Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ

Giới thiệu: Nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán là carcinôm ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) qua sinh thiết một phần chuyển thành carcinôm xâm nhập (IBC) sau đoạn nhũ. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã cho thấy có khoảng 20-45 % trường hợp được chẩn đoán DCIS qua sinh thiết chuyển thành IBC sau đoạn nhũ, các nghiên cứu này cũng đã phân tích và đưa ra nhiều yếu tố giúp tiên đoán nguy cơ này. Mục đích của nghiên cứu chúng tôi là để tìm ra tỷ lệ chẩn đoán chưa đúng mức một tổn thương vú DCIS. Đồng thời tìm ra các yếu tố về lâm sàng và hình ảnh học và mô học giúp tiên đoán nguy cơ này. Phương pháp: Hồi cứu 173 trường haợp được chẩn đoán là DCIS qua sinh thiết tại Khoa Ngoại 4, BV Ung Bướu Tp HCM từ tháng 1/1/2013 đến 4/2017. Từ đó, tìm ra tỷ lệ chuyển thành IBC sau đoạn nhũ. Phân tích đơn biến và đa biến để tìm ra các yếu tố giúp tiên đoán nguy cơ xâm nhập này. Kết quả: Tuổi trung bình là 49,1 tuổi, kích thước bướu trung bình là 24mm, với đa số các trường hợp sờ được bướu trên lâm sàng (trên 95%). Tỷ lệ chuyển thành IBC sau đoạn nhũ là 22%. Các yếu tố có ý nghĩa độc lập trong tiên đoán nguy cơ xâm nhập là cách thức sinh thiết lõi kim và độ BI-RADS 4,5 trên siêu âm. Kết luận: Tỷ lệ chẩn đoán chưa đúng mức bướu vú DCIS là 22%. Các yếu tố giúp tiên đoán nguy cơ chẩn đoán chưa đúng mức này là cách thức sinh thiết lõi kim và độ BI-RAD 4,5 trên SA. Vai trò của sinh thiết lần hai và sinh thiết hạch lính gác được đặt ra trong tình huống này

Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ trang 1

Trang 1

Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ trang 2

Trang 2

Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ trang 3

Trang 3

Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ trang 4

Trang 4

Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ trang 5

Trang 5

Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ trang 6

Trang 6

Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 4820
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ

Tỷ lệ carcinôm xâm nhập trên nhóm bệnh nhân có kết quả sinh thiết bướu vú là carcinôm tại chỗ
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
287 
TỶ LỆ CARCINÔM XÂM NHẬP TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN 
CÓ KẾT QUẢ SINH THIẾT BƯỚU VÚ LÀ CARCINÔM TẠI CHỖ 
TRẦN VĔN THIỆP1, TRẦN TRỌNG HỮU2, TRẦN VIỆT THẾ PHƯƠNG3, NGUYỄN ANH LUÂN4 
LÊ HOÀNG CHƯƠNG5, NGUYỄN ĐỖ THÙY GIANG5, PHẠM THIÊN HƯƠNG5, 
TRẦN THỊ YẾN UYÊN5,NGUYỄN VĔN THỪA5, TRƯƠNG CÔNG GIA THUẬN5, 
NGUYỄN HỒNG PHÚC5, PHẠM HUỲNH ANH TUẤN5, HỒ HOÀI NAM5 
TÓM TẮT 
Giới thiệu: Nhiều trường hợp bệnh nhân được chẩn đoán là carcinôm ống tuyến vú tại chỗ (DCIS) qua 
sinh thiết một phần chuyển thành carcinôm xâm nhập (IBC) sau đoạn nhũ. Thật vậy, nhiều nghiên cứu đã cho 
thấy có khoảng 20-45 % trường hợp được chẩn đoán DCIS qua sinh thiết chuyển thành IBC sau đoạn nhũ, các 
nghiên cứu này cũng đã phân tích và đưa ra nhiều yếu tố giúp tiên đoán nguy cơ này. Mục đích của nghiên 
cứu chúng tôi là để tìm ra tỷ lệ chẩn đoán chưa đúng mức một tổn thương vú DCIS. Đồng thời tìm ra các yếu tố 
về lâm sàng và hình ảnh học và mô học giúp tiên đoán nguy cơ này. 
Phương pháp: Hồi cứu 173 trường hợp được chẩn đoán là DCIS qua sinh thiết tại Khoa Ngoại 4, BV Ung 
Bướu Tp HCM từ tháng 1/1/2013 đến 4/2017. Từ đó, tìm ra tỷ lệ chuyển thành IBC sau đoạn nhũ. Phân tích 
đơn biến và đa biến để tìm ra các yếu tố giúp tiên đoán nguy cơ xâm nhập này. 
Kết quả: Tuổi trung bình là 49,1 tuổi, kích thước bướu trung bình là 24mm, với đa số các trường hợp sờ 
được bướu trên lâm sàng (trên 95%). Tỷ lệ chuyển thành IBC sau đoạn nhũ là 22%. Các yếu tố có ý nghĩa độc 
lập trong tiên đoán nguy cơ xâm nhập là cách thức sinh thiết lõi kim và độ BI-RADS 4,5 trên siêu âm. 
Kết luận: Tỷ lệ chẩn đoán chưa đúng mức bướu vú DCIS là 22%. Các yếu tố giúp tiên đoán nguy cơ chẩn 
đoán chưa đúng mức này là cách thức sinh thiết lõi kim và độ BI-RAD 4,5 trên SA. Vai trò của sinh thiết lần hai 
và sinh thiết hạch lính gác được đặt ra trong tình huống này. 
SUMMARY 
Background: Some patients who are initially diagnosed with ductal carcinoma in situ (DCIS) by partial 
biopsy eventually have their disease upstaged to invasive breast carcinoma (IBC) on final excision. Actually, 
there are many studies showed that underestimation rate of invasion from 20 to 45% and this showed some 
factors can help predict risk of invasion. Purpose of our study will show the underestimation rate of invasion on 
patients group who are initially diagnosed with DCIS and finding significant factors can help predict this risk of 
invasion. 
Methods: The records of 173 patients initially diagnosed with DCIS by partial biopsy from January 2013 to 
April 2017 were retrospectively reviewed. From there, finding rate upstaged to invasion carcinoma on final 
excision. Then, univariate and multivariate analysis can find significant factors which can help predict risk of 
invasion. 
Results: Median age is 49, in there, younger than 40 group is about 60%. Median size is 24mm. Almost 
cases is palpable lesions (over 95%). Rate upstaged to invasive carcinoma on final excision is about 22%. 
Univariate analysis finds 3 useful factors which help predict of invasion: score needle biopsy (p<0.001), lesions 
size is over than 20mm (p=0.004) and ultrasound BI-RADS score is 4 or 5 (p<0.001). Multivariate analysis finds 
2 independent factors which help predict of invasion: score needle biopsy (p<0.0001) and ultrasound BI-RADS 
1
 PGS.TS. Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM - Bộ môn Ung thư Đại học Y Dược TP.HCM 
2
 BS. Bệnh viện Ung Bướu TP. Cần Thơ 
3
 TS.BS. Phó Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
4
 BSCKII. Trưởng Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
5
 BS. Khoa Ngoại 4 - Bệnh viện Ung Bướu TP.HCM 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
288 
score is 4 or 5 (p=0.01). 
Conclusion: DCIS underestimation rate is 22%. This rate is related to diagnosed methods (score needle 
biopsy) and high ultrasound BI-RADS score (4 or 5). In this cases, the role of second time biopsy or sentinel 
lymph node biopsy should be discussed. 
Keywords: sinh thiết lõi kim, chẩn đoán chưa đúng mức, carcinôm ống tuyến vú tại chỗ, DCIS (Ductal 
carcinoma In Situ), IBC (invasive breast carcinoma), underestimation, score needle biopsy. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư vú là bệnh lý ác tính thường gặp nhất 
ở phụ nữ. Theo Globocan 2012, ước lượng có 
khoảng 1,67 triệu ca ung thư vú mới mắc, chiếm 
25% trong tổng số bệnh ung thư. Trong đó, DCIS 
chiếm tỷ lệ ngày càng nhiều, khoảng 20% các 
trường hợp (TH) mới chẩn đoán tương đương 
khoảng 50 000 ca mới mắc mỗi nĕm tại Mỹ. 
DCIS là dạng ung thư vú tiền xâm nhập, rất 
hiếm khi cho di cĕn hạch nách với tỷ lệ chỉ 1-2%. 
Tuy nhiên, một số TH được chẩn đoán ban đầu qua 
sinh thiết (ST) một phần là DCIS, sau khi đoạn nhũ 
lại cho kết quả mô học là IBC, ở nhóm này cần thiết 
phải khảo sát hạch nách di cĕn. 
Nhiều nghiên cứu đã được thực hiện trên thế 
giới cho thấy rằng có khoảng từ 20-45% TH được 
chẩn đoán là DCIS qua ST ban đầu chuyển thành 
IBC sau đoạn nhũ. Các nghiên cứu này cũng nêu lên 
nhiều yếu tố về lâm sàng, hình ảnh học, mô học 
để giúp tiên đoán nguy cơ xâm nhập này. Đó là các 
yếu tố về tuổi, kích thước (KT) bướu, độ BI-RADS 
cao, độ mô học cao, tình trạng hoại tử bã khô hay 
phương thức ST Tuy nhiên chưa có sự thống nhất 
giữa các nghiên cứu. Tại Việt Nam chưa có công 
trình nghiên cứu nào đi sâu phân tích các yếu tố tiên 
đoán này. Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài nghiên 
cứu này với 2 mục tiêu: 
Khảo sát tỷ lệ chuyển thành IBC sau đoạn nhũ 
ở nhóm bệnh nhân có kết quả ST bướu vú là DCIS. 
Khảo sát các yếu tố giúp tiên đoán nguy cơ xâm 
nhập sau đoạn nhũ khi kết quả ST ban đầu là DCIS. 
ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
-Tiêu chuẩn chọn mẫu: tất cả các TH được 
chẩn đoán là DCIS qua ST một phần (ST mở hoặc 
ST lõi kim) và được phẫu thuật đoạn nhũ sau đó 
tại Khoa Ngoại 4, BV Ung Bướu Tp HCM từ tháng 
1/2013 đến tháng 4/2017. Các TH có đầy đủ 
thông tin cần thiết về lâm sàng, hình ảnh học và mô 
bệnh học. 
T ... m (42,2%). Do đó, phương thức ST 
lõi kim là một yếu tố quan trọng trong tiên đoán nguy 
cơ xâm nhập của một bướu vú được chẩn đoán là 
DCIS qua ST. 
CÁC YẾU TỐ TIÊN ĐOÁN NGUY CƠ CHẨN ĐOÁN 
CHƯA ĐÚNG MỨC 
PHÂN TÍCH ĐƠN BIẾN: 
Bảng 2: Các yếu tố về lâm sàng và mô học 
tiên đoán nguy cơ chẩn đoán chưa đúng mức 
Đặc điểm tại chỗ xâm nhập p 
Tuổi 
 >55 45 (85) 8(15) 0,1 
 </=55 90 (75) 30 (25) 
Sờ chạm 
được u trên 
LS 
 Có 
124 
(77,5) 
36 (22,5) 0,5 
 Không 11 2 (15,4) 
Cách ST 
 ST mở 92 (92) 8 (8) <0,001 
 ST lõi kim 43 (57,8) 30 (42,2) 
Số mẫu ST 
lõi kim 
 >=4 20 (66,7) 10 (33,3) 0,3 
 <4 23 (53,5) 20 (46,5) 
KT bướu trên 
LS 
 >=2cm 91 (73,4) 33 (26,6) 0,02 
 <2cm 44 (89,8) 5 (10,2) 
ĐẶC ĐIỂM MÔ BỆNH HỌC 
Độ mô học 
 Độ 1 40 (74) 14 (26) 0,7 
 Độ 2 53 (80,3) 13 (19,7) 
 Độ 3 42 (79,3) 11 (20,7) 
Hoại tử bã 
khô 
 Có 9 (100) 0 (0) 0,1 
 Không 
126 
(76,8) 
38 (23,2) 
Bảng 3: Vai trò các yếu tố hình ảnh học trong tiên đoán nguy cơ CĐ chưa đúng mức 
Đặc điểm Tại chỗ Xâm nhập p 
-Tổn thương trên SA 
 Có 131 (78) 37 (22) 0,9 
 Không 4 (80) 1 (20) 
-KTtrên SA 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
290 
 >=20mm 64 (69,6) 28 (30,4) 0,004 
 <20mm 67 (88,2) 9 (11,8) 
-Độ BI-RADS/ SA 
 Độ 4 và 5 89 (73) 33 (27) <0,001 
 Khác 47 (92,2) 4 (7,8) 
-Vi vôi hóa 
 Có 46 (70,8) 19 (29,2) 0,07 
 Không 85 (82,5) 18 (17,5) 
-Tổn thương trên NA 
 Có 130 (77,8) 37 (22,2) 0,8 
 Không 5 (83,3) 1 (16,7) 
-Loại tổn thương/ NA 
 Khối 51 (82,3) 11 (17,7) 0,3 
 Khác 79 (75,2) 26 (24,8) 
-Độ BI-RADS/ NA 
 BI-RADS 4 và 5 101 (76,5) 31 (23,5) 0,5 
 Khác 34 (82,9) 7 (17,1) 
-KT bướu trên NA 
 >/=20mm 36 (94,7) 2 (5,3) 0,005 
 0<20mm 99 (73,3) 36 (26,7) 
Qua phân tích đơn biến, các yếu tố cho thấy có 
ý nghĩa thống kê giúp tiên đoán nguy cơ chẩn đoán 
chưa đúng mức một bướu vú DCIS. Đó là yếu tố ST 
lõi kim (p<0,001), độ BI-RADS 4 và 5 trên SA 
(p<0,001), KT bướu từ 2cm trở lên trên hình ảnh học 
(p=0,005). Một số yếu tố khác như độ mô học, tạo 
khối trên NA, BI-RADS cao trên NA, vi vôi hóa không 
cho thấy có ý nghĩa thống kê giúp tiên đoán nguy cơ 
chẩn đoán chưa đúng mức này với p>0,05. 
PHÂN TÍCH ĐA BIẾN: 
Bảng 4: Phân tích đa biến các yếu tố tiên đoán 
nguy cơ chẩn đoán chưa đúng mức: 
Đặc điểm ß co- OR P 
ST lõi kim 0,04 5,3 <0,0001 
BI-RADS 4 và 5/ SA 0,02 3,5 0,01 
KT >/=20mm/ SA 0,02 2,6 0,09 
KT >/=20mm/ NA -0,01 5 0,2 
Qua phân tích đơn biến, có 3 yếu tố cho thấy có 
ý nghĩa thống kê giúp tiên đoán nguy cơ chẩn đoán 
chưa đúng mức một bướu vú DCIS. Đó là các yếu 
tố: ST bằng lõi kim, độ BI-RADS 4,5 trên SA và KT 
bướu vú trên hình ảnh học. Tuy nhiên khi phân tích 
đa biến chỉ tìm được 2 yếu tố có ý nghĩa độc lập 
giúp tiên đoán nguy cơ xâm nhập, đó là ST bằng lõi 
kim và độ BI-RADS 4 và 5 trên SA. KT bướu không 
có ý nghĩa độc lập trong tiên đoán nguy cơ này. 
BÀN LUẬN 
Đặc điểm nhóm nghiên cứu 
Độ tuổi trong mẫu nghiên cứu chúng tôi trung 
bình là 49 tuổi, với nhóm nhỏ hơn 40 tuổi chiếm tỷ lệ 
60%, nhỏ hơn so với các nghiên cứu khác. Theo NC 
của tác giả Yen[13] thì tuổi trung bình là 55,5, hay 
theo phân tích gộp của Brennan[9] thì tuổi trung bình 
là 55. Tuổi càng trẻ, mô vú dày sẽ ảnh hưởng đến 
khả nĕng phát hiện được các bướu vú đặc biệt là 
các bướu nhỏ. Tuy nhiên, trong NC này, đa số các 
TH đến khám khi bệnh nhân đã tự sờ được khối 
bướu trên vú. Vì vậy, trên 90% các TH là sờ được 
bướu trên lâm sàng cũng như phát hiện được qua 
các phương tiện chẩn đoán hình ảnh. Tỷ lệ này cao 
hơn nhiều so với nhiều NC khác. Theo NC của tác 
giả Yen tại TT Ung thư Anderson (Mỹ), tỷ lệ sờ chạm 
được bướu trên lâm sàng chỉ chiếm 14%. Hay theo 
NC của tác giả Brennan, tỷ lệ sờ chạm được bướu 
chỉ chiếm 8%. Theo tác giả Doebar[12], SA phát hiện 
được bướu chiếm 48%, NA phát hiện bướu chiếm 
90%. Qua đây cho thấy rằng NA có độ nhạy cao hơn 
so với SA trong khảo sát các bướu vú nhỏ. Mặt 
khác, do đặc điểm tuyến vú của phụ nữ Việt Nam có 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
291 
thể tích thường nhỏ hơn so với phụ nữ Âu Mỹ, nên 
khả nĕng phát hiện được bướu vú cũng dễ dàng 
hơn. KT bướu vú trung bình trong NC chúng tôi lớn 
hơn so với nhiều NC khác. Theo NC của tác giả 
Doebar[12], KT trung bình của bướu vú là 16mm trên 
NA và 10mm trên SA. 
Trong NC này, bướu vú được ST bằng 1 trong 
2 cách là ST mở và ST lõi kim, ST lõi kim vú được 
thực hiện từ những nĕm 2013 tại Bệnh viện Ung 
Bướu Tp HCM. Đây là phương pháp ít xâm lấn đang 
được thực hiện rộng rãi và đã được chứng minh có 
hiệu quả trong chẩn đoán các bướu vú. Trong NC 
chúng tôi, sử dụng súng ST tự động, kim 14G dưới 
hướng dẫn SA, số mẫu ST từ 4 mẫu trở lên chỉ 
chiếm 41%. Theo nhiều NC ở Châu Âu hay Mỹ, 
ngoài sử dụng kim 14G, một số TH được ST bằng 
kim 11 G kết hợp với hút chân không (VAB), số mẫu 
ST từ 5 mẫu trở lên chiếm tỷ lệ cao hơn, như theo 
tác giả Park[11] là 54% hay theo tác giả Chan và 
Lim[10] tỷ lệ này là 91%. 
Tỷ lệ IBC sau đoạn nhũ 
Bảng 5: So sánh tỷ lệ IBC sau đoạn nhũ của các NC 
Nghiên cứu Cách ST Tỷ lệ xâm nhập (%) 
Trần Vĕn Thiệp (n=160) ST mở 10,7 
 ST lõi kim 14G 45,5 
Yen (n=398) ST mở 10 
 ST lõi kim 11 G và 14 G 25,4 
Park (n=69) ST lõi kim 14 G 30,4 
Dillon (n=73) ST lõi kim 14 G 42 
Lee (n= 201) ST lõi kim 14 G 54,5 
Brennan (n=7350) ST lõi kim 14 G 30,3 
NC này (n=173) ST mở 8 
 ST lõi kim 14 G 42,2 
ST mở: Mẫu mô lớn, đại diện được cho bướu 
vú. Do đó, tỷ lệ chẩn đoán chưa đúng mức thấp. Kết 
quả nghiên cứu của chúng tôi ở nhóm ST mở tương 
tự như nghiên cứu của tác giả Trần Vĕn Thiệp hay 
NC của tác giả Yen với tỷ lệ chẩn đoán chưa đúng 
mức bướu DCIS dao động từ 8-10%. 
ST lõi kim: Mẫu mô thường nhỏ hơn ST mở, 
thường không đại diện được cho bướu vú, đặc biệt 
là những bướu vú nhỏ (nhỏ hơn 1,5cm), các bướu 
vú tĕng sản ống tuyến vú không điển hình (ADH), 
hay các bướu nhú trong ống. ST lõi kim không giúp 
phân biệt được các tổn thương vú dạng ADH với 
DCIS, hay giữa DCIS và IBC. Do đó, tỷ lệ chẩn đoán 
chưa đúng mức bướu vú DCIS ở nhóm ST lõi kim 
cao hơn nhiều so với nhóm ST mở. Theo tác giả 
Liberman[15], số mẫu ST lõi kim thường phải trên 4 
mẫu và mẫu mô không vỡ vụn sẽ cho độ đặc hiệu 
cao. Tuy nhiên trong NC chúng tôi, tỷ lệ số mẫu ST 
lõi kim trên từ 4 mẫu trở lên chỉ chiếm tỷ lệ 41%. Mặt 
khác, kỹ thuật ST lõi kim mới được triển khai thực 
hiện tại BV Ung Bướu Tp HCM từ những nĕm 2013. 
Do đó, tỷ lệ chẩn đoán chưa đúng mức nguy cơ xâm 
nhập của bướu DCIS trong NC chúng tôi cao hơn so 
với một số NC khác như theo tác giả Yen[13] thì tỷ lệ 
này là 25,4% hay kết quả phân tích gộp của tác giả 
Brennan[9] là 30,3%. 
Các yếu tố tiên đoán nguy cơ chẩn đoán chưa 
đúng mức 
Bảng 6: Các yếu tố tiên đoán nguy cơ chẩn đoán 
chưa đúng mức 
Nghiên cứu Yếu tố tiên đoán có ý nghĩa 
Yen (n=398) tuổi 4cm, 
grad 3, sờ chạm bướu trên LS 
Chan và Lim (n= 95) KT bướu trên NA>/=2cm, STLK <10 
mẫu 
Dillon (n=73) Tổn thương dạng khối trên NA, KT 
bướu >/=5cm 
Edna May L Go (n= 157) KT bướu >2cm trên hình ảnh học, 
grad cao 
Lee (n=201) KT bướu >2cm/SA, tổn thương dạng 
khối/ NA, sờ chạm bướu trên LS 
Brennan (n=7350) STLK 14 G, grad 3, KT bướu >2cm 
trên hình ảnh học, BI-RADS 4, 5, TT 
dạng khối trên NA, sờ chạm bướu 
trên LS 
NC này (n=173) STLK 14 G, BI-RADS 4 và 5/ SA 
NC chúng tôi cho thấy 2 yếu tố có ý nghĩa trong 
tiên đoán nguy cơ xâm nhập, đó là yếu tố ST bằng 
lõi kim và độ BI-RADS 4 và 5/ SA. Kết quả này cũng 
tương đồng với kết quả của nhiều NC khác. 
Tuy nhiên, trong NC chúng tôi, yếu tố độ 
BI-RADS cao trên NA không cho thấy có ý nghĩa tiên 
đoán nguy cơ xâm nhập. Điều này được giải thích là 
do mẫu NC có độ tuổi trẻ, dưới 40 tuổi chiếm tỷ lệ 
cao, mô vú dày, khó khảo sát bướu vú qua NA hơn 
là SA. Tổn thương dạng khối trên NA cũng không có 
ý nghĩa tiên đoán do đa số TH trong NC chúng tôi có 
KT bướu lớn, đa số đã sờ được trên lâm sàng. 
Trong NC chúng tôi, tỷ lệ độ mô học độ 3 chiếm tỷ lệ 
khoảng 30%, thấp hơn khá nhiều so với nhiều NC 
khác như theo NC của tác giả Yen[292] thì tỷ lệ này là 
50%, hay tác giả Brennan là 52%, và yếu tố này là 
một yếu tố có ý nghĩa độc lập giúp tiên đoán nguy cơ 
xâm nhập của bướu, tuy nhiên trong NC của chúng 
tôi không cho thấy điều đó. 
Yếu tố về KT bướu vú trên 2cm, qua phân tích 
đơn biến cho thấy có ý nghĩa trong tiên đoán 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
292 
nguy cơ xâm nhập. Tuy nhiên, khi phân tích đa biến, 
yếu tố này không có ý nghĩa độc lập trong tiên đoán 
nguy cơ xâm nhập. Điều này được giải thích là do 
đa số các bướu vú nhỏ được chỉ định ST mở hơn là 
ST lõi kim. Mà như chúng ta đã biết ST mở cho tỷ lệ 
chẩn đoán chưa đúng mức thấp hơn nhiều so với 
ST lõi kim. 
HẠN CHẾ CỦA NGHIÊN CỨU 
DCIS phần lớn có KT nhỏ, thường khó sờ chạm 
được trên lâm sàng. Tuy nhiên, trong mẫu 
nghiên cứu này có rất ít TH có bướu vú nhỏ không 
sờ chạm. 
Tình trạng hoại tử bã khô trên giải phẫu bệnh 
chưa được đánh giá đầy đủ. 
KẾT LUẬN 
Qua nghiên cứu 173 TH được chẩn đoán DCIS 
qua ST một phần tại khoa ngoại 4, BV Ung Bướu 
Tp HCM, chúng tối rút ra một số kết luận như sau: 
Tỷ lệ chuyển thành IBC sau đoạn nhũ là 22%. 
Trong đó, ở nhóm ST mở là 8% và ST lõi kim là 
42,2%. 
Các yếu tố giúp tiên đoán nguy cơ chẩn đoán 
chưa đúng mức một bướu vú có kết quả ST một 
phần là DCIS bao gồm yếu tố về phương thức ST 
(ST lõi kim) và độ BI-RADS 4,5 trên SA. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. American College of Radiology (2013), Breast 
Imaging Reporting and Data system (Bi-rads), 
Bi-rads®- Mamography, fifth edition. 
2. American College of Radiology (2103), Breast 
Imaging Reporting and Data System (Bi-rads), 
Bi-rads®-Ultrasound, fifth edition. 
3. Chiara Trentin, Valeria D, Patrick M, Simona M & 
cs (2012), “Predictors of invasive breast cancer 
and lymph node involvement in ductal carcinoma 
in situ initially diagnosed by vacuum- assisted 
breast biosy: Experience of 733 cases”, The 
breast, 21, 635 - 640. 
4. Christine Tunon-de-Lara, Marie PC, Marie CB & 
cs (2015), “The role of sentinel lymph node 
biopsy and factors associated with invasion in 
extensive DCIS of the breast treated by 
mastectomy: the cinnamome prospective 
multicenter study”, Annals of surgical oncology, 
22, 3853 - 3860. 
5. Emil D. Kurniawan, Allison Rose, Arlene Mou & 
cs (2010), “Risk factors for invasive breast 
cancer when core needle biopsy shows ductal 
carcinoma in situ”, Arch Surg, 145(11), 1098-
1104. 
6. Gustavo MB, Decio RJ, Sebastiao Pitao, 
Eduardo de F. CF & cs (2016) “Diagnostic 
underestimation of atypical ductal hyperplasia 
and ductal carcinoma in situ at percutaneous 
core needle and vacuum-assisted biopsies of the 
breast in a Brazillian reference institution”, Radiol 
Bras, 49 (1), 6-11. 
7. Laura L (2000), “Clinical management issues in 
percutaneous core breast biopsy”, Radiologic 
clinics of North America, 38(4), 791-807. 
8. Lei Huo, Nour S, Kelly KH &cs (2006), 
“Predictors of invasion in patient with core-
needle biopsy- diagnosed ductal carcinoma in 
situ and recommendations for a selective 
approach to sentinel lymph node biopsy in ductal 
carcinoma in situ”,Cancer, 107 (8), 1760-1768. 
9. Meagan E. Brennan, Robin M. Turner, Stefano 
Ciatto & cs ( 2011) “Ductal carcinoma in situ at 
core - needle biopsy: meta - analysis of 
underestimation and predictors of invasive 
breast cancer”, Radiology, 2060(1), 119-128. 
10. Mun Yew PC, Serene Lim (2010), “Predictors of 
invasive breast cancer in ductal carcinoma in situ 
initially diagnosed by core biopsy”, Asian Journal 
of Surgery, 33(2), 76-82. 
11. Sung Hee Park, Min Jung Kim, Soo Jin Kim & cs 
(2014) “Ductal carcinoma in situ diagnosed using 
an ultralsound-guided 14 - gause core needle 
biopsy of breast masses: can underestimation be 
predicted preoperatively”, Ultrasonography, 33, 
128 - 135. 
12. S.C Doebar, C. de Monye, H. Stoop & cs (2016), 
“Ductal carcinoma in situ diagnosed by breast 
needle biopsy: Predictors of invasion in the 
excision specimen”, The breast, 27, 15 - 21. 
13. Tina WF.Yen, Kelly .H, Merrick I R & cs (2005), 
“Predictors of Invasive Breast cancer in patients 
with an initial diagnosis of ductal carcinoma in 
situ: A guide to selective use of sentinel lymph 
node biopsy in management of ductal carcinoma 
in situ”, the American College of surgeons, 
200(4), 516 - 526. 
14. Gustavo Machado Badan, Decio Roveda Junior, 
Sebasstiao Piato & cs (2016), ”Diagnostic 
underestimation of atypical ductal hyperplasia 
and ductal carcinoma in situ at percutanous core 
needle and vaccuum-assited biopsies of the 
breast in a Brazilian reference institution”, Radio 
Bras, 49(1), 6-11. 
VÚ 
TẠP CHÍ UNG THƯ HỌC VIỆT NAM 
293 
15. Liberman L (2000), “Centennial dissertation, 
Percutaneous imaging guided core breast 
biopsy: state of the art at the millennium”, AJR 
Am J Roentgenol, 174: 1191 - 1199. 
16. Cowell CF, Wiegelt B, Sakr RA, Ng CK, Hicks J, 
King TA & cs (2013), “Progression from ductal 
carcinoma in situ to invasive breast cancer: 
revisited” Mol Oncol, 7: 859 - 69. 
17. Bluff JE, Menakuru SR, Cross SS, Higham SE, 
Balasubramanian SP, Brown NJ & cs (2009), 
“Angiogenesis is associated with the onset of 
hyperplasia in human ductal breast disease”, Br 
J Cancer, 101: 666 - 72. 
18. Oda G, Sato T, Ishikawa T, Kawachi H, Kawachi 
H, Nakagawa T, Kuwayama T & cs (2012), 
“Significance of stromal decorin expression 
during the progression of breast cancer”, Oncol 
Rep, 28: 2003 - 8. 
19. Van Bockstal M, Lambein K, Gevaert O, De 
Wever O, Praet M, Cocquyt V & cs (2013), 
“Stromal architecture and periductal decorin are 
potential prognostic markers for ipsilateral 
locoregional recurrence in ductal carcinoma in 
situ of the breast”, Histopathology, 63: 520 - 33. 

File đính kèm:

  • pdfty_le_carcinom_xam_nhap_tren_nhom_benh_nhan_co_ket_qua_sinh.pdf