Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp

Mặc dù không có độ tuổi nào là không có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa, nhưng ở trẻ sơ sinh thì vô cùng hiếm gặp. Chẩn đoán lâm sàng viêm ruột thừa ở trẻ sơ sinh được đặt ra khi có phù nề thành bụng, ban đỏ, sờ được khối hoặc đề kháng thành bụng ở hố chậu phải. Siêu âm bụng có thể làm sai lệch chẩn đoán và không có ích. Khí tự do trong ổ bụng trên X-Quang, mặc dù không thể chẩn đoán chính xác, nhưng hữu ích trong việc xác định có thủng và là dấu hiệu để can thiệp phẫu thuật sớm. Dường như không có mối liên hệ giữa thủng và sự trì hoãn trong chẩn đoán. Tỉ lệ tử vong hiện tại 23% vẫn cao ở mức không chấp nhận được. Can thiệp điều trị sớm các trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh. Từ khoá: Viêm ruột thừa, sơ sinh, biến chứng

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp trang 1

Trang 1

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp trang 2

Trang 2

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp trang 3

Trang 3

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp trang 4

Trang 4

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp trang 5

Trang 5

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp trang 6

Trang 6

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp trang 7

Trang 7

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp trang 8

Trang 8

pdf 8 trang minhkhanh 11620
Bạn đang xem tài liệu "Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp

Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 trường hợp
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 3
Tổng quan
VIÊM RUỘT THỪA CẤP Ở TRẺ SƠ SINH: 
PHÂN TÍCH TỔNG HỢP 54 TRƯỜNG HỢP
Phạm Như Hiệp1, Nguyễn Thanh Xuân1,
Vũ Hoài Anh1, Nguyễn Hữu Sơn2*, Hồ Hữu Thiện1
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.70.1
TÓM TẮT
Mặc dù không có độ tuổi nào là không có nguy cơ mắc bệnh viêm ruột thừa, nhưng ở trẻ sơ sinh thì vô 
cùng hiếm gặp. Chẩn đoán lâm sàng viêm ruột thừa ở trẻ sơ sinh được đặt ra khi có phù nề thành bụng, ban 
đỏ, sờ được khối hoặc đề kháng thành bụng ở hố chậu phải. Siêu âm bụng có thể làm sai lệch chẩn đoán và 
không có ích. Khí tự do trong ổ bụng trên X-quang, mặc dù không thể chẩn đoán chính xác, nhưng hữu ích 
trong việc xác định có thủng và là dấu hiệu để can thiệp phẫu thuật sớm. Dường như không có mối liên hệ 
giữa thủng và sự trì hoãn trong chẩn đoán. Tỉ lệ tử vong hiện tại 23% vẫn cao ở mức không chấp nhận được. 
Can thiệp điều trị sớm các trường hợp viêm ruột thừa có biến chứng giúp giảm tỉ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh.
Từ khoá: Viêm ruột thừa, sơ sinh, biến chứng
ABSTRACT
ACUTE NEONATAL APPENDICITIS: A REVIEW OF 54 CASES
Pham Nhu Hiep1, Nguyen Thanh Xuan1,
Vũ Hoài Anh1, Nguyen Huu Son2*, Ho Huu Thien1
Although no age is free from the risk of appendicitis, it is extremely uncommon in newborns. Clinical 
diagnosis of neonatal appendicitis is possible if abdominal wall edema, erythema, palpable mass or 
tenderness is noted exclusive in right iliac fossa. Ultrasonography is often misleading and unhelpful. 
Pneumoperitoneum noted in radiographs, despite failing to clinch the correct diagnosis, is useful in 
identifying perforation and in prompting early surgical intervention. There appears to be no correlation 
between perforation and diagnostic delay. The current death rate of 23% is unacceptably high. The inverse 
correlation of mortality with perforation rate could be due to therapeutic advantage of early intervention in 
complicated cases.
Keywords: Appendicitis, neonates, complication
1Khoa Ngoại Nhi Cấp cứu bụng, Bệnh viện
Trung ương Huế
2Trung tâm Nhi, Bệnh viện Trung ương Huế
 - Ngày nhận bài (Received): 21/3/2021; Ngày phản biện (Revised): 05/6/2021; 
 - Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2021
 - Người phản hồi (Corresponding author): Nguyễn Hữu Sơn
 - Email: nghuuson@gmail.com; SĐT: 0976026853
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Mặc dù không có độ tuổi nào là không có nguy 
cơ mắc bệnh viêm ruột thừa, nhưng ở trẻ sơ sinh thì 
vô cùng hiếm gặp. Có tranh cãi về việc Diess (1908) 
[1] hay Albrecht (1905) [2] là người đầu tiên mô tả 
về trường hợp ở trẻ sơ sinh. Mặc dù Lillenthal đã 
báo cáo một trường hợp sống sót sau khi mắc viêm 
Bệnh viện Trung ương Huế 
4 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 tr ờ hợp
ruột thừa trong túi thoát vị bìu vào năm 1908 [2], 
45 năm sau (năm 1952) Meigher và Lucas [1] mới 
ghi nhận trường hợp đầu tiên sống sót sau viêm ruột 
thừa vùng bụng. Tiếp tục 35 năm sau đó, điều mà 
Zachery Cope nhận xét là “không có giới hạn tuổi” 
được chứng minh thực sự kéo dài đến giai đoạn tiền 
sản. Martin - Glen (1986) [3] và Narasimharao cùng 
cộng sự (1987) [4] ghi nhận viêm ruột thừa tiền sản. 
15 năm sau, Efrati và cộng sự [5] báo cáo về trường 
hợp đầu tiên mổ cắt ruột thừa nội soi ở trẻ sơ sinh. Dù 
Karaman và cộng sự [2] tổng hợp được 141 ca trong 
1 thế kỷ (1901 - 2000), tuy vậy, phần lớn là tư liệu cá 
nhân và hầu như tất cả các báo cáo từng được xuất 
bản đều là báo cáo trường hợp riêng lẻ hoặc nhiều 
nhất là một loạt bài nhỏ. Do đó, nghiên cứu tổng quan 
này phân tích những dữ liệu từng được công bố để 
giải quyết một số câu hỏi chưa được trả lời.
II. GIẢ THUYẾT
Cách đây hàng trăm năm, Wangensteen đã chứng 
minh rằng viêm ruột thừa là do tắc nghẽn trong lòng 
ruột. Tư thế nằm của trẻ sơ sinh và hình dạng phễu 
của ruột thừa thai nhi được cho là có tác dụng bảo vệ 
chống lại sự tắc nghẽn ruột thừa. Không giống như 
thức ăn của người lớn, sữa không để lại cặn hoặc 
phân không tiêu. Trẻ sơ sinh ít có khả năng tiếp xúc 
với các tác nhân gây nhiễm trùng như adenovirus - 
nguyên nhân gây tăng bạch cầu. Do đó, nhiều yếu 
tố nguy cơ ở người lớn không có ở trẻ sơ sinh, đó là 
lý do tại sao trẻ ít bị viêm ruột thừa nhất. Có ba giả 
thuyết về căn nguyên để giải thích sự hiếm gặp ở trẻ 
sơ sinh. Martin và Perrin [6] cho rằng tắc nghẽn do 
bệnh Hirschsprung có thể đóng một vai trò trong cơ 
chế bệnh sinh. Bax và cộng sự [7] đề xuất rằng viêm 
ruột thừa ở trẻ sơ sinh (VRTSS) thật ra là một dạng 
của viêm ruột hoại tử. Quan sát cho thấy hơn 50% 
trẻ sơ sinh bị viêm ruột thừa là sinh non [2] giúp 
củng cố giả thiết của Bax vì 90% viêm ruột hoại 
tử xuất hiện ở trẻ sinh non. Các bác sĩ phẫu thuật 
Wangensteenian xem xét vai trò căn nguyên của tắc 
nghẽn do phân viên trong bệnh xơ nang và phân su. 
Nhưng không có giả thuyết nào trong ba giả thuyết 
trên được chứng minh một cách khoa học.
Tỷ lệ tử vong của viêm ruột thừa sơ sinh cao tới 
78% trong giai đoạn 1901-1975. Tỷ lệ này nhanh chóng 
giảm xuống còn 33% trong giai đoạn 1976-1984 do 
những tiến bộ nhanh chóng trong liệu pháp kháng sinh, 
chăm sóc đặc biệt cho trẻ sơ sinh và các phương thức 
chẩn đoán. Tỷ lệ tử vong giảm hơn nữa (xuống 28%) 
trong giai đoạn 1985-2003 chỉ là một sự cải thiện nhỏ 
[2]. Những con số này là một vấn đề lớn trong thời đại 
mà tỷ lệ tử vong tương ứng ở người trưởng thành gần 
bằng 0%. Một số yếu tố được cho là nguyên nhân của 
tỷ lệ tử vong cao này. Chúng bao gồm (1) sự chậm trễ 
trong chẩn đoán và điều trị do thiếu các đặc điểm lâm 
sàng cụ thể và sự hiếm gặp của bệnh; (2) thủng sớm 
do ruột thừa sơ sinh dễ vỡ; (3) nhiễm trùng dễ lây lan 
do phúc mạc chưa phát triển hoàn thiện; (4) hệ thống 
miễn dịch còn non nớt và (5) khả năng chịu đựng kém 
của trẻ sinh non. Tất cả những giả định này chưa được 
chứng minh một cách khoa học.
III. NHỮNG CÂU HỎI CHƯA ĐƯỢC TRẢ LỜI
Những giả thiết trên đã khiến nảy sinh nhữ ... uột hoại tử trong 32% trường hợp. Tuy nhiên, 
khi phân tích kỹ càng, chúng tôi nhận thấy rằng khi 
những dấu hiệu này chỉ xuất hiện ở hố chậu phải thì 
thường gặp viêm ruột thừa hơn viêm ruột hoại tử.
Bảng 2: Đặc điểm lâm sàng của viêm ruột thừa
trẻ sơ sinh
Đặc điểm lâm sàng n (%)
Triệu chứng không đặc hiệu
Bụng căng tức 42 89%
Nôn 28 54%
Đau bụng khi ấn 25 48%
Bỏ ăn 22 42%
Sốt 16 31%
Bồn chồn 10 19%
Lơ mơ 9 17%
Mất nước 9 17%
Táo bón 8 15%
Thở nhanh 8 15%
Shock 6 12%
Nhịp tim nhanh 6 12%
Đi cầu phân máu 4 8%
Tiêu chảy 2 4%
Đặc điểm lâm sàng n (%)
Hạ thân nhiệt 2 4%
Tràn dịch màng tinh hoàn 2 4%
Ngưng thở 1 2%
Co giật 1 2%
Tím tái 1 2%
Ban da 1 2%
Triệu chứng đặc hiệu
Ban đỏ hố chậu phải 7 14%
Khối vùng hố chậu phải 6 12%
Phù nề hố chậu phải 2 4%
hố chậu phải đau khi ấn 1 2%
Khí trong tắc nghẽn ruột thừa 1 2%
Khí tự do trong hố chậu phải 1 2%
4.6. Những chỉ số hữu ích nhất
Số lượng bạch cầu và siêu âm không có giá trị 
nhiều trong việc đưa ra chẩn đoán. Dịch tự do và 
khối ở hố chậu phải (8%) có thể được phát hiện 
dưới siêu âm nhưng không khẳng định được ruột 
thừa viêm. Mặt khác, siêu âm làm phân tâm định 
hướng lâm sàng tới các thương tổn nang được tình 
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 7
cờ phát hiện. Thực ra, một số trẻ sơ sinh được phẫu 
thuật mở ổ bụng vì nghi ngờ thận ứ nước [14] hoặc 
nang đường tiêu hóa [39,42] dựa trên kết quả siêu 
âm nhưng chẩn đoán trong phẫu thuật lại mang lại 
điều bất ngờ. Sàng lọc nhiễm trùng huyết như Crp, 
cấy máu dương tính trong 27% trường hợp.
Khí tự do trong ổ phúc mạc là dấu hiệu hữu ích 
nhất gặp ở 23 trong 44 (52%) bệnh nhân có thủng. 
Chẩn đoán chính xác trước phẫu thuật được đưa ra 
ở 2 trẻ sơ sinh có khí tự do trong hố chậu phải hoặc 
trong ruột thừa bị tắc nghẽn. X quang thường mặcdù 
không chẩn đoán được viêm ruột thừa nhưng có giá 
trị trong phát hiện các biến chứng.
4.7. Thủng ruột và nhiễm trùng khu trú
Khoảng 85% trẻ sơ sinh có thủng ruột thừa viêm 
khi phẫu thuật mở ổ bụng. Thời gian trì hoãn trung 
bình từ lúc khới phát triệu chứng đến khi can thiệp 
điều trị là 8+3.5 ngày ở các trường hợp không có 
biến chứng và 3.3+3 ngày ở trường hợp thủng ruột 
thừa viêm. Sử dụng Student’s t-test, chúng tôi nhận 
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0.044). 
Thông thường, thủng ruột thừa viêm hay gặp hơn 
khi thời gian trì hoãn kéo dài hơn. Do đó, vấn đề 
tranh cãi về việc rút ngắn thời gian trì hoãn ở nhóm 
thủng ruột thừa cần được nghiên cứu dữ liệu cụ thể 
hơn bằng cách phân chia tỉ lệ trì hoãn trước khi 
nhập viện và sau khi nhập viện. Thời gian trì hoãn 
trung bình từ lúc bệnh nhân vào khoa chăm sóc 
sơ sinh tích cực tới lúc can thiệp điều trị cũng kéo 
dài hơn có ý nghĩa ở nhóm không có biến chứng 
(5.3+3.2 ngày) so với nhóm thủng ruột thừa viêm 
(1.8 + 2.3 ngày). Tuy nhiên thời gian trung bình 
của các triệu chứng trước khi nhập viện không có 
sự khác biệt ý nghĩa giữa 2 nhóm (lần lượt là 1.7 + 
2.3 so với 2.7 + 0.6 ngày ở nhóm thủng và không 
thủng). Từ phân tích này chúng tôi cho rằng sự trì 
hoãn trong chẩn đoán không làm tăng tỉ lệ thủng 
ruột thừa viêm. Không những vậy, trẻ sơ sinh có 
thủng ruột thừa viêm được chẩn đoán và điều trị 
sớm hơn so với những trẻ không có thủng. Ngay 
cả trong trường hợp chẩn đoán không đúng, thủng 
ruột thừa viêm (dựa vào khí tự do trong ổ bụng) 
cũng là dấu hiệu để phẫu thuật thăm dò. Một điều 
cần lưu ý rằng số liệu thống kê có thể không chính 
xác do cỡ mẫu quá nhỏ.
4.8. Tỉ lệ tử vong
Chúng tôi đã tính toán ra tỉ lệ tử vong đáng báo 
động ngay cả trong kỷ nguyên phát triển. Tỉ lệ tử 
vong không bị ảnh hưởng bởi giới tính trẻ, cân 
nặng lúc sinh, sự trưởng thành của thai, phương 
pháp sinh hoặc bất cứ triệu chứng độc lập nào. Một 
số người cho rằng tỉ lệ tử vong ở các trường hợp 
thủng ruột thừa viêm cao hơn so với các trường 
hợp không có biến chứng. Điều đáng ngạc nhiên 
là chỉ 8 trong số 44 trẻ sơ sinh (18%) có thủng tử 
vong trong khi 4 trong 7 (57%) không có thủng tử 
vong. Sử dụng test chính xác Fisher, chúng tôi nhận 
thấy sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (P=0.045). 
Nghịch lí này được dễ dàng giải thích do những 
trẻ sơ sinh có thủng ruột thừa viêm được can thiệp 
điều trị sớm hơn. Lợi ích của việc cắt ruột thừa 
viêm sớm dường như bù đắp lại được bất lợi khi trẻ 
bị thủng ruột thừa viêm
V. KẾT LUẬN
Viêm ruột thừa ở trẻ sơ sinh dường như không 
có mối liên hệ nào với bệnh Hirschsprung hoặc 
xơ nang. Mối liên quan giữa viêm ruột thừa ở trẻ 
sơ sinh và viêm ruột hoại tử cần được nghiên cứu 
thêm vì chúng có chung các yếu tố nguy cơ. Chẩn 
đoán lâm sàng của viêm ruột thừa ở trẻ sơ sinh 
được đặt ra khi có phù nề thành bụng, ban đỏ, khối 
sờ được hoặc đau khi ấn vào chỉ xuất hiện ở hố 
chậu phải. Siêu âm thường gây định hướng chẩn 
đoán không đúng và không có ích. Khí tự do trong 
ổ bụng trên xquang, mặc dù không thể chẩn đoán 
chính xác, nhưng hữu ích trong việc xác định có 
thủng và là dấu hiệu để can thiệp phẫu thuật sớm. 
Dường như không có mối liên hệ giữa thủng và sự 
trì hoãn trong chẩn đoán. Tỉ lệ tử vong hiện tại là 
23% cao ở mức không chấp nhận được. Mối tương 
quan nghịch giữa tỷ lệ tử vong với tỷ lệ thủng có 
thể là do lợi ích điều trị của can thiệp sớm trong 
các trường hợp có biến chứng.
Bệnh viện Trung ương Huế 
8 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 tr ờ hợp
1. Sweed Y, Quinn F, Puri P, Guiney EJ. Neonatal 
perforated appendicitis associated with duodenal 
obstruction. Pediatr Surg Int. 1992; 7: 306-7.
2. Karaman A, Cavuşoğlu YH, Karaman I, Cakmak 
O. Seven cases of neonatal appendicitis with a 
review of the English language literature of the 
last century. Pediatr Surg Int. 2003; 19:707-9.
3. Martin LW, Glen PM. Prenatal appendiceal 
perforation: a case report. J Pediatr Surg. 1986; 
21:73-4.
4. Narasomharao KL, MItra SK, Pathak IC. 
Antenatal appendicular perforation. Postgrad 
Med J. 1987; 63:1001-3.
5. Efrati Y, Peer A, Klin B, Lotan G. Neonatal 
periappendicular abscess--updated treatment. J 
Pediatr Surg. 2003; 38:e5.
6. Martin LW, Perrin EV. Neonatal perforation of 
the appendix in association with Hirschsprung’s 
disease. Ann Surg. 1967; 166:799-802.
7. Bax NM, Pearse RG, Dommering N, Molenaar 
JC. Perforation of the appendix in the neonatal 
period. J Pediatr Surg. 1980; 15:200-2.
8. Drapala B, Trognon B, Canarelli JP, Tamboura 
Tientcheu A, Bensatti L, Razarimanantsoa L, et 
al. [Neonatal appendicitis]. Arch Pediatr. 2000; 
7:896-7.
9. Urban J, Ilunga S, Sharara H, Baud C, Sabatier-
Laval E, Mariette JB. [Neonatal appendicitis: 
a diagnostic trap. A case report]. Arch Pediatr. 
2011; 18:308-10.
10. Kang K, Park Y, Koo H, Choi K. A case 
of ruptured acute appendicitis presenting 
as pneumoperitoneum in low birth weight 
premature baby. J Korean Assoc Pediatr Surg. 
2012; 18:83-8. 
11. Reyes LAG, Gonzalez FMV, Arenas MAC. 
[Neonatal appendicitis. Two case report]. Rev 
Mex Pediatr. 2001; 68; 248-51. 
12. Stiefel D, Stallmach T, Sacher P. Acute 
appendicitis in neonates: complication or morbus 
sui generis? Pediatr Surg Int. 1998; 14:122-3.
13. Karaman A, Cavuşoğlu YH, Erdoğan D, 
Karaman I, Cakmak O. Appendiceal mass in a 
neonate after surgery for esophageal atresia and 
tracheoesophageal fistula: report of a case. Surg 
Today. 2005; 35:80-1.
14. Arliss J, Holgersen LO. Neonatal appendiceal 
perforation and Hirschsprung’s disease. J Pediatr 
Surg. 1990; 25:694-5.
15. Arora NK, Deorari AK, Bhatnagar V, Mitra DK, 
Singhal PK, Singh M. Neonatal appendicitis: 
a rare cause of surgical emergency in preterm 
babies. Indian Pediatr. 1991; 28:1330-3.
16. Ayoub BH, Al Omran Y, Hassan A, Al Hindi 
S. The importance of timely detection and 
management in neonatal appendicitis. BMJ Case 
Rep. 2014 May 22; 2014. pii: bcr2014203663. 
17. Barbosa AD, Júnior IF, Caetano RR, Lopes 
VG, Santos AM, Franco ED. Appendicitis in the 
premature newborns. J Pediatr. 2000; 76:466-8. 
18. Bellufi G, Alberici E. Acute appendicitis in a 
premature baby. Eur Radiol. 2002; 12: s152-4.
19. Deguchi E, Iwai N, Yanagihara J, Nakamura K, 
Doi Y. Neonatal appendicitis with perforation in a 
premature infant. Pediatr Surg Int. 1990; 5:366-8.
20. Dias J, Cerqueira A, Pinheiro L, Rezende1 D, 
Sa C, Abreu E, Silva A, Marques M, et al. Acute 
neonatal appendicitis: the potential value of 
laparoscopy as a diagnostic and therapeutic tool. 
Case Rep Perinat Med. 2013; 2:83-5. 
21. El-Gohary MA, Al jubouri S. Neonatal 
appendicitis with perforation: A case report. J 
Ped Surg Case Reports. 2014; 2:353-4.
22. Gil AT, Morais S, Faria D. Neonatal Appendicitis 
- an Uncommon Diagnosis, not to be Forgotten. 
JSM Clin Case Rep. 2014; 2:1048. 
23. Gupta V, Sharma SB. Neonatal appendicitis 
with perforation: A case report and review of 
literature. J Indian Assoc Pediatr Surg. 2005; 
10:179-80. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 9
24. Jahangiri M, Hosseinpour M, Jazayeri H, 
Mohammadzadeh M, Motaharizad D, Mirzadeh 
AS. Perforated acute appendicitis in a pre-term 
neonate. Iran Red Crescent Med J. 2013; 15:497-9. 
25. Jancelewicz T, Kim G, Miniati D. Neonatal 
appendicitis: a new look at an old zebra. J Pediatr 
Surg. 2008; 43:e1-5.
26. Kalra VK, Natarajan G, Poulik J, Arora P, 
Gayer C, Altaany D, Stockman P. Isolated 
ruptured appendicitis presenting as pneumatosis 
intestinalis in a premature neonate. Pediatr Surg 
Int. 2012; 28:439-41.
27. Karunakara BP, Ananda Babu MN, Maiya PP, 
Rijwani A, Sunil I. Appendicitis with perforation 
in a neonate. Indian J Pediatr. 2004; 71:355-6
28. Kayastha K. Neonatal perforated appendicitis. J 
Neonat Surg. 2012;1:10. 
29. Khan RA, Menon P, Rao KL. Beware of neonatal 
appendicitis. J Indian Assoc Pediatr Surg. 2010; 
15:67-9. 
30. Lin YL, Lee CH. Appendicitis in infancy. Pediatr 
Surg Int. 2003; 19:1-3.
31. Llorente RPA, Diez PF, Gutierrez MO, 
Rodriguez MS, Romero MC, Sanchez GS, et 
al. Acute neonatal appendicitis: A diagnosis to 
consider in abdominal sepsis. J Neonat Perinat 
Med.2014;7:241-6.
32. Lodha A, Wales PW, James A, Smith CR, 
Langer JC. Acute appendicitis with fulminant 
necrotizing fasciitis in a neonate. J Pediatr Surg. 
2003; 38:E5-6.
33. Malakounides G, John M, Rex D, Mulhall J, 
Nandi B, Mukhtar Z. Laparoscopic surgery for 
acute neonatal appendicitis. Pediatr Surg Int. 
2011; 27:1245-8.
34. Managoli S, Chaturvedi P, Vilhekar KY, Gupta 
D, Ghosh S. Perforated acute appendicitis in a 
term neonate. Indian J Pediatr. 2004; 71:357-8. 
35. Mounla N. A three-week-old preterm female 
infant with abdominal distension. Ruptured 
neonatal appendicitis. Ann Saudi Med. 2006; 
26:242-9. 
36. Nichol PF, Corliss RF, Rajpal S, Helin M, Lund 
DP. Perforation of the appendix from intestinal 
mucormycosis in a neonate. J Pediatr Surg. 
2004; 39:1133-5.
37. Pastore V, Bartoli F. A Rare Case of Neonatal 
Complicated Appendicitis in a Child with Patau’s 
Syndrome. Case Rep Pediatr 2014; 671706. doi: 
10.1155/2014/671706. Epub 2014 Sep 3. 
38. Patel RV, Brown LM, More B, Stewart R. 
Neonatal-perforated appendix forming antibioma 
masquerading as duodenal duplication. BMJ 
Case Rep. Jul 29; 2013. pii: bcr2013200067. 
39. Pressman A, Kawar B, Abend M, Steiner 
Z, Mogilner G. Acute perforated neonatal 
appendicitis associated with chorioamnionitis. 
Eur J Pediatr Surg. 2001; 11:204-6.
40. Ruff ME, Southgate WM, Wood BP. Radiological 
case of the month. Neonatal appendicitis with 
perforation. Am J Dis Child. 1991; 145:111-2. 
41. Saeki I, Yamanouchi T, Tanaka S, Kawanami 
T, Mori R, Zaizen Y. Neonatal appendicitis 
mimicking intestinal duplication: a case report. 
J Med Case Rep. 2012; 6:286. 
42. Sahnoun L, Kitar M, Maazoun K, Ksia A, 
Chahed J, Mekki M, et al. Hirschsprung’s 
disease presenting as neonatal appendicitis. J 
Neonat Surg. 2013; 2:25. 
43. Sarioglu A, Tanyel FC, Büyükpamukçu N, 
Hiçsönmez A. Appendiceal perforation: a 
potentially lethal initial mode of presentation 
of Hirschsprung’s disease. J Pediatr Surg. 1997; 
32:123-4. 
44. Schwartz KL, Gilad E, Sigalet D, Yu W, Wong 
AL. Neonatal acute appendicitis: a proposed 
algorithm for timely diagnosis. J Pediatr Surg. 
2011; 46:2060-4. 
45. Sharma AK, Shukla AK, Agarwal LD, Gupta 
A, Sharma CS, Sharma SC. Appendicitis in the 
newborns. Indian Pediatr. 1992; 29:1293-4. 
46. Singh AP, Gupta P, Agrawal LD, Sharma M. 
Neonatal appendicitis with perforation: a rare 
case report. Int J Sci Studies. 2014; 2:111-3. 
Bệnh viện Trung ương Huế 
10 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Viêm ruột thừa cấp ở trẻ sơ sinh: Phân tích tổng hợp 54 tr ờ hợp
47. Stromer E, Gould S, PLatt K, Lakhoo K. 
Necrotising enterocolitis - a cause for neonatal 
perforated appendicitis. Infant. 2007; 3:109-10. 
48. Swamy PM, Pejaver RK, Babu A, Maiya 
PP, Rizwani A. Appendicular perforation in 
necrotising enterocolitis. Indian Pediatr. 1998; 
35:59-61.
49. Veenendaal M, Plotz FB, Nikkels PG, Bax 
NM. Further evidence for an ischemic origin 
of perforation of the appendix in the neonatal 
period. J Pediatr Surg. 2004;39:e11-2.
50. World Health Organization. Preterm birth. 
Factsheet No 363. Available at [
int/mediacentre/factsheets/fs363/en/}. Accessed 
on 15 December 2014. 
51. Oyetunji TA, Graf JJ, Bolorunduro OB, Onguti 
SK, Cornwell EE, Nwomeh BC. Neonatal 
appendicitis: epidemiologic characteristics from 
a national database. J Surg Res. 2011; 165:180. 
52. Oyetunji TA, Graf JJ, Bolorunduro OB, Onguti 
SK, Cornwell EE, Nwomeh BC. Neonatal 
appendicitis: epidemiologic characteristics from 
a national database. J Surg Res. 2011; 165:180.
53. Bengtsson BO, van Houten JP. Neonatal 
Vermiform Appendicopathy. Am J Perinatol. 
2014 (epub ahead of print). 

File đính kèm:

  • pdfviem_ruot_thua_cap_o_tre_so_sinh_phan_tich_tong_hop_54_truon.pdf