Xây dựng phòng tâm lý học đường cho các trường phổ thông tại thành phố Biên hòa, tỉnh Đồng Nai
Việc xây dựng và phát triển mô hình tâm lý học đường là cực kỳ quan trọng
trong việc giúp trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh, góp phần vào việc phát triển
toàn diện nhân cách của học sinh. Tại Việt Nam nói chung và Đồng Nai đã phát triển
nhiều mô hình tâm lý học đường khác nhau và chủ yếu dựa vào mô hình chuyên
nghiệp của Hiệp hội quốc gia các nhà tâm lý học đường Hoa Kỳ (NASP). Về chính
sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm đến vấn đề tâm lý trường học, gần
đây nhất Bộ đã ra thông tư số 31/ 2017/TT–BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công
tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường phổ thông. Tuy nhiên, các mô hình
và chính sách vẫn chưa được giải quyết một cách thực tiễn và triệt để. Dựa trên
những dữ liệu nghiên cứu thực tiễn và tổng quan tài liệu, chúng tôi đề xuất mô hình
phòng tâm lý học đường tại các trường phổ thông ở Đồng Nai. Mô hình hướng đến
tiếp cận nền tảng lý thuyết đa dạng, đồng thời cung cấp đa dịch vụ dựa trên ba cấp
độ và hệ thống các dịch vụ từ phòng ngừa toàn trường, can thiệp mục tiêu và can
thiệp chuyên sâu. Việc ứng dụng mô hình này vào thực tiễn sẽ giải quyết được rất
nhiều khó khăn và hạn chế còn tồn tại về việc phát triển tâm lý học trường học tại
Việt Nam
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng phòng tâm lý học đường cho các trường phổ thông tại thành phố Biên hòa, tỉnh Đồng Nai
TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 109 XÂY DỰNG PHÒNG TÂM LÝ HỌC ĐƯỜNG CHO CÁC TRƯỜNG PHỔ THÔNG TẠI THÀNH PHỐ BIÊN HÒA, TỈNH ĐỒNG NAI Lê Minh Công1 TÓM TẮT Việc xây dựng và phát triển mô hình tâm lý học đường là cực kỳ quan trọng trong việc giúp trẻ em và thanh thiếu niên khỏe mạnh, góp phần vào việc phát triển toàn diện nhân cách của học sinh. Tại Việt Nam nói chung và Đồng Nai đã phát triển nhiều mô hình tâm lý học đường khác nhau và chủ yếu dựa vào mô hình chuyên nghiệp của Hiệp hội quốc gia các nhà tâm lý học đường Hoa Kỳ (NASP). Về chính sách, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã rất quan tâm đến vấn đề tâm lý trường học, gần đây nhất Bộ đã ra thông tư số 31/ 2017/TT–BGDĐT về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường phổ thông. Tuy nhiên, các mô hình và chính sách vẫn chưa được giải quyết một cách thực tiễn và triệt để. Dựa trên những dữ liệu nghiên cứu thực tiễn và tổng quan tài liệu, chúng tôi đề xuất mô hình phòng tâm lý học đường tại các trường phổ thông ở Đồng Nai. Mô hình hướng đến tiếp cận nền tảng lý thuyết đa dạng, đồng thời cung cấp đa dịch vụ dựa trên ba cấp độ và hệ thống các dịch vụ từ phòng ngừa toàn trường, can thiệp mục tiêu và can thiệp chuyên sâu. Việc ứng dụng mô hình này vào thực tiễn sẽ giải quyết được rất nhiều khó khăn và hạn chế còn tồn tại về việc phát triển tâm lý học trường học tại Việt Nam. Từ khóa: Mô hình tâm lý trường học, Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ, giáo dục và đào tạo, Đồng Nai 1. Đặt vấn đề Trong kỷ nguyên của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, mặc dù con người được hưởng nhiều thành tựu tích cực như về phát triển kinh tế, khoa học công nghệ và văn hóa nhưng đời sống xã hội cũng bị ảnh hưởng tiêu cực, dẫn đến tình trạng thất nghiệp, sự xa cách trong các mối quan hệ, áp lực tinh thần và sức khỏe tâm thần. Điều này đặt ra nhiều vấn đề đa ngành cần phải giải quyết. Thanh thiếu niên nói chung, học sinh nói riêng đang là lứa tuổi hình thành và phát triển nhân cách. Các em chính là nhóm đối tượng tiếp cận với khoa học công nghệ nhanh nhất nhưng cũng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ những vấn đề của cuộc sống. Chính vì thế, nhiều báo cáo gần đây cho thấy đời sống tinh thần và mối quan hệ xã hội của học sinh có nhiều vấn đề nổi bật như bạo lực học đường, tình dục trước hôn nhân, nghiện chất, nghiện trò chơi trực tuyến, bỏ học, chống đối xã hội và cả các rối loạn tâm thần Đồng Nai là một tỉnh thuộc khu kinh tế trọng điểm phía Nam có sự phát triển nhanh và mạnh mẽ về kinh tế - xã hội. Với đặc thù là địa phương có nhiều khu công nghiệp, đồng nghĩa với lượng dân nhập cư về các khu đô thị rất lớn. Ngoài ra, Đồng Nai cũng là tỉnh có nhiều đặc trưng về sự đa dạng văn hóa, tôn giáo và nhiều thành phần dân cư dẫn tới sự ảnh hưởng đến an sinh và đời sống xã hội của người dân rất mạnh mẽ. Một trong những nhóm đối tượng bị ảnh hưởng khá lớn chính là học sinh và 1Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh Email: congle@hcmussh.edu.vn TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 110 thanh thiếu niên mà nhiều vấn đề ở nhóm đối tượng này đã được các nhóm nghiên cứu trước đó chỉ ra như tình trạng rối loạn tâm lý - tâm thần (Nguyễn Văn Thọ và cộng sự, 2000) [1], quan hệ tình dục ở lứa tuổi học sinh (Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Minh Thức, 2008) [2], nghiện internet - game online (Lê Minh Công, Nguyễn Văn Thọ, 2013) [3], vi phạm pháp luật (Phạm Văn Thanh, Nguyễn Thọ Hải, 2018) [4], các khó khăn về đời sống tâm lý, mối quan hệ và chất lượng học tập (Phạm Thị Hải, Nguyễn Văn Cầu, Lê Minh Công, Nguyễn Minh Thức, 2015) [5] Điều này đặt ra bối cảnh cần phải có sự hỗ trợ đời sống tâm lý, xã hội và sức khỏe tâm thần của học sinh một cách triệt để và thấu đáo, mà một trong các mô hình trên thế giới và các nước phát triển thường triển khai để giải quyết vấn đề trên chính là phát triển chương trình tâm lý học đường (hay tâm lý học trường học). Trong bối cảnh học thuật tại Việt Nam, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, những năm gần đây, các nhà tâm lý học học đường tiên phong đã cố gắng tập hợp để có thể đưa ra một nền tảng lý luận và mô hình phù hợp. Tuy nhiên, các nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở mô hình lý thuyết, một số mô hình còn thiếu tập trung và chưa được ứng dụng một cách đầy đủ. Mô hình tâm lý học đường tại Hoa Kỳ do Hiệp hội quốc gia các nhà tâm lý học đường Hoa Kỳ (NASP) xây dựng năm 2010 tuy được đánh giá tiêu biểu và đã đưa về Việt Nam, song do những khác biệt về văn hóa và môi trường xã hội có thể không phù hợp điều kiện thực tế tại Việt Nam. Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách phát triển lĩnh vực tâm lý trường học, mà gần đây nhất là thông tư 31/2017/TT–BGDĐT ngày 18/12/2017 về hướng dẫn thực hiện công tác tư vấn tâm lý cho học sinh trong các trường phổ thông. Tuy nhiên, theo ghi nhận của chúng tôi và nhiều báo cáo tại các hội thảo khoa học cho thấy, các trường còn gặp rất nhiều khó khăn trong việc triển khai thông tư này vào thực tiễn, nhất là khó khăn trong năng lực của đội ngũ giáo viên kiêm nhiệm, cách thức hoạt động, cơ chế vận hành Điều này gây cản trở rất nhiều việc phát triển lĩnh vực tâm lý trường học ở Việt Nam, đồng nghĩa với các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần của học sinh vẫn chưa được giải quyết một cách căn cơ. Tại Đồng Nai, mô hình chăm sóc sức khỏe tâm lý, tâm thần cho học sinh của Nguyễn Văn Thọ cùng các cộng sự được nghiên cứu từ những năm 2000, song chủ yếu hướng về đánh giá và can thiệp vấn đề sức khỏe tâm thần học đường mà chưa mở rộng sang các hoạt động phòng ngừa nhằm giảm thiểu các khó khăn tâm lý cho học sinh [1]. Nghiên cứu của Phạm Thị Hải và cộng sự năm 2015 đã xây dựng được một mô hình phù hợp với văn hóa, xã hội tại Đồng Nai, dựa trên việc nghiên cứu ... : Để hoạt động tâm lý học đường đi vào nền nếp, hiệu quả cần thiết phải thành lập một bộ phận theo dõi hoạt động này tại Phòng Công tác chính trị học sinh, sinh viên thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo. Đồng thời, tại các Phòng Giáo dục và Đào tạo của huyện cũng cần cử cán bộ theo dõi hoạt động này. Chuyên viên tâm lý học đường sẽ chịu trách nhiệm trước hiệu trưởng nhà trường nhưng chịu sự chi phối và trách nhiệm hoạt động trước bộ phận chuyên trách của Phòng hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo. 2.7. Sự phối hợp giữa chuyên viên tâm lý học đường với các lực lượng liên quan Để đảm bảo các hoạt động của mô hình tâm lý học đường đạt hiệu quả, chất lượng, nhất thiết cần có mối liên hệ mật thiết, phối hợp giữa chuyên viên tâm lý học đường với các bộ phận khác trong trường học: Phối hợp với Ban Giám hiệu: Ban Giám hiệu là lực lượng quyết định việc triển khai hoạt động của mô hình về nhân sự, nội dung hoạt động và nguồn kinh phí. Trong mối quan hệ giữa chuyên viên tâm lý học đường với Ban Giám hiệu cần có sự thống nhất về các nội dung: - Chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền của các bộ phận trong nhà trường đối với hoạt động trợ giúp tâm lý cho học sinh. - Chức năng nhiệm vụ của chuyên viên tâm lý học đường, các lĩnh vực hoạt động trong đó có hoạt động nào được ưu tiên ở các thời điểm khác nhau. Kết quả hoạt động của nhà tâm lý báo cáo với Ban Giám hiệu nhà trường. - Mức độ cần thiết và hình thức tham gia của chuyên viên tâm lý học đường vào các hoạt động giáo dục khác nhau trong nhà trường. - Thống nhất với Ban Giám hiệu về hình thức tổ chức các hoạt động về tâm lý: chẩn đoán, đánh giá, dự phòng, tư vấn, tham vấn, trị liệu để kế hoạch của chuyên viên tâm lý học đường thống nhất trong kế hoạch hoạt động chung của nhà trường. chuyên viên tâm lý học đường sẽ phối hợp cùng người chịu trách nhiệm của nhà trường (Ban Giám hiệu) tiến hành các hoạt động kiểm tra, giám sát và đánh giá định kỳ sau mỗi học kỳ và cả năm học các hoạt động của phòng tâm lý học đường đang diễn ra trong nhà trường. Làm rõ trách nhiệm của giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm trong việc phối hợp với chuyên viên tâm lý học đường trong việc trợ giúp tâm lý cho học sinh. - Hình thức trợ giúp chuyên viên tâm lý học đường về phương tiện vật chất, kỹ thuật, không gian, thời gian, thiết bị văn phòng để tạo phương tiện/điều kiện làm việc tốt nhất cho họ thực hiện các hoạt động trợ giúp tâm lý cho học sinh nhà trường. Phối hợp với giáo viên: Giáo viên là người thực hiện hoạt động tư vấn tâm lý cho học sinh; tham gia các hoạt động làm hạn chế nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong môi trường học đường. Phối TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 118 hợp với chuyên viên tâm lý học đường trong thực hiện các chương trình phòng ngừa và đánh giá toàn trường. Trực tiếp gửi học sinh tham gia chương trình tham vấn tâm lý và phòng ngừa. Giáo viên là lực lượng hỗ trợ thường xuyên và chủ yếu đối với chuyên viên tâm lý học đường, nhất là giáo viên chủ nhiệm. Đồng thời giáo viên chủ nhiệm thông qua các hoạt động chuyên môn của mình cũng là những chủ thể tham gia tích cực vào công tác dự phòng tâm lý và là nhà tư vấn những vấn đề tâm lý thông thường cho học sinh. Giáo viên chủ nhiệm cũng là người cần thường xuyên sử dụng các thiết chế văn hóa trong nhà trường để hình thành các kỹ năng sống tích cực cho học sinh; kịp thời phát hiện các biểu hiện bất thường của học sinh để phối hợp với chuyên viên tâm lý học đường cùng tìm cách giải quyết. Nội dung, hình thức hợp tác thường xuyên giữa chuyên viên tâm lý học đường và giáo viên bao gồm: - Hội chẩn tâm lý sư phạm: Hoạt động trao đổi hai bên về một nhóm học sinh hay cá nhân nào đó. Thành phần tham dự bao gồm: giáo viên cung cấp thông tin về hoạt động hoạt động học tập của học sinh (thái độ, kết quả học tập); việc chấp hành nội quy của học sinh. Chuyên viên tâm lý học đường cung cấp thông tin về đặc điểm nhân cách, trí tuệ, cảm xúc, hành vi của học sinh, qua đó thống nhất cách thức, quan điểm xuyên suốt để tìm ra hình thức tiếp cận, tác động, tư vấn, tham vấn, can thiệp đối với học sinh. - Hội thảo bàn tròn: Thành phần bao gồm giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn, cán bộ Đoàn - Đội, chuyên viên tâm lý học đường. Họ sẽ thảo luận với nhau thống nhất cách thức tiếp cận để trợ giúp tốt nhất cho học sinh khi các em gặp khó khăn (đặc biệt là những khó khăn về tâm lý). - Tư vấn lớp học: Hợp tác, trao đổi để giáo viên chủ nhiệm thực hiện tư vấn các vấn đề tâm lý thông thường cho học sinh trong lớp, định hướng lối sống tích cực, giải đáp các thắc mắc trong học tập, quan hệ xã hội và đời sống tâm lý cá nhân - Tham vấn cá nhân: Chuyên viên tâm lý học đường hợp tác, trao đổi với giáo viên để thực hiện các hoạt động tham vấn tâm lý cho những học sinh có nhu cầu đặc biệt. Với những học sinh này, ngoài hoạt động tham vấn, nhà tâm lý cần phối hợp thống nhất cùng giáo viên chủ nhiệm lớp và các giáo viên khác tiến hành các hoạt động hỗ trợ tâm lý cho các em, giúp các em có được môi trường tích cực cho sự phát triển và tiến bộ vững chắc. - Tổ chức seminar: Hoạt động này được tổ chức nhằm phổ biến kiến thức tâm lý học sinh, kiến thức tâm lý theo lứa tuổi cho giáo viên, phụ huynh và kể cả với chính các em. Qua đó, bổ sung những kiến thức cần thiết cho việc hỗ trợ các hoạt động tâm lý học học đường của đội ngũ giáo viên đạt kết quả tốt. Phối hợp với phụ huynh học sinh: Phụ huynh học sinh tham gia vào hoạt động của mô hình tâm lý học đường với tư cách là người đồng thuận chương trình, đóng góp tài chính và tham gia vào chương trình phòng ngừa của mô hình, cùng chuyên viên tâm lý học đường thực hiện các hoạt động hỗ trợ TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 119 tâm lý cho học sinh. 3. Kết luận và kiến nghị 3.1. Kết luận Trong bối cảnh xã hội hiện nay, học sinh có rất nhiều các vấn đề tâm lý và sức khỏe tâm thần, đòi hỏi cấp thiết phải triển khai các dịch vụ tâm lý trường học một cách đa dạng. Do vậy, mô hình hoạt động của phòng tâm lý học đường trong nhà trường phổ thông ra đời có ý nghĩa quan trọng, góp phần trợ giúp học sinh giải quyết được những khó khăn tâm lý, mang lại đời sống tinh thần lành mạnh cho các em. Mô hình phòng tâm lý học đường tại các trường phổ thông ở thành phố Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai phải được xây dựng dựa trên nền tảng của các mô hình trên thế giới mà mô hình của Hiệp hội quốc gia các nhà tâm lý học đường Hoa Kỳ (NASP, 2010) là nền tảng. Đồng thời phải được thích nghi dựa trên các nghiên cứu phù hợp với bối cảnh xã hội của Việt Nam. Mô hình sẽ phải hướng đến việc tiếp cận lý thuyết một cách hệ thống và cung cấp dịch vụ một cách đa tầng bậc trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm các vấn đề sức khỏe tâm thần và khó khăn tâm lý của học sinh. Dịch vụ tâm lý học đường bao gồm cung cấp hệ thống các hoạt động phòng ngừa toàn trường, can thiệp mục tiêu, can thiệp chuyên sâu và chuyển ca. Nhà tâm lý học đường phải là người được đào tạo một cách bài bản và có giám sát để đủ năng lực thực hành. Tuy nhiên, trong mô hình của chúng tôi cũng tích hợp hệ thống các giáo viên làm công tác kiêm nhiệm tư vấn tâm lý và hệ thống giáo viên chủ nhiệm, các lực lượng giáo dục khác trong nhà trường làm công tác tham vấn và tư vấn tâm lý cho học sinh. Việc triển khai các dịch vụ cũng phải được thiết kế chuyên nghiệp, dựa trên chỉ đạo chung của ngành, của hiệu trưởng, đồng thời phải được tuân thủ các nguyên tắc đạo đức một cách chuẩn mực. 3.2. Kiến nghị Trên cơ sở việc xây dựng mô hình phòng tâm lý học đường, chúng tôi có một số kiến nghị như sau: Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Nai: Trên cơ sở chủ trương của Bộ Giáo dục và Đào tạo về công tác tư vấn cho học sinh, sinh viên (đặc biệt là Thông tư 31 của Bộ Giáo dục và Đào tạo), Ủy ban nhân dân tỉnh cần sớm có các chủ trương biện pháp và ra các văn bản chỉ thị, tạo cơ sở pháp lý thuận lợi cho việc triển khai, áp dụng mô hình phòng tâm lý học đường trong nhà trường phổ thông. Đặc biệt chú trọng đến việc bồi dưỡng, sử dụng chuyên viên tâm lý học đường. Quan tâm chỉ đạo các sở, ban, ngành của tỉnh có liên quan đến công tác tuyên truyền giáo dục như Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn Thanh niên, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, Báo Đồng Nai, Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục tỉnh... đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền giáo dục, góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm và sự đồng thuận xã hội đối với việc tổ chức hoạt động của các phòng tâm lý học đường trong trường học. Tiếp tục đầu tư kinh phí, đầu tư cơ sở vật chất đáp ứng nhu cầu thiết yếu về tài liệu, phương tiện khác cho việc xây dựng và phát triển, nhân rộng các phòng tâm lý học đường trong toàn tỉnh. Kiến nghị với Sở Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức tập huấn thống nhất sâu TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 120 rộng về nội dung, phương pháp tổ chức và hoạt động của các phòng tâm lý học đường cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhất là đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên chủ nhiệm, cán bộ Đoàn - Đội. Trên cơ sở hiệu quả hoạt động của các phòng tâm lý học đường từ đề tài này, cần xây dựng những quy định cụ thể và thống nhất về việc thành lập, quản lý, giám sát hoạt động của các phòng tâm lý học đường tại các nhà trường. Có kế hoạch tuyển chọn, bồi dưỡng, đào tạo cán bộ, giáo viên làm công tác tâm lý học đường. Tham mưu với UBND tỉnh Đồng Nai có chủ trương phát triển mô hình phòng tâm lý học đường đi vào hoạt động thực chất. Kiến nghị với các trường phổ thông: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để cha mẹ học sinh và cán bộ, giáo viên, học sinh trong nhà trường hiểu rõ về hoạt động của phòng tâm lý học đường trong việc trợ giúp, chăm sóc sức khỏe tinh thần cho học sinh. Huy động mọi tiềm năng sẵn có của nhà trường; vận dụng sáng tạo các cơ chế chính sách; tranh thủ sự giúp đỡ của các cá nhân và tổ chức về cơ sở vật chất, nhân lực, kiến thức, kinh nghiệm... để ứng dụng xây dựng và phát triển mô hình phòng tâm lý học đường từ kết quả hoạt động của các phòng tâm lý học đường của đề tài này, từng bước đưa hoạt động này đi vào nền nếp, đạt hiệu quả thiết thực. Thành lập tổ Tư vấn tâm lý học đường với sự tham gia của các lực lượng trong nhà trường cùng với đại diện Hội Cha mẹ học sinh. Kiến nghị với Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục tỉnh: Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục cần tạo điều kiện hướng dẫn về mặt chuyên môn và phối hợp với các nhà trường trong việc xây dựng mô hình hoạt động của phòng tâm lý học đường phù hợp thiết thực hiệu quả. Hỗ trợ các nhà trường can thiệp chuyên sâu đối với trường hợp học sinh cần được can thiệp. Đồng thời với chức năng, nhiệm vụ của mình Hội Khoa học Tâm lý - Giáo dục tỉnh cần tuyên truyền về việc ứng dụng mô hình phòng tâm lý học đường đã được triển khai, thử nghiệm hiệu quả tại các nhà trường phổ thông. *** Bài báo là sản phẩm khoa học của đề tài “Xây dựng phòng tâm lý học đường tại các trường phổ thông trên địa bàn TP. Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai”. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Nguyễn Văn Thọ và cộng sự (2000), “Xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe tâm lý - tâm thần cho học sinh tại Đồng Nai”, Đề tài cấp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 1998 - 2000 2. Nguyễn Văn Thọ, Nguyễn Minh Thức (2008), “Hệ thống giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục giới tính ở các trường phổ thông tại Đồng Nai”, Đề tài cấp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2006 - 2008 3. Lê Minh Công, Nguyễn Văn Thọ (2013), Nghiện internet - game online: Lý luận và thực tiễn, Nxb Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 4. Phạm Văn Thanh, Nguyễn Thọ Hải và cộng sự (2018), Hệ thống giải pháp phòng ngừa người chưa thành niên vi phạm pháp luật: Thực trạng và giải pháp, Nxb TẠP CHÍ KHOA HỌC - ĐẠI HỌC ĐỒNG NAI, SỐ 16 - 2020 ISSN 2354-1482 121 Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh 5. Phạm Thị Hải, Nguyển Văn Cầu, Lê Minh Công, Nguyễn Minh Thức (2015), “Báo cáo kết quả đề tài cấp tỉnh ‘Xây dựng mô hình hoạt động tâm lý học đường tại các trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Đồng Nai’”, Đề tài cấp tỉnh Đồng Nai giai đoạn 2013 - 2015 BUILDING THE SCHOOL PSYCHOLOGICAL ROOM MODEL IN HIGH SCHOOLS IN BIEN HOA CITY, DONG NAI PROVINCE ABSTRACT Building and developing a school psychology model is extremely important in keeping children and young people healthy, contributing to the comprehensive development of students’ personalities. In Vietnam in general and Dong Nai in particular many different models of school psychology have been developed and mainly based on the professional model of the National Association of School Psychologists (NASP). Regarding policy, the Ministry of Education and Training has paid great attention to school psychology, and most recently, the Ministry issued a circular No. 31/2017 / TT - BGDDT guiding the implementation of psychological counseling students in high schools. However, models and policies have not yet been addressed in a practical and thorough manner. Based on practical research data and literature review, we have proposed a model of a school psychology room at high schools in Dong Nai. The model aims to approach a diverse theoretical background, while providing multiple services based on three levels and a system of services for prevention, targeted interventions and intensive interventions. Applying this model in practice will solve a lot of difficulties and shortcomings of the development of school psychology in Vietnam. Keywords: School psychology model, American Psychology Association, education and training, Dong Nai (Received: 20/1/2020, Revised: 31/1/2020, Accepted for publication: 3/2/2020)
File đính kèm:
- xay_dung_phong_tam_ly_hoc_duong_cho_cac_truong_pho_thong_tai.pdf