Xác định các đới biến đổi giàu khoáng vật sét và oxit sắt sử dụng ảnh Landsat 8 khu vực Pu Sam Cáp, Lai Châu
Các đới biến đổi nhiệt dịch là dấu hiệu quan trọng cho tìm kiếm các mỏ
khoáng và có thể được nhận dạng trên ảnh viễn thám. Tuy nhiên điều này bị
hạn chế do ảnh hưởng của yếu tố thực vật. Phân tích thành phần chính định
hướng (DCPA) là một phương pháp giúp cải thiện điều trên bao gồm việc
tính toán các thành phần chính trên các ảnh chia kênh. Một tỷ lệ chứa thông
tin đối tượng địa chất, tỷ lệ thứ hai làm nổi bật thực vật. Phương pháp áp
dụng thử nghiệm trên ảnh Landsat 8 vùng Pu Sam Cáp, Lai Châu, đặc trưng
bởi biến đổi argilic hóa, sericit hoá, epidot hoá,. với khoáng vật điển hình
như nhóm kaolin, illit, và pyrit, chalcopyrit, magnetit; specularit,. Kết quả
phân tích từ ảnh viễn thám đã xác định các đới giàu Fe tập trung khu vực
Bãi Bằng và Nậm Tra; các khoáng vật sét tập trung chủ yếu khu Nậm Tra và
dọc theo đứt gãy chính. Kết quả cũng được đối sánh với dữ liệu nghiên cứu
trước đó và kiểm chứng thực địa cho thấy có sự tương đồng và tính khả thi.
Bài báo đã chỉ ra giới hạn của ảnh Landsat như hạn chế về độ phân giải
không gian, độ phân giải phổ, khi áp dụng ở vùng nhiệt đới ẩm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Trang 8
Trang 9
Trang 10
Tải về để xem bản đầy đủ
Tóm tắt nội dung tài liệu: Xác định các đới biến đổi giàu khoáng vật sét và oxit sắt sử dụng ảnh Landsat 8 khu vực Pu Sam Cáp, Lai Châu
12 Journal of Mining and Earth Sciences Vol. 62, Issue 2 (2021) 12 - 24 Identification of clays and Fe oxide minerals rich alteration zones using a Landsat 8 image of Pu Sam Cap area, Lai Chau Hieu Trung Tran 1*, Cuong Quoc Tran 1, Dung My Tran 2 , Chung Minh Bui 3, Dung Van Chu 2, Thanh Trung Nguyen 1, Quan Cong Nguyen 1, Anh Duc Nguyen 1, Thao Phuong Bui 1 1 Center for Remote sensing and Geomatic, Institute of Geological Science, VAST, Vietnam 2 Department of Geology, General Department of Geology and Minerals of Vietnam, Vietnam 3 I6 Corps, Intergeo Geological Division, Vietnam ARTICLE INFO ABSTRACT Article history: Received 07th Jan. 2021 Accepted 28th Mar. 2021 Available online 30th Apr. 2021 The hydrothermal alteration zones are the important sign for mineral exploration and can be identified by remote sensing images completely, but this is limited due to the effect of vegetable. We address this problem by a method called “Directed Principal Component Analysis” (DPCA) that involves calculating principal components on two input band ratio images. One ratio is a geological discriminant, confused by the presence of vegetation; the second ratio is chosen for its suitability as a vegetation index. DPCA applied on Landsat 8 image in Pu Sam Cap area, Lai Châu characteristied by argilic alteration, sericite alteration, etc., with the typical minerals like kaolinite, illite, etc., and pyrite, chalcopyrite, magnetite; specularite, etc., The results have identified Fe - rich zones in Bai Bang and Nam Tra areas; clay minerals are concentrated mainly in Nam Tra area and along the main faults. The results are also compared with previous research data and fieldtrip data that shows similarity and feasibility. This paper indicated limitation of Landsat image such as spatial resolution, spectral resolution, etc., when applied in the tropical area. Copyright © 2021 Hanoi University of Mining and Geology. All rights reserved. Keywords: DCPA, Hydrothermal alteration, Landsat, Pu Sam Cap, Remote Sensing. _____________________ *Corresponding author E - mail: trunghieu95ctb@gmail.com DOI: 10.46326/JMES.2021.62(2).02 Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất Tập 62, Kỳ 2 (2021) 12 - 24 13 Xác định các đới biến đổi giàu khoáng vật sét và oxit sắt sử dụng ảnh Landsat 8 khu vực Pu Sam Cáp, Lai Châu Trần Trung Hiếu 1,*, Trần Quốc Cường 1, Trần Mỹ Dũng 2, Bùi Minh Chung 3, Chu Văn Dũng 2, Nguyễn Trung Thành 1, Nguyễn Công Quân 1, Nguyễn Đức Anh 1, Bùi Phương Thảo 1 1 Trung tâm Viễn thám và Geomatic, Viện Địa Chất, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam, Việt Nam 2 Vụ Địa chất, Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam, Việt Nam 3 Đoàn I6, Liên đoàn Địa chất Intergeo, Việt Nam THÔNG TIN BÀI BÁO TÓM TẮT Quá trình: Nhận bài 07/01/2021 Chấp nhận 28/02/2021 Đăng online 30/4/2021 Các đới biến đổi nhiệt dịch là dấu hiệu quan trọng cho tìm kiếm các mỏ khoáng và có thể được nhận dạng trên ảnh viễn thám. Tuy nhiên điều này bị hạn chế do ảnh hưởng của yếu tố thực vật. Phân tích thành phần chính định hướng (DCPA) là một phương pháp giúp cải thiện điều trên bao gồm việc tính toán các thành phần chính trên các ảnh chia kênh. Một tỷ lệ chứa thông tin đối tượng địa chất, tỷ lệ thứ hai làm nổi bật thực vật. Phương pháp áp dụng thử nghiệm trên ảnh Landsat 8 vùng Pu Sam Cáp, Lai Châu, đặc trưng bởi biến đổi argilic hóa, sericit hoá, epidot hoá,... với khoáng vật điển hình như nhóm kaolin, illit, và pyrit, chalcopyrit, magnetit; specularit,... Kết quả phân tích từ ảnh viễn thám đã xác định các đới giàu Fe tập trung khu vực Bãi Bằng và Nậm Tra; các khoáng vật sét tập trung chủ yếu khu Nậm Tra và dọc theo đứt gãy chính. Kết quả cũng được đối sánh với dữ liệu nghiên cứu trước đó và kiểm chứng thực địa cho thấy có sự tương đồng và tính khả thi. Bài báo đã chỉ ra giới hạn của ảnh Landsat như hạn chế về độ phân giải không gian, độ phân giải phổ, khi áp dụng ở vùng nhiệt đới ẩm. © 2021 Trường Đại học Mỏ - Địa chất. Tất cả các quyền được bảo đảm. Từ khóa: Biến đổi nhiệt dịch, DCPA, Landsat, Pu Sam Cáp, Viễn thám. 1. Mở đầu Các mỏ khoáng nguồn gốc nhiệt dịch luôn đi kèm với các đới biến đổi nhiệt dịch do phản ứng với đá vây quanh. Không phải đới biến đổi nào cũng đi kèm các thân quặng và ngược lại, nhưng sự có mặt của các đới biến đổi và sự phân bố không gian của chúng là dấu hiệu có giá trị cho việc tìm kiếm các mỏ khoáng. Các đới biến đổi có thể được nhận dạng trên ảnh viễn thám do chúng có đặc điểm phản xạ phổ khác biệt với các thành phần xung quanh. Tại các vùng hoang mạc hoặc bán hoang mạc yếu tố thực vật ít phát triển, các đới biến đổi xuất lộ rõ ràng nên thuận lợi cho việc sử dụng ảnh viễn thám xác định vị trí phân bố tổ hợp khoáng vật của chúng (Sabin, 1999). Tuy nhiên tại các vùng nhiệt đới, thực vật phát triển, giới hạn đáng kể việc nhận _____________________ *Tác giả liên hệ E - mail: trunghieu95ctb@gmail.com DOI: 10.46326/JMES.2021.62(2).02 14 Trần Trung Hiếu và nnk./ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 12 - 24 dạng đới biến đổi do sự phản xạ phổ tương tự của chúng với các đối tượng quan tâm. Do đó các nghiên cứu ứng dụng dữ liệu viễn thám cho tìm kiếm mỏ khoáng cũng bị giới hạn (Pour và nnk., 2013; Carranza, Hale, 2002). Một số kỹ thuật tăng cường ảnh giúp làm nổi bật các đối tượng quan tâm như chia kênh (band ratio), kỹ thuật Crosta (Cro’sta, Moore, 1989), phân tích thành phần chính định hướng (Directed Principal Component Analysis - DPCA), Sabins (1999) sử dụng ảnh Landsat TM nhận dạng đới biến đổi nhiệt dịch bằng các ảnh chia kênh được chiết xuất tự động, xác định được hai tổ hợp khoáng vật bị biến đổi là các khoáng vật Fe và các khoáng sét cùng với alunit tại vùng mỏ Cu - Au Goldfield, Nevada (Hoa Kỳ). Shafaroudi và nnk. (2009) cũng sử dụng phương pháp chia kênh trên ảnh AS ... dài từ Bãi Bằng đến Khun Hà nằm giữa hai đứt gãy đã xác định , cũng như các đới dạng tuyến khu Nậm Tra, Muỗi. Đối sánh kết quả với các đới khoáng hóa xác định tại khu vực Bãi Bằng thấy rằng có sự tương đồng; phương đông bắc - tây nam của các đới khoáng hóa trùng với phương các đới khoáng vật chứa Fe đã xác định. Tuy nhiên, sự liên kết này vẫn chưa rõ ràng do đới khoáng hoá kích thước khá nhỏ 0,5÷2,5 m (Bùi Minh Chung, 2015) điều này không phù hợp với kích thước pixel ảnh. Đồng thời, do đặc điểm khoáng hoá trong vùng thường đi kèm với magnetit, specularit, nên đây là một dấu hiệu cho các vùng tiềm năng quặng hoá. Hình 4. Đồ thị mô tả các vecto riêng. Bảng 1. Vecto riêng, hệ số tương quan (loadings) trong phân tích thành phần chính các ảnh chia kênh. Thành phần chính (PC) Vecto riêng Giá trị riêng % Phương sai Hệ số tương quan Kênh tỷ lệ 4/2 Kênh tỷ lệ 5/4 Kênh tỷ lệ 4/2 Kênh tỷ lệ 5/4 PC1 - 0,183 - 0,983 4146,293 61,71 2624,986 - 0,230 - 1,235 PC2 - 0,983 0,183 2572,366 38,28 4093,673 - 0,779 0,145 Kênh tỷ lệ 6/7 Kênh tỷ lệ 5/4 Kênh tỷ lệ 6/7 Kênh tỷ lệ 5/4 PC1 - 0,624 - 0,781 6053,202 85,47 2988,309 - 0,888 - 1,112 PC2 - 0,781 0,624 1028,780 14,52 4093,673 - 0,392 0,313 Trần Trung Hiếu và nnk./ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 12 - 24 19 Hình 5. Vị trí các đới giàu khoáng vật. A - chứa Fe trên ảnh PC2 (4/2 - 5/4); B - khoáng vật sét trên ảnh PC2 (6/7 - 5/4). 20 Trần Trung Hiếu và nnk./ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 12 - 24 Hình 6. A - Ảnh vị trí gần điểm khai thác Bãi Bằng; B - Dăm kết vị trí gần suối Nậm Dịch giàu các hematit - goethit trên bề mặt (Điểm D1, Hình 4A); C - Specularit hình thành trong các mạch thạch anh (Điểm D2, Hình 4A); D - Tinh thể pyrit trong syenit bị biến đổi silic - magnetit - chlorit hoá (Điểm D3, Hình 4A); E - Biến đổi argillic hoá đi cùng sự oxi hoá sau biến đổi phyllic hoá (Điểm D4, Hình 4A); F - Biến đổi argillic hoá yếu sau biến đổi kali hoá (Điểm D5, Hình 4A); G - Biến đổi phyllic hoá yếu trên syenit porphyr (Điểm D6, Hình 4A). Đối sánh kết quả với dữ liệu máy đo phổ cầm tay (Công ty TPJ, 2014) (Bảng 2, Hình 7) cũng cho thấy có sự tương đồng cao. Dữ liệu đo phổ cầm tay được thực hiện trên cả mẫu đất và mẫu đá, sau đó được phân tích giải đoán bằng aiSIRIS. AiSIRIS là một ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tính toán các dữ liệu phổ từ máy đo cầm tay thông qua đối sánh với mẫu chuẩn. Từ đó, cho phép nhận dạng, trích xuất đường cong phản xạ phổ đối tượng. Kết quả phân tích aiSIRIS (Bảng 2) thực hiện tại 78 điểm lấy mẫu đã có nhiều điểm (32/78) trùng kết quả phân tích trên ảnh với thành phần chủ yếu hematit, jarosit, goethit, siderit. Kết quả các đới khoáng vật sét (Hình 5) cũng cho thấy sự khá tương đồng với thành phần địa chất. Các điểm tập trung cao khu Bãi Mới, Muỗi, Trần Trung Hiếu và nnk./ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 12 - 24 21 Hình 7. Vị trí thân quặng và điểm đo phổ cầm tay khu Bãi Bằng (Công ty TPJ, 2014). Bảng 2. Kết quả phân tích máy đo phổ cầm tay (Công ty TPJ, 2014). ID Easting Northing VNIRMineral SWIRMineral 1 352198 2457702 goethite+hematite montmorillonite:95+kaolinite:5 2 352100 2457705 fe carbonate kaolinite:80+dickite:20 3 352100 2457705 fe carbonate carbonate 4 351674 2457675 hematite+jarosite gypsum:45+jarosite:30+kaolinite:25 5 351618 2457675 goethite+hematite gypsum:75+kaolinite:25 6 351889 2458319 goethite+hematite amphibole:50+water_silica:30+kaolinite:20 7 352108 2458307 goethite montmorillonite:50+nontronite:45+kaolinite:5 75 351610 2456857 hematite kaolinite:60+water_silica:40 76 351397 2456923 goethite+hematite montmorillonite:55+kaolinite:40+white mica:5 77 351761 2456846 hematite montmorillonite:85+kaolinite:10+chlorite:5 78 351708 2456506 goethite+hematite montmorillonite:55+gibbsite:25+kaolinite:20 phần trên Can Hồ đều phân bố trên các thành tạo trầm tích cát bột kết, đá phiến sét hệ tầng Yên Châu, Suối Bàng và các thành tạo trầm tích Đệ tứ (Hình 6E, 6F, 6G). Các đới phần trung tâm kéo dài từ T - bowl đến Can Hồ có cấu trúc dạng tuyến dọc theo đứt gãy chính đông bắc - tây nam. Đồng thời là minh chứng khẳng định sự tồn tại đứt gãy này. Dữ liệu Landsat khá phổ biến, có nhiều ứng dụng tuy nhiên khi sử dụng nghiên cứu phản xạ phổ đối tượng, vẫn tồn tại một số vấn đề gặp phải như: độ phân giải phổ, độ phân giải không gian. Một số khoáng vật như các khoáng vật sét (kaolinit, illit), có đường cong phản xạ phổ khá tương tự nhau, thường bị hấp thu mạnh gần bước sóng 2,2 μm và chỉ khác biệt một chút với từng khoáng vật. Trong khi độ rộng các kênh trên ảnh Landsat khá lớn nên trên ảnh Landsat rất khó phân biệt được riêng rẽ các khoáng vật sét. Carranza và Hale (2002) giải quyết vấn đề này bằng các tỷ lệ kênh mới dùng cho DPCA (Bảng 3) 22 Trần Trung Hiếu và nnk./ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 12 - 24 được xây dựng cho mỗi khoáng vật riêng dựa trên đường cong phản xạ phổ của chúng. Tuy nhiên độ chính xác vẫn chưa cao do vẫn tồn tại nhiều ảnh hưởng thực vật. Bảng 3. Các tỷ lệ kênh sử dụng cho DPCA trên ảnh Landsat 8 (Carranza và Hale, 2002). Tên Tỷ lệ Thực vật Khoáng vật Quartz 3/4 7/2 Alunit 5/2 6/7 Kaolinit 5/4 6/7 Chlorit 5/3 6/2 Epidot 3/4 6/2 Độ phân giải không gian của các kênh ảnh Landsat phần lớn là 30x30 nên trong khoảng 900 m2 với vùng địa chất phức tạp sẽ chứa rất nhiều thành phần khoáng vật. Như vậy giá trị phản xạ của một pixel là hỗn hợp của nhiều đối tượng, gọi đó là pixel hỗn hợp. Một số chương trình phân loại tự động hiện nay có thể chiết tách phổ các đối tượng trong mỗi pixel hỗn hợp. Hai vấn đề này của Landsat có thể cải thiện khi sử dụng các ảnh viễn thám khác như ASTER, Hyperion, đặc biệt với dữ liệu siêu phổ PRISMA (Ý) đã cung cấp dữ liệu ảnh từ tháng 5/2020, với độ phân giải không gian, độ phân giải phổ tốt hơn. Một vấn đề khác ảnh hưởng giá trị phản xạ phổ là hiệu chỉnh khí quyển. Bài viết sử dụng thuật toán FLAASH áp dụng mô hình chuẩn MODTRAN, giúp loại bỏ ảnh hưởng các yếu tố như mây, sương mù, Tuy nhiên, đối khu vực diện tích không quá lớn như khu vực nghiên cứu độ chính xác bị ảnh hưởng. Khi xử lý cần thêm các thông số khí tượng tại thời điểm bay chụp như hàm lượng hơi nước, tỷ lệ CO2, độ cao mây, sương mù, Phân tích thành phần chính (PCA) là một phương pháp khá phổ biến trong phân tích ảnh. Có 2 kiểu phân tích thành phần chính là phân tích thành phần chính chuẩn hoá sử dụng ma trận hiệp phương sai và phân tích thành phần chính không chuẩn hoá sử dụng ma trận hệ số tương quan. Khác biệt rõ nhất giữa 2 kiểu trên là sau khi chuẩn hóa các biến, các giá trị riêng sẽ khác nhau dẫn đến phần trăm thông tin trên các PC khác nhau. Các PC đầu trong phân tích thành phần chính chuẩn hoá sẽ có phần trăm thông tin thấp hơn so với trong phân tích thành phần chính không chuẩn hoá. Khi đó các đối tượng không phổ biến trong khu vực sẽ có nhiều thông tin hơn ở các PC sau. Ngoài việc sử dụng các biến đã chuẩn hóa giúp cải thiện đáng kể tỷ lệ tín hiệu/ nhiễu và tăng cường chất lượng ảnh (Singh và Harriso, 1985). Nghiên cứu sử dụng phân tích thành phần chính không chuẩn hoá, tuy nhiên cho kết quả tốt và không sai khác quá nhiều khi sử dụng phân tích thành phần chính chuẩn hoá do lượng kênh thấp. 5. Kết luận Kết quả phân tích chỉ ra một số đới dị thường giàu khoáng vật sét và khoáng vật chứa Fe, từ đó cho phép khái quát về đặc điểm cấu trúc, sự phân bố quặng hóa trong khu vực. Kết quả có sự tương đồng với một số kết quả đối sánh từ dữ liệu giải đoán phổ cầm tay và thực địa. Độ chính xác còn nhiều hạn chế, phụ thuộc nhiều yếu tố như bản chất ảnh, hiệu chỉnh ảnh,... Phương pháp nghiên cứu này sẽ mang lại hiệu quả cao hơn khi có các phương pháp hỗ trợ khác như kết hợp giải đoán ảnh ASTER, Hyperion, Lời cảm ơn Bài báo hoàn thành là kết quả nghiên cứu từ đề tài cơ sở hỗ trợ cán bộ trẻ năm 2020 của Viện Địa Chất, Viện Hàn lâm Khoa học Công nghệ Việt Nam: “Nghiên cứu đặc điểm phản xạ phổ các khoáng vật sét và khoáng vật chứa sắt sử dụng dữ liệu ảnh Landsat” do tác giả Trần Trung Hiếu làm chủ nhiệm. Tác giả chân thành cám ơn sự hỗ trợ của đề tài “Nghiên cứu xác lập tổ hợp phương pháp điều tra một số loại hình khoáng sản kim loại nội sinh ẩn sâu. áp dụng thí điểm điều tra và khoanh vùng triển vọng vàng gốc ở địa khu Nam Ngãi - Mã số: BĐKH.29/16 - 20” và Công ty TPJ đã hỗ trợ số dữ liệu máy đo phổ cầm tay khu vực nghiên cứu. Đóng góp của các tác giả Trần Trung Hiếu - lên ý tưởng bài báo, viết bản thảo bài báo; Nguyễn Trung Thành, Nguyễn Đức Anh, Bùi Phương Thảo, Nguyễn Công Quân - phân tích số liệu; Bùi Minh Chung, Chu Văn Dũng, Trần Quốc Cường, Trần Mỹ Dũng - thu thập dữ liệu, góp ý chỉnh sửa. Tài liệu tham khảo Bill Howell, Nguyễn Thị Thục Anh, Matthew Farmer, Bùi Xuân Vinh, (2007). Some Trần Trung Hiếu và nnk./ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 12 - 24 23 preliminary results on the gold exploration program of Pu Sam Cap project of Triple Plate Junction ltd, Việt Nam. Trung tâm thông tin, lưu trữ và tạp chí địa chất. 9tr. Bùi Minh Chung, (2015). Đặc điểm quặng hóa vàng gốc khu Bãi Bằng, vùng Pu Sam Cáp, Tam Đường, Lai Châu. Luận văn thạc sĩ , Trường đại học Mỏ - Địa chất. 101tr. Carranza, E. J. M., Hale, M., (2002). Mineral mapping with Landsat Thematic Mapper data for hydrothermal alteration mapping in heavily vegetated terrain. Int. J. Remote Sens. 23(22). 4827-4852 Clark, R. N., Swayze, G. A., Gallagher, A., King, T. V. V., Calvin, W. M., (1993). The U.S. geological survey digital spectral library: Version 1: 0.2 to 3.0 um. USGS Open File Report 93 - 592: U.S. Geological Survey. 1340p. Công ty TPJ, (2014). Báo cáo thăm dò vàng và đa kim đi kèm vùng Pu Sam Cap, huyện Sìn Hồ và huyện Tam Đường, Lai Châu. Báo cáo nội bộ, Liên đoàn Intergeo và công ty Triple Plate Junction Limited. Cro’sta, A. P., Moore, J. M., (1989). Enhancement of Landsat Thematic Mapper imagery for residual soil mapping in SW Minas Gerias State, Brazil: a prospecting case history in Greenstone belt terrain. Proceedings of the Seventh Thematic conference on Remote Sensing for Exploration Geology, Calgary, Alberta, Canada, 2 - 6 October 1989 (Ann Arbor, MI: Environmental Research Institute of Michigan). 1173-1187. Crosta, A. P., C. R. de Souza, F. Azevedo and C. Brodie, (2003). Targeting key alteration minerals in epithermal deposit in Patagonia, Argentina, using ASTER imagery and principal component analysis. Int. J. Remote Sens 10. 4233-4240. De Smith, M. J., Goodchild, M. F., Longley, P., (2007). Geospatial Analysis: A Comprehensive Guide to Principles, Techniques and Software Tools. Troubador Publishing Ltd. Dương Quốc Lập (cb), (2002). Bản đồ địa chất và khoáng sản tờ Mường Mới. Trung tâm thông tin, lưu trữ và tạp chí địa chất. Tổng cục địa chất và khoáng sản Việt Nam. Fraser, S. J., (1991). Discrimination and identidentification of Ferric Oxides using satellite Thematic Mapper data: a Newman case study. International Journal of Remote Sensing 12, 635 - 641. Fraser, S. J., and Green, A. A., (1987). A software defoliant for geological analysis of band ratios. International Journal of Remote Sensing 8, 525 - 532. Hunt, G., (1977). Spectral signatures of particulate minerals in the visible and near infrared. Geophysics 42, 501 - 513. Hunt, G. R., Ashley, P., (1979). Spectra of altered rocks in the visible and near infrared. Econ. Geol 74. 1613-1629. Hunt, G. R., Salisbury, J. W., Lenhoff, C. J., (1971). Visible and near - infrared spectra of minerals and rocks: III. Oxides and hydroxides. Mod. Geol 2. 195-205. Johnson Richard A., Dean W. Wichern, (2007). Applied Multivariate Statistical Analysis, 6th Edition. Pearson Education, Inc ISBN 0 - 13 - 187715 - 1. Leloup P. H., Arnaud N., R. Lacassin, J. R. Kienast, T. M. Harrison, T. T. Phan Trong, A. Replumaz, and P. Tapponnier, (2001). New constraints on the structure, thermochronology, and timing of the Ailao Shan - Red River shear Zone, SE Asia. Journal Of Geophysical Research, Vol. 106, No. B4, 6683 - 6732. Pour Amin Beiranvand, Mazlan Hashim, John van Genderen, (2013). Detection of hydrothermal alteration zones in a tropical region using satellite remote sensing data: Bau goldfield, Sarawak, Malaysia. Ore Geology Reviews 54, 181-196. Sabins Floyd F., (1999). Remote sensing for mineral exploration. Ore Geology Reviews 14, 157-183. Shafaroudi, A. M., M. H. Karimpour, C. R. Stern and S. A. Mazaheri, (2009). Hydrothermal alteration mapping in SW Birjand, Iran, using the Advanced Spaceborne Thermal Emission and Reflection radiometer (ASTER) image processing. J. Applied Sci. 9. 829-842. Singh, A. and Harrison, A., (1985). Standardized 24 Trần Trung Hiếu và nnk./ Tạp chí Khoa học Kỹ thuật Mỏ - Địa chất 62(2), 12 - 24 Principal Components. International Journal of Remote Sensing 6(6). 883-896. Spatz, D. M., Wilson, R. T., (1995). Remote sensing characteristics of porphyry copper systems, western America Cordillera. In: Pierce, F.W., Bolm, J.G. (Eds.), Arizona Geological Society Digest 20, 94-108. Tangestani, M. H., and F. Moore, (2001). Comparison of three principal component analysis techniques to porphyry copper alteration mapping: A case study, Meiduk area, Kerman, Iran.Can. J. Remote Sens., 27: 176-182. Trần Đức Lương, Nguyễn Xuân Bao, (1988). Bản đồ địa chất Việt Nam tỷ lệ 1:500.000. Tổng cục Mỏ và Địa chất. Hà Nội. Trần Trọng Hòa, Hoàng Hữu Thành, Ngô Thị Phượng, Trần Tuấn Anh, Hoàng Việt Hằng, (1999). Các đá magma kiềm kali Tây Bắc Việt Nam: biểu hiện tách giãn nội mảng Paleogen muộn. Tạp chí địa chất A (7-14).
File đính kèm:
- xac_dinh_cac_doi_bien_doi_giau_khoang_vat_set_va_oxit_sat_su.pdf