Vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của mỗi người
Thời trung học, tôi có một anh bạn, tuy thành tích học tập bạn ấy không thực sự tốt
nhưng bạn ấy lại được nhiều bạn bè và thầy cô quý mến. Ngày ấy, tôi không có khái niệm
gì về kỹ năng mềm nhưng khi quan sát những việc làm của bạn ấy thì tôi mới hiểu: bạn ấy
luôn cởi mở với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, xử lí các tình huống xảy ra trong lớp
rất khéo léo, đối với thầy cô luôn lễ phép, giúp đỡ, từ những việc nhỏ như lau tấm bảng,
trải khăn bàn bạn ấy đều rất xông xáo. Tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn ấy chọn
cho mình một con đường đi không mang tên đại học. Sau gần 20 năm rời ghế nhà trường,
bạn ấy bây giờ đã là chủ của doanh nghiệp với hàng trăm công nhân và hàng chục kỹ sư.
Hơn ai hết, tôi biết rất rõ sự thành công của bạn mình không phải do bạn ấy giỏi về khoa
học kỹ thuật mà là kết quả của sự lao động chăm chỉ, chút may mắn và đặc biệt là bạn ấy
thành thạo về một số kỹ năng mềm.
Trang 1
Trang 2
Trang 3
Trang 4
Trang 5
Trang 6
Trang 7
Tóm tắt nội dung tài liệu: Vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của mỗi người
17 VAI TRÒ CỦA KỸ NĂNG MỀM ĐỐI VỚI SỰ THÀNH CÔNG CỦA MỖI NGƯỜI Huỳnh Ngọc Cảm , Lê Trung Hiếu 1. Đặt vấn đề Thời trung học, tôi có một anh bạn, tuy thành tích học tập bạn ấy không thực sự tốt nhưng bạn ấy lại được nhiều bạn bè và thầy cô quý mến. Ngày ấy, tôi không có khái niệm gì về kỹ năng mềm nhưng khi quan sát những việc làm của bạn ấy thì tôi mới hiểu: bạn ấy luôn cởi mở với mọi người, sẵn sàng giúp đỡ bạn bè, xử lí các tình huống xảy ra trong lớp rất khéo léo, đối với thầy cô luôn lễ phép, giúp đỡ, từ những việc nhỏ như lau tấm bảng, trải khăn bàn bạn ấy đều rất xông xáo. Tốt nghiệp trung học phổ thông, bạn ấy chọn cho mình một con đường đi không mang tên đại học. Sau gần 20 năm rời ghế nhà trường, bạn ấy bây giờ đã là chủ của doanh nghiệp với hàng trăm công nhân và hàng chục kỹ sư. Hơn ai hết, tôi biết rất rõ sự thành công của bạn mình không phải do bạn ấy giỏi về khoa học kỹ thuật mà là kết quả của sự lao động chăm chỉ, chút may mắn và đặc biệt là bạn ấy thành thạo về một số kỹ năng mềm. Khi tham gia khóa bồi dưỡng “phát triển giảng viên trẻ chuẩn quốc tế”, tôi cũng được nghe một chuyện rất thú vị về vai trò của kỹ năng mềm từ thầy Vũ Hữu Kiên - giảng viên đào tạo cao cấp của tổ chức ILO. Câu chuyện thế này: Trong công ty của thầy có một nhân viên làm ở phòng kế hoạch, anh này có trình độ chuyên môn rất giỏi, anh ta mà làm kế hoạch thì không chê vào đâu được nhưng tiếc thay anh ta lại là người không thể hợp tác với đồng nghiệp. Anh ta thường hay gây gổ với mọi người ở các bộ phận khác nhau của công ty. Sau nhiều lần nhắc nhở nhưng anh ta vẫn không thay đổi, cuối cùng thầy đành phải cho nghỉ việc. Mấy tháng trước, trên trang báo mạng vnexpress.net có đăng loạt bài về hành trình tìm việc của một thạc sĩ, anh ấy nộp đơn xin việc từ Bắc đến Nam nhưng không nơi nào nhận, cuối cùng phải về quê phụ xe để mưu sinh. Anh ấy xin việc thất bại là do nhiều nguyên nhân: chuyên ngành học xã hội không có nhu cầu nhiều, đòi mức lương khá, tốt nghiệp đại học trường ngoài công lậpnhưng đa số các độc giả cho rằng anh ấy rất kém về kỹ năng mềm bằng chứng là có nhiều nơi gọi anh ấy phỏng vấn nhưng rồi họ lại không nhận. Vậy kỹ năng mềm là gì? Nó đóng vai trò như thế nào trong sự thành công của một con người? Nhìn chung kỹ năng mềm của sinh viên trường ta thế nào? Cần bồi dưỡng kỹ năng mềm nào cho họ ThS, Khoa Sư phạm Toán - Tin 18 2. Vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của mỗi người và các kỹ năng mềm cần bồi dưỡng cho sinh viên Trường Đại học Đồng Tháp 2.1. Vai trò của kỹ năng mềm đối với sự thành công của mỗi người Kỹ năng mềm (soft skills) là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... [13] Kỹ năng cứng (hard skills) là thuật ngữ để chỉ trình độ chuyên môn, kiến thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. Những kiến thức đó dù học tốt tới đâu trong 4 - 5 năm đại học thì nó cũng chỉ là một phần nhỏ trong cái đại dương mênh mông kiến thức sau này của đời con người. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch-khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Các nhà nghiên cứu cho rằng: người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị [14]. Đa số những người thành công là những người rất thành thạo về kỹ năng mềm. Barack Hussein Obama đã thúc đẩy và truyền cảm hứng cho hàng triệu người ủng hộ Ông dựa trên khả năng trình bày thuyết phục của mình. Nhiều người cho rằng sự thành công của Ông trong các cuộc bầu cử là nhờ vào tài nói thuyết phục này. Hàng ngàn người chờ đợi chỉ để được nghe lời phát biểu của Ông; nhiều tiếng reo hò vang lên mỗi khi Obama tạo ra những làn sóng trong chất giọng và ngôn ngữ cơ thể. Bill Gates nguyên là chủ tịch của tập đoàn phần mềm lớn nhất thế giới Microsoft, là bậc thầy về kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng thuyết trình. Các bài nói chuyện của ông trước sinh viên đã được trích dẫn trên nhiều tạp chí, diễn đàn và in thành những quyển sách bán chạy nhất. Tổng thống Mỹ Abraham Lincoln (bài diễn văn gettysburg của Lincoln được cho là bài diễn hay nhất mọi thời đại [16]) và Chủ tịch Fidel Castro của CuBa (năm 1986, Chủ tịch Fidel Castro lập một kỷ lục thế giới khi diễn thuyết liền 7 giờ 10 phút tại Quảng trường La Habana [17]) là những bậc thầy về hùng biện... Nhiều nhà tuyển dụng cho rằng sinh viên mới ra trường hiện nay phần lớn rất yếu về kỹ năng mềm không đáp ứng yêu cầu của công việc dù có bằng cấp rất tốt. Intel chỉ tuyển được 40 trong 2000 người cần tuyển cho dự án đầu tư vào Việt Nam [10]. Trong khi đó sinh viên ngành công nghệ thông tin khá giỏi vẩn ra trường hằng năm, các giải thưởng “Trí tuệ Việt Nam”, “Sao Khuê” vẫn trao đều đặn; các cuộc thi Olympic 19 Toán học, Vật lí học, Tin học quốc tế sinh viên đoạt giải cao. Nói như vậy để thấy sinh viên Việt Nam không yếu kém kiến thức nhưng lại thiếu kỹ năng mềm. Sinh viên của trường chúng ta, nhiều bạn còn chưa có khái niệm gì về kỹ năng mềm. Tôi có may mắn được làm việc ở phòng Đào tạo của trường Đại học Đồng Tháp một thời gian và quản lí bên mảng thực tập nghề nghiệp. Nhờ công việc này, tôi có cơ hội được tiếp xúc với nhiều sinh viên và các thầy cô, các nhà quản lí ở các cơ sở thực tập. Vì vậy mà tôi có dịp tìm hiểu về kỹ năng mềm của sinh viên trường chúng ta. Còn nhớ năm đó là năm đầu tiên thực hiện chủ trương đổi mới quy trình thực tập nghề nghiệp. Theo quy trình mới, mỗi sinh viên phải tự tìm cơ sở thực tập cho mình và mang kết quả về nộp cho trường. Rất nhiều thầy cô ở trường phổ thông, đặc biệt là các thầy cô làm công tác quản lí than phiền về kỹ năng giao tiếp và xử lí tình huống của sinh viên chúng ta còn yếu. Ngay từ khâu mang giấy giới thiệu đến xin thực tập cũng có nhiều vấn đề: nhiều sinh viên rụt rè, thiếu tự tin để nói chuyện với các thầy cô, diễn đạt nội dung còn ấp úng nên khó khăn lắm thầy cô mới hiểu được, nhiều bạn tự tin thái quá, thiếu lễ phép và không biết những quy tắc giao tiếp cơ bảnTinh thần kỷ luật của các bạn cũng kém, các bạn nghĩ mình vẫn còn sinh viên nên ăn mặc một cách tùy tiện: quần jean, áo thun, ép làođặc biệt là việc chấp hành giờ giấc, nhiều bạn trể giờ và nghỉ không xin phép Vì vậy mà nhiều cơ sở thực tập điện thoại báo về trường. Việc giao tiếp với các thầy cô của các bạn cũng còn nhiều hạn chế, nhiều bạn gặp thầy cô không chào hỏi hoặc chào hỏi qua loa chiếu lệ thiếu sự cởi mở chân tình, ít tham gia các phong trào trong nhà trường. Đối với học sinh ở trường thực tập, nhiều sinh viên ứng xử không đúng mực gây nên những sự hiểu lầm của phụ huynh. Mỗi ngày đi dạy, chúng tôi quan sát thấy sinh viên phần lớn là không chào hỏi giảng viên dù cho họ gặp thầy cô trong một khoảng cách rất gần. Nhiều lớp học còn không chuẩn bị cho thầy cô một cái bông bảng hay phấn viết...Khi được gọi phát biểu họ cũng tỏ ra rất lúng túng và thiếu tự tin, không diễn đạt trôi chảy ý muốn nói. Khi tôi yêu cầu làm bài tập nhóm thì tính hợp tác của sinh viên cũng rất kém, nhiều bạn không thể thể hợp tác với người nào được nên đành phải làm một mình 2.2. Các kỹ năng mềm cần bồi dưỡng cho sinh viên Đại học Đồng Tháp Các kỹ năng mềm đang được giảng dạy tại Mỹ, quốc gia có nền giáo dục phát triển hàng đầu thế giới [7] bao gồm: 1. Kỹ năng học và tự học. 2. Kỹ năng lắng nghe. 3. Kỹ năng thuyết trình. 4. Kỹ năng giải quyết vấn đề. 5. Kỹ năng tư duy sáng tạo. 20 6. Kỹ năng quản lý bản thân và tinh thần tự tôn. 7. Kỹ năng đặt mục tiêu/ tạo động lực làm việc. 8. Kỹ năng phát triển cá nhân và sự nghiệp. 9. Kỹ năng giao tiếp ứng xử và tạo lập quan hệ 10. Kỹ năng làm việc đồng đội. 11. Kỹ năng đàm phán. 12. Kỹ năng tổ chức công việc hiệu quả. 13. Kỹ năng lãnh đạo bản thân Trường Đại học Đồng Tháp là đại học đa ngành, theo chúng tôi ta nên tập trung vào các kỹ năng sau: 1) Kỹ năng học và tự học Có một câu nói rất hay: một điều quan trọng và quý giá nhất còn lại sau những năm đại học là khả năng tự học tự nghiên cứu. Trong từ điển thành công của nhiều nhà bác học hay những mẫu chuyện về tấm gương vượt khó luôn gắn với hai từ tự học. Bill Gates chỉ học được 2 năm ở đại học Harvard, Steve Jobs cũng rời đại học Reed chưa đầy một năm [18] nhưng kiến thức về mọi lĩnh vực của họ thật làm chúng kinh ngạc phải không? Kỹ năng tự học không chỉ quan trọng trong quãng thời gian ngồi trên ghế nhà trường, mà nó cần thiết cho suốt thời gian lao động của cả đời người. Nhất là ngày nay, khi mà thế giới biến đổi quá nhanh, mỗi ngày, mỗi tờ báo đều đăng tải những phát minh mới, sản phẩm mới, phương pháp mới, công cụ mới. Nếu ta không có kỹ năng học và tự học để tiếp thu liên tục những đổi mới này, ta sẽ mãi là người đứng sau.Vì vậy, mỗi sinh viên phải tìm cho mình một phương pháp tự học phù hợp nhằm mang lại hiệu cao nhất. 2) Kỹ năng giao tiếp Giao tiếp đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Giao tiếp tốt giúp chúng ta xây dựng và duy trì những mối quan hệ hữu ích, thành công trong công việc, xây dựng một hình ảnh cá nhân ấn tượng, cũng như đạt được những mục đích trong cuộc sống. Một giáo viên giỏi có thể mãi là giáo viên bình thường mà không thể nào tiến xa hơn nữa trong sự nghiệp giáo dục của mình nếu như họ không biết cách truyền đạt bài giảng của mình một cách vui tươi, sinh động dễ hiểu đến học sinh của mình. Việc giao tiếp không hiệu quả có thể tạo nên những mâu thuẫn trong các mối quan hệ, dẫn đến nhiều bất lợi trong sự nghiệp và đời sống. Vì vậy, mỗi sinh viên phải rèn luyện kỹ năng này một cách tích cực thông qua thầy cô, bạn bè, sách báo, internet 21 3) Kỹ năng làm việc nhóm Một câu chuyện ngụ ngôn kinh điển mà các chuyên gia huấn luyện kỹ năng vẫn chia sẻ với nhau có thể chỉ ra rõ điểm yếu kém nhất của người Việt khi làm việc theo nhóm. Câu chuyện kể về một ông lão ngồi câu cua bên bờ biển. Ông lão để bên cạnh mình hai chiếc giỏ, một chiếc đậy nắp, một chiếc không. Người ta quan sát thấy ông bắt được khá nhiều cua, nhưng có con ông bỏ trong chiếc giỏ có nắp, có con lại bỏ vào giỏ không nắp. Người ta hỏi ông lão, không lẽ không sợ những con cua trong giỏ không nắp sẽ bò hết ra ngoài? Ông trả lời : những con cua tôi bỏ trong giỏ có nắp là cua "ngoại", còn những con bỏ trong giỏ không nắp là cua "nội". Người ta lại càng thắc mắc hơn. Ông mới giải thích rất ý nhị : Những con cua "ngoại" biết cách nâng đỡ nhau, khi tôi càng bỏ vào nhiều cua, thì chúng sẽ dễ dàng xếp chồng lên nhau, ngày một cao lên và dễ dàng bỏ ra ngoài. Thế nên tôi phải đậy nắp. Còn những con cua "nội" thì chỉ cần một con cố gắng ngoi lên, những con khác sẽ lập tức dùng càng kéo ngược con đó xuống, để giành quyền bò lên trước, vì thế chẳng bao giờ chúng bò ra khỏi miệng giỏ nỗi. Trong cuộc đời không ai có thể cho mình là tài giỏi mọi việc, mỗi người luôn có thế mạnh và yếu riêng vì vậy nếu biết kết hợp với nhau chúng ta sẽ tạo nên sức mạnh to lớn. 4) Kỹ năng thuyết trình Trình bày – Thuyết trình là một trong những kỹ năng mềm quan trọng trong học tập, trong công việc và cả trong cuộc sống của mỗi người. Sinh viên cần phải rèn luyện kỹ năng này nếu muốn đạt được những kỹ năng cao hơn như: nói trước công chúng, dẫn chương trình hay diễn thuyết – những kỹ năng vô cùng hiệu quả nếu muốn đạt được thành công trong cuộc sống. Để thuyết trình thuyết phục, bên cạnh nội dung thuyết trình, người thuyết trình phải vượt qua nỗi sợ hãi, tự tin trước đám đông, vững vàng tư tưởng và biết cách cuốn hút người đối diện. Thuyết trình – Trình bày còn là yếu tố quan trọng trong giao tiếp ứng xử thuyết phục, hiệu quả. Vì vậy, kỹ năng thuyết trình rất cần thiết cho mỗi cá nhân. 5) Kỹ năng tư duy sáng tạo Có một câu nói rất nổi tiếng: đừng mong có được kết quả mới nếu vẫn làm theo cách cũ. Mỗi người là một bản chính, không có bản photocopy. Thế nên, hãy có cách nghĩ riêng của mình. Trong thế giới "phẳng" ai tạo được sự khác biệt, người đó mới là người chiến thắng. Hơn nữa, thanh niên không chỉ vận động theo bước tiến của xã hội mà còn phải đi trước một bước để kéo theo xã hội đó phát triển. Khi ấy, chúng ta cần sáng tạo chứ không chỉ biết tái tạo, cần sáng chế sản phẩm để dùng chứ không chỉ biết cách dùng sản phẩm hiện có. Bỏ cách tư duy lối mòn và xóa khỏi từ điển của tâm trí cụm từ "không thể có ý tưởng nào hay hơn nữa!". Đừng chấp nhận những cách giải quyết vấn đề đã cũ, đừng chấp nhận những ý tưởng mà ai cũng nghĩ ra được, đừng hài lòng với sản phẩm hiện đang có. 22 Luôn đặt ra cho mình một đòi hỏi là hãy tìm tòi điều gì đó mới hơn, lạ hơn, "độc" hơn. 6) Kỹ năng giải quyết vấn đề Kỹ năng giải quyết vấn đề là một trong những kỹ năng rất cần thiết trong học tập và làm việc bởi cuộc sống là một chuỗi những vấn đề đòi hỏi chúng ta phải giải quyết mà không vấn đề nào giống vấn đề nào và cũng không có một công thức chung nào để giải quyết mọi vấn đề. Điều quan trọng là chúng ta phải tự trang bị cho mình những hành trang cần thiết để khi vấn đề nảy sinh thì chúng ta có thể vận dụng những kỹ năng sẵn có để giải quyết vấn đề đó một cách hiệu quả nhất. Để giáo dục cho sinh viên các kỹ năng chúng tôi nêu trên, nhà trường nên tổ chức lớp bồi dưỡng kỹ năng mềm dưới dạng các chuyên đề, cuối khóa học sinh viên được cấp chứng nhận. Chứng nhận này xem như điều kiện để tốt nghiệp của sinh viên. Một học kì nên mời được một chuyên gia kỹ năng mềm về trường nói chuyện với sinh viên. Với sự nổi tiếng và kiến thức của mình, các chuyên gia có thể truyền cảm hứng tạo ảnh hưởng tốt đến các sinh viên. Vừa qua, trường THPT chuyên Nguyễn Quang Diêu thành phố Cao Lãnh cố gắng mời bằng được chuyên gia tâm lí rất nổi tiếng hiện nay là PGS. TS Huỳnh Văn Sơn về nói chuyện với học sinh của họ về giao tiếp học đường. Ngoài ra, mỗi giảng viên cần tích hợp giáo dục kỹ năng mềm trong từng giờ dạy của mình chẳng hạn: gọi các em phát biểu thường xuyên để rèn kỹ năng giao tiếp, thuyết trình, giao bài cho các tổ cùng làm để rèn kỹ năng làm việc nhóm, khuyến khích sinh viên có cách suy nghĩ khác để rèn luyện khả năng tư duy sáng tạo 3. Kết luận Trước tình hình hiện nay, khi mà cơ hội việc làm ngày càng khó khăn với sinh viên mới ra trường thì bên cạnh việc trang bị cho các em kiến thức chuyên ngành chúng ta cần bồi dưỡng cho các em những kỹ năng mềm cần thiết để các em có thể tự tin bước ra xã hội với tấm bằng của Đại học Đồng Tháp và các em có thể bay cao bay xa hơn để đạt được những thành tựu trong sự nghiệp của mình. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Dale Carnegie, Đắc nhân tâm, nhà xuất bản Trẻ, 2013. [2]. Đông Phương Tri, Đinh Viễn Trí, Nghệ thuật xử thế (giỏi vuông giỏi tròn), nhà xuất bản Văn hóa Thông tin, 2003. [3]. 9224/Default.aspx [4]. cung_a38910.html [5]. 23 [6]. hoc-va-tu-hoc-13-01-22 [7]. [8]. [9]. [10]. [11]. [12]. [13]. 621D02265C3A/2212/final_report.pdf. [14]. [15]. [16]. eech.shtml [17]. [18]. 395395.htm
File đính kèm:
- vai_tro_cua_ky_nang_mem_doi_voi_su_thanh_cong_cua_moi_nguoi.pdf