Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019

Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng sâu răng

vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019, từ đó hoạch

định các biện pháp dự phòng sâu răng cho trẻ em

trong thời gian tới. Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu

8053 trẻ em chia làm 4 lứa tuổi (6 – 8 tuổi, 9 – 11

tuổi, 12-14 tuổi và 15-17 tuổi) được chọn theo

phương pháp ngẫu nhiên, phân tầng nhiều giai đoạn

từ 14 tỉnh thành đại diện cho cả nước theo các vùng

địa lý. Tình trạng sâu răng ở trẻ em được ghi nhận bởi

chỉ số răng sâu – mất – trám (DMFT) và chỉ số mặt

 răng sâu – mất – trám (DMFS) theo tiêu chí của Tổ

chức Y tế thế giới kết hợp với chỉ số sâu răng sớm của

ICIDAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sâu răng vĩnh

viễn xuất hiện sớm và tăng nhanh theo tuổi. Tỷ lệ sâu

răng cao nhất ở nhóm tuổi 12 – 15 (43,7%) và trung

bình mỗi trẻ có một đến hai răng sâu không được

hàn, tỷ lệ răng được điều trị rất thấp. Kết quả này cho

thấy cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chăm sóc

sức khỏe răng miệng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi

 

Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019 trang 1

Trang 1

Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019 trang 2

Trang 2

Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019 trang 3

Trang 3

Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019 trang 4

Trang 4

Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019 trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 6820
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019

Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
34 
nghiên cứu và phát biểu rằng không có mối liên 
hệ có ý nghĩa giữa mảnh gãy dụng cụ với sự 
lành thương của các tổn thương quanh chóp. 
Còn Spili và cs (2005) đã thực hiện nghiên cứu 
và cho thấy rằng mảnh gãy dụng cụ thực sự ảnh 
hưởng có ý nghĩa đến sự lành thương của các 
tổn thương quanh chóp. Chính sự mâu thuẫn 
này làm cho các bác sĩ lâm sàng cần được cung 
cấp thông tin dựa trên những bằng chứng rõ 
ràng hơn để đánh giá được nguy cơ tiềm ẩn của 
sự cố này [8]. Kế hoạch khắc phục hậu quả khi 
gãy dụng cụ xảy ra về cơ bản có 2 hướng là 
quyết định để lại mảnh gãy hay thực hiện lấy 
mảnh gãy ra. Điều này phụ thuộc vào vị trí của 
mảnh gãy như chúng tôi đã trình bày bên trên. 
V. KẾT LUẬN 
Khả năng gãy ở hệ thống trâm Protaper quay 
tay xảy ra khi dụng cụ đã sửa soạn 10±2.7 ống 
tủy. Không có dụng cụ nào bị gãy trong lần sửa 
soạn đầu tiên. Dụng cụ có suất độ gãy nhiều 
nhất là trâm S1. Khi sự cố gãy dụng cụ xảy ra, 
chiều dài mảnh gãy trung bình là 2.13±1.26mm. 
Mảnh gãy thường có xu hướng nằm gần về phía 
chóp răng hơn là phía miệng ống tủy với khoảng 
cách trung bình từ đỉnh mảnh gãy tới chóp răng 
là 3.09±1.60mm và khoảng cách trung bình từ đầu 
mảnh gãy tới miệng ống tủy là 5.97±1.84mm. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Hoàng Tử Hùng (2014), “Bài mở đầu nội nha”, 
Giáo trình giảng dạy bộ môn Chữa răng – Nội nha, 
Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. 
2. Đinh Thi ̣Khánh Vân, “Sửa soạn hệ thống ống 
tủy (Làm sạch và tạo dạng hệ thống ống tủy)”, 
Giáo trình giảng dạy bộ môn Nội Nha, Đại học Y 
Dược TPHCM. 
3. Berutti Elio, Chiandussi Giorgio, Paolino 
Salvatore Davide, Scotti Nicola, Cantatore 
Giuseppe,Castellucci Arnaldo, and 
Pasqualini Damiano (2012) "Canal Shaping 
with WaveOne Primary Reciprocating Files and 
ProTaper System: A Comparative Study."Journal of 
Endodontics, 38( HYPERLINK 
"
992399/38/4" \o "Go to table of contents for this 
volume/issue" 4 ), pp.505-509 
4. Bùi Quế Dương (2008), "Nội nha lâm sàng", 
Nhà xuất bản Y học xuất bản lần thứ 2, tr. 91-107, 
tr. 155-165 
5. Wu Jintao, Lei Gang, , Yan Ming,Yu Yan,Yu 
Jinhua, and Zhang Guangdong (2011) 
"Instrument Separation Analysis of Multi-used 
ProTaper Universal Rotary System during Root 
Canal Therapy."Journal of Endodontics, 
37(6), pp.758-763 
6. Varela-Patin˜o Purificacio´n, Iban˜ez-
Pa´rraga Adalce, Rivas-Mundin˜a Berta, 
Cantatore Giuseppe, Otero Luis Xose´, and Martin-
Biedma Benjamin (2010) "Alternating versus 
Continuous Rotation: A Comparative Study of the 
Effect on Instrument Life."Journal of Endodontics, 
36 (HYPERLINK "http:// www.sciencedirect.com/ 
science/journal/00992399/36/1" \o "Go to table of 
contents for this volume/issue" 1 ), pp.157-159 
7. Schneider S.W. (1971), “A comparision of canal 
preparation in straight and curved root canals”, 
Oral Surg Oral Med Oral Pathol, 32(2), pp.271-5. 
8. Spili Peter, Parashos Peter, and Messer H. 
Harold(2005) "The Impact of Instrument 
Fracture on Outcome of Endodontic Treatment". 
Journal of Endodontics, 31(12), pp.845-850 
TÌNH TRẠNG SÂU RĂNG VĨNH VIỄN Ở TRẺ EM VIỆT NAM NĂM 2019 
Nguyễn Thị Hồng Minh*, Trịnh Đình Hải* 
TÓM TẮT9 
Nghiên cứu nhằm xác định tình trạng sâu răng 
vĩnh viễn ở trẻ em Việt Nam năm 2019, từ đó hoạch 
định các biện pháp dự phòng sâu răng cho trẻ em 
trong thời gian tới. Nghiên cứu cắt ngang với cỡ mẫu 
8053 trẻ em chia làm 4 lứa tuổi (6 – 8 tuổi, 9 – 11 
tuổi, 12-14 tuổi và 15-17 tuổi) được chọn theo 
phương pháp ngẫu nhiên, phân tầng nhiều giai đoạn 
từ 14 tỉnh thành đại diện cho cả nước theo các vùng 
địa lý. Tình trạng sâu răng ở trẻ em được ghi nhận bởi 
chỉ số răng sâu – mất – trám (DMFT) và chỉ số mặt 
*Bệnh viện Răng Hàm Mặt TƯ, Hà Nội 
Chịu trách nhiệm chính: Nguyễn Thị Hồng Minh 
Email: tradentist@gmail.com 
Ngày nhận bài: 1/3/2021 
Ngày phản biện khoa học: 29/3/2021 
Ngày duyệt bài: 2/5/2021 
răng sâu – mất – trám (DMFS) theo tiêu chí của Tổ 
chức Y tế thế giới kết hợp với chỉ số sâu răng sớm của 
ICIDAS. Kết quả nghiên cứu cho thấy, sâu răng vĩnh 
viễn xuất hiện sớm và tăng nhanh theo tuổi. Tỷ lệ sâu 
răng cao nhất ở nhóm tuổi 12 – 15 (43,7%) và trung 
bình mỗi trẻ có một đến hai răng sâu không được 
hàn, tỷ lệ răng được điều trị rất thấp. Kết quả này cho 
thấy cần đẩy mạnh hơn nữa các biện pháp chăm sóc 
sức khỏe răng miệng cho trẻ em ở mọi lứa tuổi. 
Từ khóa: Sâu răng vĩnh viễn, trẻ em Việt Nam 
SUMMARY 
SITUATION OF CARIES IN PERMANENT 
DENTITION IN VIETNAMESE CHILDREN IN 2019 
The study aims to identify the situation of caries in 
permanent dentition in Vietnamese children in 2019, 
thereby planning measures to prevent dental caries 
for children in the near future. A cross-sectional study 
with a sample size of 8053 children divided into age 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
35 
groups (6-8; 9-11; 12-14 and 15-17 years old) was 
selected according to the randomized, multi-stage 
stratification method from 14 provinces representing 
the whole country by geographic regions. Caries in 
permanent dentition status was recognized by the 
tooth decay - loss - fillings index (DMFT) and the 
surface decay - loss - fillings index (DMFS) according 
to the World Health Organization criteria combined 
with the early tooth decay lesion of ICDAS's index. 
The results showed that permanent caries appeared 
early and increased rapidly with age. The rate of 
caries was highest in the age group of 12-15 (43.7%) 
and on average, each child has 1 to 2 tooth decay 
without filling, the rate of treated teeth was very low. 
This result showed that it is necessary to promote 
dental health care activities for children. 
Keywords: Caries in permanent dentition, 
Vietnamese children 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Bệnh sâu răng là một bệnh nhiễm khuẩn phổ 
biến nhất ở trẻ em, có thể gặp ở mọi lứa tuổi, 
mọi tầng lớp xã hội. Bệnh xuất hiện sớm và nếu 
không được phát hi ...  trong khu vực từ nhiều thập kỷ 
nay. Tuy nhiên, hiệu quả của những chương 
trình dự phòng bệnh sâu răng ở các nước trên 
thế giới không giống nhau. Ở các nước phát 
triển, sâu răng có xu hướng giảm xuống nhưng 
lại có xu hướng tăng lên ở các nước đang phát 
triển. Bệnh sâu răng có diễn biến phức tạp do 
chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố nguy cơ, như 
sự hiểu biết, các biện pháp giáo dục của cha mẹ, 
nhà trường, các phong tục, tập quán và thói 
quen ăn uống, vệ sinh răng miệng của học sinh. 
Vì vậy, hiệu quả của các biện pháp dự phòng có 
thể thay đổi, diễn biến khác nhau theo các vùng, 
miền khác nhau. Nghiên cứu được tiến hành 
nhằm đánh giá tình trạng sâu răng ở trẻ em từ 
đó đưa ra những chiến lược toàn diện chăm sóc 
sức khoẻ răng miệng cho trẻ em và cộng đồng. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Đối tượng, địa điểm và thời gian 
nghiên cứu 
2.1.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu 
- Địa điểm: 14 tỉnh thành đại diện cho 7 vùng 
địa lý của Việt Nam, bao gồm: vùng núi phía 
bắc, vùng đồng bằng sông Hồng, vùng duyên 
hải bắc trung bộ, vùng duyên hải nam trung bộ, 
vùng cao nguyên trung bộ, vùng đông nam bộ 
và vùng đồng bằng sông Cửu Long. 
- Thời gian nghiên cứu: 2016 – 2017. 
2.1.2. Đối tượng nghiên cứu 
+Tiêu chuẩn lựa chọn: trẻ 6 -17 tuổi, trẻ 
và bố mẹ đồng ý cho trẻ tham gia nghiên cứu. 
+Tiêu chuẩn loại trừ: trẻ đang mắc các 
bệnh cấp tính, bố mẹ không đồng ý tham gia 
nghiên cứu, không hợp tác trong khi nghiên cứu. 
2.2. Phương pháp nghiên cứu 
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu 
mô tả cắt ngang 
Trong nghiên cứu này thì các vùng đã chọn 
mẫu được lựa chọn dựa vào các khu vực địa lý 
bao phủ cả nước. Việt Nam được phân làm bảy 
vùng dựa vào vị trí và các đặc điểm địa lý. 
Từ 7 vùng này chọn ra 14 tỉnh. Tất cả có 28 
quận/huyện được chọn ngẫu nhiên từ 14 tỉnh 
thành. Ở mỗi cấp lựa chọn thì xác suất lựa chọn 
cân xứng với số lượng dân số. Trong mỗi 
quận/huyện được chọn, lập danh sách tất cả các 
trường.Mỗi quận/huyện sẽ chọn ngẫu nhiên 03 
nhóm trường (mỗi cụm gồm 1 trường tiểu học, 1 
trường THCS, 1 trường THPT). Tổng số có 56 
nhóm trường được chọn. 
2.2.2. Cỡ mẫu và chọn mẫu. Mẫu nghiên 
cứu chọn theo phương pháp ngẫu nhiên, phân 
tầng nhiều giai đoạn. Mỗi nhóm lại bao gồm 4 
nhóm tuổi từ 6 đến 17 tuổi, và các đối tượng 
nghiên cứu được chọn ngẫu nhiên từ các lớp 
trong trường tiểu học, trung học cơ sở, và phổ 
thông trung học. 
Nhóm 1 (6-8 tuổi): lớp 1,2,3 (trường tiểu học). 
Nhóm 2 (9-11 tuổi): lớp 4,5 (trường tiểu học) 
và lớp 6 (trường trung học cơ sở). 
Nhóm 3 (12-14 tuổi): lớp 7,8,9 (trường trung 
học cơ sở). 
Nhóm 4 (15-17 tuổi): lớp 10,11,12 (trường 
phổ thông trung học). 
Nhóm tuổi được đánh giá tình trạng sâu răng 
sữa là nhóm 1 và nhóm 2, trong đó nhóm tuổi 
then chốt là 6 tuổi. Công thức tính cỡ mẫu cho 
đơn vị mẫu nhỏ nhất: 
2
)2/1(
2
e
qpZn −= 
Trong đó: n = cỡ mẫu nghiên cứu 
)2/1(
2
 −Z : hệ số tin cậy, α=0,05 thì 
)2/1(
2
 −Z = 1,96 
P = tần suất ước tính mắc bệnh sâu răng ở 
trẻ em, p=0,8 (80%). 
q= 1-p = 0,2 
e = độ chính xác tuyệt đối mong muốn 
(confident limit around the point estimate), 
thường lấy = 0.05 (5%). 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
36 
Từ công thức tính được n = 122. Ước lượng 
sai số 5% ta có cỡ mẫu là 128. 
Như vậy, cỡ mẫu cho mỗi trường là 128 đối 
tượng. Mỗi nhóm tuổi sẽ có 32 đối tượng. 
Cỡ mẫu của điều tra ở trẻ em là: 7168 đối tượng. 
Thực tế nghiên cứu đã khám cho 8043 trẻ 
em, đảm bảo lớn hơn cỡ mẫu đã tính. 
2.2.3. Các bước tiến hành 
2.2.3.1. Chuẩn bị nghiên cứu 
❖Liên hệ cơ sở thực hiện nghiên cứu: 
- Liên hệ với Ủy ban Nhân dân và cơ quan y 
tế của các tỉnh/ thành, huyện/ quận và xã/ 
phường đã được chọn và đề nghị cử cán bộ phối 
hợp nghiên cứu. 
- Lập danh sách học sinh và chọn ngẫu nhiên 
theo cỡ mẫu. 
- Gửi phiếu xác nhận đồng ý tham gia nghiên 
cứu của phụ huynh trẻ và phiếu câu hỏi 
❖Tập huấn cho cán bộ nghiên cứu 
Chỉ sử dụng những người khám đã được tập 
huấn và định chuẩn. Việc tập huấn và định 
chuẩn đã được tiến hành ở Hà Nội và thành phố 
Hồ Chí Minh. 
❖Chuẩn bị dụng cụ, công cụ khám răng 
- Chuẩn bị dụng cụ: bộ khay khám răng(khay 
quả đậu, gương, thám châm, cây thăm dò nha 
chu, gắp), bông, cốc nhựa. 
- Nguồn sáng: đèn sợi quang học có kèm 
theo gương khám 
- Phiếu khám: theo mẫu của Tổ chức Y tế thế 
giới “Điều tra sức khỏe răng miệng - Các phương 
pháp cơ bản”, xuất bản lần thứ 5, năm 2013. 
- Áp dụng các biện pháp vô khuẩn theo đúng 
qui trình 
2.2.3.2. Quy trình thực hiện khám lâm sàng 
- Khám bằng dụng cụ chuyên khoa dưới ánh 
sáng đèn sợi quang học 
- Người khám là các Bác sĩ Răng Hàm Mặt 
của Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà 
Nội và Thành phố Hồ Chí Minh đã được tập huấn 
định chuẩn đánh giá lâm sàng và ghi nhận các 
tình trạng sâu răng. 
- Trẻ em được khám tư thế nằm trên bàn thấp. 
- Cách khám: khám theo cùng một cách thức 
cho mỗi trẻ em, theo thứ tự bắt đầu từ 
răng 55 cho đến răng 65 ở hàm trên, tiếp 
đến từ răng 75 đến răng 85 ở hàm dưới để tránh 
bỏ sót. Khám toàn bộ các mặt răng rồi đọc mã 
số cho người ghi chép vào phiếu khám. 
- Ghi nhận tình trạng sâu răng vĩnh viễn: 
0 Răng bình thường 
D1 Tổn thương sớm trên men răng 
D2 
Tổn thương trên men, có mất cấu trúc 
men 
D3 
Tổn thương mất khoáng, tạo bóng đổi 
màu ở ngà răng, chưa hình thành lỗ 
sâu ở ngà 
1 Răng sâu 
2 Răng hàn bị sâu 
3 Răng hàn không bị sâu 
4 Răng mất do sâu 
5 Răng mất không do sâu 
6 Răng trám bít hố rãnh 
7 Răng giả cố định, chụp răng, mặt dán 
8 Răng chưa mọc 
2.2.4. Xử lý và phân tích số liệu 
- Các phiếu khám được kiểm tra trong ngày, 
điều chỉnh các sai sót (nếu có) ngay cuối buổi khám. 
- Các số liệu được phân tích và xử lý bằng 
phần mềm thống kê y học SPSS 16.0. 
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
Bảng 1. Tình trạng sâu răng vĩnh viễn 
tuổi n % 
DMFT DMFS 
DT MT FT DMFT DS MS FS DMFS 
6 -8 420 20,9 0,43 0,01 0,04 0,48 1,21 0,01 0,06 1,28 
9 - 11 692 34,4 0,80 0,02 0,11 0,93 2,78 0,02 0,18 2,98 
12 -14 879 43,7 1,37 0,04 0,21 1,62 4,70 0,04 0,30 5,03 
15 -17 731 36,3 1,17 0,07 0,30 1,54 4,33 0,07 0,40 4,81 
Nhận xét: Sâu răng vĩnh viễn xuất hiện sớm và tăng nhanh theo tuổi, Từ 6 – 8 tuổi đã có 20,9% 
số trẻ có sâu răng vĩnh viễn,số răng vĩnh viễn sâu tăng lên theo tuổi. trung bình mỗi trẻ có 1 đến 2 
răng sâu. Mức độ sâu răng cũng tăng dần theo tuổi và tỷ lệ răng được điều trị rất thấp. 
Bảng 2:Tình trạng sâu răng vĩnh viễn theo tuổi và giới 
Tuổi Giới n Tỷ lệ 
DMFT 
DT MT FT DMFT 
6-8 
nam 239 20,5 0,43 0,01 0,04 0,48 
nữ 181 21,4 0,42 0,01 0,05 0,47 
9 - 11 
nam 383 34,3 0,82 0,01 0,11 0,93 
nữ 309 34,4 0,78 0,02 0,11 0,92 
TẠP CHÍ Y häc viÖt nam tẬP 502 - th¸ng 5 - sè 1 - 2021 
37 
12-14 
nam 477 45,5 1,49 0,04 0,17 1,69 
nữ 402 41,8 1,30 0,04 0,25 1,59 
15-17 
nam 344 33,3 1,10 0,05 0,27 1,42 
nữ 387 39,4 1,31 0,09 0,34 1,74 
Nhận xét: Tỷ lệ sâu răng tăngtheo thời gian ở cả hai giới. Ở lứa tuổi từ 6 đến 11, sâu răng cả hai 
giới không có sự khác biệt, tuy nhiên khi trẻ lớn hơn thìsâu răng của nam và nữ có sự khác nhau, ở 
nhóm 12 – 14 tuổi sâu răng của nam lớn hơn nữ, trong khi đó ở nhóm 15 -17 tuổi lại cho kết quả nữ 
cao hơn nam. 
Bảng 3.Tình trạng sâu răng ở các nhóm tuổi then chốt theo giới 
Tuổi Giới n % DT MT FT DMFT 
12 
Nam 163 46,6 1,38 0,03 0,15 1,56 
nữ 136 42,9 1,20 0,05 0,30 1,56 
15 
Nam 106 30,6 0,90 0,05 0,36 1,31 
nữ 129 40,1 1,44 0,08 0,43 1,95 
Nhận xét: Ở lứa tuổi 12, tình trạng sâu răng ở nam cao hơn nữ, tuy nhiên chỉ số DMFT lại gần 
bằng nhau. Ở trẻ 15 tuổi, hoc sinh nữ sâu răng nhiều hơn nam rõ rệt, chỉ số DMFT cũng cao hơn nhiều. 
Bảng 4.Tình trạng sâu răng vĩnh viễn theo các vùng địa lý. 
Vùng tuổi n % 
DMFT 
DT MT FT DMFT 
Vùng núi phía bắc 
6-8 50 17,4 0,35 0,04 0,05 0,44 
9-11 75 26,0 0,56 0,02 0,12 0,70 
12-14 81 28,1 0,70 0,02 0,25 0,97 
15-17 74 25,7 0,62 0,08 0,45 1,15 
Chung 280 24,3 0,54 0,04 0,19 0,77 
Vùng ĐBSH 
6-8 64 22,2 0,48 0,00 0,15 0,63 
9-11 116 40,3 1,30 0,00 0,16 1,46 
12-14 156 54,2 1,81 0,00 0,40 2,21 
15-17 109 37,8 1,31 0,02 0,28 1,61 
Chung 445 38,6 1,19 0,00 0,24 1,43 
Vùng duyên hải BTB 
6-8 35 12,2 0,25 0,01 0,04 0,30 
9-11 93 32,3 0,79 0,02 0,28 1,09 
12-14 125 43,4 1,54 0,05 0,30 1,89 
15-17 88 30,6 0,93 0,03 0,41 1,37 
Chung 341 29,6 0,84 0,03 0,24 1,11 
Vùng duyên hải NTB 
6-8 42 14,6 0,26 0,00 0,06 0,32 
9-11 67 23,3 0,35 0,02 0,15 0,52 
12-14 60 20,8 0,37 0,03 0,30 0,70 
15-17 60 20,8 0,50 0,06 0,35 0,91 
Chung 229 19,9 0,37 0,03 0,22 0,62 
Vùng cao nguyên TB 
6-8 46 16,0 0,29 0,00 0,06 0,35 
9-11 103 35,8 0,78 0,01 0,23 1,02 
12-14 155 54,0 1,83 0,04 0,42 2,29 
15-17 140 48,6 1,45 0,12 0,74 2,31 
Chung 444 38,6 1,07 0,04 0,36 1,47 
Vùng ĐNB 
6-8 111 38,5 0,45 0,01 0,02 0,48 
9-11 138 47,9 1,32 0,00 0,10 1,42 
12-14 169 58,9 2,23 0,04 0,25 2,52 
15-17 144 50,0 2,21 0,06 0,38 2,65 
Chung 562 48,8 1,56 0,03 0,19 1,78 
Vùng ĐB SCL 
6-8 72 25,2 0,42 0,00 0,01 0,43 
9-11 100 35,0 0,85 0,02 0,04 0,91 
12-14 133 46,7 1,38 0,09 0,16 1,63 
15-17 116 40,6 1,58 0,15 0,28 2,01 
Chung 421 36,8 1,07 0,07 0,13 1,27 
vietnam medical journal n01 - MAY - 2021 
38 
Nhận xét: Mỗi vùng địa lý có sự phân bố tỷ 
lệ sâu răng khác nhau. Vùng đồng bằng sông 
Hồng, vùng cao nguyên trung bộ, vùng đông 
nam bộ, vùng đồng bằng sông Cửu Long cho 
thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn cao hơn và tăng lên 
theo tuổi của trẻ. Vùng miền núi phía bắc, duyên 
hải bắc trung bộ, duyên hải nam trung bộ có tỷ 
lệ sâu răng vĩnh viễn thấp hơn. 
IV. BÀN LUẬN 
Tình trạng sâu răng vĩnh viễn ở trẻ em được 
ghi nhận bởi chỉ số răng sâu – mất – trám 
(DMFT) và chỉ số mặt răng sâu – mất – trám 
(DMFS). Chỉ số DMFT là số trung bình răng sâu 
(DT), răng sâu đã mất (MT) và răng sâu đã trám 
(FT). Chỉ số DMFS là số trung bình mặt răng sâu 
(DS), mặt răng đã mất do sâu (MS) và mặt răng 
sâu đã trám (FS). 
Theo kết quả nghiên cứu ở bảng 1, tỷ lệ sâu 
răng vĩnh viễn là một vấn đề cần phải quan tâm, 
sâu răng vĩnh viễn xuất hiện với tỷ lệ cao khi vừa 
mới mọc (nhóm 6 – 8 tuổi) và tăng dần theo 
tuổi, từ9 tuổi tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn của trẻ đã 
rất nghiêm trọng( 34,4% – 43,7%), tỷ lệ răng 
được điều trị thấp, tuy nhiên so với răng sữa thì 
tỷ lệ DMFT và DMFS thấp hơn rất nhiều, điều 
này có thể lý giải về cấu trúc giải phẫu – mô học 
của răng vĩnh viễn bền vững hơn so với răng 
sữa. Mặc dù vậy, trẻ lại bị sâu răng vĩnh viễn từ 
rất sớm ngay khi vừa mới mọc lên, do đó đòi hỏi 
tăng cường giáo dục vệ sinh răng miệng cho 
cộng đồng cũng như sự quan tâm chăm sóc sức 
khỏe răng miệng của chính bản thân đứa trẻ 
cũng như từ các bậc phụ huynh. 
Ở bảng 2, tỷ lệ sâu răng tăng theo thời gian 
ở cả hai giới, ở lứa tuổi từ 6 đến 11, tỷ lệ sâu 
răng cả hai giới không có sự khác biệt, tuy nhiên 
khi trẻ lớn hơn thì tỷ lệ sâu răng của nam và nữ 
đã có sự khác nhau, Một số nghiên cứu cho rằng 
các bạn nữ thường có ý thức về chăm sóc bản 
thân hơn các bạn nam, vì vậy vấn đề răng miệng 
cũng được cải thiện hơn. 
Lý do dẫn đến tình trạng sâu răng cao ở trẻ 
có thế được giải thích bởi nhiều yếu tố khách 
quan cũng như chủ quan, như thói quen ăn 
uống nhiều bữa của trẻ, ăn nhiều thức ăn có 
chứa đường như sữa, bánh kẹo, nước ngọt, vệ 
sinh răng miệng kém, chưa có các biện pháp dự 
phòng sâu răng hợp lý, nồng độ fluor trong 
nguồn nước sinh hoạt không đủBên cạnh đó ở 
lứa tuổi này trẻ đang ở trong giai đoạn hàm răng 
hỗn hợp, những thay đổi về giải phẫu của răng 
và lợi cũng làm khó dễ cho vấn đề vệ sinh răng 
miệng và sự tích tụ theo thời gian của một quá 
trình sâu răng từ khi trẻ còn nhỏ 
Kết quả bảng 4, tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn ở trẻ 
em đều cao, trung bình mỗi trẻ có 1 răng bị sâu 
hoặc mất do sâu hoặc đã hàn. Mỗi vùng địa lý 
đều cho thấy tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn tăng lên 
theo tuổi của trẻ, trong các vùng địa lý cho thấy 
vùng miền núi phía bắc và duyên hải nam trung 
bộ có tỷ lệ sâu răng vĩnh viễn thấp hơn so với 
các vùng khác, cần phải có nghiên cứu sâu hơn 
để lý giải vấn đề này. Điềunày có thể lý giải bởi 
điều kiện phát triển kinh tế xã hội ở vùng này 
cao hơn các vùng khác, công tác nha học đường 
được chú trọng và quan trọng nhất ở vùng này 
được fluor hóa nguồn nước cấp công cộng. Số 
răng sữa bị sâu trên mỗi trẻ ở các vùng miền 
đều cao, trung bình mỗi trẻ có khoảng 6 răng 
sữa sâu, gây ảnh hưởng lớn đến sự phát triển 
thể chất của trẻ. Điều này nhắc nhở chúng ta 
cần quan tâm hơn nữa đến vấn đề nguy cơ sâu 
răng của trẻ, đòi hỏi nhiều đến công tác dự 
phòng tại cộng đồng, bao gồm công tác giáo dục 
nâng cao nhận thức về chăm sóc sức khỏe răng 
miệng tại cộng đồng, cũng như sự quan tâm của 
bộ máy chính quyền của nhà nước vào các 
chương trình bảo vệ sức khỏe răng miệng như 
fluor hóa nước cấp công cộng, fluor hóa muối 
ăn, các chính sách nhà nước để hạn chế người 
dân sử dụng đường 
V. KẾT LUẬN 
- Có 86,4% trẻ em từ 6 – 8 tuổi bị sâu răng 
sữa và chỉ số dmft trung bình là 6,21, trong đó 
mỗi em có trung bình 5 răng sâu không được 
điều trị. 
- Có khoảng ¼ số trẻ em 6 tuổi có từ một 
đến sáu răng sâu. 
- Tỷ lệ sâu răng sữa cao ở tất cả các vùng địa 
lý (trừ vùng Đông Nam bộ). 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Gugnani. N. International Caries Detection and 
Assessment System (ICIDAS): A newConcept. Int J 
Clin Pediatr Dent 2011 May-Aug; 4(2): 93-100. 
2. Thống kê y học 1996. Nhà xuất bản Hanoi , 1997 
3. Trịnh Đình Hải, Đào Ngọc Phong. Phương pháp 
nghiên cứu dịch tễ học lâm sàng trong Nha khoa. 
Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 2014. 
4. Trường.TV; Hải. TĐ. Điều tra sức khỏe răng 
miệng toàn quốc. Nhà xuất bản Y học, 2002. 
5. Trương Mạnh Dũng, Vũ Mạnh Tuấn (2011). 
“Thực trạng bệnh răng miệng và một số yếu tố 
liên quan ở trẻ 4-8 tuổi tại 5 tỉnh thành của Việt 
Nam năm 2010”, Y Học Thực Hành, 797 (12), 
tr56-59. 
6. World Health Organization. Oral health Survey 
– Basic methods, 5th Edition. Geneva, WHO, 2013 

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_sau_rang_vinh_vien_o_tre_em_viet_nam_nam_2019.pdf