Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen

Vật liệu CuBDC@Fe3O4 đã được tổng hợp, đặc trưng bằng các phương pháp XRD, FTIR, EDX,

TGA, SEM và đánh giá khả năng xử lý chất màu xanh methylen (MB). Vật liệu được tổng hợp từ axit

terephtalic tái sinh từ chai nhựa thải PET có giá thành thấp, thân thiện môi trường, xử lý nhanh trong 40

phút, dễ dàng thu hồi bằng nam châm và có thể sử dụng nhiều lần. Đã làm rõ cơ chế hấp phụ MB với

tương tác xếp chồng pi-pi là chủ đạo ở pH = 4, ngoài ra với pH < 4 và pH > 4 lần lượt có thêm sự đóng

góp của liên kết hydro và tương tác tĩnh điện. Đã xác định được mô hình đẳng nhiệt Langmuir thích hợp

để mô tả kết quả thực nghiệm và dung lượng hấp phụ cực đại đạt 50.01 mg/g. Kết quả động học hấp phụ

được nghiên cứu dựa trên mô hình động học khả kiến bậc 1 và động học khả kiến bậc 2.

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 1

Trang 1

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 2

Trang 2

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 3

Trang 3

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 4

Trang 4

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 5

Trang 5

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 6

Trang 6

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 7

Trang 7

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 8

Trang 8

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 9

Trang 9

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 14 trang viethung 6060
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen

Vật liệu CuBDC từ tính: tổng hợp, đặc trưng và ứng dụng xử lý chất màu xanh methylen
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 44, 2020 
© 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
 VẬT LIỆU CuBDC TỪ TÍNH: TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ 
ỨNG DỤNG XỬ LÝ CHẤT MÀU XANH METHYLEN 
ĐỖ THỊ LONG 
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
dothilong@iuh.edu.vn 
Tóm tắt. Vật liệu CuBDC@Fe3O4 đã được tổng hợp, đặc trưng bằng các phương pháp XRD, FTIR, EDX, 
TGA, SEM và đánh giá khả năng xử lý chất màu xanh methylen (MB). Vật liệu được tổng hợp từ axit 
terephtalic tái sinh từ chai nhựa thải PET có giá thành thấp, thân thiện môi trường, xử lý nhanh trong 40 
phút, dễ dàng thu hồi bằng nam châm và có thể sử dụng nhiều lần. Đã làm rõ cơ chế hấp phụ MB với 
tương tác xếp chồng pi-pi là chủ đạo ở pH = 4, ngoài ra với pH 4 lần lượt có thêm sự đóng 
góp của liên kết hydro và tương tác tĩnh điện. Đã xác định được mô hình đẳng nhiệt Langmuir thích hợp 
để mô tả kết quả thực nghiệm và dung lượng hấp phụ cực đại đạt 50.01 mg/g. Kết quả động học hấp phụ 
được nghiên cứu dựa trên mô hình động học khả kiến bậc 1 và động học khả kiến bậc 2. 
Từ khóa. axit terephtalic tái sinh, chai nhựa PET, CuBDC từ tính, xanh methylen, hấp phụ. 
MAGNETIC METALORGANIC FRAMEWORK CuBDC@Fe3O4: SYNTHESIS, 
CHARACTERIZATION AND ITS APPLICATION FOR METHYLENE BLUE ADSORPTION 
Abstract. CuBDC@Fe3O4 material has been synthesized, characterized by the methods of XRD, FTIR, 
EDX, TGA, SEM and used as an adsorbent for removal of methylene blue (MB) from wastewater. The 
novel adsorbent from recycled terephtalic acid from PET bottles waste combine advantages of MOFs and 
magnetic nanoparticles and possess low cost, environment-friendly, rapid removal within 40 minutes, 
easy separation of the solid phase and can be recycled many times. It was clarified that MB adsorption 
with pi-pi stacking interaction is dominant at pH = 4, in addition, with pH 4, respectively, 
there is the contribution of H-bonding and electrostatic interactions. The adsorption isotherm data were 
fitted well to Langmuir isotherm and maximum adsorption capacity reaches 50.01 mg/g. Adsorption 
kinetic results were studied based on well-known kinetic models: pseudo first-order, second-order. 
Keywords. recycled terephthalic acid, PET bottles, magnetic CuBDC, methylene blue, adsorption. 
1 MỞ ĐẦU 
Ngành dệt may hiện nay đóng góp tích cực vào tăng trưởng chung của nền kinh tế cả nước và tạo việc 
làm cho một lượng lớn lao động. Tuy nhiên nước thải dệt nhuộm cũng là một nguồn ô nhiễm không nhỏ 
đối với môi trường. Với các thành phần chính là những hợp chất khó phân hủy, các chất trong nước thải 
dệt nhuộm dần dần tích tụ trong nước, đất và cuối cùng ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường và sức khỏe 
con người. Hiện nay có nhiều phương pháp xử lý nước thải dệt nhuộm đang được các nhà khoa học 
nghiên cứu và sử dụng như hấp phụ, keo tụ hóa học, tách bằng màng lỏng, điện di, xử lý sinh học, oxi 
hóa... [1]. Tuy nhiên, các phương pháp này lại có tính hiệu quả và giá thành khác nhau, cũng ảnh hưởng 
đến môi trường ở những mức độ nhất định. Trong đó, phương pháp hấp phụ có tính cạnh tranh hơn cả vì 
dễ tiếp cận, giá thành thấp và phạm vi áp dụng rộng. Hơn nữa, nếu như vật liệu hấp phụ bền trong điều 
kiện sử dụng, dễ dàng thu hồi để sử dụng nhiều lần và đặc biệt là được lấy hay tổng hợp từ nguồn nguyên 
liệu không có ích sẵn có, là một giải pháp tối ưu. 
Vật liệu khung cơ kim với đặc tính như độ xốp cao, diện tích mao quản lớn và bền nhiệt tốt, đã được 
một số nhà khoa học nghiên cứu và chứng minh khả năng xử lý chất màu nổi trội so với nhiều vật liệu [2-
4]. Tuy nhiên, sử dụng chúng trong mục đích công nghiệp vẫn còn là một thách thức khi chi phí tổng hợp 
quá cao [2]. Để góp phần làm giảm chi phí sản xuất trên quy mô lớn cần tìm nguồn nguyên liệu rẻ tiền, và 
rác thải nhựa PET có thể đáp ứng được yêu cầu này. Chai nhựa PET hiện nay là loại rác thải khó xử lý 
với phương pháp chôn lấp truyền thống vì tính phân hủy sinh học kém. Trong khi đó, thành phần chính 
 VẬT LIỆU CuBDC TỪ TÍNH: TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ 25 
 ỨNG DỤNG XỬ LÝ CHẤT MÀU XANH METHYLEN 
© 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
của nó, axit terephtalic, là một cầu nối sử dụng phổ biến để tổng hợp nhiều loại vật liệu khung cơ kim [5]. 
Do đó việc tận dụng nguồn rác thải này tái sinh axit terephtalic để tổng hợp vật liệu có khả năng xử lý 
môi trường như MOFs là chiến lược hấp dẫn về kinh tế. Tất nhiên, axit terephtalic tái sinh từ chai nhựa 
PET không thể có độ tinh khiết như hóa chất thương mại nên trước khi sử dụng trên quy mô lớn cần phải 
khảo sát lại quy trình tổng hợp, đánh giá lại khả năng xử lý chất màu và độ bền của vật liệu trong điều 
kiện sử dụng. Thế nhưng những nghiên cứu như vậy đến nay gần như không có. Chỉ có Jianwei Ren và 
cộng sự [6] đã tổng hợp vật liệu Cr-MOF từ axit terephtalic tái sinh và chứng minh khả năng lưu trữ khí 
hydro vượt trội so với vật liệu cùng loại tổng hợp từ aicd terephtalic thương mại. Cũng từ nguồn nguyên 
liệu này chúng tôi đã tổng hợp thành công vật liệu CuBDC có khả năng sử dụng nhiều lần trong xử lý 
xanh methylen [7]. Tuy nhiên để dễ dàng thu hồi sau mỗi lần sử dụng, chúng tôi muốn tiếp tục gắn oxit 
sắt từ vào vật liệu nhưng vẫn đảm bảo được cấu trúc và khả năng hấp phụ ban đầu. Đó chính là mục tiêu 
của nghiên cứu này. 
2 THỰC NGHIỆM 
2.1 Hóa chất 
Các hóa chất sử dụng trong nghiên cứu bao gồm: NaOH rắn, HCl, Dimethylformamide đậm đặc (DMF), 
FeCl2.4H2O, FeCl3.6H2O và Xanh methylen (MB) có nguồn gốc Trung Quốc; Dichloromethane (DCM) 
(Việt Nam), Cu(CH3COO)2.H2O (Đức) và chai nhựa PET đã qua sử dụng. 
2.2 Tái sinh axit terephtalic từ chai nhựa PET 
Axit terephtalic được tái sinh từ chai nhựa PET theo quy trình đã được trình bày tại [7]. Cụ thể, cắt nhỏ 
chai nhựa PET đã qua sử dụng với kích thước khoảng 1 mm x 1 mm. Cho hỗn hợp gồm NaOH có khối 
lượng mNaOH, PET có khối lượng mPET (sao cho tỉ lệ nNaOH : nPET = 3 : 1) vào cốc thủy tinh, thêm 80 mL 
nước, đun trên bếp điện ... .21 mg/g và 0.127 L/mg. Độ hấp phụ cực đại có tăng nhẹ so với vật liệu 
CuBDC tổng hợp trong cùng điều kiện (41.01 mg/g) [7]. Điều này có thể giải thích do kích thước hạt 
giảm sau khi gắn oxit sắt từ vào CuBDC, làm tăng diện tích bề mặt vật liệu với cùng một khối lượng như 
nhau. Tuy nhiên, dung lượng hấp phụ cực đại vẫn còn thấp so với mong đợi do các phân tử DMF vẫn còn 
trong các lỗ xốp của vật liệu sau khi sấy, như đã bàn luận trong kết quả TGA và FTIR, phần nào đã làm 
cản trở khả năng hấp phụ của MB. Trong khoảng nồng độ khảo sát, RL dao động trong khoảng 0 - 1 
chứng tỏ quá trình hấp phụ thuận lợi. Kết quả tương tự được một số tác giả ghi nhận trong [28,31,32]. 
Hình 11. Đẳng nhiệt hấp phụ MB trên CuBDC@Fe3O4 (a) và Ảnh hưởng của nồng độ đầu (b) 
Bảng 4. Các thông số đẳng nhiệt hấp phụ MB trên CuBDC@Fe3O4 ở nhiệt độ 30oC 
Mô hình Langmuir Mô hình Freundlich 
qm (mg/g) KL (L/mg) RL R2 KF (mg/g) N R2 
50.21 0.127 0.580 - 0.029 0.991 12.40 3.58 0.961 
So sánh khả năng hấp phụ MB trên một số vật liệu từ tính khác (Bảng 5) cho thấy CuBDC@Fe3O4 có độ 
hấp phụ cực đại tương đương với MCFNP, M-MWCNT, tốt hơn một số vật liệu như Fe3O4@C, G-
Fe3O4/CA, CS/Fe3O4/GO, nhưng thấp hơn nhiều so với MAC, Fe3O4/Cu3(BTC)2, HNTs/Fe3O4. Tuy 
nhiên so với các vật liệu từ tính được so sánh thì điều kiện hấp phụ đối với CuBDC@Fe3O4 dễ thực hiện 
hơn như: nhiệt độ phòng, pH trung tính và đặc biệt là thời gian thực hiện ngắn. Hơn nữa bên cạnh khả 
năng hấp phụ, điều kiện thực hiện thì việc ứng dụng CuBDC@Fe3O4 tổng hợp trong đề tài này càng có 
tính khả thi khi chúng thân thiện với môi trường vì được tổng hợp từ nguyên liệu chính là axit terephtalic 
tái sinh từ rác thải nhựa PET. 
0 50 100 150 200 250
0
10
20
30
40
50
60
 Experimental points
 Langmuir model
 Freundlich model
q 
(m
g/
g)
C (mg/L)
(a)
0 50 100 150 200 250 300
0
10
20
30
40
50
q 
(m
g/
g)
C (mg/L)
(b)
20
40
60
80
100
R
 (%
)
34 VẬT LIỆU CuBDC TỪ TÍNH: TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ 
 ỨNG DỤNG XỬ LÝ CHẤT MÀU XANH METHYLEN 
© 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Bảng 5. So sánh độ hấp phụ cực đại của một số vật liệu MOF từ tính đối với chất màu MB 
Chất hấp phụ Điều kiện hấp phụ 
(pH, nhiệt độ, thời gian) 
Độ hấp phụ cực đại (mg/g), mô hình 
đẳng nhiệt, mô hình động học 
Trích 
dẫn 
CS/Fe3O4/GO pH = 10.5; 25oC; 96 giờ 30.1 mg/g, Langmuir, động học bậc 2 [32] 
G-Fe3O4/CA pH = 6; 30 °C; 120 phút 37 mg/g, Langmuir, động học bậc 2 [33] 
Fe3O4@C - ; 25oC; 100 phút 44.38 mg/g, -, - [34] 
M-MWCNT pH = 6; 25oC; 120 phút 48.06 mg/g, Langmuir, động học bậc 2 [31] 
CuBDC@Fe3O4 pH = 6; 30oC; 40 phút 50.21 mg/g; Langmuir, động học bậc 2 Bài này 
MCFNP pH = 6; 25oC; 30 phút 57.74 mg/g, Langmuir, – [20] 
MWCNTs pH = 7; 10 oC; 30 phút 65.79 mg/g, Langmuir, động học bậc 2 [35] 
MCGO pH = 6; 25oC; 14 giờ 70.03 mg/g, Langmuir, động học bậc 2 [28] 
MAC pH = 6; 25oC; 24 giờ 162.28 mg/g, Langmuir và Dubinin–
Radushkevich, động học bậc 2 
[36] 
Fe3O4/ Cu3(BTC)2 pH = 6; 25oC; 14 giờ 245 mg/g, Freundlich, động học bậc 2 [18] 
HNTs/Fe3O4 -; 45oC; 40 phút; 714.29 mg/g, Langmuir, động học bậc 2 [37] 
3.7 Tái sử dụng vật liệu 
(b) 
Hình 12. Kết quả tái sử dụng CuBDC@Fe3O4 trong xử lý MB: a) Kết quả hấp phụ và giải hấp sau 3 lần sử dung; b) 
Hình ảnh vật liệu bị hút bới nam châm; c) Phổ XRD của vật liệu trước và sau khi sử dụng 3 lần 
Để đánh giá khả năng tái sử dụng của vật liệu, góp phần làm giảm chi phí trong ứng dụng thực tế, vật liệu 
được đem xử lý dung dịch MB 25 mg/L, thực hiện với ba trường hợp HCl 0.1 M, H2O và NaOH 0.1M để 
làm dung môi giải hấp. Kết quả cho thấy trường hợp giải hấp với NaOH 0.1M đạt được hiệu quả giải hấp 
tốt nhất, sau đó là H2O. Khả năng hấp phụ MB trên CuBDC@Fe3O4 giảm dần theo số lần sử dụng. Có thể 
loại bỏ khoảng 60% MB sau 3 lần sử dụng đối với cả hai dung môi NaOH 0.1M và H2O. Để dễ thực hiện, 
thân thiện với môi trường thì dung môi giải hấp nước là lựa chọn tối ưu. Vật liệu sau khi tái sử dụng 3 lần 
với nước là dung môi giải hấp đã được đánh giá XRD (Hình 12). Kết quả cho thấy sau khi sử dụng 3 lần 
và ngâm lâu trong nước để giải hấp vẫn ghi nhận rõ các peak đặc trưng của vật liệu ban đầu 
CuBDC@Fe3O4. 
4 KẾT LUẬN 
Đã tổng hợp thành công vật liệu CuBDC@Fe3O4 từ axit terephtalic tái sinh với cấu trúc tương tự nhưng 
có độ hấp phụ cực đại cải thiện hơn so với CuBDC. Quá trình hấp phụ MB trên vật liệu CuBDC@Fe3O4 
tuân theo mô hình động học khả kiến bậc 2 và mô hình Langmuir thích hợp để mô tả kết quả thực 
nghiệm. Vật liệu có từ tính dễ dàng thu hồi bằng nam châm với cấu trúc gần như không đổi sau 3 lần sử 
dụng và đạt hiệu suất xử lý trên 60% đối với dung dịch MB có nồng độ 25 mg/L cho thấy tính khả thi 
trong việc ứng dụng xử lý chất màu MB. 
1 2 3
0
20
40
60
80
100
R
(%
)
Số lần sử dụng
 Hp(NaOH)
 Hp(H2O)
 Hp(HCl)
 Gh (NaOH)
 Gh (H2O)
 Gh (HCl)
(a)
10 20 30 40 50 60 70 80
Sau khi sử dụng 3 lần
2 theta
In
te
ns
ity
Ban đầu
(c)
 VẬT LIỆU CuBDC TỪ TÍNH: TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ 35 
 ỨNG DỤNG XỬ LÝ CHẤT MÀU XANH METHYLEN 
© 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
CÁM ƠN 
Xin cảm ơn Khoa Công nghệ Hóa học – Trường Đại học Công nghiệp TP HCM đã tạo điều kiện về thiết 
bị và cơ sở vật chất trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Ch. R. Holkar, A. J. Jadhav, D. V. Pinjari, N. M. Mahamuni and A. B. Pandit, A critical review on textile 
wastewater treatments: Possible approaches, Journal of Environmental Management, vol. 182, pp. 351-366, 2016. 
[2] A. A.Adeyemo, I. O.Adeoye and O. S. Bello, Metal organic frameworks as adsorbents for dye adsorption: 
overview, prospects and future challenges, Toxicological & Environmental Chemistry, vol. 94, no. 10, pp. 1846-
1863, 2012. 
[3] X. Zhao, S. Liu, Z. Tang, H. Niu, Y. Cai, W. Meng, F. Wu, and J. P. Giesy, Synthesis of magnetic metalorganic 
framework (MOF) for efcient removal of organic dyes from water, Scientific report, vol. 5, pp. 11849-11859, 2015. 
[4] A. A. Alqadami, Mu. Naushad, Z.A. Alothman and T. Ahamad, Adsorptive performance of MOF nanocomposite 
for methylene blue and malachite green dyes: Kinetics, isotherm and mechanism, Journal of Environmental 
Management, vol. 223, pp. 29-36, 2018. 
[5] Sh. Yuan, et.al, Stable Metal–Organic Frameworks: Design, Synthesis, and Applications, Advanced Materials, 
pp. 1704303-1704338, 2018. 
[6] J. Ren, X. Dyosiba, N. M. Musyoka, H. W. Langmi, B. C. North, M. Mathe, M. S. Onyango, Green synthesis of 
chromium-based metal-organic framework (Cr-MOF) from waste polyethylene terephthalate (PET) bottles for 
hydrogen storage applications, International Journal of Hydrogen Energy, vol. 41, no. 40, pp. 18141-18146, 2016. 
[7] V. D. Doan, T. L. Do, T. M. T. Ho, V. T. Le and H. T. Nguyen, Utilization of waste plastic pet bottles to prepare 
copper-1,4-benzenedicarboxylate metal-organic framework for methylene blue removal, Separation Science and 
Technology, https://doi.org/10.1080/01496395.2019.1577266. 
[8] 10. A. Xie, J. Dai, X. Chen, J. He, Z. Chang, Y. Yan, C. Li, Hierarchical porous carbon materials derived from a 
waste paper towel with ultrafast and ultrahigh performance for adsorption of tetracycline, RSC Advances, vol. 6, pp. 
72985–72998, 2016. 
[9] Y. Wei, B. Han, X. Hu, Y. Lin, X. Wang and X. Deng, Synthesis of Fe3O4 nanoparticles and their magnetic 
properties, Procedia Engineering 27, pp. 632 – 637, 2012. 
[10] K. Huang, Y. Xu,; L. Wang, and D. Wu, Heterogeneous catalytic wet peroxide oxidation of simulated phenol 
wastewater by copper metal-organic frameworks, RSC Advances, vol. 5, pp. 32795–32803, 2015. 
[11] C. G. Carson, K. Hardcastle, J. Schwartz, X. Liu, C.Hoffmann, R. A. Gerhardt and R. Tannenbaum, Synthesis 
and Structure Characterization of Copper Terephthalate Metal–Organic Frameworks, European Journal of Inorganic 
Chemistry, no 16, pp. 2338–2343, 2009. 
[12] Y. Wang, K. Kretschmer, J. Zhang, A. K. Mondal, X. G. and G. Wang, Organic Sodium 
Terephthalate@Graphene Hybrid Anode Materials for Sodium-Ion Batterie, RSC Advances, 1-3, 2013. 
[13] E. D. Dikio, and A. Farah, Synthesis, Characterization and Comparative Study of Copper and Zinc Metal 
Organic Frameworks, Chem Sci Trans, vol. 2, no. 4, pp. 1386-1394, 2013. 
[14] J. F. S. Nascimento, B. S. Barros, J. Kulesza, J. B. L. Oliveira, A. K.P. Leite and R. S. Oliveira, Influence of 
synthesis time on the microstructure and photophysical properties of Gd-MOFs doped with Eu3+, Materials 
Chemistry and Physics, vol. 190, pp. 166-174, 2017. 
[15] X. Wang, Q. Wang, Q. Wang, F. Gao, F. Gao, Y.Yang, and H. Guo, Highly dispersible and stable copper 
terephthalate MOF-graphene oxide nanocomposite for electrochemical sensing application, ACS Appl. Mater. 
Interfaces, vol. 6, no. 14, pp. 11573-11580, 2014. 
36 VẬT LIỆU CuBDC TỪ TÍNH: TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ 
 ỨNG DỤNG XỬ LÝ CHẤT MÀU XANH METHYLEN 
© 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
[16] Cl. A. Lucchesi and W. T. Lewis, Latent heat of sublimation of terephthalic acid from differential thermal 
analysis data, J. Chem. Eng. Data, vol. 13, no. 3, pp. 389-391, 1968. 
[17] L. Fan, H. Wu, X. Wu, M. Wang, J. Cheng, N. Zhang, Y. Feng and K. Sun, Fe-MOF derived jujube pit like 
Fe3O4/C composite as sulfur host for lithium-sulfur battery, Electrochimica Acta, vol. 295, pp. 444-451, 2019. 
[18] X. Zhao, Sh. Liu, Zh. Tang, H. Niu, Y. Cai, W. Meng, F. Wu and J. P. Giesy, Synthesis of magnetic 
metalorganic framework (MOF) for efficient removal of organic dyes from water, Scientific Reports, vol. 5, pp. 
11849-11859, 2015. 
[19] A. Khodabandehloo, A. Rahbar-Kelishami, H. Shayesteh, Methylene blue removal using Salix babylonica 
(Weeping willow) leaves powder as a low-cost biosorbent in batch mode: kinetic, equilibrium, and thermodynamic 
studies. Journal of Molecular Liquids, vol. 244, pp. 540–548, 2017. 
[20] H. Su, W. Li, Y. Han and N. Liu, Magnetic carboxyl functional nanoporous polymer: synthesis, 
characterization and its application for methylene blue adsorption, Scientific reports, vol. 8, no. 1, pp. 6506-6514 , 
2018. 
[21] Y. Li, Q. Du, T. Liu, X. Peng, J. Wang, J. Sun, Y. Wang, S. Wu, Z. Wang, Y. Xia and L. Xia, Comparative 
study of methylene blue dye adsorption onto activated carbon, graphene oxide, and carbon nanotubes. Chemical 
Engineering Research and Design, vol. 91, pp. 361-368, 2013. 
[22] T.R. Williams, Handbook of analytical chemistry (Meites, Louis), J. Chem. Educ., vol.40, pp. 560, 1963. 
[23] Park, C.M.; Sheehan, R.J. Kirk-Othmer Encyclopedia of Chemical Technology; John Wiley & 
Sons: New York, NY, 1999-2011. 
[24] G. Manikandan, P. S. Kumar, A. Saravanan, Modelling and analysis on the removal of methylene blue dye 
from aqueous solution using physically/chemically modified Ceiba pentandra seeds. Journal of Industrial and 
Engineering Chemistry, vol. 62, pp. 446–461, 2018. 
[25] M. Peydayesh, and A. Rahbar-Kelishami, Adsorption of methylene blue onto platanus orientalis leaf powder: 
kinetic, equilibrium and thermodynamic studies. Journal of Industrial and Engineering Chemistry, vol. 21, pp. 1014 
- 1019, 2015. 
[26] D. Suteu, C. Zaharia and M. Badeanu, Kinetic modeling of dye sorption from aqueous solutions onto apple seed 
powder, Cellulose chemistry and technology, vol. 50, no. 9-10, pp. 1085-1091, 2016. 
[27] A. Al-Ghouti, M. Khraishe, M. Ahmad and S. Allen, Adsorption behaviour of methylene blue onto Jordanian 
diatomite: a kinetic study, J Hazard Mater, vol. 165, no. 1-3, pp. 589-598, 2009. 
[28] H. Shi, W. Li, L. Zhong, and C. Xu, Removal of methylene blue from aqueous solution with magnetite loaded 
Cellulose/Graphene Oxide Composite: Equilibrium, Kinetics, and Thermodynamics, American Chemical Society, 
vol. 53, pp. 1108-1118, 2014. 
[29] H. Freundlich, Uber die adsorption in lo sungen. Z Phy. Chem., vol. 57, pp. 385-471, 1906. 
[30] I. Langmuir, The adsorption of gases on plane surfaces of glass, mica and platinum. J. Am. Chem. Soc., vol. 
40, pp.1361-1403, 1918. 
[31] Lunhong Ai, Chunying Zhang, Fang Liaoa, Yao Wanga, Ming Li, Lanying Meng, Jing Jiang, Removal of 
methylene blue from aqueous solution with magnetite loaded multi-wall carbon nanotube: Kinetic, isotherm and 
mechanism analysis, Journal of Hazardous Materials, vol. 198, pp. 282-290, 2011. 
[32] H. V. Tran, L. T. Bui, Th. T. Dinh, D. H. Le , C. D. Huynh and A. X. Trinh, Graphene oxide/Fe3O4/chitosan 
nanocomposite: a recoverable and recyclable adsorbent for organic dyes removal. Application to methylene blue, 
Mater. Res. Express, vol. 4, pp. 35701-35711, 2017. 
[33] N. Song, X.L. Wu , S. Zhong, H. Lin and J.R. Chen, Biocompatible G-Fe3O4/CA nanocomposites for the 
removal of 
 VẬT LIỆU CuBDC TỪ TÍNH: TỔNG HỢP, ĐẶC TRƯNG VÀ 37 
 ỨNG DỤNG XỬ LÝ CHẤT MÀU XANH METHYLEN 
© 2020 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Methylene Blue, J. Mol. Liq. vol. 212, pp. 63-69, 2015. 
[34] Zh. Zhang, and J. Kong, Novel magnetic Fe3O4@C nanoparticles as adsorbents for removal of organic dyes 
from aqueous solution, Journal of Hazardous Materials, vol. 193, pp. 325-329, 2011. 
[35] P. Wang, M. Cao, C. Wang, Y. Ao, J. Hou, J. Qian, Kinetics and thermodynamics of adsorption of methylene 
blue by a magnetic graphene-carbon nanotube composite, Applied Surface Science, vol. 290, pp. 116–124, 2014. 
[36]. C. Chen, S. Mi, D. Lao P. Shi, Zh. Tong, Zh. Li and H. Hu, Single-step synthesis of eucalyptus sawdust 
magnetic activated carbon and its adsorption behavior for methylene blue, RSC Adv., vol. 9, pp. 22248-22262, 
2019. 
[37] X. Wan, Y. Zhan, Z. Long, G. Zeng, Y. He, Core@double-shell structured magnetic halloysite nanotube nano-
hybrid as efficient recyclable adsorbent for methylene blue removal, Chemical Engineering Journal, vol. 330, pp. 
491-504, 2017. 
Ngày nhận bài: 01/11/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 09/01/2020 

File đính kèm:

  • pdfvat_lieu_cubdc_tu_tinh_tong_hop_dac_trung_va_ung_dung_xu_ly.pdf