Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay

Quá trình đô thị hóa diễn ra lâu dài với những đặc điểm đa dạng về không gian và thời gian, nên việc

lượng hóa quá trình này rất phức tạp. Hiện nay, các tài liệu thường sử dụng các chỉ tiêu về dân số để đánh giá

quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, do nội dung đô thị hóa rất đa dạng và phong phú, nên chúng tôi đề xuất hệ thống

gồm 22 chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa trên 3 khía cạnh chính: kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng

và dân số đô thị

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay trang 1

Trang 1

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay trang 2

Trang 2

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay trang 3

Trang 3

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay trang 4

Trang 4

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay trang 5

Trang 5

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay trang 6

Trang 6

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay trang 7

Trang 7

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 9940
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay

Xây dựng hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa ở Việt Nam hiện nay
 UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION 
 VOL.3, NO.1 (2013) 
71 
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CHỈ TIÊU VÀ CÔNG THỨC ĐÁNH GIÁ 
 QUÁ TRÌNH ĐÔ THỊ HÓA Ở VIỆT NAM HIỆN NAY 
BUILDING A SYSTEM OF CRITERIA AND FORMULAS TO EVALUATE THE 
URBANIZATION PROCESS IN VIETNAM 
Phạm Đỗ Văn Trung 
Trường ĐH Sư Phạm TPHCM 
Email: khoadiahcm@gmail.com 
TÓM TẮT 
Quá trình đô thị hóa diễn ra lâu dài với những đặc điểm đa dạng về không gian và thời gian, nên việc 
lượng hóa quá trình này rất phức tạp. Hiện nay, các tài liệu thường sử dụng các chỉ tiêu về dân số để đánh giá 
quá trình đô thị hóa. Tuy nhiên, do nội dung đô thị hóa rất đa dạng và phong phú, nên chúng tôi đề xuất hệ thống 
gồm 22 chỉ tiêu và công thức đánh giá quá trình đô thị hóa trên 3 khía cạnh chính: kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng 
và dân số đô thị. 
Từ khóa: đô thị hóa, định lượng, chỉ tiêu, kinh tế - xã hội, cơ sở hạ tầng, dân số đô thị. 
ABSTRACT 
Urbanization’s quantification is very complex because of its diversity in space and time characteristics. In 
documents, urbanization process is often evaluated by population indicators; however, its contents are very 
copious. So we propose the 22 criterion and formula system to quantify the process in three main fields: socio – 
economic indicator, urban infrastructure and urban population, which measures urbanization more exactly in the 
context of Vietnam. 
Key words: urbanization, quantification, criteria, socio – economic indicator, urban infrastructure, urban 
population. 
1. Đặt vấn đề 
Đô thị hóa (ĐTH) là quá trình kinh tế - xã 
hội khách quan và tất yếu trong lịch sử phát triển 
nhân loại. Quá trình ĐTH diễn ra lâu dài với 
những đặc điểm đa dạng về không gian (tự 
nhiên, kinh tế, văn hóa, xã hội... ) và thời gian 
nên quan niệm ĐTH ở từng giai đoạn cũng rất 
khác nhau. Do vậy, lượng hóa quá trình ĐTH rất 
phức tạp. 
Hiện nay, các tài liệu thường sử dụng 
những chỉ tiêu về dân số để đánh giá quá trình 
ĐTH. Tuy nhiên, do nội dung ĐTH rất đa dạng 
và phong phú, nên chúng tôi đề xuất hệ thống 
tiêu chí và công thức đánh giá quá trình ĐTH, 
đồng thời bổ sung một công cụ định lượng ĐTH 
với tính năng đầy đủ hơn. 
2. Nội dung 
2.1. Hệ thống chỉ tiêu đánh giá đô thị hóa 
ĐTH là một phạm trù kinh tế - xã hội (KT 
– XH), là quá trình chuyển hóa và vận động 
phức tạp mang tính quy luật diễn ra trên quy mô 
toàn cầu, mang tính chất đặc trưng của sự phát 
triển xã hội trong thời hiện đại. Mặc dù còn 
nhiều quan điểm khác nhau về ĐTH nhưng nhìn 
chung các nhà nghiên cứu đều thống nhất với 
nhau rằng ĐTH là vấn đề mang tính tất yếu 
khách quan và phổ quát. Đó là sự chuyển đổi 
mạnh mẽ, sâu sắc và toàn diện trên tất cả các 
lĩnh vực từ dân số, kinh tế, xã hội – văn hóa – lối 
sống và không gian, từ (kiểu) nông thôn sang 
(kiểu) thành thị. 
Hiện nay, các nhà nghiên cứu thường dùng 
các chỉ tiêu sau để đánh giá ĐTH: quy mô dân số 
thành thị, tỉ lệ thị dân, tốc độ tăng dân số thành 
thị, mật độ đô thị. Các chỉ tiêu trên đảm bảo 
phản ánh những thay đổi cơ bản quá trình ĐTH 
nhưng không bao quát được quá trình này, chưa 
hoàn toàn định lượng ĐTH ở những khía cạnh 
như tương ứng với sự thay đổi về số lượng, tỉ lệ, 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013) 
72 
tốc độ thì ĐTH diễn biến ra sao; cũng như chưa 
loại bỏ được yếu tố phong trào, hành chính trong 
quá trình ĐTH ở nước ta trong thời gian qua. 
Trong lịch sử của mình, ĐTH Việt Nam 
diễn ra chậm chạp và nhiều biến động. Khoảng 
hai thập niên gần đây, ĐTH bắt đầu khởi sắc, nổi 
bậc ở một số đô thị lớn và trung bình có điều 
kiện phát triển kinh tế và tụ cư thuận lợi. Tuy 
nhiên, Việt Nam còn đang ở giai đoạn đầu ĐTH 
nên quá trình này để lại nhiều “vết dấu” rõ nét 
nhất thông qua những thay đổi về số dân, hạ tầng 
đô thị và một số khía cạnh KT – XH đô thị. Vì 
vậy, trên cơ sở quan niệm, đặc điểm ĐTH ở Việt 
Nam và các văn bản pháp lí liên quan về phân 
loại, phân cấp quản lí, quy hoạch, xây dựng,... đô 
thị [1], [2], [3], chúng tôi xây dựng hệ thống tiêu 
chí và công thức để đánh giá ĐTH ở Việt Nam 
hiện nay dựa trên 3 trụ cột: kinh tế - xã hội, cơ 
sở hạ tầng và dân số đô thị. 
2.1.1. Nhóm chỉ tiêu 1 (Kinh tế - xã hội - U1) 
Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội của đô thị 
phản ánh một số khía cạnh cơ bản về quy mô, 
trình độ phát triển kinh tế, mức sống của cư dân 
đô thị. Nội dung KT - XH rất quan trọng trong 
đánh giá ĐTH, các chỉ tiêu này phản ánh chất 
lượng, nội dung ĐTH. Đặc biệt, tỉ lệ lao động 
phi nông nghiệp là chỉ tiêu hàng đầu của quá 
trình chuyển đổi nông thôn – thành thị, là yêu 
cầu thiết yếu trong quá trình ĐTH. Căn cứ vào 
nhóm chỉ tiêu này giúp nhận diện quá trình ĐTH 
chân thực hơn, tránh hiện tượng “đô thị hóa giả 
tạo” hay “đô thị hóa - hành chính”.(Xem cụ thể 
Bảng 1.1) 
2.1.2. Nhóm chỉ tiêu 2 (Cơ sở hạ tầng đô thị - 
U2) 
Cơ sở hạ tầng đô thị phản ánh “bộ mặt” 
ĐTH. Dân số đô thị tăng nhanh, yêu cầu chất 
lượng cuộc sống ngày càng cao gây nhiều sức ép 
lên hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị. Bên cạnh đó, 
nâng cấp, phát triển hạ tầng đô thị còn là nhân tố 
tạo thị hiệu quả và cần thiết trong giai đoạn đầu 
ĐTH. Vì vậy, đánh giá nội dung cơ sở hạ tầng 
đô thị giúp nhận diện cả khía cạnh hình thức và 
chất lượng ĐTH. Cơ sở hạ tầng đô thị bao gồm 
cơ sở hạ tầng xã hội và cơ sở hạ tầng kĩ thuật với 
rất nhiều khía cạnh biểu hiện. Trong đề tài này 
chúng tôi chọn đánh giá 5 nội dung cơ bản về: 
giao thông, nhà ở, cấp - thoát nước, vệ sinh môi 
trường – cây xanh và thông tin liên lạc. (Xem cụ 
thể Bảng 1.1) 
2.1.3. Nhóm chỉ tiêu 3 (Dân số đô thị - U3) 
Trong điều kiện ĐTH của nước ta hiện 
nay, ĐTH phải gắn liền với nội dung gia tăng 
dân số đô thị. Trong thực tiễn quá trình ĐTH ở 
nước ta, nhiều đô thị gia tăng dân số rất nhanh 
bằng cách mở rộng địa giới hành chính (quá 
mức). Vì vậy, bên cạnh chỉ tiêu quy mô dân số 
đô thị, chúng tôi chọn nội dung mật độ dân số đô 
thị và tỉ lệ thị dân ... AL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013) 
73 
Bảng 1. Phân bậc và giá trị tham chiếu hệ thống chỉ tiêu đánh giá quá trình đô thị hóa 
Chỉ tiêu 
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 
U1 
1 
tỉ đồng 
/năm 
10-
<13,5 
13,5- 
<17 
17- 
<20 
20- 
<27 
27- 
<34 
34- 
<40 
40- 
<60 
60- 
<80 
80- 
<100 
100- 
<230 
230- 
<360 
360- 
<500 
500- 
<650 
650- 
<800 
800- 
<1000 
1000- 
<1500 
1500- 
<2000 
>= 
2000 
2 % 
65,0-
<67 
67-<69 
69- 
<71 
71- <73 73-<75 75-<77 77-<79 79-<81 81-<83 83-<85 85-<87 87-<89 89-<91 91-<93 93-<95 95-<97 97-<99 
>= 
99 
3 Lần 
0,35- 
<0,5 
0,5- 
<0,6 
0,6- 
<0,7 
0,7- 
<0,96 
0,96- 
<1,23 
1,23- 
<1,5 
1,5- 
<1,66 
1,66- 
<1,83 
1,83- 
<2,0 
2,0- 
<2,16 
2,16- 
<2,33 
2,33- 
<2,5 
2,5- 
<2,66 
2,66- 
<2,83 
2,83- 
<3,0 
3,0- 
<4,0 
4,0- 
<5,0 
>= 
5,0 
4 % 
4,0- 
<4,3 
4,3- 
<4,6 
4,6- 
<5,0 
5,0- 
<5,3 
5,3- 
<5,6 
5,6- 
<6 
6- 
<6,3 
6,3- 
<6,6 
6,6- 
<7 
7- 
7,7 
7,7- 
8,4 
8,4- 
9 
9- 
<9,3 
9,3- 
<9,6 
9,6- 
<10 
10- 
<10,5 
10,5- 
<11,0 
>= 
11,0 
5 % 
16,4- 
<17 
15,7- 
<16,4 
15- 
<15,7 
14-
<15 
13-
<14 
12-
<13 
11,4-
<12 
10,7- 
<11,4 
10- 
<10,7 
9,6- 
<10 
9,3- 
<9,6 
9,0- 
<9,3 
8,3- 
<9,0 
7,6- 
<8,3 
7,0- 
<7,6 
<7,0- 
<6,5 
6,5- 
<6,0 
=< 
6,0 
6 % 
65,0-
<66,7 
66,7-
<68,4 
68,4-
<70,0 
70,0-
<71,7 
71,7-
<73,4 
73,4-
<75,0 
75,0-
<76,7 
76,7-
<78,4 
78,4-
<80,0 
80,0-
<82 
82-<84 84-<86 86-<87 87-<88 88-<91 
91-
<93,5 
93,5-
<96 
>= 
96 
U2 
1 % 
50,0- 
<52,7 
52,7- 
<55,4 
55,4- 
<58,1 
58,1- 
<60,8 
60,8- 
<63,5 
63,5- 
<66,2 
66,2- 
<68,9 
68,9- 
<71,6 
71,6- 
<74,3 
74,3- 
<77,0 
77,0- 
<79,7 
79,7- 
<82,5 
82,5- 
<85,3 
85,3- 
<88,1 
88,1- 
<91,0 
91,0- 
<94,0 
94,0- 
<97,0 
>= 
97,0 
2 % 
11,0- 
<16,0 
16,0- 
<16,5 
16,6- 
<17,0 
17,0- 
<17,7 
17,7- 
<18,4 
18,4- 
<19,0 
19,0-
<20,0 
20,0- 
<21,0 
21,0- 
<22,0 
22,0- 
<22,7 
22,7- 
<23,4 
23,4- 
<24,0 
24,0- 
<24,3 
24,3- 
<24,6 
24,6- 
<25,0 
25,0- 
<25,3 
25,3- 
<25,6 
>= 
25,6 
3 Km/km2 
3,0- 
<3,15 
3,15- 
<3,3 
3,3- 
<3,5 
3,5- 
<3,65 
3,65- 
<3,8 
3,8- 
<4,0 
4,0- 
<4,15 
4,15- 
<4,3 
4,3- 
<4,5 
4,5- 
<4,65 
4,65- 
<4,8 
4,8- 
<5,0 
5,0- 
<5,15 
5,15- 
<5,3 
5,3- 
<5,5 
5,5- 
<5,65 
5,65- 
<5,8 
>= 
5,8 
4 % 
>0- 
<0,3 
0,3- 
<0,6 
0,6- 
<1,0 
1,0- 
<1,3 
1,3- 
<1,6 
1,6- 
<2,0 
2,0- 
<2,7 
2,7- 
<3,4 
3,4- 
<4,0 
4,0- 
<4,7 
4,7- 
<5,4 
5,4- 
<6,0 
6,0- 
<7,3 
7,3- 
<8,6 
8,6- 
<10,0 
10,0- 
<12,0 
12,0- 
<14,0 
>= 
14,0 
5 
lít/người 
/ngày 
80,0- 
<81,5 
81,5- 
<83,0 
83,0- 
<85,0 
85,0- 
<86,5 
86,5- 
<88,0 
88,0- 
<90,0 
90,0- 
<93,0 
93,0- 
<96,0 
96,0- 
<100 
100- 
<107 
107- 
<114 
114- 
<120 
120- 
<130 
130- 
<140 
140- 
<150 
150- 
<160 
160- 
<170 
>= 
170 
 Bậc 
Đơn 
 vị 
 TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013) 
74 
6 % 
50,0 - 
<52,7 
52,7- 
<55,4 
55,4- 
<58,1 
58,1- 
<60,8 
60,8- 
<63,5 
63,5- 
<66,2 
66,2- 
<68,9 
68,9- 
<71,6 
71,6- 
<74,3 
74,3- 
<77,0 
77,0- 
<79,7 
79,7- 
<82,5 
82,5- 
<85,3 
85,3- 
<88,1 
88,1- 
<91,0 
91,0- 
<94,0 
94,0- 
<97,0 
>= 
97,0 
7 Km/km2 
2,5 - 
<3,0 
3,0 - 
<3,25 
3,25 - 
<3,5 
3,5- 
<3,65 
3,65- 
<3,8 
3,8- 
<4,0 
4,0- 
<4,15 
4,15- 
<4,3 
4,3- 
<4,5 
4,5- 
<4,65 
4,65- 
<4,8 
4,8- 
<5,0 
5,0- 
<5,15 
5,15- 
<5,3 
5,3- 
<5,5 
5,5- 
<5,65 
5,65- 
<5,8 
>= 
5,8 
8 % 
20- 
<23 
23- 
<26 
26- 
<30 
30- 
<40 
40- 
<50 
50- 
<60 
60- 
<63 
63- 
<66 
66- 
<70 
70- 
<73 
73- 
<76 
76- 
<80 
80- 
<81,5 
81,5- 
<83 
83- 
<85,0 
85- 
<86,5 
86,5- 
<88 
>= 88 
9 
Kwh 
/người 
/năm 
250- 
<283 
283- 
<316 
316- 
<350 
350- 
<470 
470- 
<590 
590- 
<700 
700- 
<733 
733- 
<766 
766- 
<800 
800- 
<833 
833- 
<866 
866- 
<900 
900- 
<933 
933- 
<966 
966- 
<1000 
1000- 
<1050 
1050- 
<1100 
>= 
1100 
10 
Máy/ 
100người 
4,0- 
<4,7 
4,7- 
<5,4 
5,4- 
<6,0 
6,0- 
<6,3 
6,3- 
<6,6 
6,6- 
<7,0 
7,0- 
<7,3 
7,3- 
<7,6 
7,6- 
<8,0 
8,0- 
<8,3 
8,3- 
<8,6 
8,6- 
<9,0 
9,0- 
<9,3 
9,3- 
<9,6 
9,6- 
<10 
10- 
<10,3 
10,3- 
<10,6 
>= 
10,6 
11 m2/người 
5,0- 
<7,0 
7,0- 
<7,5 
7,5- 
<8,0 
8,0- 
<8,7 
8,7- 
<9,4 
9,4- 
<10 
10- 
<10,7 
10,7- 
<11,4 
11,4- 
<12 
12- 
<12,7 
12,7- 
<13,4 
13,4- 
<14 
14- 
<14,3 
14,3- 
<14,6 
14,6- 
<15 
15- 
<15,3 
15,3- 
<15,6 
>= 
15,6 
12 % 
65- 
<70 
70- 
<75 
75- 
<80 
80- 
<83 
83- 
<86 
86- 
<90 
90- 
<91 
91- 
<92 
92- 
<93 
93- 
<94 
94- 
<95 
95- 
<96 
96- 
<97 
97- 
<98 
98- 
<99 
99- 
<100 
100 100 
U3 
1 Ngàn người 
1,6 - 
<7,7 
7,7 - 
<13,8 
13,8 - 
<20 
20 - 
<33 
33 - 
<47 
47 - 
<60 
60 - 
<80 
80 - 
<100 
100 - 
<120 
120 - 
<246 
246 - 
<373 
373 - 
<400 
400 - 
<933 
933 -
<1500 
1500 - 
<2000 
2000 - 
<2500 
2500- 
<3000 
>= 
3000 
2 
1000 
người 
/km2 
4,0- 
<4,7 
4,7- 
<5,4 
5,4- 
<6,0 
6,0- 
<6,7 
6,7- 
<7,4 
7,4- 
<8,0 
8,0- 
<8,7 
8,7- 
<9,4 
9,4- 
<10 
10- 
<10,7 
10,7- 
<11,4 
11,4- 
<12 
12- 
<13 
13- 
<14 
14- 
<15 
15- 
<16 
16- 
<17 
>= 
17 
3 % 
50,0- 
<52,7 
52,7- 
<55,4 
55,4- 
<58,1 
58,1- 
<60,8 
60,8- 
<63,5 
63,5- 
<66,2 
66,2- 
<68,9 
68,9- 
<71,6 
71,6- 
<74,3 
74,3- 
<77,0 
77,0- 
<79,7 
79,7- 
<82,5 
82,5- 
<85,3 
85,3- 
<88,1 
88,1- 
<91,0 
91,0- 
<94,0 
94,0- 
<97,0 
>= 
97,0 
4 % 
1,2- 
<1,27 
1,27- 
<1,34 
1,34- 
<1,4 
1,4- 
<1,47 
1,47- 
<1,54 
1,54- 
<1,6 
1,6- 
<1,67 
1,67- 
<1,74 
1,74- 
<1,8 
1,8- 
<1,87 
1,87- 
<1,94 
1,94- 
<2,0 
2,0- 
<2,07 
2,07- 
<2,14 
2,14- 
<2,2 
2,2- 
<2,27 
2,27- 
<2,34 
>= 
2,34 
 UED JOURNAL OF SOCIAL SCIENCES, HUMANITIES AND EDUCATION VOL.3, NO.1 (2013) 
75 
Chú thích chỉ tiêu: 
I. Nhóm chỉ tiêu 1 (U1) 
1. Tổng thu ngân sách trên địa bàn 
2. Tỉ trọng GDP phi nông nghiệp 
3. Thu nhập bình quân đầu người 
4. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 
 trung bình năm 
5. Tỉ lệ hộ nghèo 
6. Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp 
II. Nhóm chỉ tiêu 2 (U2) 
1. Tỉ lệ nhà ở kiên cố, khá kiên cố và bán 
kiên cố so với tổng quỹ nhà 
2. Tỉ lệ đất giao thông so với đất xây dựng đô 
thị 
3. Mật độ đường chính (đường rải nhựa) 
4. Tỉ lệ vận tải hành khách công cộng tối thiểu 
5. Tiêu chuẩn cấp nước sinh hoạt 
6. Tỉ lệ dân số được cấp nước sạch 
7. Mật độ đường ống thoát nước chính 
8. Tỉ lệ nước bẩn được thu gom và xử lí 
 9. Chỉ tiêu cấp điện sinh hoạt 
10. Bình quân số máy điện thoại trên 100 dân 
 11. Đất cây xanh toàn đô thị 
 12. Tỉ lệ rác và các chất thải rắn được thu 
gom, xử lí 
III. Nhóm chỉ tiêu 3 (U3) 
1. Quy mô dân số 
2. Mật độ dân số 
3. Tỉ lệ thị dân 
4. Tốc độ tăng dân số hàng năm. 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013) 
76 
❖ Điểm tổng hợp mỗi nhóm chỉ tiêu được 
tính bằng công thức sau: 
1 1
i
U = , 1,3
n n
i i
Yi X
j n
j= =
− 
= 
Trong đó: 
U1: Điểm trung bình nhóm chỉ tiêu 1 
(Kinh tế - xã hội); 
U2: Điểm trung bình nhóm chỉ tiêu 2 (Cơ 
sở hạ tầng); 
U3: Điểm trung bình nhóm chỉ tiêu 3 (Dân 
số đô thị); 
Yi: Điểm chỉ tiêu thứ i thuộc nhóm chỉ 
tiêu j năm cuối; 
Xi: Điểm chỉ tiêu thứ i thuộc nhóm chỉ 
tiêu j năm đầu; 
n: số chỉ tiêu. 
❖ Vì giá trị tất cả các chỉ tiêu phản ánh quá 
trình ĐTH có thể không thu thập được tại cùng 
một thời điểm. Trong khi đó, tốc độ ĐTH nhanh 
hay chậm lại tỉ lệ nghịch với thời gian nghiên 
cứu và tỉ lệ thuận với mức độ tăng thêm của giá 
trị chỉ tiêu. Ngoài ra, vì có thể nhiều chỉ tiêu đạt 
ngưỡng giá trị cao nhất trước thời điểm “năm 
cuối” trong khi phương pháp này không cho 
phép nội suy để cộng thêm điểm khi chỉ tiêu 
vượt ngưỡng nên “năm cuối” được sử dụng 
trong công thức (1) được tính tại thời điểm đầu 
tiên chỉ tiêu đạt ngưỡng cao nhất. Thời gian 
nghiên cứu được tính bằng công thức sau: 
1 1
Xi
= , 1,3
n n
i i
Yi
j n
T j= =
− 
= 
Trong đó: 
T1: Số năm nghiên cứu trung bình nhóm 
chỉ tiêu 1; 
T2: Số năm nghiên cứu trung bình nhóm 
chỉ tiêu 2; 
T3: Số năm nghiên cứu trung bình nhóm 
chỉ tiêu 3; 
Yi: Năm cuối chỉ tiêu thứ i thuộc nhóm 
chỉ tiêu j; 
Xi: Năm đầu chỉ tiêu thứ i thuộc nhóm 
chỉ tiêu j; 
n: số chỉ tiêu. 
❖ Kết quả 
- Tốc độ quá trình ĐTH được tính bằng 
công thức sau: 
j
j
U
r
T
= (3) 
Trong đó: 
r: Tốc độ đô thị hóa; 
jU : Điểm tổng hợp trung bình nội dung 
nghiên cứu; 
jT : Số năm trung bình thời gian nghiên 
cứu; 
- Kết luận: 
r ≥ 0,33 : ĐTH diễn ra nhanh; 
0,33 > r ≥ 0,25 : ĐTH diễn ra khá nhanh; 
0,25 > r ≥ 0,2 : ĐTH diễn ra bình 
thường; 
0,2 > r ≥ 0,14 : ĐTH diễn ra chậm; 
0,14 > r : ĐTH diễn ra rất chậm. 
2.3. Vận dụng 
Trong thời gian qua, tôi đã sử dụng 
phương pháp này để đánh giá quá trình ĐTH 
thành phố Cần Thơ, (nội dung này tôi sẽ trình 
bày đầy đủ trong một bài báo khác). Trong phạm 
(1) 
(2) 
Bảng 2. Bảng tổng hợp quá trình ĐTH thành phố Cần Thơ (1999-2009) 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013) 
77 
vi bài báo này, tôi xin giới thiệu một số kết quả như sau: 
 Qua Bảng 2, trong giai đoạn 1999 – 2009, 
những nội dung kinh tế - xã hội (U1) và hạ tầng 
đô thị (U2) của thành phố Cần Thơ phát triển rất 
nhanh chóng, trong khi đó, mặc dù số dân đô thị 
thành phố Cần Thơ tăng lên rất nhiều nhưng chủ 
yếu do mở rộng địa giới hành chính khu vực đô 
thị nên điểm số của nhóm chỉ tiêu dân số đô thị 
(U3) tăng lên không đáng kể. Bên cạnh đó, thời 
gian nghiên cứu của nhóm T1 và T3 nhỏ chứng 
tỏ điếm số những nội dung này đã ở mức cao và 
nhiều chỉ tiêu vượt ngưỡng cao nhất trước năm 
2009. Tuy nhiên, thời gian nghiên cứu nhóm T2 
cho thấy thành phố Cần Thơ cần phấn đấu rất 
nhiều trong công tác xây dựng, phát triển và 
hoàn thiện hạ tầng đô thị. Nhìn chung, tốc độ 
ĐTH thành phố Cần Thơ giai đoạn 1999 – 2009 
diễn ra khá nhanh tuy nhiên không đều giữa 3 
nội dung: kinh tế - xã hội, hạ tầng đô thị và dân 
số đô thị. 
2.4. Bình luận 
Hệ thống chỉ tiêu này đảm bảo những nội 
dung cơ bản của quá trình ĐTH trong điều kiện 
Việt Nam hiện nay. Sử dụng hệ thống chỉ tiêu và 
các công thức này chúng ta không chỉ đánh giá 
tổng quát quá trình ĐTH mà thông qua hoạt 
động phân tích tương quan giữa các nhóm chỉ 
tiêu, nội bộ trong mỗi nhóm chỉ tiêu, giúp 
chúng ta nhận diện ĐTH một cách chi tiết cũng 
như nhanh chóng phát hiện những bất cập 
ở địa bàn nghiên cứu. Mặc dù số lượng chỉ tiêu, 
giá trị tham chiếu của mỗi chỉ tiêu có thể thay 
đổi song các công thức (1), (2) và (3) vẫn đảm 
bảo quan điểm tổng hợp trong đánh giá quá trình 
ĐTH. 
3. Kết luận 
ĐTH là quá trình tổng hợp, đa diện và thay 
đổi theo thời gian. Vì vậy, đánh giá quá trình 
ĐTH chỉ bởi tiêu chí dân số không đảm bảo tổng 
quát quá trình này. 
Chúng tôi dựa vào đặc thù của quá trình 
ĐTH ở Việt Nam, các tài liệu đã được nghiên 
cứu, các văn bản quy phạm pháp luật,... để xây 
dựng hệ thống 22 tiêu chí thuộc 3 nhóm nội 
dung: dân số đô thị, kinh tế - xã hội và cơ sở hạ 
tầng đô thị và công thức để đánh giá quá trình 
ĐTH ở cấp độ quốc gia và đô thị. 
 Trên cơ sở kết quả thang điểm đánh giá, 
chúng ta không chỉ nhận xét toàn diện quá trình 
ĐTH mà còn có thể tiến hành đánh giá từng nội 
dung ĐTH cũng như chất lượng ĐTH. 
Có thể có nhiều ý kiến tranh luận về tính 
hợp lí của hệ thống chỉ tiêu và công thức đánh 
giá ĐTH, nhưng trong phạm vi nghiên cứu của 
bài báo, chúng tôi mong muốn đóng góp thêm 
công cụ nhằm lượng hóa quá trình ĐTH một 
cách đầy đủ hơn trong điều kiện của Việt Nam 
hiện nay. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ban tổ chức - cán bộ chính phủ - Bộ xây dựng (2002), Thông tư liên tịch 02/2002/TTLT – 
BXD-BTCCBCP “Hướng dẫn về phân loại đô thị và cấp quản lí đô thị”. 
[2] Bộ Xây dựng (2009), Thông tư 34 /2009/TT-BXD “Quy định chi tiết một số nội dung của 
Nghị định 42/2009/NĐ-CP ngày 07/5/2009 của Chính phủ về việc Phân loại đô thị”. 
[3] Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam (2009), Nghị định 42/2009/NĐ-CP của Thủ tướng 
Chính phủ về việc phân loại và phân cấp quản lý đô thị. 
[4] Đàm Trung Phường (2005), Đô thị Việt Nam, NXB Xây dựng, Hà Nội. 
[5] Trương Quang Thao (2003), Đô thị học - Những khái niệm mở đầu, NXB Xây dựng, Hà Nội. 
[6] Nguyễn Viết Thịnh, Đỗ Thị Minh Đức (2009), Giáo trình Địa lí Kinh tế - Xã hội Việt Nam 
TẠP CHÍ KHOA HỌC XÃ HỘI, NHÂN VĂN VÀ GIÁO DỤC TẬP 3, SỐ 1 (2013) 
78 
(tập 1: Phần đại cương), NXB Giáo Dục, Việt Nam, Hà Nội. 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_he_thong_chi_tieu_va_cong_thuc_danh_gia_qua_trinh_d.pdf