Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý

Trong hành trình phát triển và hoàn thiện, con người sẽ trải qua nhiều

giai đoạn phát triển về cả thể chất và tâm lý. Với mỗi giai đoạn phát tiển sẽ

có những xáo trộn về tâm lý được xem là những khủng hoảng lứa tuổi

mang tính quyết định cho sự "lớn lên". Mổi người đều trải qua một hành

trình dài với những trải nghiệm thú vị, đương đầu với các biến cố, thách

thức, khó khăn mang tính đặc trưng của mỗi cá nhân qua từng giai đoạn

phát triển nhất định. Sự đương đầu này sẽ là những thách thức giúp cho

mỗi cá nhân trưởng thành hơn, mạnh mẽ hơn.Trong toàn bộ quá trình phát

triển tâm lý cá nhân thì giai đoạn tuổi vị thành niên là giai đoạn phát triển

tâm lý rất phức tạp. Một giai đoạn mang tính bùng nổ và có phần nổi loạn

khi mà mỗi cá nhân chịu sự tác động cộng hưởng do những thay đổi về mặt

sinh lý cùng các tác động từ môi trường xung quanh như: gia đình, nhà

trường, xã hội cùng các mối quan hệ từ các bạn đồng trang lứa. Sự thiếu

kém về kỹ năng ứng phó và thích nghi với môi trường cũng như sự hạn chế

trong các mối quan hệ xã hội mang tính hỗ trợ - nâng đỡ tâm lý làm cho cá

nhân trở nên khó khăn, vất vả hơn trong việc chấp nhận, ứng phó và vượt

qua các thách thức [7]

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 1

Trang 1

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 2

Trang 2

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 3

Trang 3

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 4

Trang 4

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 5

Trang 5

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 6

Trang 6

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 7

Trang 7

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 8

Trang 8

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 9

Trang 9

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 42 trang minhkhanh 11100
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý

Vai trò của y tế học đường trong hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE 
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG 
******** 
ĐÀO THỊ THU LỆ 
Mã sinh viên: B00377 
VAI TRÒ CỦA Y TẾ HỌC ĐƯỜNG 
TRONG HỖ TRỢ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 
CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ 
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH 
Hà Nội, tháng 10/2015 
 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO 
TRƯỜNG ĐẠI HỌC THĂNG LONG 
KHOA KHOA HỌC SỨC KHỎE 
BỘ MÔN ĐIỀU DƯỠNG 
******** 
ĐÀO THỊ THU LỆ 
Mã sinh viên: B00377 
VAI TRÒ CỦA Y TẾ HỌC ĐƯỜNG 
TRONG HỖ TRỢ TRẺ VỊ THÀNH NIÊN 
CÓ KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ 
ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP CỬ NHÂN ĐIỀU DƯỠNG HỆ VLVH 
Người hướng dẫn: ThS. Hà Thị Huyền 
Hà Nội, tháng 10/2015
Thang Long University Library
 LỜI CẢM ƠN 
 Trong quá trình học tập, hoàn thành khóa luận tốt nghiệp, tôi đã nhận 
được sự dạy bảo, giúp đỡ và động viên hết sức tận tình của các thầy cô, gia 
đình và bạn bè. 
Với lòng kính trọng và biết ơn sâu sắc, tôi xin chân thành cảm ơn ThS. 
Hà Thị Huyền – người thầy đã tận tình hướng dẫn, trực tiếp giúp đỡ tôi 
trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. 
 Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô trong Ban giám hiệu, Phòng 
Đào tạo, Bộ môn Điều dưỡng - trường Đại học Thăng Long đã tạo điều 
kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành khóa luận. 
Tôi xin cảm ơn lãnh đạo Trường Quốc tế Pháp, Lycée français Alexandre 
Yersin de Hanoi đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập 
và thực hiện chuyên đề. 
 Tôi vô cùng biết ơn những người thân trong gia đình, bạn bè, đồng 
nghiệp đã luôn ở bên tôi, động viên và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập 
và hoàn thành chuyên đề tốt nghiệp này. Tôi xin chân thành cảm ơn! 
 Hà Nội, tháng 10 năm 2015 
 Sinh viên 
 Đào Thị Thu Lệ 
THUẬT NGỮ VIẾT TẮT 
NVYT Nhân viên y tế 
VTN Vị thành niên 
SKTT Sức khỏe tâm thần 
Thang Long University Library
MỤC LỤC 
ĐẶT VẤN ĐỀ ........................................................................................................ 1 
CHƯƠNG 1: CÁC KHÓ KHĂN VỀ TÂM LÝ CỦA LỨA TUỔI VỊ THÀNH NIÊN .. 3 
1.1. Các giai đoạn phát triển .............................................................................. 3 
1.1.1. Giai đoạn đầu của tuổi vị thành niên ................................................... 4 
1.1.2. Giai đoạn giữa của tuổi vị thành niên ................................................. 4 
1.1.3. Giai đoạn cuối của tuổi vị thành niên ................................................. 5 
1.2. Đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi vị thành niên ............................................... 6 
1.2.1. Sự phát triển về mặt sinh lý ................................................................. 6 
1.2.2. Sự phát triển về mặt xã hội .................................................................. 6 
1.2.3. Sự phát triển của các quá trình nhận thức ........................................... 6 
1.2.4. Sự phát triển nhu cầu ........................................................................... 7 
1.2.5. Sự phát triển nhân cách ....................................................................... 7 
1.2.6. Hình thành kế hoạch cuộc đời và sự lựa chọn nghề nghiệp ................ 7 
1.3. Các khó khăn về tâm lý thường gặp ........................................................... 7 
1.3.1. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn bè ....................................... 8 
1.3.2. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với bạn khác giới ............................ 8 
1.3.3. Khó khăn trong việc tham gia sinh hoạt tập thể và tu dưỡng đạo đức 9 
1.3.4. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với thầy cô giáo ............................ 10 
1.3.5. Băn khoăn, lo lắng về sự phát triển cơ thể và hình thức của mình ... 10 
1.3.6. Khó khăn trong quan hệ, ứng xử với cha mẹ .................................... 11 
1.3.7. Băn khoăn, lo lắng từ sự đánh giá của người khác về mình .............. 11 
1.3.8. Khó khăn, vướng mắc trong học tập ................................................. 12 
1.3.9. Khó khăn nảy sinh khi suy nghĩ, ước mơ về tương lai của mình ...... 12 
1.4. Nguyên nhân và yếu tố nguy cơ dẫn đến các khó khăn về tâm lý ở trẻ vị 
thành niên ......................................................................................................... 12 
1.4.1. Do bản thân trẻ .................................................................................. 12 
1.4.2. Do gia đình ........................................................................................ 14 
1.4.3. Do nhà trường .................................................................................... 16 
1.4.4. Một số nhóm nguy cơ khác ............................................................... 17 
1.5. Hậu quả do tình trạng gặp khó khăn tâm lý kéo dài ................................. 17 
CHƯƠNG 2: VAI TRÒ CỦA Y TẾ HỌC ĐƯỜNG TRONG HỖ TRỢ TRẺ.... 21 
2.1. Vai trò của tư vấn tâm lý trong y tế học đường ........................................ 21 
2.2. Một số đặc điểm lưu ý khi giao tiếp với trẻ vị thành niên ........................ 22 
2.2.1. Nội dung chú ý khi giao tiếp ............................................................. 22 
2.2.2. Đảm bảo tính bí mật .......................................................................... 23 
2.2.3. Một số vấn đề liên quan tới pháp luật ............................................... 23 
2.3. Hỗ trợ khi trẻ có khó khăn về tâm lý ........................................................ 24 
2.3.1. Tiếp cận để phát hiện các khó khăn tâm lý ....................................... 24 
2.3.2. Xác định những khó khăn tâm lý mà trẻ đang gặp phải .................... 27 
2.3.3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ gặp khó khăn về tâm lý ...................... 27 
2.3.4. Tư vấn, giáo dục sức khỏe ................................................................. 29 
2.3.5. Lượng giá ........................................................................................... 31 
KẾT LUẬN ............................................................ ... và để được trẻ nhìn thấy. Bà 
chào trẻ bằng tên của chúng, hỏi thăm tình hình của trẻ. Việc chào hỏi và 
gọi tên của trẻ chứng minh rằng trẻ được quan tâm và điều này khiến trẻ 
cảm thấy vui vẻ [16]. 
Bên cạnh đó, trong quá trình giao tiếp, lắng nghe, NVYT học đường 
còn phải thể hiện sự đồng cảm. Sự đồng cảm là trong mối quan hệ giữa 
người tư vấn hay NVYT và học sinh được thể hiện bằng sự thấu hiểu và 
tôn trọng ý nghĩ, cảm xúc và thái độ của các em. Sự đồng cảm đóng vai trò 
rất hiệu quả trong việc giao tiếp với các em [2]. 
Thu thập thông tin 
Có những trẻ ngay trong lần giao tiếp đầu tiên đã thể hiện ra rằng 
bản thân có những khó khăn bằng cách: buồn bã, khóc, than phiền về vấn 
đề của mình. Tức là trẻ chủ động cho ta thấy rằng trẻ đang cần được chú ý 
đến. Tuy nhiên có những trẻ không có biểu hiện gì ra bên ngoài rằng trẻ 
đang cần sự hỗ trợ. Khi đó NVYT học đường phải tinh ý để phát hiện ra 
đượcvấn đề ở trẻ. Khó khăn tâm lý thường gặp ở những trẻ thường xuyên 
vào phòng y tế với lý do đau đầu, đau bụng, hay đau ở một cơ quan nào đó 
nhưng không rõ ràng và không có những dấu hiệu, triệu chứng khác đi kèm 
[11], [17]. 
Thang Long University Library
 26 
Hình 1. Lắng nghe và khuyến khích học sinh chia sẻ 
Thu thập thông tin từ trẻ : bằng cách lắng nghe trẻ. Ví dụ, khi trẻ nói 
là trẻ rất buồn hoặc chán nản thì cần lắng nghe trẻ giãi bày. Đồng thời khéo 
léo đưa ra những câu hỏi gợi mở để biết trẻ đang gặp khó khăn gì [3]. 
Thu thập thông tin và xác nhận với giáo viên: trẻ có vấn đề gì trong 
học tập hay trong giao tiếp trong lớp không? Gần đây trẻ có phàn nàn về 
điều gì không? Trẻ có biểu hiện thể chất hay tinh thần gì đặc biệt không? 
(ví dụ mệt mỏi, uể oải, ít cười nói, mất tập trung). Nếu có thì từ bao giờ? 
Phản ứng của trẻ ra sao? Những phản ứng này xảy ra có thường xuyên 
không? Những phản ứng này có đi kèm với các dấu hiệu khác? Những biểu 
hiện, phản ứng bất thường ở trong hoàn cảnh nào, với một hay nhiều 
người ? Mối quan hệ của trẻ với thầy cô, bạn bè như thế nào ? 
Gặp gỡ và trao đổi với phụ huynh học sinh: Trẻ có biểu hiện gì đặc 
biệt không? Gia đình có đang gặp biến cố gì không? (bố mẹ ly thân, ly 
 27 
hôn? gia đình có người thân mới mất ? ) ; trẻ có kêu ca, phàn nàn gì 
không? 
Việc liên lạc với phụ huynh học sinh có thể giúp NVYT biết được cha mẹ 
trẻ phản ứng ra sao trước những cử chỉ, hành vi lạ ở trẻ. 
Tìm hiểu qua những người bạn của trẻ 
Thông thường khi trao đổi với giáo viên, phụ huynhvà bạn bè của trẻ 
thì sẽ khai thác được rất nhiều thông tin bổ ích. Bởi họ là những người ở 
bên cạnh học sinh nhiều nhất. Cha mẹ cũng là người hiểu con cái mình hơn 
ai hết. Trong mọi trường hợp, cần chú ý không bao giờ chỉ nghe lời một 
phía từ trẻ, cần phải trao đổi thông tin với các bên liên quan để có cái nhìn 
tổng thể, khách quan về vấn đề của trẻ. 
Thăm khám thực thể:để loại trừ khả năng trẻ bị bệnh thật. Ví dụ, dạo 
gần đây trẻ thường xuyên vào phòng y tế với lý do đau đầu, lần này trẻ lấy 
lý do đau bụng. Sau khi thăm khám và hỏi bệnh, NVYT chưa thấy có dấu 
hiệu gì bất thường, khi đó, có thể nghĩ đến việc trẻ đang có một lo lắng nào 
đó. Có thể hỏi trẻ xem trẻ đang gặp khó khăn gì khôngSau đó, người 
NVYT phải ghi chép chẩn thận những bất thường đã phát hiện. 
2.3.2. Xác định những khó khăn tâm lý mà trẻ đang gặp phải 
Từ các thông tin thu được, NVYT phải phân loại và xác định xem 
khó khăn tâm lý của trẻ thuộc nhóm nào, những khó khăn ấy đã ảnh hưởng 
gì đến học tập, sinh hoạt của trẻ hay chưa ? Đồng thời, dựa vào các thông 
tin trên cũng gợi ý tới những nhóm người có liên quan trong việc hỗ trợ học 
sinh.Dựa vào đó, người NVYT làm công tác tư vấn tâm lý có thể xây dựng 
nên kế hoạch hỗ trợ, chăm sóc phù hợp. 
2.3.3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ gặp khó khăn về tâm lý 
Khi đã xác định được khó khăn của trẻ, cần thông báo với giáo viên 
chủ nhiệm và gia đình để có sự phối hợp trong việc hỗ trợ trẻ và theo dõi 
các diễn biến ở trẻ. Trong một số trường hợp cần thiết, thậm chí NVYT 
Thang Long University Library
 28 
phải báo ngay cho ban giám hiệu trường và gia đình trẻ như : Trẻ có ý định 
tự sát, trẻ gặp nguy hiểm  
Thứ nhất: Người NVYT phải tìm cách thông báo cho giáo viên biết rằng 
trẻ đang trong phòng y tế khi đang trong giờ học, thông báo về tình hình 
của trẻ hoặc trao đổi về vấn đề của trẻ với giáo viên. Ví dụ, khi trẻ bị 
thương trong giờ ra chơi, nếu trẻ chưa thể trở về lớp học ngay thì thể nhờ 
nhân viên trong trường hoặc bạn học của trẻ thông báo đến giáo viên rằng 
trẻ đang phòng y tế. Điều này giúp cho việc quản lý học sinh được chặt chẽ 
hơn. Ngoài ra, trong trường hợp cần thiết có thể liên lạc với giáo viên bằng 
thư điện tử hoặc bằng tin nhắn SMS. Ngược lại, người NVYT cũng thông 
báo cho giáo viên về tình hình của trẻ để giáo viên nắm được thông tin. 
Như vậy việc trao đổi thông tin ở đây phải là hai chiều [3]. 
Thứ hai, NVYT học đường cũng cần phải liên lạc với phụ huynh học sinh. 
Mỗi phụ huynh có một trình độ hiểu biết khác nhau, quan điểm về giáo dục 
của mỗi gia đình cũng khác nhau nhưng việc thông báo với phụ huynh học 
sinh, trao đổi tình hình của trẻ là rất cần thiết. Với những trường hợp dặc 
biệt, có thể đề nghị một cuộc hẹn phụ huynh học sinh với giáo viên hoặc 
ban giám hiệu nhà trường và có sự tham gia của NVYT. Việc xây dựng 
mối liên hệ tốt với phụ huynh cũng giúp cho NVYT học đường có được 
những thông tin cập nhật của trẻ như: Gia đình đã nói chuyện với trẻ về vấn 
đề của trẻ chưa? Trẻ cảm thấy tốt hơn chưa? Trẻ đã gặp chuyên gia tâm lý 
chưa? Sau khi gặp chuyên gia tâm lý thì kết quả như thế nào? Trẻ tiến triển 
đến đâu?  Từ đó, giúp cho việc theo dõi trẻ được hiệu quả hơn và nếu trẻ 
có quay lại phòng y tế thì NVYT cũng chủ động hơn trong việc giao tiếp và 
xử trí. Trong trường hợp các khó khăn của trẻ không thể giải quyết được và 
có nguy cơ trở thành các rối loạn tâm thần, NVYT cần xin ý kiến nhà 
trường, tư vấn gia đình đưa trẻ đi khám để được điều trị sớm. 
Mặc dù sau khi được nhà trường và gia đình giúp đỡ hỗ trợ nhưng cũng 
chưa thể chắc chắn là vấn đề của trẻ được giải quyết triệt để, nhất là ở lứa 
 29 
tuổi vị thành niên rất bồng bột và nông nổi, trẻ vẫn cần sự quan tâm theo 
dõi từ phía gia đình và nhà trường [19]. 
Hình 2. Gặp gỡ, trao đổi với phụ huynh học sinh 
2.3.4. Tư vấn, giáo dục sức khỏe 
Thực tế cho thấy, cách thức giải quyết khó khăn mà trẻ ít lựa chọn 
nhất là tham vấn tại các trung tâm/phòng tư vấn tâm lý, đặc biệt với sự trợ 
giúp của những người tham vấn chuyên nghiệp [11]. Do đó, đối với cá 
nhân học sinh đang gặp khó khăn về tâm lý, cần thống nhất với trẻ thời 
gian mà trẻ có thể đến để chia sẻ trực tiếp trong ngày hoặc trong tuần. Ví 
dụ, trẻ cảm thấy rất buồn vì điểm kém hoặc vì gia đình không hòa thuận, 
người tư vấn có thể động viên an ủi trẻ và giải thích với trẻ rằng trẻ bị điểm 
kém có thể do chưa tìm được phương pháp học đúng hay việc bố mẹ bất 
hòa không phải do lỗi ở trẻ, rằng điều đó có thể xảy ra trong cuộc sống, bố 
mẹ mà biết trẻ buồn hay học kém vì chuyện của họ thì họ sẽ càng lo lắng 
hơn. Và cuối cùng việc trẻ buồn chán không giải quyết được vấn đề mà 
thậm chí còn làm vấn đề tồi tệ hơn. NVYT có thể đưa ra lời khuyên cho trẻ 
Thang Long University Library
 30 
như chơi các môn thể thao lành mạnh, chia sẻ nhiều hơn với bố mẹ và bạn 
bè, làm việc mà trẻ yêu thích trong khuôn khổ cho phép, suy nghĩ tích 
cực Nếu trẻ có những bất hòa với cha mẹ thì NVYT có thể lắng nghe 
trẻ nói về những vấn đề đang gặp phải sau đó nhẹ nhàng giải thích với 
trẻ, giúp trẻ cố gắng gần gũi với bố mẹ hơn. Nếu trẻ có thể coi bố mẹ 
như những người bạn thì trẻ sẽ dễ dàng chia sẻ mọi vấn đề của mình hơn 
rất nhiều [2], [19]. 
Đối với tập thể, thực hiện các buổi tuyên truyền giáo dục sức khỏe 
trong lớp học với sự hỗ trợ của giáo viên và các giáo cụ trực quan như: một 
đoạn phim theo chủ đề, tranh ảnh, ). Ngoài ra, có thể sưu tầm hoặc viết 
bài liên quan đến chủ đề và đọc trên loa phát thanh trường trong giờ sinh 
hoạt lớp, đầu giờ hay trong giờ ra chơi. Đẩy mạnh các hoạt động tập thể 
phong phú, hấp dẫn để thu hút các học sinh tham gia, giúp trẻ hiểu biết 
hơn, đồng cảm hơn với bạn bè, cùng giúp đỡ nhau trong học tập và cuộc 
sống [10]. 
 31 
Hình 3. Tổ chức hoạt động tập thể 
2.3.5. Lượng giá 
Có đánh giá mới biết được mức độ tốt, chưa tốt để có có kế hoạch 
thay đổi cho phù hợp. Bước lượng giá vừa để đánh giá hiệu quả của quá 
trình tư vấn, hỗ trợ nhưng cũng là để theo dõi đánh giá tiến triển ở trẻ. Để 
lượng giá trong hỗ trợ trẻ có khó khăn tâm lý, NVYT học đường có thể 
thực hiện bằng nhiều cách, nhiều nguồn và vào nhiều thời điểm khác nhau: 
Quan sát, đánh giá tâm trạng, tình trạng của trẻ trong và sau buổi nói 
chuyện, trao đổi. Trẻ có vui vẻ, tự tin hơn không? Trẻ có còn phàn nàn là 
trẻ đau ở đâu nữa không? 
Hỏi trực tiếp trẻ xem trẻ cảm thấy như thế nào? Trẻ có còn băn khoăn về 
điều gì nữa không? 
Thang Long University Library
 32 
Hỏi giáo viên, cha mẹ trẻ và bạn bè trẻ : Sau khi thông báo tình hình của trẻ 
với giáo viên và phụ huynh học sinh, cần chắc chắn những người này sẽ 
phối hợp hỗ trợ, quan tâm, chú ý đến trẻ. Vì vậy, NVYT có thể hỏi thăm 
tình hình, tiến triển của trẻ thông qua họ. Khi nắm được tình hình của trẻ, 
NVYT sẽ có thể lượng giá được kết quả đã đạt được, tìm hiểu xem điều gì 
được và điều gì là chưa được. Nếu trẻ dần tốt lên thì đó là tín hiệu đáng 
mừng nhưng vẫn cần phải phối hợp với các bên để theo dõi và hỗ trợ trẻ. 
Nếu như tình trạng trẻ vẫn vậy hoặc xấu hơn thì NVYT học đường cần phải 
phối hợp với các bên để tìm hiểu nguyên nhân thực sự, cùng đề ra giải pháp 
để hỗ trợ trẻ, thậm chí có thể phải tìm kiếm sự hỗ trợ của chuyên gia. 
 33 
KẾT LUẬN 
Để hỗ trợ trẻ vị thành niên có khó khăn về tâm lý một cách có hiệu 
quả, người nhân viên y tế có tham gia tư vấn tâm lý trong trường học cần 
chú ý các vấn đề sau : 
1. Tiếp cận để phát hiện khó khăn tâm lý mà trẻ đang có một cách 
phù hợp: lắng nghe, đồng cảm với trẻ để trẻ bày tỏ; tìm kiếm các thông tin 
từ những người xung quanh như bạn bè, cha mẹ, thầy cô giáo. 
2. Xác định được khó khăn tâm lý của trẻ thuộc nhóm nào; mức độ 
ảnh hưởng của vấn đề: khó khăn ấy đã gây ảnh hưởng gì tới học tập, tới 
cuộc sống của trẻ chưa; các đối tượng liên quan đến khó khăn của trẻ. 
3. Xây dựng kế hoạch hỗ trợ trẻ: thiết lập thời gian tư vấn với cá 
nhân trẻ, gặp gỡ các bên liên quan để phối hợp, trường hợp đặc biệt cần báo 
cáo lãnh đạo trường để tìm sự hỗ trợ chuyên khoa. 
4. Thực hiện tư vấn hỗ trợ, giáo dục sức khỏe cho trẻ: áp dụng linh 
hoạt các kỹ năng tư vấn. 
5. Lượng giá quá trình hỗ trợ: thực hiện lượng giá thường xuyên 
trong và sau khi tư vấn hỗ trợ để điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp. 
Thang Long University Library
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Bộ môn Nhi, Trường Đại học Y Hà Nội (2013), Bài giảng nhi khoa 
tập 1, Nhà xuất bản Y học, 321 tr. 
2. Phạm Thị Minh Đức (2012), Tâm lý và đạo đức y học, NXB Giáo 
dục Việt Nam, 138 tr. 
3. Nguyễn Văn Hiến (2006), Khoa học hành vi và giáo dục sức khỏe, 
Nhà xuất bản Y học. 
4. Nguyễn Thu Hương, Nguyễn Thị Thu Nam, Lê Quang Bình, Vũ 
Kiều Châu Loan (2013), Trẻ em đường phố đồng tính, song tính và 
chuyển giới tại thành phố Hồ Chí Minh, Nhà xuất bản thế giới, 75 tr. 
5. Nguyễn Thị Liên, Đỗ Thị Thư, Trần Thị Xuyến, Ngô Thu Dung 
(2012), Những khó khăn, rào cản tâm lý đối với học sinh lớp 12 hiện 
nay trên địa bàn Hà Nội, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học Giáo 
dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
6. Nguyễn Trọng Lăng (2013), “Rối nhiễu tâm lý thường gặp ở trẻ em”, 
Tạp chí Khoa học xã hội và nhân văn, số 8 (tháng 3/2013), tr. 64 - 
70 
7. Đặng Hoàng Minh (2013), Sức khỏe tâm thần trẻ em Việt Nam: thực 
trạng và các yếu tố nguy cơ, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 113 tr. 
8. Phan Trọng Ngọ, Trần Thị Lệ Thu (2014), Khó khăn tâm lý của học 
sinh trung học cơ sở và vai trò của các nhà tâm lý học trẻ tuổi trong 
hệ thống học đường, Kỷ yếu hội thảo khoa học toàn quốc về sức 
khỏe tâm thần trường học, Nhà xuất bản Đại học quốc gia Thành phố 
Hồ Chí Minh. 
9. Đỗ Thị Hạnh Phúc (2010), “Quan niệm của giáo viên về tình bạn và 
giáo dục tình bạn cho học sinh Trung học Cơ sở”, Tạp chí Giáo dục, 
số 240 (2010), tr.23-25 
10. Đỗ Thị Hạnh Phúc (2007), “Thử nghiệm tác động nhằm xây dựng 
quan hệ tích cực của học sinh THCS trong lớp học”, Tạp chí Giáo 
dục, số 179 (2007), tr.13-14. 
11. Đỗ Thị Hạnh Phúc (2007), “Những khó khăn tâm lí ở học sinh 
THCS”, Tạp chí Khoa học giáo dục, số 27 (2007), tr.15-19. 
12. Trịnh Văn Thành, Nguyễn Thị Yến, Ngô Thu Dung (2012), Rào cản 
tâm lý của học sinh lớp 12, Khóa luận tốt nghiệp trường Đại học 
Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội. 
13. Alain BENTOLILA (2007), “Le verbe contre la barbarie”, Edition 
Odile Jacob 
14. Bulletin Officiel du ministère de l’Education Nationale et du ministère 
de la Recherche (2001), “Mission des infirmiers de l’Education 
Nationale”, Politique de santé en faveur des élèves, page 21 – 33 
15. Caroline CHATELARD (2013), “Quand l’école devient sa plus 
grande peur”, Le Progres, page 9 
16. Hélène DAUDE (2011), “L’infirmière scolaire face à la demande de 
soins d’adolescents : une approche spécifique ?”, Mémoire, 
Université Pierre et Marie Curie 
17. Julie GASTEBOIS (2012), “Difficultés scolaires des enfants 
confrontés à des séparations familiales : détection des symptômes et 
pistes de remédiations”, Mémoire de recherche Université 
d’Orléans, page 4, 5, 7 – 9, 17 – 20 
18. AUDOUS G. et BARRES R. (2005), Communication 2, La 
communication dans le secteur du sanitaire et social, Vanves, 
Editions Foucher, page 45 
19. Daniel MARCELLI (2008), Adolescence et psychopathologie, 
Edition Masson. 
20. Unicef (2011), Adolescence an age of opportunity, The state of the 
world’s children 2011, French Edition – Marc Chalamet, Spanish 
Edition – Carlos Perellón. 
Thang Long University Library

File đính kèm:

  • pdfvai_tro_cua_y_te_hoc_duong_trong_ho_tro_tre_vi_thanh_nien_co.pdf