHARMACY
Dynesys and Dynesys top loading system for lumber spine 
degenarative disease”, March 2016, pp.207 - 215.
12. Hsin - Yu Wang, Tsai - Sheng Fu, Shih - Chieh 
Hsu, Ching - I Hung (2016), “Association of depression with 
sleep quality might be greater than that of pain intensiy 
among outpatients with chronic low back pain”, pp.1993 - 
1998.
13. Jeremy Ross (1995), “Acupuncture Point 
Combinations The Key to Clinical Success, Churchill 
Livingstone, Edinburgh Hongkong London Madrid 
Melbourne New York and Tokyo”, pp.195, 264.
14. Leila Ghadyani, Sedigheh Sadat Tavafian, An-
ishirvan Kazemnejad,Joan Wagner (2015), “Work-Related 
Low Back Pain Treatment: A Randomized Controlled Trial 
from Tehran, Iran, Comparing Multidisciplinary Education-
al Program versus Physiotherapy Education”, pp.691 - 696.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_dieu_tri_dau_than_kinh_toa_do_thoai_hoa_co.pdf