Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Đặt vấn đề: Bệnh nhân xem lời khuyên cai thuốc lá từ nhân viên y tế là động lực quan trọng giúp họ cai

thuốc lá. Tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A được chứng minh là khả thi có hiệu quả. Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn cai

thuốc lá 5A tại Việt Nam chưa được nghiên cứu.

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A.

Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 bệnh nhân tại bệnh viện Nhân

Dân Gia Định về tỷ lệ được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A.

Kết quả: 49,5% bệnh nhân nội trú, 58,5% bệnh nhân ngoại trú được hỏi tình trạng hút thuốc lá. Có

68,1% bệnh nhân nội trú và 91,3% bệnh nhân ngoại trú được khuyên cai (p <0,001), có 50,7% bệnh nhân

nội trú và 58,8% bệnh nhân ngoại trú được đánh giá quyết tâm cai, 31,9% bệnh nhân nội trú và 52,5%

bệnh nhân ngoại trú được hỗ trợ cai (p = 0,011); 17,4% bệnh nhân nội trú và 50% bệnh nhân ngoại trú

được sắp xếp cai (p <0,001).

Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định thấp hơn kỳ

vọng của hướng dẫn quốc gia tư vấn cai thuốc lá. Tỷ lệ bệnh nhân nội trú được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A thấp

hơn bệnh nhân ngoại trú.

Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 1

Trang 1

Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 2

Trang 2

Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 3

Trang 3

Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 4

Trang 4

Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định trang 5

Trang 5

pdf 5 trang viethung 4900
Bạn đang xem tài liệu "Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định

Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5a tại Bệnh viện Nhân dân Gia Định
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học 
 128 
TỶ LỆ BỆNH NHÂN ĐƯỢC TƯ VẤN NGẮN CAI THUỐC LÁ 5A 
TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN GIA ĐỊNH 
Lê Khắc Bảo* 
TÓM TẮT 
Đặt vấn đề: Bệnh nhân xem lời khuyên cai thuốc lá từ nhân viên y tế là động lực quan trọng giúp họ cai 
thuốc lá. Tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A được chứng minh là khả thi có hiệu quả. Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn cai 
thuốc lá 5A tại Việt Nam chưa được nghiên cứu. 
Mục tiêu: Xác định tỷ lệ bệnh nhân tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A. 
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang trên 400 bệnh nhân tại bệnh viện Nhân 
Dân Gia Định về tỷ lệ được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A. 
Kết quả: 49,5% bệnh nhân nội trú, 58,5% bệnh nhân ngoại trú được hỏi tình trạng hút thuốc lá. Có 
68,1% bệnh nhân nội trú và 91,3% bệnh nhân ngoại trú được khuyên cai (p <0,001), có 50,7% bệnh nhân 
nội trú và 58,8% bệnh nhân ngoại trú được đánh giá quyết tâm cai, 31,9% bệnh nhân nội trú và 52,5% 
bệnh nhân ngoại trú được hỗ trợ cai (p = 0,011); 17,4% bệnh nhân nội trú và 50% bệnh nhân ngoại trú 
được sắp xếp cai (p <0,001). 
Kết luận: Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định thấp hơn kỳ 
vọng của hướng dẫn quốc gia tư vấn cai thuốc lá. Tỷ lệ bệnh nhân nội trú được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A thấp 
hơn bệnh nhân ngoại trú. 
Từ khóa: tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A 
ABSTRACT 
PREVALENCE OF PATIENTS RECEIVING BRIEF CONSULTATION 5A FOR SMOKING CESSATION 
Le Khac Bao 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Vol. 24 - No. 1 - 2020: 128 - 132 
Background: Patients consider the advice for smoking cessation from healthcare professionals as their key 
motivation to quit smoking. Brief consultation 5A for smoking cessation has been shown feasible and effective. The 
prevalence of patients receiving brief consulation 5A for smoking cessation has not been studied in Vietnam. 
Objective: Determines the prevalence of patients at Nhan Dan Gia Dinh receiving brief consultation 5A for 
smoking cessation. 
Methods: Cross-sectional study at Nhan Dan Gia Dinh hospital on 400 patients about their prevalence 
receiving brief consultation 5A for smoking cessation. 
Results: The prevalence of inpatients whom are asked about smoking status by physicians is 49.5% vs 
58.5% in outpatients (p=0.071). The prevalence of inpatients whom are advised to quit smoking by physicians is 
68.1% vs 91.3% in outpatients (p <0.001); whom are assessed about their willingness to quit smoking is 50.7% 
vs 58.8% in outpatients (p=0.326); whom are assisted to quit smoking is 31.9% vs 52.5% in outpatients 
(p=0.011); whom are arranged to quit smoking is 17.4% vs 50% in outpatients (p <0.001). 
Conclusion: The prevalence of patients receiving brief consulation 5A for smoking cessation at Nhan Dan 
Gia Dinh hospital is lower than expected by Vietnam National guidelines on smoking cessation. The prevalence of 
*Bộ môn Nội – Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: TS.BS. Lê Khắc Bảo ĐT: 0908888702 Email: lekhacbao@ump.edu.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 
 129 
inpatients receiving 5A brief consultation to quit smoking is lower than that of outpatients. 
Key words: 5A brief consultation to quit smoking 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Hút thuốc lá là gánh nặng trong sức khỏe 
cộng đồng tại Việt Nam(1). Nhân viên y tế đóng 
vai trò quan trọng trong giảm nhẹ gánh nặng 
này vì bệnh nhân xem lời khuyên cai thuốc lá từ 
nhân viên y tế là động lực quan trọng giúp họ 
cai thuốc lá. Tư vấn ngắn 5A chỉ mất khoảng 3 
phút song đã được chứng minh có hiệu quả giúp 
giảm đáng kể tỷ lệ hút thuốc lá(2). Tháng 12/2018, 
Bộ Y tế Việt Nam đã công bố hướng dẫn quốc 
gia tư vấn điều trị cai nghiện thuốc lá, trong đó 
nhấn mạnh mọi bệnh nhân đến cơ sở y tế đều 
phải được nhân viên y tế tư vấn ngắn cai nghiện 
thuốc lá 5A(3). 
Bệnh viện Nhân Dân Gia Định đã triển khai 
tập huấn tư vấn ngắn cai nghiện thuốc lá 5A 
trong thời gian vừa qua. Chúng tôi giả thiết rằng 
bệnh nhân nằm viện nội trú là đối tượng có 
nguy cơ cao hơn bị tác hại của thuốc lá so với 
bệnh nhân khám ngoại trú, và dân số mạnh 
khỏe bên ngoài; bên cạnh đó, bác sỹ điều trị nội 
trú sẽ có nhiều thời gian tiếp xúc bệnh nhân, từ 
đó sẽ tư vấn cai thuốc lá 5A cho bệnh nhân điều 
trị nội trú nhiều hơn là bác sỹ điều trị ngoại trú 
tư vấn cai thuốc lá 5A cho bệnh nhân ngoại trú. 
Mục tiêu nghiên cứu 
Xác định tỷ lệ bệnh nhân nội trú và ngoại trú 
tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định được tư vấn 
ngắn cai thuốc lá 5A. 
ĐỐI TƯỢNG – PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Đối tượng nghiên cứu 
Bệnh nhân nội trú và ngoại trú >18 tuổi tại 
bệnh viện Nhân Dân Gia Định có thể hiểu và trả 
lời câu hỏi của người nghiên cứu. 
Tiêu chuẩn loại trừ 
Bệnh nhân từ chối tham gia nghiên cứu. 
Phương pháp nghiên cứu 
Thiết kế nghiên cứu 
Nghiên cứu cắt ngang 
Cỡ mẫu 
Dùng công thức tính cỡ mẫu trên dân số: 
n = Z21-α/2 p (1-p)/ d2 
Với: n là cỡ mẫu tối thiểu. 
Z 1-/2 là hệ số tương ứng với khoảng tin cậy 
95%,  = 5%, p là tỷ lệ cần xác định, d là độ 
chính xác mong muốn=5%. 
Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai thuốc 
lá 5A tại Việt Nam chưa từng được biết vì thế để 
đảm bảo tính chính xác, chúng tôi chọn p dự 
đoán=50%. 
Cỡ mẫu tối thiểu sẽ là 385 bệnh nhân. 
Bộ câu hỏi thu thập dữ liệu 
Phiếu thu thập số liệu khảo sát tỷ lệ bệnh 
nhân được tư vấn 5A. 
Tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
Số phiếu: Khoa phòng: Ngày khảo sát: 
Bảng 1: Bộ câu hỏi thu thập dữ liệu 
Bác sỹ có hỏi ông, bà có hút thuốc lá hay 
không? 
Có Không 
Nếu ông bà có hút thuốc lá xin trả lời tiếp các câu hỏi 2 – 5 
Bác sỹ có khuyên ông, bà cai thuốc lá không? Có Không 
Bác sỹ có hỏi ông, bà muốn cai thuốc lá 
không? 
Có Không 
Bác sỹ có đề nghị hỗ trợ ông, bà cai thuốc lá 
không? 
Có Không 
Bác sỹ có hướng dẫn ông, bà đi tư vấn cai 
thuốc lá không? 
Có Không 
Người thu thập dữ liệu 
20 nghiên cứu viên được tập huấn trước để có 
thể dùng cùng bộ câu hỏi, hỏi bệnh nhân cùng 
một cách và ghi nhận cùng một kết quả nhằm 
đảm bảo độ tin cậy của kết quả nghiên cứu. 
Thu thập và phân tích dữ liệu 
Vào cùng một thời điểm thu thập số liệu, 20 
nghiên cứu viên được phân đều vào các khoa 
phòng trong toàn bệnh viện, mỗi nghiên cứu 
viên thu thập 10 bệnh nhân nội trú và 10 bệnh 
nhân ngoại trú đầu tiên nghiên cứu viên gặp 
trong khu vực phụ trách. Nếu bệnh nhân từ chối 
trả lời, nghiên cứu viên bỏ qua và hỏi bệnh nhân 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học 
 130 
nối tiếp. 
Số liệu thu thập được lưu và xử lý bởi phần 
mềm STATA 14.1. Tỷ lệ được báo cáo gồm tỷ lệ 
bệnh nhân hiện đang hút thuốc lá, tỷ lệ bệnh 
nhân được hỏi tình trạng hút thuốc lá, tỷ lệ bệnh 
nhân được khuyên cai thuốc lá, tỷ lệ bệnh nhân 
được đánh giá quyết tâm cai thuốc lá, tỷ lệ bệnh 
nhân được đề nghị hỗ trợ cai thuốc lá, tỷ lệ bệnh 
nhân được sắp xếp đi tư vấn cai thuốc lá. So 
sánh các tỷ lệ này ở bệnh nhân nội trú và ngoại 
trú, sử dụng phép kiểm 2, sự khác biệt có ý 
nghĩa thống kê khi p <0,05. 
KẾT QUẢ 
So với bệnh nhân không hút thuốc lá, tỷ lệ 
bệnh nhân có hút thuốc lá được hỏi về tình 
trạng hút thuốc lá cao hơn có ý nghĩa thống kê 
ở cả nhóm bệnh nhân nội trú (89,9% so với 
28,2%, p <0,001) và ngoại trú (96,3% so với 
33,3%, p <0,001). 
Tỷ lệ đang hút thuốc lá trong nhóm bệnh 
nhân nội trú là 34,5% và ngoại trú là 40%. Tỷ lệ 
bệnh nhân được hỏi tình trạng hút thuốc lá là 
49,5% và 58,5% ở nội trú và ngoại trú (Bảng 2). 
Tỷ lệ rất cao bệnh nhân đang hút thuốc lá nội 
trú và ngoại trú được hỏi tình trạng hút thuốc lá 
lần lượt là 89,9% và 96,3%, so với tỷ lệ rất thấp 
bệnh nhân không hút thuốc lá nội trú và ngoại 
trú được hỏi về tình trạng hút thuốc lá lần lượt là 
28,2% và 33,3% (Bảng 3). 
Tỷ lệ bệnh nhân nội trú đang hút thuốc lá 
được khuyên cai thuốc lá là 68,1%, thấp hơn có ý 
nghĩa thống kê so với tỷ lệ 91,3% ở ngoại trú. Tỷ 
lệ bệnh nhân được bác sỹ đề nghị hỗ trợ cai 
thuốc lá và sắp xếp cho đi tư vấn cai nghiện 
thuốc lá lần lượt là 31,9% và 17,4% đều thấp hơn 
tỷ lệ tương ứng ở ngoại trú là 52,5% và 50% 
(Bảng 4). 
Bảng 2: Tỷ lệ hút thuốc lá và được hỏi tình trạng hút thuốc tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
 Nội trú n = 200 Ngoại trú n = 200 p 
Tỷ lệ bệnh nhân đang hút thuốc lá 34,5% (27,9% – 41,1%) 40% (33,2% – 46,8%) 0,225 
Tỷ lệ bệnh nhân được hỏi tình trạng hút thuốc lá 49,5% (42,5% – 56,5%) 58,5% (51,6% – 65,4%) 0,071 
Bảng 3: Tỷ lệ bệnh nhân được hỏi tình trạng hút thuốc lá phân bố theo tình trạng hút thuốc lá 
 Nội trú Ngoại trú p 
Bệnh nhân đang hút thuốc 89,9% (n = 69) (82,7% – 97,1%) 96,3% (n = 80) (92% – 100%) 0,120 
Bệnh nhân đang không hút thuốc 28,2% (n =131) (20,5% – 36%) 33,3% (n = 120) (24,8% – 41,8%) 0,635 
Bảng 4: Tỷ lệ bệnh nhân đang hút thuốc lá được tư vấn 5A tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định 
 Nội trú (n = 69) Ngoại trú (n = 80) p 
Tỷ lệ bệnh nhân được hỏi tình trạng hút thuốc lá 89,9% (82,7% – 97,1%) 96,3% (92% – 100%) 0,120 
Tỷ lệ bệnh nhân được khuyên cai thuốc lá 68,1% (56,9% – 79,3%) 91,3% (85% – 97,5%) <0,001 
Tỷ lệ bệnh nhân được đánh giá ý muốn cai thuốc lá 50,7% (38,7% – 61,3%) 58,8% (47,8% – 69,7%) 0,326 
Tỷ lệ bệnh nhân được hỗ trợ cai thuốc lá 31,9% (20,7% – 43,1%) 52,5% (41,4% – 63,6%) 0,011 
Tỷ lệ bệnh nhân được sắp xếp cai thuốc lá 17,4% (8,3% – 26,5%) 50% (38,9% – 61,1%) <0,001 
BÀN LUẬN 
Tỷ lệ đang hút thuốc lá trong nhóm bệnh 
nhân nội trú là 34,5% và ngoại trú là 40%. Tỷ lệ 
này cao hơn tỷ lệ hút thuốc lá trong dân số 
chung tại Việt Nam là 22,5%(1). 
Hút thuốc lá là nguyên nhân gây bệnh quan 
trọng, tỷ lệ mắc bệnh trên người hút thuốc lá sẽ 
cao hơn trên người không hút thuốc lá. Kết quả 
nghiên cứu này một lần nữa minh họa liên quan 
giữa hút thuốc lá và bệnh. 
Tỷ lệ bệnh nhân đang hút thuốc lá trong 
nhóm bệnh nhân nội trú và ngoại trú không có 
sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p >0,05). Kết 
quả này trái ngược với kỳ vọng thông thường là 
khi bệnh nặng hơn, bệnh nhân sẽ tự bỏ thuốc lá. 
Hút thuốc lá không chỉ là thói quen mà là 
nghiện chất với mã số bệnh tật F.17(2). Người 
nghiện thuốc lá vẫn hút thuốc lá dù biết thuốc lá 
gây hại cho sức khỏe(2). Tỷ lệ bệnh nhân được hỏi 
tình trạng hút thuốc lá là 49,5% và 58,5% ở nội 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 
 131 
trú và ngoại trú. Hai tỷ lệ này là rất thấp so với 
yêu cầu của hướng dẫn tổ chức tư vấn điều trị 
cai nghiện thuốc lá tại Việt Nam là toàn thể bệnh 
nhân đến với cơ sở y tế phải được nhân viên y tế 
hỏi và ghi nhận lại tình trạng hút thuốc lá(3). 
Phân tích sâu hơn để lý giải tỷ lệ hỏi tình 
trạng hút thuốc lá thấp này, chúng tôi ghi nhận 
tỷ lệ rất cao bệnh nhân đang hút thuốc lá nội trú 
và ngoại trú được hỏi tình trạng hút thuốc lá lần 
lượt là 89,9% và 96,3%, so với tỷ lệ rất thấp bệnh 
nhân không hút thuốc lá nội trú và ngoại trú 
được hỏi về tình trạng hút thuốc lá lần lượt là 
28,2% và 33,3%. Về mặt logic, ghi nhận biến cố 
“có hay không hút thuốc lá” xảy ra sau can thiệp 
“hỏi tình trạng hút thuốc lá” làm cho tỷ lệ bệnh 
nhân được hỏi về tình trạng hút thuốc lá theo kỳ 
vọng là không khác biệt có ý nghĩa thống kê 
giữa nhóm có kết quả ghi nhận là hút thuốc lá và 
nhóm không hút thuốc lá. 
Kết quả nghiên cứu cho thấy có khác biệt có 
ý nghĩa thống kê về tỷ lệ bệnh nhân được hỏi 
tình trạng hút thuốc lá giữa nhóm có và không 
có hút thuốc lá gợi ý sự hiện diện của một yếu tố 
nào đó làm sai lệch mối quan hệ giữa “hỏi tình 
trạng hút thuốc lá” và “tình trạng hút thuốc lá”. 
Chúng tôi cho rằng giới tính bệnh nhân là một 
yếu tố như vậy: bác sỹ sẽ luôn hỏi bệnh nhân 
nam về tình trạng hút thuốc lá vì tin rằng họ hút 
thuốc lá và sẽ không hỏi bệnh nhân nữ về tình 
trạng hút thuốc lá vì tin rằng họ không hút thuốc 
lá. Quyết định này có vẻ là phù hợp khi tỷ lệ hút 
thuốc lá rất thấp chỉ 1,1% ở nữ so với tỷ lệ hút 
thuốc lá rất cao ở nam đến 45,3% ở Việt Nam(1). 
Tuy nhiên, quyết định này vô tình làm cho tỷ lệ 
bệnh nhân được hỏi về tình trạng hút thuốc lá 
thấp hơn có ý nghĩa thống kê trên nhóm bệnh 
nhân không hút thuốc lá (chủ yếu là nữ) so với 
nhóm bệnh nhân đang hút thuốc lá (chủ yếu là 
nam). Nếu chỉ tính riêng trên nhóm bệnh nhân 
đang hút thuốc lá (chủ yếu là nam), bác sỹ hầu 
như luôn hỏi về tình trạng hút thuốc lá như đòi 
hỏi của khuyến cáo quốc gia về tư vấn cai thuốc 
lá. Tuy nhiên với xu hướng công nghiệp hóa, đô 
thị hóa, du nhập lối sống và văn hóa phương 
tây, tỷ lệ nữ hút thuốc lá ngày càng tăng, bác sỹ 
nên hỏi tình trạng hút thuốc lá ở cả bệnh nhân 
nam và nữ để tránh bỏ sót bệnh nhân đang hút 
thuốc lá. 
Tỷ lệ bệnh nhân nội trú đang hút thuốc lá 
được khuyên cai thuốc lá là 68,1%, thấp hơn có ý 
nghĩa thống kê so với tỷ lệ 91,3% ở ngoại trú. 
Tương tự, tỷ lệ bệnh nhân được bác sỹ đề nghị 
hỗ trợ cai thuốc lá và sắp xếp cho đi tư vấn cai 
nghiện thuốc lá lần lượt là 31,9% và 17,4% đều 
thấp hơn tỷ lệ tương ứng ở ngoại trú là 52,5% và 
50%. Trên thực hành lâm sàng, chúng tôi ghi 
nhận một số thực tế có thể giải thích cho tình 
trạng này. Thứ nhất, bác sỹ có thể giả định rằng 
bệnh nhân nội trú sẽ tự nhiên cai thuốc lá do 
bệnh của họ đã nặng rồi, do đó bác sỹ không cần 
khuyên nhủ, hỗ trợ, hay sắp xếp cho đi tư vấn 
cai thuốc lá nữa. Thứ hai, bác sỹ có thể cho rằng 
giải quyết tình trạng hút thuốc lá mạn tính 
không phải là ưu tiên so với tình trạng bệnh cấp 
tính làm bệnh nhân nhập viện hiện tại. Thứ ba, 
dịch vụ tư vấn cai nghiện thuốc lá không có sẵn 
trong nội trú, trong đó lại sẵn có cả một phòng 
tư vấn cai nghiện thuốc lá tại ngoại trú. Đề tài 
của chúng tôi không được thiết kết để khảo sát 
vấn đề này nên không thể trả lời chắc chắn lý do 
vì sao bệnh nhân nội trú lại được bác sỹ tư vấn 
cai nghiện thuốc lá 5A ít hơn hẳn ngoại trú. Đề 
tài chúng tôi đã nêu lên được vấn đề và gợi mở 
một đề tài mới để trả lời cho câu hỏi này. 
KẾT LUẬN 
Tại bệnh viện Nhân Dân Gia Định, tỷ lệ bệnh 
nhân được tư vấn ngắn cai thuốc lá 5A còn thấp 
hơn yêu cầu đề ra bởi hướng dẫn quốc gia tư 
vấn cai thuốc lá tại Việt Nam. Tỷ lệ bệnh nhân 
nội trú và ngoại trú được hỏi về tình trạng hút 
thuốc lá là 49,5% và 58,5%; được khuyên cai 
thuốc lá là 68,1% và 91,3%; được đánh giá ý 
muốn cai thuốc lá là 50,7% và 58,8%; được đề 
nghị hỗ trợ cai thuốc lá là 31,9% và 52,5%; được 
sắp xếp đi tư vấn cai nghiện thuốc lá là 17,4% và 
50%. Tỷ lệ bệnh nhân được tư vấn ngắn cai 
thuốc lá 5A thấp hơn ở nội trú so với ngoại trú. 
Cần tiến hành một nghiên cứu định tính để khảo 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 24 * Số 1 * 2020 Nghiên cứu Y học 
 132 
sát lý do giải thích cho kết quả nghiên cứu này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Van Minh H, et al (2017). Prevalence of tobacco smoking in 
Vietnam: findings from the Global Adult Tobacco Survey 2015. 
Int J Public Health, 62(S1):121-129. 
2. Fiore MC, Jaén CR, Baker TB, et al (2008). Treating Tobacco Use 
and Dependence 2008 update. Clinical Practice Guideline 
Rockville, MD: US Department of Health and Human Services. 
3. Bộ Y Tế (2018). Tài liệu hướng dẫn tổ chức tư vấn điều trị cai 
nghiện thuốc lá tại Việt Nam. URL: vinacosh.gov.vn›huong-
dan-quoc-gia-cai-thuoc-la. 
Ngày nhận bài báo: 02/12/2019 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 30/12/2019 
Ngày bài báo được đăng: 10/03/2020 

File đính kèm:

  • pdfty_le_benh_nhan_duoc_tu_van_ngan_cai_thuoc_la_5a_tai_benh_vi.pdf