Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt

Tự ngàn xưa, trong mâm lễ vật cưới, hỏi của người Việt, dù ở các vùng miền, phong

tục khác nhau, dù có thể thiếu bánh nhưng không thể thiếu trầu cau. Các cụ đã có

câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nên dâu nhà người”. Miếng trầu

là khởi nguồn của mọi câu chuyện, nhờ miếng trầu mà thành dâu nhà người. Tự

ngàn xưa

Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt trang 1

Trang 1

Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt trang 2

Trang 2

Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt trang 3

Trang 3

Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt trang 4

Trang 4

Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt trang 5

Trang 5

pdf 5 trang minhkhanh 5800
Bạn đang xem tài liệu "Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt

Trầu cau – lễ vật không thể thiếu trong cưới hỏi người Việt
Trầu cau – lễ vật không thể thiếu 
trong cưới hỏi người Việt 
Tự ngàn xưa, trong mâm lễ vật cưới, hỏi của người Việt, dù ở các vùng miền, phong 
tục khác nhau, dù có thể thiếu bánh nhưng không thể thiếu trầu cau. Các cụ đã có 
câu: “Miếng trầu là đầu câu chuyện”, “Miếng trầu nên dâu nhà người”. Miếng trầu 
là khởi nguồn của mọi câu chuyện, nhờ miếng trầu mà thành dâu nhà người. Tự 
ngàn xưa 
Trong sách Lĩnh Nam Chích Quái (sách chép những chuyện huyền hoặc, quái dị trong 
nước từ xưa đến nay, căn cứ vào lời kể của dân gian và chỉ được phổ biến trong từng địa 
phương) có ghi lại sự tích Trầu Cau như sau: 
Vào thời xa xưa, có hai anh em nhà họ Cao, một người tên Tân, một người tên Lang (tân 
lang có nghĩa là cây cau) rất mực thương yêu nhau. Khi cha mẹ qua đời, hai anh em đến 
trọ học nhà ông thầy họ Lưu. Thấy Tân và Lang vừa học giỏi, vừa đẹp người đẹp nết, ông 
thầy yêu quí như con. Cô con gái của thầy cũng đem lòng quyến luyến, muốn chọn người 
anh làm chồng. Hai anh em Tân và Lang sát tuổi nhau, dung mạo lại giống nhau như 
khuôn đúc, cô gái không sao đoán được ai là anh, ai là em. Nhân dịp biếu cháo, cô cố ý 
chỉ đưa tới một bát cháo với một đôi đũa rồi để ý, thấy Lang cung kính mời Tân ăn trước 
cô mới biết Tân là anh, và xin cha được gá nghĩa cùng chàng. 
 Vợ chồng Tân và Xuân Phù (tên cô gái, xuân phù có nghĩa là trầu không mùa xuân) sống 
rất hạnh phúc. Hai anh em Tân và Lang vẫn ở bên nhau, nhưng Lang nhận thấy từ ngày 
anh có vợ, tình anh đối với mình không còn quyến luyến như xưa, trong khi ấy người anh 
vô tình không hề hay biết. Ðã thế lại xảy ra chuyện hiểu lầm. Một hôm hai anh em đi làm 
đồng về muộn, Lang về trước, nàng Lưu tưởng chồng, chạy ra vồn vã âu yếm. Lang vội 
lên tiếng, cả hai đều biết là nhầm nên rất ngượng. Tân về, biết chuyện để dạ nghi ngờ, từ 
đó tỏ ra lạnh nhạt với em hơn. 
Lang buồn tủi âm thầm bỏ nhà ra đi. Chàng lang thang trong rừng cho tới khi kiệt sức, 
chết đi hóa thân thành cây cau bên bờ suối vắng. 
Thấy em không về, Tân ân hận, xót xa, lặng lẽ lên đường tìm em. Tân cũng đã tới bờ suối 
nọ, ngồi bên cây cau than khóc. Khi thân xác rũ liệt, chàng chết hóa thân thành tảng đá 
vôi, nằm sát bên gốc cau. Người vợ chờ chồng mãi chẳng thấy trở về, quá nhớ thương 
nên đi tìm. Nàng cũng tới bờ suối. Nàng ngồi trên tảng đá khóc miết... đến khi hồn lìa 
khỏi xác thì hóa thân thành cây trầu không, leo bám trên thân đá. Gia đình họ Lưu đi tìm 
con, được biết chuyện bèn lập miếu thờ. Người đương thời rất cảm kích trước tình anh 
em khăng khít, tình vợ chồng thắm thiết, thủy chung của anh em vợ chồng họ Cao nên 
thường đến đốt nhang, chiêm bái, cầu cúng. 
 Một hôm vua Hùng thứ tư nhân dịp tuần du qua đấy, thấy có miếu thờ, lại được dân sở tại 
kể cho nghe câu chuyện thương tâm kia thì vô cùng cảm động. Ngài bảo lấy trầu cau ăn 
thử mới khám phá ra một mùi vị thơm cay, nồng ấm, và khi nhổ nước cốt trầu xuống tảng 
đá vôi lại thấy hiện ra sắc đỏ tươi như máu, nhà vua cho là quý bèn truyền lấy giống về 
trồng, xa gần bắt chước làm theo. Ngài còn xuống lệnh cho thần dân từ nay sẽ nhất thiết 
dùng trầu cau trong các dịp cưới hỏi, và trong các buổi hội họp lớn, nhỏ. Tục ăn trầu ở 
nước ta có từ đó. 
Trong dân gian vẫn truyền khẩu với nhau: “Miếng trầu ăn kết làm đôi/Lá trầu là vợ, cau 
tươi là chồng/Trầu xanh, cau trắng, chay hồng/Vôi pha với nghĩa, thuốc nồng với 
duyên...”. Với người con gái, cau trầu còn được coi là biểu tượng của sự tiếp đón danh 
giá. Vì vậy, trong đám hỏi, trong mâm lễ vật nhà trai mang sang cho nhà gái không thể 
thiếu cau, trầu. Sau lễ ăn hỏi, nhà gái thường dùng cau trầu, trà bánh nhà trai đã mang 
sang, chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng... như một lời 
loan báo rằng con gái trong nhà đã có nơi có chỗ. 
Ngày nay 
Hiện nay, cuộc sống hiện đại, phong tục cưới xin cũng có nhiều thay đổi nhưng cau trầu 
vẫn không thể thiếu. 
Thông thường quả lễ gồm buồng cau và trầu đầy ắp, có thể từ vài chục đến vài trăm quả, 
nhưng phải là số chẵn, vì quan niệm có đôi có cặp. Cách tính số lượng cau trầu: 1 quả cau 
= 2 lá trầu. Quả lễ có thể là 100 cau, 80 cau. Ngoài ra, hiện nay mọi người đang chuộng 
buồng cau 105 quả theo cách nói “trăm năm hạnh phúc” hoặc chọn buồng cau 60 quả 
theo cách ví von “60 năm cuộc đời”. 
Do hiện nay ít người còn ăn, và có khi không chia quà nhà trai cho họ hàng, bạn bè nên 
khay cau trầu mặc dù vẫn phải có nhưng mang tính ước lệ, chỉ cần 6 miếng trầu têm và 
quả cau bổ làm 6. 
Theo tục lệ miền Bắc, trầu phải têm cánh phượng, lá trầu phải là loại trầu cay màu xanh 
dày lá, vôi dùng loại vôi Bắc màu trắng và thuốc thường dùng kèm là thuốc lào, và loại 
vỏ đỏ. Theo tục lệ miền Nam trầu têm kiểu bánh ú, lá trầu là loại trầu ngọt (thường dùng 
trầu Bà Điểm) đi với vôi đỏ, thuốc lá và vỏ giấy. 
Muốn tự tay chuẩn bị cau, trầu cho đám hỏi, cưới bạn có thể ra chợ trầu cau Lê Quang 
Sung, quận 6, TP HCM để mua. Ở đây cung cấp cau xanh cả buồng được trang trí đẹp 
mắt với giấy hồng song hỷ, trầu xanh non quết sẵn vôi đỏ xếp thành xấp, rượu cưới, trà 
cưới đựng trong giấy kiếng hồng. Còn nếu không có thời gian, muốn tiện lợi bạn có thể 
chọn dịch vụ trọn gói. 

File đính kèm:

  • pdftrau_cau_le_vat_khong_the_thieu_trong_cuoi_hoi_nguoi_viet.pdf