Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017

Hiện nay, tại các cơ sở y tế Việt Nam việc đánh giá qui trình hút đờm chủ yếu dựa vào bảng kiểm trên qui trình kỹ thuật và chưa có chuẩn năng lực.

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 1

Trang 1

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 2

Trang 2

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 3

Trang 3

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 4

Trang 4

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 5

Trang 5

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 6

Trang 6

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 7

Trang 7

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 8

Trang 8

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017 trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 13/01/2024 1320
Bạn đang xem tài liệu "Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017

Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡngkhối hồi sức tại Bệnh viện Nhân dân 115 năm 2016 - 2017
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 132
XÂY DỰNG CHUẨN NĂNG LỰC HÚT ĐỜM 
CỦA ĐIỀU DƯỠNGKHỐI HỒI SỨC TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115 
NĂM 2016 - 2017 
Nguyễn Thị Tuyết Trinh*, Văn Thị Thu Hương*, Trần Thị Hồng Nga*, Đỗ Quốc Huy* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Hiện nay, tại các cơ sở y tế Việt Nam việc đánh giá qui trình hút đờm chủ yếu dựa vào bảng 
kiểm trên qui trình kỹ thuật và chưa có chuẩn năng lực. 
Mục tiêu: Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của điều dưỡng ( ĐD) tại Bệnh viện Nhân dân 115 (BVND 
115) để nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh (CSNB). 
Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Tất cả 101 ĐD chăm sóc hiện đang làm việc tại 3 khoa khối Hồi 
sức của BVND 115. Thời gian nghiên cứu: Tháng 11/2016 đến tháng 8/2017. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu 
cắt ngang mô tả kết hợp định lượng và định tính. 
Kết quả: Điểm kiến thức trung bình (TB) về kiểm soát nhiễm khuẩn cao nhất là (8,25 ± 1,08) điểm và thấp 
nhất là kiến thức về quản lý và phát triển nghề nghiệp (13,35± 2,75) điểm. Điểm TB bước chuẩn bị là (6,04 ± 
4,44) điểm trên tổng số10 điểm; Điểm TB bước tiến hành kỹ thuật là (26,6 ± 1,66) điểm trên tổng số 38 điểm; 
Điểm TB bước ghi chép hồ sơ là (1,3 ± 0,95) điểm/ tổng số 2 điểm. Thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, 
nhóm tuổi và xếp loại kiến thức không có mối liên quan đến thực hành hút đờm. Tham gia tập huấn hoặc hội thảo 
về hút đờm có liên quan đến thực hành hút đờm. 
Kết luận: Kiến thức của ĐD về CSNB hút đờm đạt yêu cầu là 99% với mức khá (73%) và thực hành hút 
đờm đạt yêu cầu là 100% với mức trung bình (62%). ĐD có tham gia tập huấn hút đờm có điểm thực hành cao 
hơn ĐD không tham gia tập huấn. Chuẩn năng lực hút đờm gồm 27 chuẩn và phân 5 nhóm: nhận định, lập kế 
hoạch, thực hiện kế hoạch, đánh giá và giao tiếp, làm việc nhóm. 
Từ khóa: Chuẩn năng lực hút đờm. 
ABSTRACT 
ESTABLISH ENDOTRACHEAL SUCTIONING COMPETENCY STANDARDS OF NURSING IN 
ICU AT THE PEOPLE’S HOSPITAL 115 FROM 2016 TO 2017 
Nguyen Thi Tuyet Trinh, Van Thi Thu Huong, Tran Thi Hong Nga, Đo Quoc Huy 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 22 - No 5- 2018: 132 - 140 
Objectives: Establish endotracheal suctioning competency standards of nursing at The People’s Hospital 115. 
Methods: 101 nurses. Research design: A cross-sectional descriptive study. 
Results: The highest mean score of knowledge on endotracheal suctioning was that of control infection (8.25 
± 1.08). The proportion of nurses relating to endotracheal suctioning ranged from 70.2% to 82.5%. The highest 
mean score of skill on endotracheal suctioning was that of document writting(1.3 ± 0.95). The proportion of 
nurses relating to endotracheal suctioning ranged from 59.5% to 65%. 
Conclusions: The proportion knowledge of nurses relating to endotracheal suctioning passed demands was 
99% with ranged good grade (73%) and skill passed demands was 100% with average grade (62%). Endotracheal 
suctioning competency standards of nursing with 27 standards. 
* Bệnh viện Nhân Dân 115. 
Tác giả liên lạc: Ths ĐD. Nguyễn Thị Tuyết Trinh, ĐT: (028)38 622 461, Email: trinhbv115@gmail.com 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 133
Keywords: Endotracheal suctioning competency standards. 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Chăm sóc điều dưỡng (ĐD) đóng vai trò 
quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dịch 
vụ y tế thông qua việc chuẩn hóa các qui trình 
chăm sóc, góp phần nâng cao chất lượng điều trị 
trong đó có qui trình hút đờm. Hút đờm được 
tiến hành phổ biến tại các khoa Hồi Sức là kỹ 
thuật cơ bản trong chăm sóc, đặc biệt là những 
người bệnh (NB) nặng, cấp cứu, có thể ảnh 
hưởng trực tiếp đến chất lượng điều trị. Tai biến 
liên quan đến hút đờm với 25% nhiễm khuẩn 
đường hô hấp dưới và 3,3% NB bị tổn thương 
niêm mạc đường hô hấp do kỹ năng thực hành, 
sự tuân thủ qui trình hút đờm của ĐD chưa 
tốt(9). 
Kiến thức và năng lực của ĐD về hút đờm 
rất quan trọng, quyết định đến việc thực hành 
của ĐD. Nghiên cứu của Trần Thị Thảo (2008) 
trên 19 ĐDV tại khoa Hồi sức đã ghi nhận ĐD 
chưa đảm bảo nguyên tắc vô khuẩn là 59%, thực 
hiện hút đờm đúng kỹ thuật chỉ đạt 68,4%, điều 
chỉnh áp lực hút và kiểm tra lại sự cố định của 
ống nội khí quản/mở khí quản chỉ đạt 79%, đưa 
ống thông đúng kỹ thuật đạt 84,2%. Kỹ năng 
thao tác thực hành của ĐD không đạt là 10,6 %, 
đạt yêu cầu là 31,5 % và tỷ lệ kỹ năng tốt/thành 
thạo là 57,9%(12). 
Trong mỗi công việc thực hành chăm sóc, 
thực hiện kỹ thuật chỉ là một bước trong qui 
trình điều dưỡng gồm nhận định, lập kế hoạch, 
thực hiện kế hoạch và đánh giá. Việc nghiên cứu 
tỷ lệ ĐD tuân thủ các qui trình kỹ thuật hút đờm 
tại Việt Nam cũng rất ít. Nhằm nâng cao chất 
lượng chăm sóc của ĐD về hút đờm, thì việc xây 
dựng chuẩn năng lực hút đờm là cần thiết. Theo 
thống kê tại Anh, việc áp dụng qui trình chuẩn 
cho NB đã mang lại hiệu quả kinh tế và giảm chi 
phí cho NB khoảng 5000 bảng Anh mỗi năm(6). 
Đến thời điểm hiện nay, tại các cơ sở y tế 
Việt Nam kể cả BV Nhân Dân 115 (BVND 115) 
việc đánh giá qui trình hút đờm chủ yếu dựa 
vào bảng kiểm trên qui trình kỹ thuật chứ chưa 
có chuẩn năng lực. Bảng kiểm đơn giản khi thực 
hiện, thời gian đánh giá ngắn nhưng không cung 
cấp kiến thức liên quan cho ĐD như nhận định 
trước khi hút đờm, lựa chọn kỹ thuật, xác định 
và quản lý tốt nguy cơ khi thực hiện thủ thuật, 
hoặc giao tiếp chưa hiệu quả với NB, hạn chế về 
tư vấn và giáo dục sức khoẻ cho NB. v.v 
Nhằm xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của 
ĐD chúng tôi thực hiện đề tài này. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Mục tiêu tổng quát 
Xây dựng chuẩn năng lực hút đờm của ĐD 
tại BVND 115 để nâng cao chất lượng CSNB. 
Mục tiêu chuyên biệt 
Xác định thực trạng tỷ lệ ĐD khối hồi sức có 
kiến thức và thực hành đúng về qui trình hút đờm. 
Phân tích một số yếu tố liên quan đến thực 
hành về qui trình hút đờm của ĐD khối hồi sức ... g các kiến thức 
chung về hút đờm, cũng như trong thực hành 
còn sót một số thao tác trong lúc tiến hành kỹ 
thuật hút đờm”. Còn các ĐDV thì cho biết 
“bản thân thường học hỏi kinh nghiệm hút 
đờm từ những anh chị đi trước vì trong trường 
dạy kiến thức còn hạn chế, chỉ tập trung vào qui 
trình hút đờm cho NB tỉnh, không dạy hút trên 
NB hôn mê có thở máy”. Các giảng viên cũng 
nhận định tương tự như vậy. 
Một số yếu tố liên quan đến thực hành hút đờm của ĐD 
Bảng 6. Mối liên quan giữa thực hành hút đờm với các đặc tính chung và xếp loại kiến thức 
 Thực hành 
Đặc tính chung 
Tốt (n=98) Khá (n=3) 
Tổng (n=101) 
n Tỷ lệ n Tỷ lệ 
Thâm niên Dưới 5 năm 20 20,4% 0 20 (19,8%) 

2
= 3,3 
P=0,192 
Từ 5-10 năm 56 57,2% 1 33,3% 57 (56,4%) 
Trên 10 năm 22 22,4% 2 66,7% 24 (23,8%) 
Trình độ Trung cấp 92 93,9% 2 66,7% 94 (93,1%) 

2
= 4,168 
P=0,124 
Cao đẳng 1 1% 0 0 1 (1%) 
Đại Học 5 5,1% 1 33,3% 6 (5,9%) 
Nhóm tuổi Dưới 30 56 57,1% 1 33,3% 57 (56,4%) OR=2,66 

2
= 0,052 
P=0,819 
Trên 30 42 42,9% 2 66,7% 44 (43,6%) 
Tập huấn Có 94 95,9% 3 100% 97 (96%) OR=2,096 

2
= 4,24 
P= 0,001 
Không 4 4,1% 0 0 4 (4%) 
Kiến thức Tốt 23 23,5% 0 0 23 (22,8%) 

2
= 1,787 
P=0,618 
Khá 61 62,2% 3 100% 64 (63,4%) 
Trung Bình 13 13,3% 0 0 13 (12,9%) 
Yếu 1 1% 0 0 1 (1%) 
Thực hành và thâm niên công tác 
Các ĐD có số năm công tác trung bình là 8 (8 
± 3,9) năm. Hơn một nửa số ĐD có thâm niên 
công tác từ 5 năm đến 10 năm và tỷ lệ công tác 
lâu năm giảm dần ở nhóm thâm niên dưới 5 
năm. Ngoài ra chúng tôi cũng thấy rõ trong NC 
thực hành của ĐD có thâm niên dưới 5 năm có 
tỷ lệ đạt loại tốt là 20,4% thấp hơn thực hành ĐD 
có thâm niên từ 5 đến 10 năm là 57,2%. Tuy 
nhiên, mối liên quan này không có ý nghĩa 
thống kê (p > 0,05). Nghiên cứu của chúng tôi 
cũng chưa chỉ ra được yếu tố thâm niên công tác 
có liên quan đến chất lượng CSNB. Dù vậy kết 
quả nghiên cứu cho thấy rõ ĐD có thâm niên 
công tác trên 5 năm thực hành tốt hơn nhóm ĐD 
có thâm niên công tác dưới 5 năm. 
Thực tế cho thấy kinh nghiệm công tác lâu 
năm không những giúp cho công việc thuận lợi 
khi gặp phải nhiều tình huống cần xử lý, mà 
ngay cả việc truyền đạt kinh nghiệm và đào tạo 
cho những nhân viên mới tuyển dụng là mục 
đích các nhà tuyển dụng nhắm tới. Ngành y lại 
càng cần có những nhân viên y tế yêu cầu tay 
nghề cao thể hiện qua thâm niên công tác và có 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 138
kinh nghiệm, đặc biệt là ĐD. Nhiều NC thống kê 
trên thế giới đã cho thấy rõ mối liên quan giữa 
thâm niên công tác và chất lượng chăm sóc ĐD. 
Điều dưỡng có nhiều năm kinh nghiệm thực 
hành hút đờm tốt hơn so với nhóm ĐD ít năm 
kinh nghiệm. 
Chúng tôi chưa tìm thấy NC cụ thể nào về 
liên quan giữa thâm niên và công việc CSNB hút 
đờm của ĐD. Kết quả này chỉ ra có thể cần có 
chuẩn năng lực hút đờm và đào tạo cập nhật 
kiến thức CS của ĐD đóng vai trò quan trọng 
chứ không chỉ có thâm niên công tác là đủ. 
Thực hành và trình độ chuyên môn 
Đa số ĐD trong nhóm NC có trình độ là 
trung cấp (93%) và 7% có trình độ cao đẳng, đại 
học. Nghiên cứu không tìm thấy mối liên quan 
giữa thực hành và trình độ chuyên môn của ĐD. 
ĐD có trình độ trung cấp có thực hành xếp lọai 
tốt là 93,9% cao hơn so với ĐD có trình độ trên 
cao đẳng 6,1%. 
Kết quả nghiên cứu khác với nghiên cứu của 
Lê Thị Bình cho rằng ĐDV trình độ chuyên môn 
thấp thì việc xảy ra tai biến và thất bại khi cấp 
cứu NB chiếm tỷ lệ nhiều hơn ĐDV trình độ 
chuyên môn cao(8). Thực tế cho thấy, việc nâng 
cao trình độ, cập nhật kiến thức bên cạnh thâm 
niên công tác và kinh nghiệm giúp cho ĐD làm 
việc tự tin và hiệu quả, CSNB an toàn. Trình độ 
học vấn cao sẽ tạo điều kiện để tiếp cận kiến 
thức mới về CSNB. 
Thực hành và tuổi 
Trong nghiên cứu này, tuổi TB của 101 ĐD 
tham gia khá trẻ (31 ± 4,7). Nghiên cứu không 
tìm thấy mối liên quan giữa thực hành hút đờm 
của ĐD với nhóm tuổi (p = 0,819). Thực hành của 
ĐD dưới 30 tuổi có tỷ lệ đạt loại tốt 57,1% cao 
hơn nhóm trên 30 tuổi là 42,9%. 
Không chỉ ngành y, tuổi tác có thể là trở 
ngại trong công việc. Tuy nhiên, ngành y có 
công việc đòi hỏi tuổi đời và thâm niên công 
tác đôi khi đi cùng kinh nghiệm. Tuổi và kinh 
nghiệm công tác sẽ giúp nhiều trong công việc. 
Kết quả của chúng tôi tương đồng với NC của 
tác giả Trần Ngọc Trung đã chỉ ra những ĐDV 
lớn tuổi không đủ sức khỏe khi thực hành 
chăm sóc làm cản trở việc CSNB(11). Nhân viên 
y tế lớn tuổi hầu hết cần thiết CS trẻ em, người 
già  trong khi các chuyên khoa hoặc những 
khu vực như phòng khám cấp cứu, phòng mổ 
yêu cầu trẻ tuổi hơn. 
Thực tế cũng không có nhiều các nghiên cứu 
đề cập đến tuổi và giới của ĐD trong CSNB và 
ảnh hưởng đến chất lượng CS. 
Thực hành và kinh nghiệm học hỏi qua hội 
nghị/hội thảo 
Qua phỏng vấn 101 ĐD cho thấy đa số 96% 
ĐD đã từng tham gia học hoặc hội thảo về hút 
đờm và chỉ có 4% ĐD trả lời không tham gia các 
khóa học hoặc hội thảo về hút đờm. Có mối liên 
quan giữa thực hành và tham gia tập huấn hút 
đờm của ĐD. Thực hành của ĐD về hút đờm tỷ 
lệ thuận với có tham gia tập huấn về hút đờm. 
ĐD có tham gia tập huấn hút đờm đạt thực hành 
loại tốt là 95,9% cao hơn nhiều so với ĐD không 
tham gia tập huấn 4,1%. Sự khác biệt này rất có ý 
nghĩa thống kê (p < 0,001). 
Cũng như các vị trí công việc khác của 
ngành y thì việc không ngừng học tập, cập nhật 
kiến thức là yêu cầu cần thiết cho việc nâng cao 
chất lượng thực hành ĐD. Bên cạnh những yếu 
tố làm ảnh hưởng và cản trở công tác CSNB của 
ĐD, cũng có những yếu tố tích cực tác động đến 
công tác CSNB của ĐD, đó là sự quan tâm của 
lãnh đạo BV và các chế độ chính sách mà BV 
đang thực hiện như tạo cơ hội học tập, cập nhật 
kiến thức chuyên môn làm ĐDV an tâm công tác 
và yêu nghề hơn(11). 
Chưa có nhiều các nghiên cứu đề cập đến 
tham gia học tập của ĐD trong CSNB hút đờm 
và ảnh hưởng đến chất lượng CS. 
Thực hành và kiến thức 
Chúng tôi cũng tìm hiểu xem giữa kiến thức 
và thực hành có mối liên quan với nhau về chất 
lượng CS không? Tuy nhiên, không tìm thấy mối 
liên quan giữa thực hành hút đờm của ĐD với 
kiến thức (p = 0,618). Thực hành của ĐD kiến 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 139
thức tốt, khá có tỷ lệ xếp loại tốt là 85,7% cao hơn 
nhóm kiến thức trung bình là 13,3%. 
Chưa có nhiều các nghiên cứu đề cập đến 
mối liên quan giữa kiến thức và thực hành của 
ĐD trong CSNB hút đờm và ảnh hưởng đến chất 
lượng CS. 
Chuẩn năng lực hút đờm của ĐD 
Bảng 7. Chuẩn năng lực hút đờm của ĐD 
TT Năng lực chính 
Số lượng năng lực 
Kiến 
thức 
Thái độ Kỹ năng 
1 Nhận định/đánh giá 2 1 3 
2 
Đưa ra quyết định trên lâm 
sàng: lập kế hoạch 
0 0 1 
3 
Đưa ra quyết định trên lâm 
sàng: thực hiện kế hoạch 
4 3 5 
4 
Đưa ra quyết định trên lâm 
sàng: đánh giá 
1 1 2 
5 Giao tiếp, làm việc nhóm 2 1 1 
Tổng cộng: 27 năng lực 9 6 12 
Dựa trên chuẩn năng lực của ĐD Việt Nam 
theo 3 vòng kĩ thuật Delphi được thực hiện. 
Trong vòng 1, có 27 năng lực được đề xuất và 
đánh giá theo thang đo Likert 5 điểm, chia làm 
5 nhóm năng lực. Điều tra ý kiến chuyên gia 
được thực hiện tại thành phố Hồ Chí Minh. 
Trong 3 vòng này có sự tham gia của 28 
chuyên gia chuyên về lĩnh vực hút đờm, cụ thể 
là 2 bác sĩ trưởng khoa, 4 điều dưỡng trưởng 
khoa, 4 bác sĩ, 2 giáo viên, 1 ủy viên hội Điều 
dưỡng và 15 ĐDV. 
Vòng 1 diễn ra trong 2 tuần, gồm các hoạt 
động thử nghiệm, có 27 năng lực được lấy ý kiến 
phản hồi của chuyên gia và tổng kết kết quả còn 
26 năng lực đạt ≥ 75%. 
Vòng 2 diễn ra trong 2 tuần, các chuyên gia 
đề xuất bổ sung thêm 2 năng lực thành 28 năng 
lực được đánh giá là có phù hợp để áp dụng 
trong phạm vi thực hành của ĐD chăm sóc NB 
hút đờm. 
Vòng 3 diễn ra trong 1 tuần, đưa vào những 
năng lực không phải là cốt lõi (< 25%) gồm 2 
năng lực. 
Qua 3 vòng Delphi, có 27/29 năng lực (> 
78,5%) được đánh giá là năng lực cốt lõi, nhận 
được mức đồng thuận cao và thuộc phạm vi 
hành nghề của ĐD Việt Nam dựa trên kiến thức, 
thái độ, kĩ năng và theo nội dung được phân 
thành 5 nhóm năng lực: 1) Nhận định (6 năng 
lực); 2) Lập kế hoạch (1 năng lực); 3) Thực hiện 
kế hoạch (12 năng lực); 4) Đánh giá (4 năng lực) 
và 5) Giao tiếp, làm việc nhóm (4 năng lực). 
Tổng số năng lực trong danh sách cuối cùng 
sau 3 vòng Delphi là 27 năng lực. 
Hạn chế của nghiên cứu 
Nghiên cứu chúng tôi mới chỉ tìm hiểu được 
một số yếu tố liên quan trực tiếp đến ĐD. Tuy 
nhiên, thực hành của ĐD còn chịu ảnh hưởng 
trực tiếp của rất nhiều yếu tố khác hàng ngày 
xảy như năng lực quản lý điều dưỡng, mối quan 
hệ giữa điều dưỡng và điều dưỡng, mối quan hệ 
giữa bác sĩ và điều dưỡng, mối quan hệ với 
người bệnh trong quá trình chăm sóc, khối 
lượng công việc, áp lực công việc, sự sẵn có của 
các trang thiết bị tại cơ sở làm việc  Việc đánh 
giá mức độ ảnh hưởng của các yếu tố này đến 
thực hành của ĐD là hết sức cần thiết để đưa ra 
giải pháp can thiệp phù hợp. Để đo lường đánh 
giá cần phải có thời gian, thiết kế nghiên cứu sâu 
để phân tích. 
KẾT LUẬN 
Thực trạng điều dưỡng về chăm sóc hút đờm 
tại BVND 115 
Kiến thức của ĐD về chăm sóc NB hút đờm 
đạt yêu cầu là 99% với mức khá (73%). Điều 
dưỡng có điểm kiến thức trung bình về kiểm 
soát nhiễm khuẩn cao nhất là (8,25 ± 1,08) điểm 
và thấp nhất là kiến thức về quản lý và phát 
triển nghề nghiệp (13,35 ± 2,75) điểm. 
Thực hành hút đờm của ĐD đạt yêu cầu là 
100% với mức trung bình (62%). Điểm trung 
bình bước chuẩn bị là (6,04 ± 4,44) điểm trên 
tổng số 10 điểm; Điểm trung bình bước tiến 
hành kỹ thuật là (26,6 ± 1,66) điểm trên tổng số 
38 điểm; Điểm trung bình bước ghi chép hồ sơ 
là (1,3 ± 0,95) điểm trên tổng số 2 điểm. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 22 * Số 5 * 2018
Chuyên Đề Điều Dưỡng Kỹ Thuật Y Học 140
Những yếu tố liên quan đến thực hành hút 
đờm của ĐD 
Thâm niên công tác, trình độ chuyên môn, 
nhóm tuổi và xếp loại kiến thức không có mối 
liên quan đến thực hành hút đờm của Điều dưỡng. 
Tham gia tập huấn hoặc hội thảo về hút đờm 
có liên quan đến thực hành hút đờm, ĐD có 
tham gia tập huấn có điểm thực hành cao hơn 
ĐD không tham gia tập huấn. 
Chuẩn năng lực hút đờm của ĐD tại BVND 115 
Tổng cộng gồm 27 năng lực hút đờm dựa 
trên kiến thức, thái độ, kĩ năng và được phân 
thành 5 nhóm năng lực: 1) Nhận định (6 năng 
lực); 2) Lập kế hoạch (1 năng lực); 3) Thực hiện 
kế hoạch (12 năng lực); 4) Đánh giá (4 năng lực) 
và 5) Giao tiếp, làm việc nhóm (4 năng lực). 
KIẾN NGHỊ 
Đối với bản thân người ĐD 
Cần phải cập nhật lại kiến thức CSNB hút 
đờm và nâng cao kỹ năng tay nghề theo chuẩn 
năng lực, đặc biệt chú ý trong bước tiến hành kỹ 
thuật hút đờm. 
Đối với Bệnh viện Nhân Dân 115 
Bệnh viện cần triển khai chuẩn năng lực hút 
đờm cho ĐD tại khối hồi sức và nhân rộng 
chuẩn năng lực này ở các khoa lâm sàng khác để 
nâng cao năng lực cho đội ngũ ĐD trực tiếp 
CSNB có hút đờm tại bệnh viện. 
Phòng ĐD cần xây dựng và triển khai 
chương trình đào tạo qui trình hút đờm theo 
chuẩn năng lực và đánh giá kết quả triển khai 
của chương trình. 
Đối với Sở Y tế 
Đề xuất Sở Y tế thẩm định chương trình đào 
tạo hút đờm theo chuẩn năng lực ĐD. 
Đối với công tác nghiên cứu 
Cần có nghiên cứu tiếp theo để đánh giá việc 
triển khai chuẩn năng lực hút đờm, đánh giá tác 
động của việc áp dụng chuẩn năng lực hút đờm 
trong công tác CSNB, các yếu tố ảnh hưởng đến 
năng lực của ĐD để có giải pháp can thiệp phù 
hợp góp phần nâng cao năng lực của ĐD đồng 
thời nâng cao chất lượng dịch vụ y tế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bệnh viện Nhân Dân 115 (2016), Bảng kiểm kỹ thuật chăm sóc kỹ 
thuật chăm sóc người bệnh, Bệnh viện Nhân Dân 115 – Thành phố 
Hồ Chí Minh, tr 115. 
2. Bộ Y tế (2012), Quyết định số: 1352/QĐ-BYT ngày 21/4/2012 về ban 
hành Chuẩn năng lực cơ bản của Điều dưỡng Việt Nam. 
3. Bộ Y tế (2007), "Hút đờm", Điều dưỡng cơ bản II, Nhà xuất bản y 
học, Hà Nội, tr. 258-268. 
4. Day T, Wainwright SP, Wilson-Barnett J (2001), An evaluation 
of a teaching intervention to improve the practice of 
endotracheal suctioning in Intensive care units, Journal Clinical 
Nurse,10 (5), pp. 682–696. 
5. Frank JR, Danoff D (2007). The CanMEDS initiative: 
implementing an outcomes-based framework of physician 
competencies, Medicine Teacher, 29:642–7. 
6. Greet MJ, Marcel RK, Jeroen JG. (2010), “The effects of 
performance-based assessment criteriaon student performance 
and self-assessment skills”, Advance in Health Science Education, 
15, pp.517–532. 
7. Keeney S, Hasson F, McKenna H (2006), Consulting the oracle: 
ten lessons from using the Delphi technique in nursing research, 
Journal Advanced Nurse, 53:205–12. 
8. Lê Thị Bình (2008), Đánh giá thực trạng năng lực chăm sóc 
người bệnh của ĐD viên và đề xuất giải pháp can thiệp, Luận án 
tiến sĩ, Viện vệ sinh dịch tễ trung ương. 
9. Negro A, Ranzanic R, Villa M et al (2014), Survey of Italian 
intensive care unit nurses’ knowledge about endotracheal 
suctioning guidelines, Intensive Crit Care Nurs, 30, pp. 339-45. 
10. Scheele F, Teunissen P, Van LS et al (2008), Introducing 
competency-based postgraduate medical education in the 
Netherlands, Med Teach, 30:248–53. 
11. Trần Ngọc Trung (2015), Đánh giá hoạt động chăm sóc người 
bệnh của điều dưỡng viên tại Bệnh viện đa khoa tỉnh Lâm Đồng 
năm 2012, Tạp chí điều dưỡng Việt Nam (10), tr. 26 -27. 
12. Trần Thị Thảo và cộng sự (2008), Hoạt động quản lý chất lượng 
thủ thuật hút thông đường hô hấp dưới tại khoa Hồi sức Bệnh 
viện Việt Nam – Thụy Điển, Uông Bí, Quảng Ninh, Hội nghị 
khoa học điều dưỡng toàn quốc lần thứ III, Nhà xuất bản y học 
Hà Nội, tr. 68-77. 
Ngày nhận bài báo: 31/07/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 31/08/2018 
Ngày bài báo được đăng: 20/10/2018 

File đính kèm:

  • pdfxay_dung_chuan_nang_luc_hut_dom_cua_dieu_duongkhoi_hoi_suc_t.pdf