Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa

Trên cơ sở phân lập, tuyển chọn các chủng nấm nội sinh có hoạt tính kháng oxy hóa

trên cây Đước bộp, chúng tôi đã phân lập được 20 chủng nấm nội sinh. Trong đó, 7 chủng

thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa và chủng Daldinia eschscholzii có hoạt tính kháng oxy

hóa cao nhất. Cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng này thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa ở

cả 2 phương pháp bẫy gốc tự do DPPH và xác định hàm lượng MDA.

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 1

Trang 1

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 2

Trang 2

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 3

Trang 3

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 4

Trang 4

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 5

Trang 5

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 6

Trang 6

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 7

Trang 7

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 8

Trang 8

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 9

Trang 9

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang minhkhanh 6540
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa

Phân lập, tuyển chọn chủng nấm nội sinh từ cây đước bộp (rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
28 
PHÂN LẬP, TUYỂN CHỌN CHỦNG NẤM NỘI SINH 
TỪ CÂY ĐƯỚC BỘP (RHIZOPHORA MUCRONATA) 
CÓ KHẢ NĂNG KHÁNG OXY HÓA 
 Nguyễn Hà Như Mai, 
 Cao Thị Mộng Cẩm, 
 Trần Trúc Quỳnh, 
 Văn Tiến Dũng 
 (Sinh viên năm 3, Khoa Sinh học) 
 GVHD: ThS Trần Thị Minh Định 
TÓM TẮT 
Trên cơ sở phân lập, tuyển chọn các chủng nấm nội sinh có hoạt tính kháng oxy hóa 
trên cây Đước bộp, chúng tôi đã phân lập được 20 chủng nấm nội sinh. Trong đó, 7 chủng 
thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa và chủng Daldinia eschscholzii có hoạt tính kháng oxy 
hóa cao nhất. Cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng này thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa ở 
cả 2 phương pháp bẫy gốc tự do DPPH và xác định hàm lượng MDA. 
1. Mở đầu 
Trong cơ thể con người, tồn tại rất nhiều gốc tự do. Ở nồng độ thấp, chúng đóng 
vai trò quan trọng trong sự truyền tín hiệu, chống lại virus và vi khuẩn gây bệnh. Tuy 
nhiên, ở nồng độ cao các gốc tự do phản ứng với protein, lipid, DNA và gây tổn thương 
đến một số cơ quan như gan, thận, não, phổi Theo các nhà khoa học, cơ chế gây tổn 
thương các bộ phận bên trong cơ thể thường bắt đầu từ sự gia tăng quá trình peroxide 
hóa lipid ở màng tế bào gây ra bởi các gốc oxy hóa tự do như superoxide (O2*), 
hidroxyl (OH*), hidroperoxide (HOO*), peroxide (ROO*), oxide nitric (NO*), ion 
peroxidenitrite (NO3*),[3]. Bình thường, cơ thể người có khả năng tạo ra các chất 
chống oxy hóa nội sinh góp phần ngăn chặn quá trình peroxide hóa lipid ở màng tế bào. 
Tuy nhiên, khi con người phải chịu nhiều tác động xấu từ môi trường bên ngoài, đặc 
biệt là điều kiện môi trường ô nhiễm và thực phẩm thiếu an toàn như hiện nay thì chất 
kháng oxy hóa nội sinh không được tổng hợp kịp thời để bảo vệ cơ thể. Tỉ lệ mắc bệnh 
về gan ở nước ta ngày càng cao. Vì vậy, việc bổ sung chất kháng oxy hóa có nguồn gốc 
tự nhiên vào cơ thể để bảo vệ gan là vấn đề cần thiết và cấp bách hiện nay. 
Hiện nay, các hợp chất kháng oxy hóa được khai thác từ nhiều nguồn tài nguyên 
khác nhau, trong đó nấm nội sinh được biết đến là nguồn sản xuất giàu tiềm năng [8]. 
Tuy nhiên, ở Việt Nam nói chung và rừng ngập mặn (RNM) Cần Giờ nói riêng có rất ít 
công trình nghiên cứu về hoạt tính kháng oxy hóa (HTKOH) của nấm nội sinh. Với 
những lí do đó chúng tôi tiến hành thực hiện đề tài Phân lập, tuyển chọn chủng nấm 
nội sinh từ cây Đước bộp (Rhizophora mucronata) có khả năng kháng oxy hóa với 
hi vọng tìm được những chủng nấm có hoạt tính kháng oxy hóa cao làm tiền đề cho 
Năm học 2016 - 2017 
29 
việc sản xuất ra các sản phẩm có tác dụng trong việc phòng ngừa và điều trị một số 
bệnh về gan. 
2. Vật liệu và phương pháp nghiên cứu 
2.1. Vật liệu 
Các chủng nấm sợi nội sinh phân lập từ cây Đước bộp (R. mucronata) ở RNM 
Cần Giờ. 
2.2. Phương pháp phân lập các chủng nấm nội sinh [7] 
Các mẫu rễ, thân, lá của cây Đước bộp (R. mucronata) sau khi thu về sẽ được rửa 
sạch đất, cát và bụi bẩn bám trên mẫu bằng nước cất, sau đó để khô nước tự nhiên. Tiếp 
tục, các mẫu rễ, thân, lá sau khi khô nước sẽ được khử trùng bề mặt trong điều kiện vô 
trùng. Dùng dao vô trùng cắt nhỏ các mẫu thân, rễ với kích thước 0,5 – 1 cm và mẫu lá 
với kích thước 0,5 – 0,5 cm. Sau đó chuyển vào đĩa petri chứa môi trường malt extract 
agar (MEA) có bổ sung 10.000 đơn vị natri benzyl penicillin và 0,05 g streptomycin 
sulfat trong 100 ml dung dịch và đem ủ trong vòng 4 - 5 ngày để các chủng nấm phát 
triển. 
2.3. Phương pháp quan sát đại thể nấm sợi [2] 
Dùng que cấy lấy một ít bào tử từ ống giống thạch nghiêng cấy chấm điểm vào 
mặt thạch ở giữa. Để bào tử nấm phát triển thành khuẩn lạc ở nhiệt độ phòng và hằng 
ngày lấy ra quan sát và mô tả các đặc điểm: kích thước khuẩn lạc để biết tốc độ phát 
triển của nó, hình dạng khuẩn lạc, màu sắc khuẩn lạc mặt phải, mặt trái và sự thay đổi 
màu sắc, sắc tố nấm tạo ra, dạng sợi nấm mọc ở mặt trên môi trường, đặc điểm của 
mép khuẩn lạc, và giọt tiết (nếu có). 
2.4. Phương pháp tạo cao ethyl acetate [7] 
Sau 7 ngày nuôi trên máy lắc, dịch nuôi và sinh khối được đem chiết xuất với một 
lượng dung môi ethyl acetate tương đương, sau đó lọc và thu lấy dịch lọc. Phần dịch 
lọc thu được sẽ cho vào bình lóng, lúc này dịch lọc trong bình lóng sẽ tách thành hai 
lớp, loại bỏ phần dịch nuôi phía dưới, thu phần ethyl acetate có chứa hoạt chất phía 
trên. Tiếp tục sử dụng máy cô quay chân không để loại bỏ dung môi ethyl acetate trong 
kiện nhiệt độ 50oC áp suất 300 mbar ta thu được cao ethyl acetate từ nấm nội sinh. 
2.5. Phương pháp khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vitro bằng phương pháp 
bẫy gốc tự do DPPH [7] 
Nguyên tắc: Các chất có khả năng kháng oxy hóa sẽ trung hòa gốc DPPH bằng 
cách cho H+, làm giảm độ hấp thu cực đại tại bước sóng 517 nm. Màu của dung dịch 
phản ứng sẽ nhạt dần, từ màu tím chuyển thành màu vàng cam. Cường độ màu được 
xác định bằng cách đo mật độ quang OD ở bước sóng λ = 517 nm. Giá trị đo mật độ 
quang OD càng thấp chứng tỏ khả năng bẫy gốc tự do của mẫu thử càng cao. 
 Thí nghiệm được tiến hành như sau 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
30 
- Hòa tan 0,01 g cao ethyl acetate hòa tan vào 10 ml dung dịch ethanol, thu được 
dung dịch có nồng độ 1000 µg/ml. Sau đó tiến hành pha loãng dung dịch thành các 
nồng độ từ 100 đến 1000 μg/ml. 
- Sau khi pha mẫu thử thành các nồng độ khác nhau, lấy 100 µl mẫu thử cho vào 
mỗi ống nghiệm. 
- Bổ sung thêm 1,9 ml dung dịch DPPH ở nồng độ 300 µM. 
- Ủ 30 phút trong điều kiện không có ánh sáng ở nhiệt độ phòng. 
- Tiến hành đi mật độ quang OD ở bước sóng λ= 517nm. 
2.6. Phương pháp khảo sát hoạt tính kháng oxy hóa in vitro bằng phương pháp 
thử nghiệm MDA [1] 
Nguyên tắc: Xác định khả năng ức chế quá trình peroxy hóa lipid thông qua việc 
xác định hàm lượng MDA. MDA là sản phẩm cuối cùng của quá trình peroxy hóa lipid, 
thường được chọn là chỉ số để đánh giá mức độ tổn thương tế bào do stress oxy hóa. 
Khi cho MDA phản ứng với acid thiobabituric tạo phức hợp màu hồng hấp thu cực đại 
 ... nấm không giọt tiết, không tiết sắc tố. 
10 T3 
Khuẩn lạc màu trắng sữa, mép không đều, mép nổi dày lên có 
hình dạng bông hoa. Mặt dưới có màu rêu vàng ở giữa. Hệ sợi 
nấm phát triển chậm trên môi trường và không tiết sắc tố. 
11 T4 
Khuẩn lạc lớn, màu trắng đục, sợi dày, ở giữa dày hơn và sậm 
màu hơn. Mặt dưới hình thành các vòng màu vàng đậm. Hệ sợi 
nấm phát triển nhanh trên môi trường và không tiết sắc tố. 
12 T5 Khuẩn lạc màu trắng hơi ngà, ở giữa trắng đục hơn, mép mọc 
không đều. Khó phân biệt các vòng ngoài và trong. Hệ sợi nấm 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
32 
STT Kí hiệu chủng Đặc điểm hình thái của các chủng nấm 
không giọt tiết, không tiết sắc tố. 
13 T6 
Khuẩn lạc lớn, màu trắng ngà, ở giữa trắng đục hơn, mép không 
đều, có hình bông hoa. Sợi nấm ngắn và mỏng, không giọt tiết, 
không tiết sắc tố. 
14 T7 
Khuẩn lạc màu trắng, mép không đều, mọc thành 3 vòng rõ ràng, 
vòng giữa sợi nấm mọc dày. Mặt dưới có màu vàng. Hệ sợi nấm 
phát triển chậm trên môi trường và không tiết sắc tố. 
15 T8 
Khuẩn lạc màu trắng, ở giữa có màu đen, có các sợi bông ngắn và 
nổi li ti. Mặt dưới khuẩn lạc màu đen. Hệ sợi nấm phát triển 
nhanh trên môi trường và không tiết sắc tố. 
16 T9 
Khuẩn lạc màu xanh rêu hơi đen, sợi mảnh. Mép khuẩn lạc tròn 
đều và có màu trắng. Hệ sợi nấm không giọt tiết, không tiết sắc 
tố. 
17 T10 
Khuẩn lạc màu trắng, sợi bông dày, mép tròn đều. Khuẩn lạc tạo 
thành 2 vòng tròn đồng tâm, vòng trong sợi nấm mọc dày hơn. Hệ 
sợi nấm không giọt tiết, không tiết sắc tố. 
18 T11 
Khuẩn lạc màu trắng đục, sợi nấm mọc dày. Mặt dưới có màu rêu 
hơi đen. Hệ sợi nấm phát triển chậm trên môi trường và không 
tiết sắc tố. 
19 T12 Khuẩn lạc trắng, sợi nấm ngắn, ở giữa và mép màu hơi vàng. Khuẩn lạc tròn đều, không có giọt tiết, không tiết sắc tố. 
20 L1 
Khuẩn lạc màu trắng, sợi ngắn, mọc dày, ở giữa khuẩn lạc ăn sâu 
vào môi trường thạch tạo thành các rãnh. Mặt dưới màu vàng 
cam. Hệ sợi nấm không giọt tiết, không tiết sắc tố. 
Từ kết quả thu được ở bảng 1 chúng tôi nhận thấy, sự phân bố của nấm nội sinh 
trên các bộ phận rễ, thân, lá của cây Đước bộp (R. mucronata Lam.) là khác nhau. 
Tổng số lượng nấm nội sinh phân lập ở thân nhiều hơn so với ở lá và rễ. Trong đó các 
chủng nấm nội sinh phân bố nhiều nhất ở mẫu thân chiếm 60%, mẫu rễ chiếm 35% và 
mẫu lá chiếm 5% tổng số nấm nội sinh phân lập được. Như vậy, chúng tôi thấy rằng 
nấm nội sinh có thể được tìm thấy ở tất cả các bộ phận của thực vật và ở các bộ phận 
khác nhau thì sự phân bố của nấm nội sinh cũng khác nhau. Sau khi các chủng nấm nội 
sinh được thuần khiết, chúng tôi tiến hành sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của các 
chủng nấm này. 
3.2. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của một số chủng nấm nội sinh 
phân lập từ cây Đước bộp R. mucronata 
Các chủng nấm nội sinh phân lập được từ các mẫu rễ, thân, lá của cây Đước bộp 
(R. mucronata) được nuôi cấy trên môi trường khoai tây trong thời gian 4 ngày. Sau đó 
dùng khoan đục một lát thạch kích thước (0,5 x 0,5 cm) và cho vào bình tam giác 250 
Năm học 2016 - 2017 
33 
ml chứa 150 ml môi trường khoai tây lỏng để tạo dịch lên men. Sau 7 ngày, chúng tôi 
đã tiến hành thử hoạt tính kháng oxy hóa dịch lên men của các chủng nấm này bằng 
cách rút 100 μl dịch lên men và sau đó xác định hoạt tính kháng oxy hóa của dịch lên 
men bằng phương pháp bẫy gốc tự do DPPH. Chứng âm sử dụng là ethanol. Kết quả 
được thể hiện qua các bảng 2. 
Bảng 2. Kết quả sàng lọc hoạt tính kháng oxy hóa của các chủng nấm nội sinh 
phân lập từ cây Đước bộp 
STT Chủng HTKOH (%) 
1 R1 - 
2 R2 29,913b ± 9,206 
3 R3 - 
4 R4 15,652a ± 7,609 
5 R5 - 
6 R6 - 
7 R7 - 
8 T1 10,261a ± 11,405 
9 T2 - 
10 T3 - 
11 T4 39,652b ± 2,270 
12 T5 - 
13 T6 - 
14 T7 - 
15 T8 66,957c ± 3,832 
16 T9 - 
17 T10 32,174b ± 3,170 
18 T11 6,453a ± 1,546 
19 T12 - 
20 L1 - 
Chú thích: a<b<c sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
Qua bảng 2, chúng tôi nhận thấy rằng trong số 20 chủng nấm nội sinh phân lập 
được từ cây Đước bộp thì chỉ có 7/20 chủng có hoạt tính kháng oxy hóa chiếm 35% và 
13/20 chủng không thể hiện hoạt tính kháng oxy hóa chiếm 65% trong tổng số các 
chủng nấm phân lập được. Trong 7 chủng có HTKOH thì chủng T8 thể hiện hoạt tính 
kháng oxy hóa mạnh nhất (%HTKOH = 66,957 ± 3,832), chủng T11 thể hiện hoạt tính 
kháng oxy hóa yếu nhất (%HTKOH = 6,453 ± 1,546). 
Như vậy, dựa vào tỉ lệ phần trăm hoạt tính kháng oxy hóa của dịch lên men chủng 
T8 (%HTKOH = 66,957%) cho thấy chủng nấm này có rất nhiều tiềm năng trong việc 
sản xuất các hợp chất tự nhiên có hoạt tính kháng oxy hóa. 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
34 
3.3. Đặc điểm sinh học của chủng nấm đã tuyển chọn 
Để làm cơ sở cho những nghiên cứu hướng tới ứng dụng tiếp theo, việc định danh 
đến loài chủng nấm T8 là hết sức cần thiết. Kết quả định danh cho phép chúng tôi có cơ 
sở để tiếp cận với các dữ liệu về đặc điểm sinh lí, sinh hóa và các nghiên cứu đã công 
bố của chủng nấm này. Chính vì vậy, chúng tôi gửi chủng nấm T8 đến Công ti xét 
nghiệm Nam khoa giải trình tự gen vùng ITS, kết quả như sau: 
Trình tự gen vùng ITS của chủng T8 được so sánh với ngân hàng gen NCBI. Kết 
quả cho thấy chủng T8 thuộc loài Daldinia eschscholtzii. 
Chủng nấm D. eschscholtzii được nuôi cấy trong môi trường khoai tây và mô tả 
các đặc điểm hình thái đại thể và vi thể. Kết quả được thể hiện qua hình 1, hình 2. 
Ngày 1 
Ngày 2 Ngày 3 Ngày 4 Ngày 5 Ngày 6 
Ngày 7 
Hình 1. Khuẩn lạc của chủng D. eschscholtzii qua 7 ngày quan sát 
Hình 2. Quan sát vi thể chủng D. eschscholtzi 
Đặc điểm đại thể: Khuẩn lạc màu trắng, ở giữa có màu đen, có các sợi bông ngắn 
và nổi li ti. Mặt dưới khuẩn lạc màu xám đen, hệ sợi nấm phát triển nhanh trên môi 
trường và không tiết sắc tố. 
Năm học 2016 - 2017 
35 
Đặc điểm vi thể: Sợi nấm phân nhánh, có vách ngăn dày, không màu. Bào tử trần 
đính trên các thể bình, cuống bào tử phình to rõ rệt ở phần đầu tạo thành bọng lớn dạng 
hình cầu. 
3.4. Khảo sát hoạt tính kháng oxy của cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. 
eschscholtzii 
3.4.1. Kết quả tạo cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii 
Chủng D. eschscholtzii được nuôi lắc trên môi trường khoai tây lỏng với tốc độ 
150 vòng/phút ở nhiệt độ phòng trong vòng 7 ngày. Sau đó dịch lên men được chiết 
xuất 2 lần với dung môi ethyl acetate tỉ lệ 1:1 về thể tích. Dịch chiết với dung môi ethyl 
acetate được gộp lại và cô quay để loại bỏ dung môi. Sau đó, cao ethyl acetate được để 
ở nhiệt độ phòng cho bay hơi hết phần dung môi còn lại và thu được cao khô. Chúng 
tôi sử dụng 1,5 lít dịch lên men và đã chiết xuất được 0,32 g cao khô. 
3.4.2. Phần trăm bẫy gốc tự do DPPH của cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng 
D. eschscholtzii. 
Cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii được pha loãng thành các 
nồng độ từ 100 µg/ml đến 1000 µg/ml. Các nghiệm thức được lặp lại 3 lần, chứng âm 
sử dụng là ethanol. Kết quả tỉ lệ phần trăm bẫy gốc tự do DPPH của cao ethyl acetate 
chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii được thể hiện ở bảng 3. 
Bảng 3. Tỉ lệ phần trăm bẫy gốc tự do DPPH của cao ethyl acetate 
chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii 
Nồng độ (μg/ml) %HTKOH 
0 0,000a ± 0,000 
100 3,125a ± 2,122 
200 18,403b ± 5,717 
300 30,556c ± 5,847 
400 38,542d ± 1,532 
500 40,278d ± 2,696 
600 49,479e ± 1,727 
700 52,951e,f ± 2,189 
800 59,028f ± 3,580 
900 75, 694g± 2,118 
1000 81,076g ± 6,733 
IC50 = 615,408 (μg/ml) 
a<b<c<d<e<f<g: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
Kết quả thu được ở bảng 3, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ phần trăm bẫy gốc tự do 
DPPH của cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii tăng theo nồng độ 
mẫu. Cụ thể là, khi tăng nồng độ mẫu từ 100 μg/ml lên 1000 μg/ml thì tỉ lệ phần trăm 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
36 
HTKOH tăng dần từ 3,125 % đến 81,076 %. Điều này chứng tỏ HTKOH của cao ethyl 
acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii tăng dần theo chiều tăng nồng độ mẫu. 
Chúng tôi xác định được giá trị IC50 trong phương pháp bẫy gốc tự do DPPH của cao 
ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii là 615,408 (μg/ml). Năm 2015, 
Dilusha Fernando và cộng sự đã tiến hành khảo sát khả năng kháng oxy hóa bằng 
phương pháp DPPH của các chủng nấm phân lập được từ khu bảo tồn rừng ở Sri 
Lanka. Trong đó, nhóm tác giả đã xác định được giá trị IC50 cao methanol chiết xuất từ 
chủng D. eschscholtzii là 735,77 (μg/ml) [6]. So với kết quả nghiên cứu của chúng tôi 
thì giá trị IC50 của cao ethyl acetate thấp hơn so với cao methanol chiết xuất từ chủng 
D. eschscholtzii. 
3.4.3. Phần trăm bẫy thử nghiệm MDA của cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng 
D. eschscholtzii 
Cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii được pha loãng thành các 
nồng độ từ 100 µg/ml đến 1000 µg/ml. Các nghiệm thức được lặp lại 3 lần, chứng âm 
sử dụng là methanol. Kết quả tỉ lệ phần trăm trong thử nghiệm MDA của cao ethyl 
acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii được thể hiện ở bảng 4. 
Bảng 4. Tỉ lệ phần trăm thử nghiệm MDA của cao ethyl acetate 
chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii 
Nồng độ (μg/ml) %HTKOH 
0 0a ± 0,000 
100 4,918b ± 9,303 
200 8,197b ± 8,336 
300 14,754b,c ± 3,596 
400 16,393b,c ± 11,145 
500 26,23c ± 3,904 
600 27,869c ± 1,596 
700 45,902d ± 2,284 
800 50,82d ± 12,232 
900 72,131e ± 5,648 
1000 83,607e ± 5,778 
IC50 = 723,95 (μg/ml) 
a<b<c<d<e: Sự khác biệt có ý nghĩa thống kê 
Kết quả thu được ở bảng 4, chúng tôi nhận thấy tỉ lệ phần trăm xác định hàm 
lượng MDA của cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii tăng theo nồng 
độ mẫu. Cụ thể là, khi tăng nồng độ mẫu từ 100 μg/ml lên 1000 μg/ml thì tỉ lệ phần 
trăm HTKOH tăng dần từ 4,918% đến 83,607%. Điều này chứng tỏ HTKOH của cao 
ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii tăng dần theo chiều tăng của nồng độ 
mẫu. Chúng tôi xác định được giá trị IC50 trong phương pháp xác định hàm lượng 
MDA của cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii là 723,95 (μg/ml). 
Năm học 2016 - 2017 
37 
Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Ngọc Hằng (2009) đã tiến hành nghiên cứu 
hoạt tính kháng oxy in vitro của cao nước và cao cồn chiết xuất từ nấm Linh chi đỏ 
bằng phương pháp bẫy gốc tự do DPPH và phương pháp xác định hàm lượng MDA. 
Kết quả đã xác định được giá trị IC50 của cao nước và cao cồn chiết xuất từ nấm Linh 
chi đỏ bằng phương pháp bẫy gốc tự do DPPH lần lượt là: 1708; 1326 μg/ml và 
phương pháp xác định hàm lượng MDA lần lượt là: 2818; 1368 μg/ml [4]. Như vậy, so 
với kết quả nghiên cứu của tôi cho thấy giá trị IC50 của cao ethyl acetate chiết xuất từ 
chủng D. eschscholtzii khi khảo sát bằng phương pháp bẫy gốc tự do (IC50 = 615,408 
μg/ml) và xác định hàm lượng MDA (IC50 = 723,95 μg/ml) đều thấp hơn so với giá trị 
IC50 của cao nước và cao cồn chiết xuất từ nấm Linh chi đỏ. 
4. Kết luận và kiến nghị 
4.1. Kết luận 
- Phân lập được 20 chủng nấm nội sinh từ các bộ phận rễ, thân, lá của cây Đước 
bộp (R. mucronata Lam.) ở RNM Cần Giờ. 
- Đã sàng lọc về HTKOH của 20 chủng nấm sợi nội sinh bằng phương pháp bẫy 
gốc tự do DPPH. Trong đó có 13 chủng không có HTKOH và 7 chủng thể hiện 
HTKOH. Chủng T8 thể hiện HTKOH mạnh nhất và được chọn để tạo cao ethyl acetate. 
Bằng phương pháp giải trình tự vùng ITS, chủng T8 thuộc loài Daldinia eschscholtzii. 
- Cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. eschscholtzii đều thể hiện HTKOH ở cả 
hai phương pháp: phương pháp bẫy gốc tự do DPPH và phương pháp xác định hàm 
lượng MDA. 
+ Giá trị IC50 của cao ethyl acetate bằng phương pháp bẫy gốc tự do DPPH là: 
615, 408 µg/ml. 
+ Giá trị IC50 của cao ethyl acetate bằng phương pháp xác định hàm lượng MDA 
là: 723, 95 µg/ml. 
4.2. Kiến nghị 
- Phân tích thành phần hóa học trong cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. 
eschscholtzii và xác định bản chất hóa học của chất kháng oxy hóa sinh ra bởi chủng 
nấm D. eschscholtzii. 
- Khảo sát HTKOH in vivo của cao ethyl acetate chiết xuất từ chủng D. 
eschscholtzii theo hướng bảo vệ gan bằng phương pháp xác định hàm lượng MDA. 
Kỉ yếu Hội nghị sinh viên NCKH 
38 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Trương Mỹ Chi (2009), Nghiên cứu tác dụng chống oxy hóa và tác dụng theo hướng 
tăng cường miễn dịch thực nghiệm của một số loài nấm dược liệu, Luận văn Thạc sĩ 
Sinh học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên – ĐHQG TPHCM, 81 tr. 
2. Bùi Xuân Đồng (2004), Nguyên lí phòng chống nấm mốc và Mycotoxin, Nxb Khoa 
học kĩ thuật, tr. 105 - 108. 
3. Nguyễn Ngọc Hồng (2010), Nghiên cứu thành phần hóa học và tác dụng chống oxy 
hóa của một số cây thuốc hướng tác dụng trên gan, Luận án Tiến sĩ, Trường Đại học 
Khoa học tự nhiên – ĐHQG TPHCM, tr. 6-18. 
4. Nguyễn Thị Thu Hương, Nguyễn Thị Ngọc Hằng (2011), “Nghiên cứu tác dụng 
chống oxy hóa theo hướng bảo vệ gan của nấm Linh chi đỏ (Ganoderma Lucidum)ˮ, 
Tạp chí Dược liệu, Viện Dược liệu, Tập 16 (số 1 + 2), tr. 129 – 134 
5. Chinnarajan Ravindran, Thangaiah Naveenan, Govindaswamy R. Varatharajan, Raju 
Rajasabapathi, Ram Murthi Meena (2012), “Antioxidants in mangrove plants and 
endophitic fungal associations”, Bot. Mar., vol.55, pp. 269 - 279. 
6. Dilusha Fernando, Ravi Wijesundera, Preethi Soysa, Dilip de Silva, Chandrika 
Nanayakkara (2015), “Strong Radical Scavenging Macrofungi from the Dry Zone 
Forest Reserves in Sri Lankaˮ, Frontiers in Environmental Microbiology, Vol.1 (2), 
pp. 32 – 38. 
7. Karmakar Ruma, Kumar Sunil, H. S. Prakash (2013), “Antioxidant, anti - 
inflammatory, antimicrobial and cytotoxic properties of fungal endophites from 
Garcinia species”, International Journal of Pharmacy and Pharmaceutical Sciences, 
Vol 5, pp. 889 - 897. 
8. Pramod Kumar Pandey, Siddhartha Singh, Raj Naraian Singh Yadav, Amit Kumar 
Singh, M. Chandra Kumar Singh (2014), “Fungal Endophites: Promising Tools for 
Pharmaceutical Science”, International Journal of Pharmaceutical Sciences Review 
and Research, Vol 25, pp. 128 - 138. 

File đính kèm:

  • pdfphan_lap_tuyen_chon_chung_nam_noi_sinh_tu_cay_duoc_bop_rhizo.pdf