Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến

Tác giả đã tìm hiểu về giáo dục trực tuyến và sự tham gia của sinh viên để tìm

ra năm chiến lược hiệu quả để thúc đẩy sự tham gia của sinh viên trong các khóa học tiếng

Anh trực tuyến của mình. Giáo dục trực tuyến được định nghĩa là bất kỳ hoạt động giáo dục

nào chủ yếu sử dụng internet để cung cấp các tài liệu học, bài đánh giá và bài tập từ giáo

viên đến sinh viên. (Ashley, 2019). Trong khi đó, sự tham gia của học sinh bao gồm ba thành

phần: sự tham gia về hành vi, sự tham gia về cảm xúc và sự tham gia về nhận thức (Fredricks

et al, 2004). Trong mỗi cá nhân, ba thành phần này có mối quan hệ với nhau, do đó bị ảnh

hưởng bởi ba nhu cầu tâm lý: quyền tự chủ, sự liên quan và năng lực (Hew, 2014). Trong các

khóa học trực tuyến, năm yếu tố sau có thể thúc đẩy sự tham gia của sinh viên vào các khóa

tiếng Anh trực tuyến: (1) học tập theo định hướng vấn đề với hướng dẫn rõ ràng và toàn diện,

(2) khả năng tiếp cận với người hướng dẫn, (3) tương tác lẫn nhau, (4) học tập tích cực và

(5) tài nguyên khóa học để giải quyết nhu cầu học phù hợp với từng cá nhân.

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến trang 1

Trang 1

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến trang 2

Trang 2

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến trang 3

Trang 3

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến trang 4

Trang 4

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến trang 5

Trang 5

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến trang 6

Trang 6

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến trang 7

Trang 7

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 10380
Bạn đang xem tài liệu "Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến

Tổng quan về chiến lược thúc đẩy sự tham gia trong các khóa học tiếng Anh trực tuyến
67Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
TỔNG QUAN VỀ CHIẾN LƯỢC THÚC ĐẨY SỰ THAM GIA 
TRONG CÁC KHÓA HỌC TIẾNG ANH TRỰC TUYẾN
Phạm Diệu Ly, Nguyễn Thị Thảo* 
Ngày tòa soạn nhận được bài báo: 3/4/2020
Ngày nhận kết quả phản biện đánh giá: 5/10/2020
Ngày bài báo được duyệt đăng: 27/10/2020
Tóm tắt: Tác giả đã tìm hiểu về giáo dục trực tuyến và sự tham gia của sinh viên để tìm 
ra năm chiến lược hiệu quả để thúc đẩy sự tham gia của sinh viên trong các khóa học tiếng 
Anh trực tuyến của mình. Giáo dục trực tuyến được định nghĩa là bất kỳ hoạt động giáo dục 
nào chủ yếu sử dụng internet để cung cấp các tài liệu học, bài đánh giá và bài tập từ giáo 
viên đến sinh viên. (Ashley, 2019). Trong khi đó, sự tham gia của học sinh bao gồm ba thành 
phần: sự tham gia về hành vi, sự tham gia về cảm xúc và sự tham gia về nhận thức (Fredricks 
et al, 2004). Trong mỗi cá nhân, ba thành phần này có mối quan hệ với nhau, do đó bị ảnh 
hưởng bởi ba nhu cầu tâm lý: quyền tự chủ, sự liên quan và năng lực (Hew, 2014). Trong các 
khóa học trực tuyến, năm yếu tố sau có thể thúc đẩy sự tham gia của sinh viên vào các khóa 
tiếng Anh trực tuyến: (1) học tập theo định hướng vấn đề với hướng dẫn rõ ràng và toàn diện, 
(2) khả năng tiếp cận với người hướng dẫn, (3) tương tác lẫn nhau, (4) học tập tích cực và 
(5) tài nguyên khóa học để giải quyết nhu cầu học phù hợp với từng cá nhân.
Từ khóa: giáo dục trực tuyến, chiến lược, khóa học, thúc đẩy, sự tham gia, nhu cầu tâm lý, 
cá nhân
* Khoa Du lịch - Đại học Mở Hà Nội
1. Lời mở đầu
Sự phổ biến của Internet và khả 
năng truy cập dễ dàng và việc hầu hết sinh 
viên sử dụng máy tính, điện thoại thông 
minh và mạng Wi-Fi đã ảnh hưởng mạnh 
mẽ đến giáo dục. Theo đó, giáo dục trực 
tuyến đã được coi là một khía cạnh chính 
của chương trình giảng dạy ở nhiều trường 
học. Tuy nhiên, đối với nhiều người, thuật 
ngữ “giáo dục trực tuyến” còn là một điều 
đầy hoài nghi; nhiều giảng viên và sinh 
viên còn miễn cưỡng tham gia vào các 
khóa học trực tuyến. Giới chuyên môn 
và người học vẫn tranh luận về việc học 
trực tuyến và học truyền thống. Tuy nhiên 
học trực tuyến đã trở thành lựa chọn tốt 
nhất trong thời kỳ đại dịch coronavirus 
Covid-19. Những trải nghiệm chân thực 
của chúng tôi khi cung cấp các khóa học 
tiếng Anh trực tuyến và phản hồi của sinh 
viên khi tham gia vào các khóa học giúp 
chúng tôi hiểu hơn lý do của những do dự 
trên. Một điều chắc chắn là sự tham gia 
của học sinh thấp sẽ ảnh hưởng đến chất 
lượng giáo dục. Tình huống “không có 
lựa chọn nào khác” đã thúc đẩy các tác 
giả tìm kiếm các chiến lược hiệu quả để 
thúc đẩy sự tham gia của sinh viên. Thông 
qua các nghiên cứu trước đây, chúng tôi 
đã tìm thấy nền tảng lý thuyết đáng tin cậy 
Tạp chí Khoa học - Trường Đại học Mở Hà Nội 72 (10/2020) 67-74
68 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
về giáo dục trực tuyến và sự tham gia của 
sinh viên, điều này đã giúp chúng tôi đưa 
ra giải pháp cho các vấn đề của mình. Mặc 
dù chưa có bất kỳ nghiên cứu kỹ lưỡng 
nào về hiệu quả của các chiến lược này, 
phản hồi tích cực từ sinh viên của chúng 
tôi có thể là một bằng chứng đáng tin cậy.
2. Giáo dục trực tuyến
Trong 20 năm qua, Internet đã phát 
triển trở thành nguồn cơ sở dữ liệu dễ tiếp 
cận, ảnh hưởng sâu rộng đến nhiều khía 
cạnh của cuộc sống. Nó đã thay đổi cách 
mọi người giao tiếp, mua sắm, giao tiếp xã 
hội, kinh doanh và đào tạo. Không chỉ đơn 
thuần là một bước ngoặt mới về đào tạo từ 
xa, học trực tuyến đang thay đổi diện mạo 
của các lớp học truyền thống và giúp giáo 
dục dễ tiếp cận hơn bao giờ hết. 
Giáo dục trực tuyến là gì? Giáo dục 
trực tuyến là một hình thức giáo dục mà 
người học sử dụng máy tính hoặc thiết 
bị cá nhân, truy cập các dữ liệu học trên 
internet. Một số khóa học trực tuyến được 
thực hiện bằng công nghệ kỹ thuật số; một 
số được cung cấp thông qua cổng thông 
tin học tập trực tuyến của trường đại học 
chủ quản.
Giáo dục trực tuyến có nhiều tên gọi 
và đa dạng của các phong cách: đào tạo 
dựa trên máy tính, đào tạo dựa trên web, 
đào tạo trên Internet, đào tạo trực tuyến, 
e-learning (học điện tử), m-learning (học 
trên thiết bị di động), giáo dục từ xa có 
hỗ trợ của máy tính Tuy nhiên, thuật ngữ 
“giáo dục trực tuyến” có thể được hiểu là 
bất kỳ hoạt động giáo dục nào chủ yếu sử 
dụng internet để cung cấp các bài học, bài 
đánh giá và bài tập từ giáo viên đến người 
học (Ashley, 2019).
Từ khái niệm đơn giản này, chúng 
ta nhận thấy có rất nhiều cách để dạy và 
học bên ngoài các lớp học truyền thống 
và cách xa khuôn viên trường đại học. Nó 
có thể bao gồm âm thanh, video, văn bản, 
hình ảnh động, môi trường đào tạo ảo và 
các cuộc trò chuyện trực tiếp với giáo viên. 
Đây là một môi trường học tập phong phú 
với nhiều tiện ích hơn so với một lớp học 
truyền thống.
Khi được sử dụng hết tiềm năng, 
giáo dục trực tuyến đã được chứng minh 
là có hiệu quả so với hướng dẫn trực tiếp 
đơn thuần. Nó có thể hấp dẫn, vui nhộn và 
phù hợp với nhu cầu của học sinh.
3. Sự tham gia của sinh viên
Sự tham gia của học sinh được nhiều 
nhà giáo dục coi là một khía cạnh quan 
trọng của bối cảnh dạy và học vì nó có thể 
ảnh hưởng đến khả năng duy trì, học tập, 
điểm thi, thành tích và tốt nghiệp của người 
học (Appleton, Christenson & Furlong, 
2008; Fredricks, Blumenfeld & Paris, 
2004). Sự tham gia của học sinh đã được 
định nghĩa theo nhiều cách khác nhau, tuy 
nhiên các học giả phần lớn đã xác định sự 
tham gia của học sinh là một cấu trúc bao 
gồm ba thành phần: sự tham gia về hành vi, 
sự tham gia về cảm xúc và sự tham gia về 
nhận thức (Fredricks et al, 2004).
Sự tham gia về hành vi hoặc thể 
chất liên quan đến việc tham gia vào một 
hoạt động và bao gồm cả việc hoàn thành 
bài tập và việc tham dự các lớp học. Sự 
tham gia về cảm xúc đề cập đến phản ứng 
hoặc cảm giác, tình cảm của người học 
đối với giáo viên, bạn cùng học, khóa 
học và việc học, ... lại cho môi 
trường học tập.
Figure 2. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tham gia của người học (Hew, 2014) 
71Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Khả năng tiếp cận của người hướng 
dẫn có thể được định nghĩa là mức độ người 
hướng dẫn sẵn sàng tương tác với những 
người tham gia khóa học. Việc thiếu khả năng 
tiếp cận của người hướng dẫn có lẽ là một 
trong những lời chỉ trích lớn nhất đối với giáo 
dục quy mô lớn (Warren, Rixner, Greiner & 
Wong, 2014). Khả năng tiếp cận giảng viên ở 
mức độ cao có khả năng làm tăng khả năng 
tham gia của sinh viên. Mặt khác, khả năng 
tiếp cận của người hướng dẫn thấp có thể 
khiến sinh viên cảm thấy rằng không ai giải 
quyết câu hỏi của mình. Hơn nữa, một trong 
những đặc điểm được nhắc đến nhiều nhất 
của những người hướng dẫn có thể thúc đẩy 
sinh viên của họ là những người đam mê. Cụ 
thể, những giảng viên này thể hiện tình yêu 
thực sự đối với các môn học và quan tâm đến 
việc giảng dạy học sinh.
Tương tác lẫn nhau giữa người học 
có thể khuyến khích chia sẻ và xây dựng 
kiến thức giữa những người tham gia. Có 
lẽ thành phần xã hội phổ biến nhất của các 
khóa học trực tuyến là các diễn đàn thảo 
luận (Warren et al, 2014).
Thêm vào đó, sự tham gia được thúc 
đẩy khi học tập tích cực được nhấn mạnh 
và hỗ trợ. Bonwell và Eison (1991) định 
nghĩa học tập tích cực là bất kỳ nhiệm vụ 
hoặc hoạt động nào liên quan đến việc 
người học thực hiện các nhiệm vụ và suy 
nghĩ về những điều họ đang làm.
Định hướng vấn đề với sự trình bày 
rõ ràng là một yếu tố quan trọng khác. 
Theo Merrill (2002), thuật ngữ ‘vấn đề’ 
để chỉ một loạt các hoạt động, với đặc 
điểm quan trọng nhất là hoạt động đại 
diện cho những gì một người học có thể 
gặp phải trong thực tế. Do đó, hướng dẫn 
định hướng vấn đề quan tâm đến việc dạy 
người học các khái niệm hoặc kỹ năng cần 
thiết để hiểu hoặc giải quyết một số nhiệm 
vụ trong thực tế.
6. Các chiến lược thúc đẩy sự 
tham gia của sinh viên trong các khóa 
học tiếng Anh trực tuyến
Dựa trên nền tảng lý thuyết về giáo 
dục trực tuyến, sự tham gia của sinh viên, 
nhu cầu tâm lý của cá nhân, các yếu tố ảnh 
hưởng đến sự tham gia của sinh viên trong 
các khóa học trực tuyến và mối quan hệ 
của các yếu tố này, các tác giả đã làm việc 
cùng nhau để lên kế hoạch chi tiết những 
gì nên làm trong các khóa học tiếng Anh 
của mình Các chiến lược cụ thể sau đây đã 
được áp dụng: (1) tài nguyên khóa học để 
giải quyết nhu cầu học tập của người tham 
gia, (2) khả năng tiếp cận của giảng viên, 
(3) tương tác đồng nghiệp, (4) học tập tích 
cực và (5) học tập theo định hướng vấn đề 
với hướng dẫn rõ ràng và toàn diện. 
(1) Tài nguyên khóa học để giải 
quyết nhu cầu học tập của người tham gia
Chúng tôi đã cung cấp thông tin 
rõ ràng về khóa học, đặc biệt là mục tiêu 
khóa học, thời lượng của khóa học, hướng 
dẫn bài tập, thời hạn và khối lượng công 
việc ước tính (ví dụ số giờ/bài học) để sinh 
viên biết chính xác những gì mình phải 
làm và mức độ nỗ lực.
Ngoài ra, chúng tôi đã điều chỉnh 
tốc độ của bài giảng video trực tuyến để 
phù hợp với năng lực của sinh viên trong 
khi luôn bảo đảm kèm theo các slide trình 
chiếu để sinh viên tiện theo dõi, đối chiếu.
Chúng tôi đã cố gắng hết sức để 
cung cấp một nguồn thông tin phong phú 
về khóa học, bao gồm các gợi ý về các bài 
đọc thêm, video tùy chọn hoặc hướng dẫn 
tự học.
(2) Khả năng tiếp cận và niềm đam 
mê của người hướng dẫn
Chúng tôi đã cung cấp điều mà 
chúng tôi gọi là ‘class service’ để cho phép 
sinh viên liên hệ với mình để được hỗ trợ 
72 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
trong thời gian sớm nhất. Để tránh quá tải, 
chúng tôi đã yêu cầu sinh viên trưởng từng 
lớp chọn lọc những câu hỏi thường gặp và 
dành thời lượng cụ thể trong mỗi buổi trực 
tuyến để giải đáp trực tiếp thắc mắc của 
sinh viên (khoảng 15 - 30 phút)
Bên cạnh đó, chúng tôi đã lưu số 
liên lạc của nhân viên hỗ trợ kỹ thuật và 
chia sẻ với sinh viên. Do đó, chúng tôi có 
thể tránh mọi tác động xấu từ các sự cố kỹ 
thuật có thể ảnh hưởng đến sự tham gia 
của sinh viên.
Hơn nữa, nhận thức được tầm quan 
trọng của niềm đam mê của giáo viên, 
chúng tôi đã làm việc ở mức độ nhiệt tình 
cao. May mắn thay, khi dạy các khóa tiếng 
Anh Du lịch tại Khoa Du lịch - Đại học 
Mở Hà Nội, cả hai chúng tôi đều có chung 
niềm đam mê du lịch và tích lũy được 
nhiều kinh nghiệm du lịch, vì vậy chúng 
tôi không chỉ truyền đạt được bài học mà 
còn khơi dậy tình yêu của sinh viên đối 
với ngành du lịch. Kết quả là, nhiều sinh 
viên đã rất hào hứng tham gia khóa học và 
thể hiện sự cảm kích về sự nhiệt tình của 
chúng tôi trong việc giảng dạy môn học.
(3) Tương tác lẫn nhau giữa người 
học
Chúng tôi đã sử dụng các cuộc thảo 
luận dưới dạng ‘panel discussion’ trong 
các phòng học google meet, giúp sinh 
viên của chúng tôi cảm thấy như họ đang 
ở trong lớp tham gia cuộc đối thoại.
Chúng tôi đã tạo cơ hội cho sinh 
viên của mình có thể theo dõi, đánh giá 
các bài của các bạn khác. Ở bước này, ứng 
dụng ‘padlet’ đã giúp ích rất nhiều. Ví dụ, 
trong một bài học của PET 4, tất cả học 
sinh đã đăng ý kiến của mình về phẩm chất 
của một chủ khách sạn giỏi trên padlet (sử 
dụng liên kết do giáo viên chia sẻ). Sau 
đó, chúng tôi cho các em một khoảng thời 
gian cụ thể (5-10 phút) để phản hồi ý kiến 
của các bạn trong lớp. Đáng ngạc nhiên là 
sinh viên khá hào hứng; điều này được kết 
luận dựa trên phản hồi được chọn ở cuối 
bài học.
(4) Học tập tích cực
Chúng tôi đã sử dụng các nhiệm 
vụ nhỏ hàng tuần yêu cầu sinh viên áp 
dụng các kiến thức, kỹ năng được dạy. 
Các bài tập đã được cân chỉnh cẩn thận 
để trở nên thách thức nhưng không phải 
là không thể đạt được bằng cách: (1) đảm 
bảo rằng mọi thứ cần thiết để hoàn thành 
mỗi nhiệm vụ đều được đề cập trong bài 
học, (2) cung cấp hướng dẫn về chiến 
lược cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ (3) 
cung cấp một ví dụ, mẫu liên quan. Ví dụ: 
dựa trên hướng dẫn của chúng tôi và các 
lá đơn xin việc mẫu, các sinh viên đã viết 
đơn xin việc ứng tuyển vào vị trí được 
đăng trong quảng cáo tuyển dụng và hoàn 
thành sơ yếu lý lịch. Sau đó, chúng tôi sử 
dụng hoạt động tự đánh giá như một phần 
của việc hoàn thành nhiệm vụ. Với sự trợ 
giúp của phiếu đánh giá chi tiết cho từng 
nhiệm vụ, sinh viên sẽ đánh giá việc hoàn 
thành nhiệm vụ của bạn cùng khóa trước 
khi tự đánh giá công việc của mình. Mục 
đích của việc tự đánh giá là để học sinh 
tự đánh giá chất lượng bài làm của mình 
sau khi các em đã xem và đánh giá bài 
của các bạn khác.
Một chiến lược khác là chúng tôi có 
thể trình chiếu một video kèm các các câu 
hỏi để lấy phản hồi của sinh viên; trong 
nhiều bài học, một video tốt vừa giúp duy 
trì sự chú ý của sinh viên vừa góp phần đạt 
được các mục tiêu học tập.
Chúng tôi cũng sử dụng các câu đố 
được thiết kế sẵn trên hệ thống LMS của 
trường để kiểm tra việc tiếp thu các kiến 
thức và kỹ năng liên quan được giảng dạy 
trong một tuần cụ thể, dựa vào kết quả sẽ 
73Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
cung cấp phản hồi ngay lập tức cho sinh 
viên. Các câu đố bao gồm một hỗn hợp các 
câu hỏi đánh giá các loại quá trình nhận: 
hiểu, phân tích, áp dụng và đánh giá. Điều 
đáng chú ý là mục đích của những câu đố 
này là giúp sinh viên ôn lại nội dung khóa 
học thông qua một hoặc nhiều chiến lược 
sau: (1) câu đố ôn tập hoặc củng cố những 
điểm chính được đề cập trong bài giảng, 
(2) câu đố đưa ra lời giải thích câu trả lời 
rõ ràng, và (3) các câu đố cho phép làm lại 
nhiều câu hỏi.
(5) Định hướng vấn đề với sự giải 
thích rõ ràng
Trong suốt khóa học trực tuyến học 
kỳ II năm học 2019-2020, chúng tôi tập 
trung vào các chủ điểm gắn liền với thực 
tiễn. Điều này cực kỳ hiệu quả cho các 
bài học tiếng Anh liên quan đến du lịch. 
Ví dụ, trong khóa học PET4, chúng tôi đã 
đưa ra một tình huống trong đó một khách 
hàng có mối quan tâm đặc biệt đang tìm 
kiếm một sản phẩm du lịch tốt. Các sinh 
viên của chúng tôi đã phải thiết kế một sản 
phẩm du lịch thuộc nhóm ‘Nich tourism’ 
để làm hài lòng khách hàng. Các sinh viên 
của chúng tôi đã rất hào hứng, sau đó trong 
quá trình thực hiện nhiệm vụ, họ cũng cải 
thiện được kiến thức liên quan.
Tuy nhiên, giáo viên phải lưu ý việc 
khai triển tình huống nên được tiến hành 
từng bước, với hướng dẫn rõ ràng, cung 
cấp các ví dụ để sinh viên hiểu và hoàn 
thành nhiệm vụ tốt hơn.
7. Kết luận
Bài viết này chia sẻ các chiến lược 
mà các tác giả đã áp dụng vào khóa học 
tiếng Anh trực tuyến của mình trong học 
kỳ II năm học 2019-2020 để thúc đẩy 
sự tham gia của sinh viên vào khóa học. 
Việc cung cấp các tài nguyên khóa học đã 
cung cấp cho sinh viên ý tưởng rõ ràng về 
những gì họ thực sự phải làm trong khóa 
học. Sự sẵn có của các tài nguyên khóa 
học bổ sung cũng cho phép sinh viên quan 
tâm đến một chủ đề có thể khám phá thêm. 
Những điều này phục vụ cho nhu cầu tự 
chủ của học sinh. Hơn nữa, việc sử dụng 
các nguồn tài nguyên và hoạt động trực 
tuyến khác nhau cũng giúp sinh viên đạt 
được cảm giác thông thạo các chủ đề được 
đề cập. Điều này đáp ứng nhu cầu năng 
lực của sinh viên. Ngoài ra, khả năng tiếp 
cận của người hướng dẫn (giảng viên) và 
các tương tác lẫn nhau giữa sinh viên cùng 
khóa học sẽ thúc đẩy cảm giác liên quan, 
từ đó ảnh hưởng đến sự tham gia về tình 
cảm của sinh viên. Tương tác giữa giảng 
viên và sinh viên có thể làm tăng cảm giác 
tích cực của sinh viên đối với khóa học 
và giúp họ gắn bó hơn. Hơn nữa, sự nhiệt 
tình của giảng viên trong việc giảng dạy 
khóa học, cũng như sự sẵn sàng tương tác 
với sinh viên (ví dụ: trả lời các câu hỏi 
của sinh viên) cũng đóng một vai trò quan 
trọng trong việc đáp ứng nhu cầu về năng 
lực của sinh viên. Việc sử dụng các chiến 
lược học tập tích cực và học tập theo định 
hướng vấn đề với sự giải thích rõ ràng tập 
trung vào việc tạo ra các kết nối có ý nghĩa 
với thế giới thực giúp thúc đẩy sinh viên 
cảm nhận được năng lực trong việc nắm 
vững chủ đề đang học.
Chúng tôi hy vọng sẽ làm việc với 
các đồng nghiệp của mình để trao đổi về 
các chiến lược mà chúng tôi đã áp dụng 
để nâng cao cả kỹ năng chuyên môn và 
hiệu quả của các khóa học trực tuyến mà 
chúng tôi có thể thực hiện trong tương 
lai. Một số chiến lược cũng có thể được 
áp dụng trong các lớp học truyền thống 
của chúng tôi. Chúng tôi cũng mong 
muốn sẽ có thể tiếp tục các nghiên cứu 
chuyên sâu hơn về nội dung này trong 
tương lai.
74 Nghiên cứu trao đổi ● Research-Exchange of opinion
Tài liệu tham khảo:
1. Appleton, J. J., Christenson, S. L. & Furlong, 
M. J. (2008). Student engagement with school: 
critical conceptual and methodological issues 
of the construct. Psychology in the Schools.
2. Ashley, F. (2019). Defi nition of Online 
Education. Leaf Group Education. 
3. Bangert, A. W. (2004). The seven principles 
of good practice: a framework for evaluating 
on‐line teaching. Internet and Higher 
Education.
4. Bonwell, C. C. & Eison, J. A. (1991). Active 
learning: creating excitement in the 
classroom. Washington, DC ASHE-ERIC 
Higher Education Report no. 1.
4. Chickering, A. W. & Gamson, Z. 
F. (1987). Seven principles for good practice 
in undergraduate education. AAHE Bulletin.
5. Das, S. (2012). Increasing instructor 
visibility in online courses through mini‐
videos and screencasting: Online student 
engagement tools and strategies. Faculty 
Focus Special Report. Magna Publication.
6. Fredricks, J. A., Blumenfeld, P. C. & Paris, 
A. (2004). School engagement: potential of 
the concept: state of the evidence. Review of 
Educational Research.
7. Harrington, S. J. & Floyd, K. 
S. (2012). Enhancing engagement and the 
value of the course to the student through 
course organization and active learning: 
Online student engagement tools and 
strategies. Faculty Focus Special Report. 
Magna Publication.
8. Helme, S. & Clarke, D. J. (1998). We really 
put our minds to it: cognitive engagement in the 
mathematics classroom, Teaching Mathematics 
in New Times. Brisbane, Qld.: Mathematics 
Education Research Group of Australasia.
9. Hew, K. F. (2014). Towards a model of 
engaging online students: lessons from 
MOOCs and four policy documents. Keynote 
address at the 2014 International Conference 
on Knowledge and Education Technology, 
Jeju Island: Korea.
10. Hew, K. F. & Cheung, W. 
S. (2014). Students’ and instructors’ use of 
Massive Open Online Courses (MOOCs): 
motivations and challenges. Educational 
Research Review.
11. John, W., Woon, C. L., Ying, H.K.& Lit 
K. C. (2019). Competence, autonomy, and 
relatedness in the classroom: understanding 
students’ motivational processes using the 
self-determination theory. Volume 5, Issue 7. 
Elsevier Ltd. 
12. Kelly, R. (2012). Tips from the pros: 
4 ways to engage students. Online student 
engagement tools and strategies. Faculty 
Focus Special Report. Magna Publication.
13. Merrill, D. M. (2002). First principles of 
instruction. Educational Technology Research 
& Development.
14. Skinner, E., Furrer, C., Marchand, 
G. & Kindermann, T. (2008). Engagement and 
disaff ection in the classroom: part of a larger 
motivational dynamic? Journal of Educational 
Psychology.
15. Sull, E. C. (2012). Teaching online with 
Errol: a tried and true mini - guide to engaging 
online students: Online student engagement 
tools and strategies. Faculty Focus Special 
Report. Magna Publication.
16. Thanasoulas, D. (2000). What is learner 
autonomy and how can it be fostered? The 
Internet TESL Journal, Retrieved October 
15, 2014 from 
Thanasoulas-Autonomy.html.
17. Warren, J., Rixner, S., Greiner, J. & Wong, 
S. (2014). Facilitating human interaction in 
an online programming course. In Proc. 
SIGCSE 2014. New York: ACM Press.
Địa chỉ tác giả: Khoa Du lịch - Trường Đại 
học Mở Hà Nội
Email: lypd@hou.edu.vn

File đính kèm:

  • pdftong_quan_ve_chien_luoc_thuc_day_su_tham_gia_trong_cac_khoa.pdf