Xây dựng vốn từ vựng cho năng lực nghe
Khi bắt đầu học tiếng Anh chúng ta đã phải xây dựng năng lực nghe thông qua một
loạt các kỹ thuật, ví dụ kỹ thuật nghe trọng âm câu. Đặc biệt khi xây dựng vốn từ
vựng để tạo nền tảng nghe hiểu và nói, chúng ta cũng phải thực hiện nguyên tắc
đưa vốn từ vựng ấy vào văn cảnh, tình huống.
Quy trình học ngoại ngữ quan tâm tới 3 chữ R:
- Remember (ghi nhớ): có hai loại ghi nhớ: ghi nhớ để sử dụng ngay tại chỗ và ghi
nhớ để sử dụng lâu dài. Điều quan trọng là người sử dụng ngôn ngữ phải xác định
rất nhanh là ghi nhớ cái gì và không ghi nhớ cái gì.
- Retain (lưu trữ): khả năng duy trì được vốn từ vựng, ngữ pháp trong một khoảng
thời gian nào đó. Có những dữ liệu chúng ta phải duy trì cả đời, ví dụ như mẫu câu
cơ bản, hoặc từ vựng cơ bản.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng vốn từ vựng cho năng lực nghe
Xây dựng vốn từ vựng cho năng lực nghe Khi bắt đầu học tiếng Anh chúng ta đã phải xây dựng năng lực nghe thông qua một loạt các kỹ thuật, ví dụ kỹ thuật nghe trọng âm câu. Đặc biệt khi xây dựng vốn từ vựng để tạo nền tảng nghe hiểu và nói, chúng ta cũng phải thực hiện nguyên tắc đưa vốn từ vựng ấy vào văn cảnh, tình huống. Quy trình học ngoại ngữ quan tâm tới 3 chữ R: - Remember (ghi nhớ): có hai loại ghi nhớ: ghi nhớ để sử dụng ngay tại chỗ và ghi nhớ để sử dụng lâu dài. Điều quan trọng là người sử dụng ngôn ngữ phải xác định rất nhanh là ghi nhớ cái gì và không ghi nhớ cái gì. - Retain (lưu trữ): khả năng duy trì được vốn từ vựng, ngữ pháp trong một khoảng thời gian nào đó. Có những dữ liệu chúng ta phải duy trì cả đời, ví dụ như mẫu câu cơ bản, hoặc từ vựng cơ bản. - Recall (gợi nhớ): tức là gợi nhớ lại để sử dụng trong các tình huống giao tiếp cụ thể. Nếu trong tình huống giao tiếp mà chúng ta không gợi nhớ lại được thì vốn ngôn ngữ đó gọi là “vốn chết” hay “vốn ngôn ngữ thụ động”. Đây là vốn ngôn ngữ không sử dụng được một cách tích cực, không sử dụng được để sản sinh lời nói (nói) hoặc văn bản (viết). Cho nên năng lực giao tiếp được đánh giá bằng khả năng Recall. Ba yếu tố Remember, Retain, Recall hoàn thiện quy trình học ngoại ngữ. Về nghe hiểu, nếu chúng ta lưu trữ được càng nhiều mẫu câu, càng nhiều từ thì khả năng hiểu người khác nói càng lớn. Năng lực nghe hiểu, đặc biệt là nghe tích cực, tức là nghe nắm bắt được đầy đủ thông tin không phải là món quà của tự nhiên, mà phải học, phải được huấn luyện. Phải xây dựng nền tảng cho khả năng giao tiếp nhất là qua nghe, nói. Thông qua hai hình thức. Hình thức thứ nhất: theo học một khóa học chính khóa nào đó, theo các trình độ cao dần. Hình thức thứ hai: là các hoạt động ngoài lớp học. Nhưng hình thức nào thì cũng không quan trọng. Cái quan trọng là ở chỗ phương pháp tiến hành khóa học ấy như thế nào để tạo được năng lực sử dụng ngôn ngữ nói chung, trong đó có năng lực nghe. Khi bắt đầu học tiếng Anh chúng ta đã phải xây dựng năng lực nghe thông qua một loạt các kỹ thuật, ví dụ kỹ thuật nghe trọng âm câu. Đặc biệt khi xây dựng vốn từ vựng để tạo nền tảng nghe hiểu và nói, chúng ta cũng phải thực hiện nguyên tắc đưa vốn từ vựng ấy vào văn cảnh, tình huống. Rõ ràng tình huống hỗ trợ chúng ta rất nhiều trong việc nhận diện từ, và nhờ đó cũng dễ nhớ hơn. Trong các sách giáo khoa tiếng Anh có muốn vàn tình huống như vậy. Chỉ có điều chúng ta có khai thác đúng hướng hay không thôi. * Học từ để phục vụ mục đích nghe hiểu cần có định hướng cụ thể thì mới có hiệu quả. Nói đến xây dựng vốn từ vựng tức là xây dựng một vốn chung cho cả bốn kỹ năng nghe, nói, đọc, viết. Không có bốn kho từ vựng riêng biệt dành cho bốn kỹ năng. Chỉ có một kho từ vựng duy nhất. Khi sử dụng các kỹ năng, chúng ta vận dụng kho từ vựng chung này ở góc độ khác nhau một chút. Ví dụ khi viết thường phải dùng những từ có tính chất tầm chương trích cú (ngôn ngữ viết). Khi nói thường dùng từ đơn giản hơn, dùng dạng khẩu ngữ và những từ đệm như well, kind of, sort of, ... Tất cả các loại từ vựng đó đều phải được lưu trữ. Khi học theo một quyển sách nào đó, chúng ta cần biết từ bao giờ cũng nằm trong văn cảnh (context), và như vậy không bao giờ học từ theo kiểu học tự điển. Văn cảnh chính là những hình ảnh làm cho chúng ta duy trì được từ đó lâu hơn. Do đó khi học từ chúng ta cần quan tâm đến văn cảnh. * Những kỹ thuật giúp chúng ta nâng cao năng lực sử dụng từ phục vụ cho mục đích nghe-hiểu: - Một là, khi gặp bất cứ một từ mới nào ta phải nắm ngay cách phát âm của nó, đặc biệt là trọng âm từ. - Hai là, khi tăng cường các vốn từ vựng để phục vụ cho mục đích nghe-nói, chúng ta quan tâm đến vốn khẩu ngữ vì nói là khẩu ngữ. Chúng ta cần phân biệt những từ chỉ hay dùng trong nói và những từ dùng trong viết. * Muốn nâng cao vốn từ vựng, chúng ta phải nâng cao một cách từ từ, một cách có hệ thống. Hãy xây dựng những vốn từ từ thấp lên cao: 400 từ, 700 từ, 1000 từ, ... bằng cách đọc hệ thống chuyện kể từ thấp lên cao. Đối với mỗi bậc từ, người học cần tiến hành những bước sau đây: Bắt đầu đọc hệ chuyện chỉ dùng 400 từ. Trong khi đọc: - Tra nghĩa từ mới. Nắm cách phát âm. Ghi nhớ văn cảnh dùng từ mới đó. - Quan sát một từ được dùng trong các văn cảnh khác nhau như thế nào. Việc này thực hiện bằng cách đọc nhiều chuyện cùng một trình độ. - Trong khi đọc chuyện chú ý ghi nhớ lời thoại của nhân vật. Đối thoại trong các câu chuyện cũng chính là những lời nói trong đời sống hằng ngày. - Cuối cùng kết thúc đọc chuyện bằng mắt là nghe bằng tai để thấm được cách nói của người Anh, thấm được cách phát âm chuẩn. Xây dựng vốn từ vựng ở trình độ nào cũng phải thực hiện bốn bước như trên. Xây dựng vốn từ vựng theo phương thức này vừa bảo đảm học được nghĩa từ, vừa tăng cường năng lực phát âm, khả năng nhận diện từ bằng tai.
File đính kèm:
- xay_dung_von_tu_vung_cho_nang_luc_nghe.pdf