Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Nghiên cứu hướng đến mục tiêu là xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng

hoạt chất cefixim trong viên nang cứng cefixim 100 mg bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu

năng cao (HPLC) theo tiêu chuẩn dược điển USP 34. Quá trình sắc ký được thực hiện trên cột

HiQ Sil C18HS 4,6 mm (I.D) x 100 mm (L), phát hiện bằng đầu dò diod quang (PDA) ở bước

sóng 254 nm. Quá trình rửa giải đẳng dòng với pha động gồm acetonitril : tetrabutylamonium

hydroxyd theo tỷ lệ 1:3, tốc độ dòng là 1,1 mL/phút. Mẫu được hòa tan trong dung dịch đệm

phosphat pH 7,0. Độ tuyến tính của phương pháp đạt trong khoảng nồng độ 0,04-0,4 mg/mL.

Giới hạn phát hiện (LOD) là 0,003 mg/mL, giới hạn định lượng (LOQ) là 0,01 mg/mL. Độ

đúng của phương pháp được xác định bằng % tỷ lệ phục hồi trong khoảng 99,72-101,25%. Độ

chính xác gồm độ lặp lại có %RSD = 0,062% và độ chính xác trung gian được thực hiện bởi

2 kiểm nghiệm viên có %RSD = 0,063%. Các kết quả khảo sát đều đạt yêu cầu về các chỉ tiêu

tính đặc hiệu, độ tuyến tính, độ đúng, độ chính xác, giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định

lượng (LOQ). Phương pháp đề xuất này có thể áp dụng để xác định hàm lượng cefixime trong

công thức dược phẩm.

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 1

Trang 1

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 2

Trang 2

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 3

Trang 3

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 4

Trang 4

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 5

Trang 5

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 6

Trang 6

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 7

Trang 7

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 8

Trang 8

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 9

Trang 9

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang viethung 4700
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)

Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 MG bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)
Tạp chí Khoa học Công nghệ và Thực phẩm 21 (2) (2021) 114-123 
114 
XÂY DỰNG VÀ THẨM ĐỊNH QUY TRÌNH PHÂN TÍCH 
ĐỊNH LƯỢNG VIÊN NANG CỨNG CEFIXIM 100 MG 
BẰNG PHƯƠNG PHÁP SẮC KÝ LỎNG HIỆU NĂNG CAO (HPLC) 
Mai Thanh Nhàn1*, Nguyễn Văn Hòa2 
1Trường Đại học Nguyễn Tất Thành 
2Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM 
*Email: mtnhan@ntt.edu.vn 
Ngày nhận bài: 08/10/2020; Ngày chấp nhận đăng: 01/3/2021 
TÓM TẮT 
Nghiên cứu hướng đến mục tiêu là xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng 
hoạt chất cefixim trong viên nang cứng cefixim 100 mg bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu 
năng cao (HPLC) theo tiêu chuẩn dược điển USP 34. Quá trình sắc ký được thực hiện trên cột 
HiQ Sil C18HS 4,6 mm (I.D) x 100 mm (L), phát hiện bằng đầu dò diod quang (PDA) ở bước 
sóng 254 nm. Quá trình rửa giải đẳng dòng với pha động gồm acetonitril : tetrabutylamonium 
hydroxyd theo tỷ lệ 1:3, tốc độ dòng là 1,1 mL/phút. Mẫu được hòa tan trong dung dịch đệm 
phosphat pH 7,0. Độ tuyến tính của phương pháp đạt trong khoảng nồng độ 0,04-0,4 mg/mL. 
Giới hạn phát hiện (LOD) là 0,003 mg/mL, giới hạn định lượng (LOQ) là 0,01 mg/mL. Độ 
đúng của phương pháp được xác định bằng % tỷ lệ phục hồi trong khoảng 99,72-101,25%. Độ 
chính xác gồm độ lặp lại có %RSD = 0,062% và độ chính xác trung gian được thực hiện bởi 
2 kiểm nghiệm viên có %RSD = 0,063%. Các kết quả khảo sát đều đạt yêu cầu về các chỉ tiêu 
tính đặc hiệu, độ tuyến tính, độ đúng, độ chính xác, giới hạn phát hiện (LOD) và giới hạn định 
lượng (LOQ). Phương pháp đề xuất này có thể áp dụng để xác định hàm lượng cefixime trong 
công thức dược phẩm. 
Từ khóa: Cefixim, HPLC, sắc ký ghép cặp ion, thẩm định quy trình. 
1. GIỚI THIỆU 
Cefixim là một kháng sinh bán tổng hợp thuộc nhóm Cephalosporin thế hệ 3 với nhiều 
ưu điểm nổi bật. Hiệu quả kháng khuẩn của cefixim dựa trên khả năng ức chế quá trình tổng 
hợp thành tế bào của vi khuẩn. Cụ thể là cefixim ức chế hoạt động của men transpeptidase, là 
enzym tham gia vào quá trình tổng hợp peptidoglycan. Thành tế bào là một phần không thể 
thiếu trong cấu trúc của vi khuẩn, giúp vi khuẩn sống sót ở điều kiện môi trường không thuận 
lợi, nếu không có vách tế bào, vi khuẩn sẽ chết [1]. Sự hiện diện của dị vòng 2-amino thiazolyl 
và nhóm acid acetic oxy-imine làm cho Cefixim có hoạt tính kháng khuẩn mạnh, ngoài ra còn 
có nhóm vinyl giúp cefixim được hấp thu nguyên vẹn qua ruột bằng đường uống [2]. Bên cạnh 
các ưu điểm chung của nhóm Cephalosporin như ít độc, nguy cơ dị ứng thấp và có hiệu quả 
cao trong điều trị các bệnh nhiễm khuẩn, thì cefixim còn được ưa chuộng vì có thể sử dụng 
bằng đường uống và phổ kháng khuẩn rộng, nên thuốc cho hiệu quả điều trị cao [3]. 
Trên cơ sở đó, nhiều công trình nghiên cứu khoa học nhằm thẩm định, đánh giá cefixim 
đã được tiến hành trong khoảng 10 năm trở lại đây. Năm 2010, Kandikonda và cộng sự đã ứng 
dụng phương pháp HPLC để thẩm định cefixim trong thuốc hỗn dịch [4]. Năm 2018, Nagaraju 
và cộng sự tiến hành nghiên cứu phân tích và định lượng đồng thời cefixim và azithromycin 
Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 mg  
115 
trong chế phẩm dược bằng phương pháp HPLC. Nghiên cứu đã chứng minh tính hiệu quả và 
chính xác của phương pháp HPLC trong việc phân tích các hoạt chất dược phẩm [5]. Qua các 
nghiên cứu trên, có thể nhận thấy rằng phương pháp HPLC nổi bật lên với nhiều ưu điểm và 
có khả năng đáp ứng yêu cầu phân tích cefixim. Chính vì thế, nhóm tác giả thực hiện nghiên 
cứu: “Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 mg 
bằng phương pháp sắc ký lỏng hiệu năng cao (HPLC)” với mục tiêu thẩm định lại quy trình 
định lượng cefixim theo tiêu chuẩn USP 34 để phù hợp với đối tượng mẫu (viên nang cứng) 
và điều kiện phòng thí nghiệm, từ đó cung cấp dữ liệu cho việc áp dụng quy trình phân tích 
này tại các cơ sở sản xuất dược phẩm trong nước. 
2. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
2.1. Nguyên vật liệu và thiết bị 
2.1.1. Nguyên vật liệu 
- Cefixim chuẩn: Cefixim hàm lượng nguyên trạng 86,17% (Viện Kiểm nghiệm thuốc 
Trung ương). 
- Cefixim thử: viên nang cứng A100 chứa hoạt chất cefixim, hàm lượng 100 mg, số đăng 
ký VD - 20173 - 13, số lô 030718. 
- Dung môi: Acetonitril, tetrabutylamonium hydroxyd, đệm phosphat pH 7,0 (Merck, Mỹ). 
- Dung dịch mẫu chuẩn: Cân chính xác 40 mg cefixim chuẩn vào bình định mức 100 mL, 
thêm 70 mL dung dịch đệm pH 7,0, siêu âm để hòa tan và pha loãng bằng dung dịch đệm đến 
vạch, trộn và ly tâm. Sau đó, hút chính xác 10 mL dung dịch này cho vào bình định mức 20 
mL và pha loãng với đệm đến vạch, trộn đều. Lọc qua màng lọc milipore 0,45 µm [6]. 
- Dung dịch mẫu thử: Cân chính xác một lượng thuốc bột tương ứng với 100 mg cefixim 
thử vào bình định mức 100 mL, thêm 75 mL dung dịch đệm phosphat pH 7,0, siêu âm để hòa 
tan và pha loãng bằng dung dịch đệm vừa đủ đến vạch, trộn và ly tâm. Hút chính xác 10 mL 
dung dịch này vào bình định mức 50 mL và pha loãng bằng dung dịch đệm vừa đủ đến vạch, 
trộn đều. Lọc qua màng lọc milipore 0,45 µm [6]. 
- Dung dịch mẫu placebo: Tạo mẫu placebo tá dược tương ứng với 20 viên, trộn đều. Cân 
chính xác 301 mg bột placebo cho vào bình định mức 100 mL, thêm 75 mL dung dịch đệm 
phosphat pH 7,0, siêu âm để hòa tan và pha loãng bằng dung dịch đệm vừa đủ đến vạch, trộn 
và ly tâm. Hút chính xác 10 mL dung dịch này vào bình định mức 50 mL và pha loãng bằng 
dung dịch đệm vừa đủ đến vạch, trộn đều. Lọc qua màng lọc milipore 0,45 µm [6]. 
2.1.2. Thiết bị 
- Bộ lọc chân không Glassco. 
- Màng lọc 0,45 µm Syringe Millex-HV Filter Uni. 
- Máy siêu âm Daihan Labtech LUC-420. 
- Máy đo pH điện cực thủy tinh Mettler Toledo S220-K. 
- Cân phân tích 4 số lẻ GS Shinko GS-623W. 
- Máy sắc ký lỏng Shimadzu LC-20A. Điều kiện sắc ký gồm có: Cột: HiQ Sil C18HS 
4,6 mm (I.D) x 100 mm (L), đầu dò PDA: 254 nm, tốc độ dòng: 1,1 mL/phút, thể tích tiêm: 
20 µL, nhiệt độ cột: 40 °C, thành ... ng dãy chuẩn có 5 nồng độ khác nhau 0,04; 0,1; 0,2; 0,3 và 0,4 mg/mL 
để xác định khoảng tuyến tính. Tiến hành tiêm mẫu, mỗi nồng độ tiêm 3 lần, lấy kết quả trung 
bình và vẽ đồ thị khảo sát sự tương quan giữa đại lượng y (diện tích đỉnh trung bình mỗi mẫu 
dung dịch chuẩn) và x (nồng độ cefixim). 
Kết quả đạt tiêu chuẩn nếu giá trị của hệ số tương quan: 0,99 ≤ R2 ≤ 1. 
Dựa trên độ tuyến tính, xác định giá trị LOD và LOQ theo công thức: 
Giới hạn phát hiện (LOD): LOD = 
3.3 ×S
a
Giới hạn định lượng (LOQ): LOQ = 
10 ×S
a
Trong đó: S là độ lệch chuẩn; a là hệ số gốc của đường thẳng y = ax + b. 
2.2.4. Khảo sát độ đúng 
Độ đúng là mức độ gần sát của giá trị tìm thấy so với giá trị thực, chịu ảnh hưởng của sai 
số hệ thống và được biểu thị bằng % tỷ lệ phục hồi của giá trị tìm thấy sau khi thêm chất chuẩn 
vào mẫu placebo. 
Cách tiến hành: chuẩn bị 9 mẫu thử placebo, thêm chính xác khoảng 80%; 100%; 120% 
cefixim chuẩn vào mẫu placebo (so với nồng độ lí thuyết), mỗi nồng độ chuẩn bị 3 mẫu. Sau 
đó, tiêm 20 L các dung dịch mẫu vào hệ thống sắc ký, mỗi mẫu tiêm 3 lần. Dựa vào kết quả 
thu được, tính % tỷ lệ độ phục hồi của các mẫu thử tại mỗi nồng độ [6]. 
Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 mg  
117 
Kết quả đạt tiêu chuẩn nếu phù hợp yêu cầu: tỷ lệ phục hồi trong khoảng 98,0-102,0%. 
Tỷ lệ phục hồi (%) được tính theo công thức: 
𝑀
𝑚
× 100% 
Trong đó: M là lượng cefixim tìm thấy (mg/mL); m là lượng cefixim thêm vào (mg/mL). 
2.2.5. Khảo sát độ chính xác 
2.2.5.1. Khảo sát độ lặp lại 
Độ lặp lại là độ chính xác được khảo sát trong các điều kiện giống nhau (phương pháp, 
phòng thí nghiệm, người phân tích, dụng cụ). 
Cách tiến hành: thực hiện như quy trình định lượng trên dung dịch mẫu thử (6 lần) và 
tính % hàm lượng cefixim trong chế phẩm so với hàm lượng nhãn. 
Xác định các giá trị theo công thức: 
Giá trị trung bình: 
6
1

==
n
i
ix
X
Độ lệch chuẩn (Standard Deviation): 
5
)(
1
2
=
−
==
n
i
i xx
SSD
Độ lệch chuẩn tương đối (Relative Standard Deviation) hay hệ số phân tán (Coefficient 
of Variation): 
%100 ==
X
S
CVRSD
% Hàm lượng cefixim trong chế phẩm so với hàm lượng nhãn được tính theo công thức: 
%Hàm lượng =
ST
SC
 × mC × 
P
100
 × 
ĐPLT
ĐPLC
 × 
mTB
mT
 × 
100
HLN
Trong đó: 
- SC, ST: diện tích đỉnh mẫu chuẩn, thử. 
- mTB: khối lượng trung bình của 20 viên nang cứng (mg). 
- mC, mT: khối lượng cân của mẫu chuẩn, thử (mg). 
- P: hàm lượng nguyên trạng chuẩn cefixim là 86,17%. 
- ĐPLC, ĐPLT: độ pha loãng lần lượt của mẫu chuẩn, thử. 
- HLN: hàm lượng nhãn cefixim 100 (mg). 
Kết quả đạt tiêu chuẩn nếu phù hợp yêu cầu: % hàm lượng hoạt chất cefixim trong chế 
phẩm khoảng 90-110%. 
2.2.5.2. Khảo sát độ chính xác trung gian 
Cách tiến hành: thực hiện tương tự như độ lặp lại, nhưng với các điều kiện sau: cùng mẫu 
thử (lô chế phẩm) và định lượng 6 lần nhưng khác ngày phân tích và khác kiểm nghiệm viên. 
Mai Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Hòa 
118 
Xác định giá trị trung bình và % độ lệch chuẩn tương đối (%RSD) của hàm lượng hoạt chất 
có trong các mẫu do mỗi kiểm nghiệm viên phân tích và giữa hai kiểm nghiệm viên. 
Kết quả đạt tiêu chuẩn nếu phù hợp yêu cầu: %RSD 2,0%. 
3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 
3.1. Khảo sát tính tương thích hệ thống 
Kết quả khảo sát tính tương thích của hệ thống khi tiêm lặp 6 lần dung dịch chuẩn cefixim 
có nồng độ 0,2 mg/mL vào hệ thống máy sắc ký lỏng, sau đó ghi nhận lại hình dạng và kết quả 
sắc ký đồ được thể hiện ở Bảng 1: 
Bảng 1. Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống 
STT Thời gian lưu (phút) Diện tích đỉnh (mAu.s) Số đĩa lý thuyết Hệ số kéo đuôi 
1 9,777 7407002 5277,430 1,630 
2 9,781 7422778 5293,600 1,628 
3 9,785 7424494 5269,994 1,645 
4 9,770 7420065 5304,544 1,621 
5 9,772 7421748 5319,229 1,619 
6 9,769 7421308 5320,160 1,617 
TB 9,776 7419565 5297,500 1,627 
%RSD 0,07 0,09 0,40 0,63 
Kết quả khảo sát tính tương thích hệ thống ở Bảng 1 cho thấy phần trăm độ lệch chuẩn 
tương đối của 6 lần tiêm lặp %RSD = 0,07% ( 2,0%). Hệ số kéo đuôi của các peak sắc ký 
khoảng 1,617-1,645 (khoảng chấp nhận 0,9 ≤ AS ≤ 2,0), số đĩa lý thuyết là 5297,500 (≥ 4000 đĩa). 
Vì vậy, phương pháp đạt về tính tương thích hệ thống. 
3.2. Khảo sát tính đặc hiệu 
Kết quả khảo sát cho thấy, trên sắc ký đồ của mẫu giả dược (placebo) không xuất hiện 
peak sắc ký, sắc ký đồ giữa mẫu thử và mẫu chuẩn lần lượt cho peak sắc ký tương ứng với 
thời gian lưu (Bảng 2). Sắc ký đồ mẫu placebo, mẫu chuẩn và mẫu thử được thể hiện lần lượt 
ở Hình 1, 2 và 3. 
Bảng 2. Giá trị thời gian lưu mẫu chuẩn và mẫu thử 
STT Thời gian lưu mẫu chuẩn (phút) Thời gian lưu mẫu thử (phút) 
1 9,777 9,761 
2 9,781 9,764 
3 9,785 9,759 
4 9,770 9,760 
5 9,772 9,780 
6 9,767 9,760 
TB 9,775 9,764 
%RSD 0,07 0,082 
%RSD trung bình của mẫu chuẩn và mẫu thử: 0,076 
Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 mg  
119 
Hình 1. Sắc ký đồ mẫu placebo 
Hình 2. Sắc ký đồ cefixim chuẩn 
Hình 3. Sắc ký đồ cefixim thử 
% Độ lệch chuẩn tương đối thời gian lưu trung bình giữa dung dịch mẫu chuẩn và dung 
dịch mẫu thử là 0,076% ( 1,0%). Sắc ký đồ của mẫu placebo không hiện peak sắc ký, không 
có thời gian lưu tương ứng với thời gian lưu của peak cefixim trong dung dịch mẫu chuẩn và 
dung dịch mẫu thử. Sắc ký đồ của dung dịch mẫu thử xuất hiện một peak có thời gian lưu 
Mai Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Hòa 
120 
tương ứng với thời gian lưu của dung dịch mẫu chuẩn. Kết quả đã chỉ ra thành phần tá dược 
không ảnh hưởng đến quy trình định lượng. Do đó, quy trình phân tích đạt yêu cầu về chỉ tiêu 
tính đặc hiệu. 
3.3. Khảo sát độ tuyến tính 
Kết quả khảo sát độ tuyến tính được trình bày ở Bảng 3 như sau: 
Bảng 3. Giá trị diện tích đỉnh theo nồng độ của cefixim 
Nồng độ (mg/mL) Diện tích đỉnh (mAu.s) Trung bình 
0,04 3085966 3086010 3086015 3085997,0 
0,10 4642494 4642362 4642343 4642399,7 
0,20 7296185 7296220 7296196 7296200,3 
0,30 9853304 9853318 9853296 9853306,0 
0,40 12505608 12505564 12505530 12505567,3 
Xây dựng đường chuẩn y = ax + b (Hình 4). Trong đó, (x) biểu thị nồng độ cefixim, (y) 
là diện tích đỉnh trung bình mỗi mẫu dung dịch chuẩn. 
Hình 4. Sự phụ thuộc giữa diện tích đỉnh trung bình mỗi mẫu dung dịch chuẩn và nồng độ của cefixim 
Từ các kết quả thu được, sử dụng phần mềm Excel, tính toán phương trình hồi quy biểu 
diễn nồng độ của cefixim theo diện tích đỉnh trung bình mỗi mẫu dung dịch chuẩn. Kết quả 
cho thấy đường biễu diễn là tuyến tính trong khoảng khảo sát với R2 = 1,00 (0,99 ≤ R2 ≤ 1,00), 
giới hạn phát hiện: LOD = 0,003 mg/mL, giới hạn định lượng: LOQ = 0,01 mg/mL. Vì thế, 
quy trình định lượng đạt yêu cầu về chỉ tiêu độ tuyến tính. 
3.4. Khảo sát độ đúng 
Kết quả khảo sát độ đúng được trình bày ở Bảng 4 cho thấy % tỷ lệ độ phục hồi của 3 
mẫu tại mỗi nồng độ trong khoảng từ 98-102%, % tỷ lệ độ phục hồi của 9 mẫu trong khoảng 
từ 99,72-101,25% (yêu cầu tỷ lệ phục hồi trong khoảng từ 98,0-102,0%), %RSD độ đúng của 
9 mẫu tại 3 nồng độ là 0,59 (%RSD 2,0%). Như vậy, quy trình phân tích đạt yêu cầu về chỉ 
tiêu độ đúng. 
y = 26.141.847,09x + 2.039.189,80
R² = 1,00
0
2000000
4000000
6000000
8000000
10000000
12000000
14000000
0.00 0.10 0.20 0.30 0.40 0.50
D
iệ
n
 t
íc
h
 đ
ỉn
h
 (
m
A
u
)
Nồng độ (mg/mL)
Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 mg  
121 
Bảng 4. Kết quả khảo sát độ đúng của phương pháp 
Độ 
đúng 
mchuẩn thêm vào 
(mg) 
Cthêm vào 
(mg/mL) 
Diện tích 
đỉnh (mAu.s) 
Ctìm thấy 
(mg/mL) 
Tỷ lệ phục hồi 
(%) 
80% 
92,8 0,16 5970371,33 0,162 101,02 
92,7 0,16 5977582,00 0,162 101,25 
92,9 0,16 5962252,67 0,161 100,77 
100% 
116,0 0,20 7417481,00 0,201 100,40 
116,2 0,20 7472885,00 0,202 100,98 
116,4 0,20 7438525,33 0,201 100,34 
120% 
139,3 0,24 8847090,67 0,239 99,73 
139,4 0,24 8860920,67 0,240 99,81 
139,7 0,24 8872329,00 0,240 99,72 
Tỷ lệ phục hồi trung bình (%) 100,45 
%RSD 0,59 
3.5. Khảo sát độ chính xác 
3.5.1. Khảo sát độ lặp lại 
Kết quả % hàm lượng cefixim trong mẫu thử so với hàm lượng nhãn được thể hiện ở Bảng 5: 
Bảng 5. Kết quả % hàm lượng cefixim có trong mẫu thử so với hàm lượng nhãn 
STT Lượng cân thử (mg) Diện tích đỉnh (mAu) Hàm lượng (mg) %Hàm lượng so với nhãn 
1 301,1 7315928,3 98,99 98,99 
2 301,5 7318982,7 99,03 98,90 
3 301,2 7315498,0 98,98 98,95 
4 301,0 7311434,0 98,94 98,98 
5 301,0 7315158,0 98,98 99,01 
6 301,4 7312436,7 98,94 98,85 
% Hàm lượng trung bình 98,95 
%RSD 0,062 
Kết quả cho thấy % hàm lượng trung bình của hoạt chất cefixim và độ lệch chuẩn tương 
đối trong mẫu là 98,95 0,062% (yêu cầu khoảng tin cậy về hàm lượng từ 90-110%). Vì vậy, 
phương pháp phân tích có độ lặp lại tốt, phù hợp áp dụng để định lượng cefixim trong nền 
mẫu viên nang cứng. 
3.5.2. Khảo sát độ chính xác trung gian 
Kết quả khảo sát độ chính xác trung gian ở Bảng 6 cho thấy % hàm lượng cefixim so với 
nhãn thực hiện bởi 2 kiểm nghiệm viên là 98,90% và %RSD là 0,063 ( 2,0%). Có thể đánh 
giá quy trình phân tích để định lượng cefixim trong thuốc viên nang cứng đạt yêu cầu về chỉ 
tiêu độ chính xác. 
Mai Thanh Nhàn, Nguyễn Văn Hòa 
122 
Bảng 6. Kết quả % hàm lượng cefixim so với nhãn thực hiện bởi hai kiểm nghiệm viên 
STT 
Kiểm nghiệm viên 1 (KNV1) Kiểm nghiệm viên 2 (KNV2) 
Lượng cân 
thử (mg) 
Diện tích đỉnh 
(mAu) 
% Hàm lượng 
so với nhãn 
Lượng cân 
thử (mg) 
Diện tích đỉnh 
(mAu) 
% Hàm lượng 
so với nhãn 
1 301,1 7315928,3 98,99 301,2 7313490,0 98,92 
2 301,5 7318982,7 98,90 301,6 7316114,7 98,83 
3 301,2 7315498,0 98,95 301,4 7315733,7 98,90 
4 301,0 7311434,0 98,98 301,6 7314115,3 98,80 
5 301,0 7315158,0 99,01 301,5 7314574,0 98,85 
6 301,4 7312436,7 98,85 301,4 7312452,3 98,85 
Hàm lượng trung bình (%) 
của KNV1 
98,95 
Hàm lượng trung bình (%) 
của KNV2 
98,85 
%RSD (n = 6) của KNV1 0,062 %RSD (n = 6) của KNV2 0,045 
Hàm lượng trung bình của 2 kiểm nghiệm viên (n = 12): 98,90% 
%RSD (n = 12): 0,063 
4. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ 
Nghiên cứu đã ứng dụng phương pháp HPLC với các ưu điểm như độ nhạy tốt, có tính chọn 
lọc và độ tin cậy cao để xác định hoạt chất cefixim trong chế phẩm viên nang cứng có hàm lượng 
100 mg. Điều kiện sắc ký được thiết lập trên cột HiQ Sil C18HS 4,6 mm (I.D) x 100 mm (L), 
thành phần pha động gồm acetonitril : tetrabutylamonium hydroxyd theo tỷ lệ 1:3, tốc độ dòng 
là 1,1 mL/phút, thể tích tiêm mẫu là 20 µL, đầu dò PDA phát hiện tại bước sóng 254 nm. Mẫu 
hòa tan trong dung dịch đệm phosphat có pH 7,0 nhằm duy trì dạng ion hóa của chất phân tích. 
Kết quả thực nghiệm đạt được như sau: phương pháp đáp ứng chỉ tiêu độ tuyến tính khi đạt 
giá trị R2 = 1,00 trong khoảng nồng độ khảo sát từ 0,04-0,4 mg/mL, chỉ tiêu độ lặp lại và độ 
chính xác trung gian lần lượt có %RSD lần lượt là 0,062% và 0,063% (≤ 2,0%). % tỷ lệ phục 
hồi của độ đúng trong khoảng 99,72-101,25% đạt yêu cầu % tỷ lệ phục hồi (98,0-102,0%). 
Tóm lại, có thể kết luận các kết quả thu được đều phù hợp theo tiêu chuẩn dược điển USP 34. 
Từ đó cho thấy, quy trình phân tích hoàn toàn phù hợp để ứng dụng định lượng dược chất 
cefixim trong chế phẩm viên nang cứng cefixim 100 mg. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Kiran S. - Cephalosporins: pharmacology and chemistry, Pharmaceutical and 
Biological Evaluations 4 (6) (2017) 234-238. 
2. Lê Minh Trí, Huỳnh Thị Ngọc Phương - Hóa dược 1, NXB Giáo dục Việt Nam (2011) 
162-209. 
3. Mai Tất Tố, Vũ Thị Trâm - Dược lý học Tập 2, NXB Y học (2007) 130-142. 
4. Kandikonda S., Ganesh A., Pandey V.P, Kudaravalli S., Saikumar B., Srinivas R.B. - 
Validation of reversed: Phase HPLC method for the estimation of cefixime in cefixime 
oral suspension, International Journal of Pharmacy & Technology 2 (2) (2010) 
385-395. 
5. Nagaraju K., Chowdary Y.A. - Analytical method development and validation for the 
simultaneous estimation of azithromycin and cefixime by RP HPLC method in bulk 
Xây dựng và thẩm định quy trình phân tích định lượng viên nang cứng cefixim 100 mg  
123 
and pharmaceutical formulations, International Journal of Scientific Research in 
Science & Technology 4 (5) (2018) 669-674. 
6. United States Pharmacopeial Convention - USP 34 NF 29: United States 
Pharmacopeia and National Formulary 29 (3) (2012) 616. 
7. Đặng Văn Hòa, Vĩnh Định - Kiểm nghiệm thuốc, NXB Giáo dục Việt Nam (2011) 
135-163. 
ABSTRACT 
ANALYTICAL METHOD DEVELOPMENT AND VALIATION FOR CEFIXIME 
FROM HARD CAPSULES 100 MG BY HIGH PERFORMANCE LIQUID 
CHROMATOGRAPHY (HPLC) 
Mai Thanh Nhan1*, Nguyen Van Hoa2 
1Nguyen Tat Thanh University 
2Ho Chi Minh City University of Food Industry 
*Email: mtnhan@ntt.edu.vn 
This research project aims to construct and determine the Cefĩxime from hard capsules 
100 mg by high performance liquid chromatography (HPLC) according to USP 34. The 
chromatography was performed on a HiQ Sil C18HS 4,6 mm I.D x 100 mm L column, PDA 
detector at 254 nm. The isocratic elution with flow rate of 1.1 mL/min, mobile phase 
composition of acetonitrile: tetrabutylammonium hydroxide (1:3). The sample was dissolved 
in phosphate buffer pH 7.0. The linearity of cefixime were found in the range of 0,04-0,4 
mg/mL. The limit of detection and the limit of quantitation were 0,003 mg/mL and 0,01 
mg/mL, respectively. The accuracy of the proposed method was determined by recovery 
studies and ranged from 99.72 to 101.25%. The precision with repeatability %RSD = 0.062% 
and intermediate precision %RSD = 0.063% was achieved by two technicians. All the 
validation parameters were within the range. The method was validated for specificity, 
linearity, accuracy, precision, limit of detection and limit of quantitation. This proposed 
method is applicable for the determination of the cefixime in pharmaceutical formulations. 
Keywords: Cefixime, HPLC, ion chromatography pair, validation of quantitation analytical. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_va_tham_dinh_quy_trinh_phan_tich_dinh_luong_vien_na.pdf