Vấn nạn miệt thị ngoại hình (body shaming) trên mạng xã hội
Tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh chóng của Internet và mạng xã hội, những chuẩn mực về cái
đẹp cũng không ngừng thay đổi nhằm bắt kịp xu hướng thẩm mỹ của cộng đồng. Đây cũng chính
là một trong những nguyên nhân sâu xa tạo ra một hiện tượng nguy hiểm được mang tên ‚Miệt thị
ngoại h nh‛ (Body Shaming). Vấn nạn này bùng phát vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây
dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Điều đáng lo ngại hơn
hết là mọi người vẫn chưa thật sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của ‚miệt thị ngoại h nh‛ và vẫn để
nó tiếp tục phát triển theo hướng ngày một phức tạp hơn. Vì thế, ngay lúc này đây chúng ta cần
phải có những giải pháp để ngăn chặn triệt để hành vi tiêu cực này, không để nó có cơ hội tác
động xấu đến bất kỳ cá nhân nào cũng như các mối quan hệ trong xã hội.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vấn nạn miệt thị ngoại hình (body shaming) trên mạng xã hội
1933 VẤN NẠN MIỆT THỊ NGOẠI HÌNH (BODY SHAMING) TRÊN MẠNG XÃ HỘI Nguyễn Thị Bích Huyền, Nguyễn Kim Ngân Khoa Quản trị Kinh doanh, Trường Đại học Công nghệ TP.Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Nguyễn Ti n Thành TÓM TẮT Tỷ lệ thuận với sự phát triển nhanh chóng của Internet và mạng xã hội, những chuẩn mực về cái đẹp cũng không ngừng thay đổi nhằm bắt kịp xu hướng thẩm mỹ của cộng đồng. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân sâu xa tạo ra một hiện tượng nguy hiểm được mang tên ‚Miệt thị ngoại h nh‛ (Body Shaming). Vấn nạn này bùng phát vô cùng mạnh mẽ trong những năm gần đây dẫn đến nhiều hệ lụy nghiêm trọng, thậm chí là ảnh hưởng đến tính mạng. Điều đáng lo ngại hơn hết là mọi người vẫn chưa thật sự nhận ra mức độ nghiêm trọng của ‚miệt thị ngoại h nh‛ và vẫn để nó tiếp tục phát triển theo hướng ngày một phức tạp hơn. Vì thế, ngay lúc này đây chúng ta cần phải có những giải pháp để ngăn chặn triệt để hành vi tiêu cực này, không để nó có cơ hội tác động xấu đến bất kỳ cá nhân nào cũng như các mối quan hệ trong xã hội. Từ khóa: Miệt thị ngoại hình, mạng xã hội, vấn nạn miệt thị. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Tình trạng ‚miệt thị ngoại h nh‛ hiện nay đang diễn ra ở cả đời thật lẫn trên mạng xã hội. Trong đó, có hơn 80% số lời miệt thị diễn ra trên các trang mạng xã hội như Facebook, Instagram hay Twitter. Đặc biệt, khi không đối diện trực tiếp với người bị miệt thị thì ‚miệt thị ngoại h nh‛ lại trở nên kinh khủng hơn. Tại một số quốc gia như Đức, Singapore, khu vực Nam Á - Ấn Độ, việc trở thành trò cười trên mạng do bị bình phẩm về ngoại hình là hình thức bắt nạt phổ biến nhất. Hành động này thường xảy đến với nữ giới hơn vì là biểu trưng cho phái đẹp. Mỗi cá nhân trong chúng ta sinh ra đều được tạo hóa ban tặng một cơ thể riêng biệt, dù là ai, xuất thân như thế nào, ngoại hình ra sao thì vẫn đáng được tôn trọng. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu điều đó chính vì thế mà ‚miệt thị ngoại h nh‛ mới không ngừng lan rộng để trở thành một vấn đề đầy nhức nhối của xã hội như hiện nay. Vậy thực trạng này đang diễn ra như thế nào? Nguyên nhân từ đâu khiến vấn nạn này vẫn tồn tại và chúng ta phải làm thế nào để có thể ngăn chặn nó? 2 NỘI DUNG 2.1 Khái niệm “Miệt thị ngoại h nh” Năm 2015, theo Erika Vargas - bác sĩ tâm lý học lâm sàng vị thành niên người Mỹ cho biết: ‚Miệt thị ngoại hình là hành động chế giễu, nhạo báng hình dáng hay kích thước cơ thể người nào đó khiến họ cảm thấy khó chịu hoặc bị xúc phạm‛. Điều này không chỉ xảy ra giữa những người xa lạ mà 1934 còn giữa bạn bè, người quen hoặc là giữa những người thân trong nhà. Thậm chí chính bạn cảm thấy miệt thị bản thân mình cũng là một dạng của ‚miệt thị ngoại h nh‛. ‚Miệt thị ngoại h nh‛ có hai hình thức: tự chế giễu bản thân hoặc miệt thị người khác. Bất cứ ai cũng có thể là nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛ nhưng điển hình nhất vẫn là những nghệ sĩ nổi tiếng, người có tầm ảnh hưởng và đặc biệt là những trường hợp bất ngờ nổi tiếng vì một bài đăng hay một đoạn video trên mạng xã hội. 2.2 Thực trạng “Miệt thị ngoại h nh” thông qua mạng xã hội 2.2.1 T hực trạng vấn nạn “Miệt thị ngoại h nh” thông qua mạng xã hội trên thế giới Dù ở các nước phương Tây đã có cái nhìn thông thoáng hơn tuy nhiên vẫn không thoát khỏi nạn ‚miệt thị ngoại h nh‛. Điển hình là nữ ca sĩ Adele ” nàng ‚Họa mi nước Anh‛ nổi tiếng bởi giọng ca đầy nội lực nhưng tiếc thay cô lại có một ngoại hình quá cỡ với số cân nặng từng đạt đến 89kg, chính điều này đã làm Adele phải hứng chịu rất nhiều lời bình luận chỉ trích, chê bai thân hình của cô trên các trang mạng như Twitter, Instagram,trong suốt một thời gian dài, khiến cô gặp áp lực khá nhiều. Không chỉ dừng lại ở đó, vào tháng 6/2012 khi Adele thông báo tin vui mang thai con đầu lòng thì lập tức trên mạng xã hội Twitter, một thành viên có tên Vanessa Bieber chia sẻ những lời lẽ miệt thị về nữ ca sĩ rằng: ‚Adele đã sinh con. Chắc nó phải béo và dị dạng lắm nhỉ? Chỉ muốn giết quách cho rồi‛. Không những thế, những người miệt thị và xúc phạm nữ ca sĩ người Anh vẫn không ngừng dùng những từ đầy hằn học hướng về phía cô, đại loại như Adele sẽ có nhiều cảm hứng hơn cho các ca khúc đau khổ nếu đứa nhóc của cô ta chết hoặc cô nàng bị trầm cảm. Mạng xã hội là ảo nhưng tổn thương mà những lời bình phẩm đem đến lại là thật. ‚Miệt thị ngoại h nh‛ lúc này đã trở thành tội ác khi đem lại nỗi ám ảnh tâm lý đến cho một người mẹ và một đứa bé vô tội, điều đó là thiếu nhân văn và đáng phải lên án. Tại Mỹ cũng có nạn nhân của Miệt thị ngoại hình và phải tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực. Đó là trường hợp của Jessica Laney (người Mỹ) tự kết liễu cuộc sống ở tuổi 16 vào năm 2012. Trước đó, nữ sinh thường chia sẻ trên mạng xã hội về nỗi buồn khổ vì cuộc sống gia đ nh trục trặc, những cuộc cãi vã ở trường và mối lo lắng về cơ thể mình. Tuy nhiên, thay vì những lời động viên, Laney liên tục bị chê ‚béo‛, ‚lẳng lơ‛, thậm chí có người còn đề nghị: ‚Bạn chết đi được chứ?‛. Một người bạn của Laney là Valeria Canales đau buồn chia sẻ rằng Laney đã liên tục bị bắt nạt tới mức không thể chịu đựng được nữa và phải tìm đến cái chết để được giải thoát. Một trường hợp khác ở Indonesia đó là về Mirna Marina, 35 tuổi, sống ở Boyolali, đã nhận được những bình luận đồi trụy về tình dục về mái tóc của mình khiến cô luôn sợ hãi khi bước ra đường và rơi vào chứng trầm cảm, không dám nói chuyện với bất cứ một người đàn ông nào. Bên cạnh đó, ở những quốc gia có chuẩn mực về cái đẹp khắt khe như Hàn Quốc thì ‚miệt thị ngoại h nh‛ lại càng nổi lên như một làn sóng dữ dội. ‚Miệt thị ngoại h nh‛ không còn là gì quá xa lạ đối với những cô gái/chàng trai Hàn Quốc, vì thế mà không quá khó hiểu khi gần 20% dân số của đất nước này đã từng trải qua phẫu thuật thẩm mỹ. Ở đất nước mà ngay cả một cô bé ca sĩ chỉ mới 15 tuổi đã có thể trở thành nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛ khi cô liên tục nhận lấy những lời chỉ trích, bình luận ác ý, những bài viết ... ắn thả thính trên Tiktok, xuất hiện trên video với khuôn mặt xinh xắn cùng giọng nói dễ nghe nên những video của cô thu hút được rất nhiều lượt xem và được lan truyền rộng rãi trên Facebook. Vì vô tình nổi tiếng nhanh như vậy nên có rất nhiều người đã tò mò tìm hiểu về cô gái này, kết quả là từ đâu lại xuất hiện những tấm hình không mấy xinh đẹp trong quá khứ của Tâm được cư dân mạng đăng lên và những lời bình luận phê phán, chỉ trích về ngoại hình của cô bắt đầu từ đây. Cư dân mạng đều chê bai cô hotgirl này quá sống ảo khiến họ mất niềm tin về cái đẹp, dùng những lời lẽ thô tục xúc phạm cô và còn ghép ảnh chế giễu khuôn mặt cô ở mọi bình luận trên Facebook. Không chỉ cư dân mạng mà ngay cả giới truyền thông Việt cũng góp phần cho câu chuyện này khi đăng những bài báo nói về nhan sắc của cô. Về phần Tâm khi đối diện với làn sóng dư luận cũng đã lên tiếng thanh minh cho bản thân tuy nhiên bên cạnh đó cô gái sinh năm 2000 này cũng có những phát ngôn thiếu suy nghĩ khiến cho cư dân mạng lại tiếp tục lên án, xúc phạm cả gia đ nh cô. Sau đó Tâm đã nhận thức rằng mình không đúng và xin lỗi nhưng cư dân mạng gần như không buông tha cô, những bình luận chỉ trách gay gắt vẫn tiếp tục và nhiều người vẫn thừa cơ hội để miệt thị ngoại hình cô. Dưới góc độ khách quan thì Tâm đang chính là nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛ và thực trạng cũng cho chúng ta thấy nhiều người cũng đang lợi dụng ‚miệt thị ngoại h nh‛ như một công cụ để công kích người khác. Có một khảo sát được thực hiện tại một trường THPT ở TP.HCM về ảnh hưởng và tác động của việc bị đ a giỡn về thân thể trên mạng xã hội. Kết quả cho thấy, có đến 56% học sinh gặp phải trường 1936 hợp này, trong đó 22,4% học sinh bị rất thường xuyên. Những lời khiếm nhã chủ yếu nhắm vào khuyết điểm của cơ thể như vóc dáng, da mặt, vòng ba, eo, đ i Với những ví dụ và số liệu ở trên có thể thấy tình trạng ‚miệt thị ngoại h nh‛ tại Việt Nam đang chuyển biến ngày càng tiêu cực hơn và rất khó kiểm soát nhất là trên mạng xã hội. 3 NGUYÊN NHÂN ‚Miệt thị ngoại h nh‛ bắt nguồn từ lý do: chủ nghĩa vị kỷ quá lớn trong mỗi con người. Theo tiến sĩ, nhà xã hội học kiêm tác giả sách người Mỹ Samantha Kwan, người ta quyết định miệt thị ngoại hình ai đó vì định kiến cá nhân và tâm lý đổ lỗi cho nạn nhân. 3.1 Nguyên nhân trực tiếp Người miệt thị ngoại hình người khác là vì thấy đối tượng được nhắm đến có ngoại hình không giống như khuôn mẫu khắt khe mà họ đã đặt ra chẳng hạn như thân hình đồng hồ cát, khuôn mặt v-line, chân thon dài, chính vì vậy mà họ không tiếc buông những lời bình luận ác ý khiến đối phương phải cảm thấy tự ti, xấu hổ về bản thân. Ở khía cạnh tự chế giễu bản thân thì người tự miệt thị cơ thể của mình có thể là do bị mắc hội chứng Quasimodo (hay còn gọi là Rối loạn mặc cảm ngoại hình). Theo định nghĩa của Wikipedia (2020), Quasimodo là một hội chứng rối loạn tâm thần vô cùng nguy hiểm được biết đến với những suy nghĩ ám ảnh về các khiếm khuyết của cơ thể một cách thái quá, đôi khi chỉ là tưởng tượng. Người mắc bệnh này thường hay soi gương, chải chuốt ngoại hình quá mức và hay so sánh bản thân với những người khác,họ không những đã tự biến bản thân thành nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛ mà thậm chí có trường hợp nặng hơn là dẫn đến tự sát. 3.2 Nguyên nhân gián tiếp Đôi khi một số người không thích một ai đó không hẳn vì ngoại hình của người đó mà còn vì các yếu tố khác, tuy nhiên thay vì nói thẳng lý do họ đã dùng ‚miệt thị ngoại h nh‛ bằng cách ghép ảnh của đối phương một cách trái phép với những hình ảnh tiêu cực để đem tuyên truyền, đ a giỡn trên mạng xã hội. Lúc này, ‚miệt thị ngoại h nh‛ được sử dụng gián tiếp như một thứ vũ khí để công kích người khác chứ không đơn thuần là để phê phán ngoại hình. Mặt khác, nguyên nhân dẫn đến ‚miệt thị ngoại h nh‛ cũng có thể là do hiệu ứng đám đông trên mạng xã hội. Một số người không thật sự ghét đối tượng đang bị miệt thị ngoại hình nhưng vì thấy đa số cộng đồng mạng đều đang chế giễu người đó nên họ cũng bị ảnh hưởng tâm lý dẫn đến hành vi bình luận theo đám đông với lý do là để góp vui cho câu chuyện thêm hấp dẫn. 4 HẬU QUẢ ‚Miệt thị ngoại h nh‛ là một vấn đề nghiêm trọng đang diễn ra hàng ngày xung quanh chúng ta, để lại những hậu quả nặng nề cho các nạn nhân của vấn nạn này. Ngày nay khi công nghệ phát triển càng góp phần làm cho tình trạng ‚miệt thị ngoại h nh‛ tệ hơn khi không chỉ nằm trong phạm vi nhỏ mà là toàn thể những người dùng mạng xã hội cùng công kích nạn nhân. Chỉ bằng một câu nói vừa có thể nâng một con người lên, vực dậy niềm tin của họ nhưng cũng có thể giẫm đạp người 1937 đó xuống đáy của xã hội. Chính vì vậy người ta dùng sức mạnh ngôn từ để tấn công người khác nhằm thỏa mãn chính mình. Khi bị đánh giá, bình luận tiêu cực về thân thể, bề ngoài, các nạn nhân nếu họ tích cực có thể không sao hết nhưng không phải ai cũng có đủ bản lĩnh để vượt qua được. Đối với những người nhạy cảm thì họ cảm thấy mình rất là xấu xí. Họ chịu áp lực về những lời nói xung quanh và mất đi sự tự tin vốn có rồi từ đó chạy theo chuẩn mực xã hội mà mọi người đặt ra. Điều này ảnh hưởng xấu đến tâm lý cũng như sức khỏe của nạn nhân. Từ một người vui vẻ, tràn đầy sức sống học dần tự ti, trầm cảm, tránh né ánh nhìn của người khác, giấu mình vào thế giới riêng của chính họ. Thậm chí đã có người tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực chê bai của mọi người. Từ sự ti về ngoại hình của mình, nạn nhân thường hay áp dụng những phương pháp làm đẹp không lành mạnh, thậm chí có thể dẫn đến các rối loạn ăn uống đe dọa đến tính mạng như chán ăn và chứng cuồng ăn rất đáng lo ngại. Tờ Huffington Post giới thiệu một nghiên cứu của nhà nghiên cứu Jean Lamont, đại học Bucknell, về ảnh hưởng của ‚miệt thị ngoại h nh‛ tới phụ nữ. Nghiên cứu chỉ ra rằng những phụ nữ bị miệt thị ngoại hình có biểu hiện giảm sức khỏe và một số gia tăng các bệnh nhiễm trùng từ độ tuổi dậy thì. Tự xấu hổ về hình thể dẫn đến sức khỏe thể chất kém, vì những cảm xúc tiêu cực có thể làm phụ nữ là thiếu chú tâm với cơ thể của họ và khó chăm lo sức khỏe hơn. Dù chỉ là nghiên cứu quy mô nhỏ, những nghiên cứu này báo động về ảnh hưởng tiêu cực của việc xấu hổ về hình thể lên chính sức khỏe. (Adams, 2015).Trên thế giới, nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛ từng phải tìm đến cái chết vì không chịu nổi áp lực. Đó là trường hợp của Jessica Lane tự kết liễu cuộc sống ở tuổi 16 vào năm 2012. Có thể thấy hậu quả của ‚miệt thị ngoại h nh‛ tác động nặng nề tới cuộc sông của nạn nhân chính vì vậy cần có những biện pháp thiết thực và hiệu quả để ngăn chặn vấn nạn này. 5 GIẢI PHÁP 5.1 Giải pháp cho nạn nhân của “Miệt thị ngoại h nh” Trên các trang mạng xã hội, khi bạn vô tình trở thành đối tượng bị miệt thị ngoại hình thì phản ứng bật lại gay gắt và tấn công trực diện lại với tư cách cá nhân điều này sẽ lôi kéo sự chú ý nhiều hơn và nó sẽ không giúp bạn giải quyết được gì cả. Hãy bình tĩnh chặn hết những đối tượng công kích bạn trên mạng xã hội và thể hiện sự hài lòng với bản thân. Điều này sẽ khiến đối phương không đạt được mục đích và giúp cho bạn có tâm lý thoải mái, tự tin hơn. Mặc dù rất khó khăn nhưng không phải không có cách để vượt qua nổi sợ hãi khi bị miệt thị ngoại hình. Nếu sự ‚miệt thị ngoại h nh‛ xuất phát từ chính vì sự tự ti của cơ thể bạn thì trước tiên phải giải quyết chướng ngại tâm lý của chính mình. Thực tế không ai hoàn toàn hài lòng với cơ thể của mình, những người hay chê bai người khác cũng là những người thường hay tự ti. Vì vậy, đừng để bản thân bị cuốn vào những lời chê bai trên mạng xã hội để rồi lạc lối trong những suy nghĩ tự coi thường cơ thể và so sánh bản thân với người khác. Thay vào đó hãy hoàn thiện bản thân ngày càng tốt hơn, học cách yêu thương chính bản thân mình. Hãy tiếp nhận nhận xét tiêu cực bằng một cách tích cực hơn, lấy đó làm động lực để mình thay đổi. Mới đây, nữ ca sĩ Adele đã chia sẻ hình ảnh giảm cân thành công nhờ dành nhiều thời gian tập luyện khiến người hâm mộ ngạc nhiên. Adele chia sẻ cô không tập với mục đích giảm cân mà muốn giữ sức khỏe để lo cho con. Có thể thấy sau một thời gian dài nhận được nhiều lời chê bai trên mạng xã hội , nữ ca sĩ đã nhận ra vấn 1938 đề và lấy đó làm động lực để thay đổi tốt hơn. Một ví dụ khác về cô nữ sinh 16 tuổi Giang Thị Mộng Như đến từ trường THPT. Mạc Đĩnh Chi (TP.HCM) từng là nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛ đã chọn chủ đề ‚Nói không với miệt thị ngoại h nh‛ cho phần ra mắt của mình trong tập 2 "Én vàng Học đường" và giành được điểm số cao nhất trong đêm tranh tài. Cô gái trẻ gửi lời nhắn dến những nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛ rằng đừng để những để những lời nói miệt thị quyết định cuộc sống mình mà hãy thoát ra khỏi điều đó để có cuộc sống tự tin hơn. 5.2 Giải pháp ngăn chặn “Miệt thị ngoại h nh” trên mạng xã hội Khi vấn nạn ‚miệt thị ngoại h nh‛ trở nên nghiêm trọng đã có những chiến dịch trên thế giới được thực hiện như một cách lan truyền tích cực đến mọi người. Điển hình như chiến dịch ‚Body Positive‛ của tổ chức phi lợi nhuận Cybersmile hợp tác với hãng quảng cáo adam & eveDDB nhằm cảnh báo những ảnh hưởng tiêu cực của bắt nạt trên mạng đến giới trẻ. Người sáng lập tổ chức Cybersmile Dan Raisbeck phát biểu: ‚Ngoại hình rất quan trọng với chúng ta, đặc biệt là các cô gái trẻ. Chúng tôi hi vọng chiến dịch này sẽ giúp mọi người hiểu rằng những bình phẩm, đánh giá của người khác không định nghĩa con người họ và họ nên tự hào với chính bản thân m nh.‛ Mạng xã hội không chỉ là nơi xảy ra các vấn nạn tiêu cực như ‚miệt thị ngoại h nh‛ mà nó cũng là nơi để tuyên truyền những phong trào tích cực như là lời kêu gọi hành động cùng nhau đứng lên chống lại cái xấu, đem lại môi trường mạng lành mạnh hơn. Một trong những phong trào ngăn chặn sự xấu hổ, tự ti về cơ thể cũng như phản ánh sự công kích ngoại hình đó là phong trào hashtag #BodyShaming được sử dụng trên mạng xã hội Instagram kèm theo hình ảnh của chính mình để truyền tải thông điệp cơ thể tích cực. Những phong trào và chiến dịch về ‚miệt thị ngoại h nh‛ là rất cần thiết để giúp đỡ những người đang phải chịu đựng những vụ bắt nạt, đồng thời từng bước tác động đến nhận thức của mọi người về những hậu quả nặng nề của bắt nạt trên mạng xã hội. 5.3 Giải pháp ngăn chặn “Miệt thị ngoại h nh” trong pháp luật Khi ‚miệt thị ngoại h nh‛ đi quá giới hạn trên mạng xã hội thì cần những biện pháp mạnh để ngăn chặn chúng. Đã có rất nhiều trường hợp các nghệ sĩ Hàn Quốc, Trung Quốc thắng kiện những kẻ nhạo báng, chế giễu mình trên mạng xã hội. Kết quả những kẻ này bị phạt một số tiền lớn vì hành vi bộc phát của mình. Ngày càng nhiều nghệ sĩ dám đứng lên bảo vệ chính mình góp phần đánh vào nhận thức của người dùng mạng. Khiến cho họ suy nghĩ kĩ càng trước khi xúc phạm bề ngoài của người khác. Ngoài ra, tại Việt Nam, theo Nghị định 15 có hiệu lực từ ngày 15 tháng 4 năm 2020 người dùng mạng xã hội sẽ bị phạt 20 triệu đồng nếu đăng hình người khác không xin phép. Điều này góp phần răn đe mọi người ý thức trong việc sử dụng hình ảnh xấu, ảnh chế của người khác để làm công cụ mua vui chế giễu ngoại hình người khác trên mạng xã hội. 6 KẾT LUẬN Chúng ta được tạo ra khác nhau, cơ thể của chúng ta cũng vậy. Con người không thể có cùng một vóc dáng cao hay thấp, gầy hay béo, da đen hay da sáng,... Tất cả chúng ta đều được tạo ra theo 1939 cách riêng biệt nên hãy yêu chính bản thân mình và đừng để người khác làm tổn hại nó. Hiện nay, ngày càng xuất hiện nhiều nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛, nếu chúng ta không kịp thời ngăn chặn sẽ gây ra hậu quả khôn lường. Vì một tương lai không trở thành nạn nhân của ‚miệt thị ngoại h nh‛ chúng ta cần chung tay bài trừ vấn nạn này. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Ánh Văn - Thiên Điểu (2020). Đưa hình người khác lên mạng, phải cẩn trọng, Báo tuổi trẻ online, Website: https://tuoitre.vn/dua-hinh-nguoi-khac-len-mang-phai-can-trong- 20200423114605505.htm?fbclid=IwAR3zbSqGvzfPHBpmNIYPYqOFclJGQj6BbARHD7xHibaqii1s GCtacFk0rRY [2] Hà Giang (2018). Phái nữ khổ sở vì miệt thị ngoại hình trên mạng xã hội, Báo Tuổi trẻ online, Website: https://tuoitre.vn/phai-nu-kho-so-vi-miet-thi-ngoai-hinh-tren-mang-xa-hoi- 2018012009350061.htm [3] Hạnh Tâm (2018). Cô gái ‚chê gì sửa nấy‛ theo các bình luận body shaming trên mạng xã hội, Báo lostBird,Website: https://lostbird.vn/kham-pha-cung-lac/cuoc-song/co-gai-che-gi- sua-nay-theo-cac-binh-luan-body-shaming-tren-mang-xa-hoi-139396.html [4] Jessicha Valentina (2020). Body shaming is more dangerous than you think, Báo The Jakarta Post, Website: https://www.thejakartapost.com/life/2020/02/02/body-shaming-is-more- dangerous-than-you-think.html [5] Khánh Lam (2018). Tất tần tật về Body shaming - những câu nói sắc như mũi dao giết chết người, Báo Tiin.vn, Website: chet-tam-hon.html [6] Long Hy (2012). Làn sóng anti-fan lăng mạ và đòi giết Adele, Báo Giáo dục Việt Nam, Website: https://giaoduc.net.vn/van-hoa/lan-song-antifan-lang-ma-va-doi-giet-adele- post94450.gd [7] Phạm Thảo Thy (2018). ‚Eo ơi cô này xấu quá‛ - Body Shaming và cách thức giết người bằng lời nói, Báo Kênh 14, Website: https://kenh14.vn/body-shaming-khi-ngon-tu-co-the-giet-nguoi- 20180226142614621.chn?fbclid=IwAR3l2SpdlRMEtNu7gGO8L1OSdM4z6y8ld6cQBooc7lc4oYtv1_qP ztvh7Jk [8] Quỳnh Như (2019). Thắng kiện anti-fan với số tiền bồi thường lớn, Jackson (GOT7) quyên góp từ thiện toàn bộ ngay tại tòa, Báo Tinnhac, Website: https://tinnhac.com/thang-kien-anti-fan- voi-so-tien-boi-thuong-lon-jackson-got7-quyen-gop-tu-thien-toan-bo-ngay-tai-toa- 127166.html [9] Thiên Bình (2018). Ấn tượng bài nói không với "body shaming", Báo Đài truyền hình TP. Hồ Chí Minh, Website: [10] Thiên Nhi (2018). Body Shaming vô cớ: Mạng xã hội mà nghiêm túc quá làm gì, Báo Zing News, Website: https://zingnews.vn/body-shaming-vo-co-mang-xa-hoi-ma-nghiem-tuc- qua-lam-gi-post957667.html.
File đính kèm:
- van_nan_miet_thi_ngoai_hinh_body_shaming_tren_mang_xa_hoi.pdf