Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L

Hai tetrapeptid Tryptophillin L gồm Phe-Pro-Trp-Leu(OH) và Phe-Pro-Trp-Leu(NH2) được

tổng hợp thành công bằng phương pháp tổng hợp peptid trên pha rắn sử dụng kỹ thuật Fmoc. Cơ cấu hai

peptid được xác nhận bằng phương pháp đo phổ khối lượng (MS) và phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt

nhân (NMR), cùng với độ tinh khiết hơn 95% được xác nhận bằng sắc ký lỏng cao áp C-18 (RP-HPLC).

Khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của hai peptid bằng hai phản ứng DPPH và FRAP cho thấy Phe-ProTrp-Leu(NH2) có khả năng kháng oxid hóa vượt trội và là một hợp chất tiềm năng để phát triển peptid

kháng oxid hóa.

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 1

Trang 1

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 2

Trang 2

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 3

Trang 3

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 4

Trang 4

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 5

Trang 5

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 6

Trang 6

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 7

Trang 7

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 8

Trang 8

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 9

Trang 9

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L trang 10

Trang 10

Tải về để xem bản đầy đủ

pdf 11 trang viethung 9920
Bạn đang xem 10 trang mẫu của tài liệu "Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L

Tổng hợp và khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 39B, 2019 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 
TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXID HÓA 
CỦA CÁC PEPTID TRYPTOPHYLLIN L 
TRẦN THỊ THANH NHÃ, TRẦN THÁI HOÀNG, LÊ MINH HIẾU, VĂNG GIA HUY 
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
tranthithanhnha@iuh.edu.vn 
Abstract. Hai tetrapeptid Tryptophillin L gồm Phe-Pro-Trp-Leu(OH) và Phe-Pro-Trp-Leu(NH2) được 
tổng hợp thành công bằng phương pháp tổng hợp peptid trên pha rắn sử dụng kỹ thuật Fmoc. Cơ cấu hai 
peptid được xác nhận bằng phương pháp đo phổ khối lượng (MS) và phương pháp phổ cộng hưởng từ hạt 
nhân (NMR), cùng với độ tinh khiết hơn 95% được xác nhận bằng sắc ký lỏng cao áp C-18 (RP-HPLC). 
Khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa của hai peptid bằng hai phản ứng DPPH và FRAP cho thấy Phe-Pro-
Trp-Leu(NH2) có khả năng kháng oxid hóa vượt trội và là một hợp chất tiềm năng để phát triển peptid 
kháng oxid hóa. 
Keywords. Tổng hợp peptid trên pha rắn, Fmoc, Tryptophyllin L, chất kháng oxid hóa, DPPH, FRAP. 
SYNTHESIS AND INVESTIGATION OF ANTIOXIDANT ACTIVITY OF 
TRYPTOPHILLIN L PEPTIDES 
Abstract. Two Tryptophyllin L tetrapeptides including Phe-Pro-Trp-Leu(OH) and Phe-Pro-Trp-
Leu(NH2) were successfully synthesized using Fmoc solid-phase peptide synthesis technique. The 
structures of two peptides were confirmed by mass spectrometry (MS) and nuclear magnetic resonance 
(NMR) measurements. Purity of more than 95% for both peptides were revealed by Reverse Phase Liquid 
Chromatography (RP-HPLC). Screening for antioxidant activities of the two peptides by DPPH and 
FRAP assays showed a high antioxidant potency of Phe-Pro-Trp-Leu(NH2) which is in contrast with Phe-
Pro-Trp-Leu(OH) and required further investigation for its potential application as an antioxidant for 
domestic or medicinal purpose. 
Keywords. Peptide solid-phase synthesis, Fmoc, Tryptophyllin L, antioxidants, DPPH, FRAP. 
1 GIỚI THIỆU 
Vai trò của peptid ngày càng trở nên quan trong trong các nghiên cứu dược phẩm, hóa mỹ phẩm và 
gần đây là công nghệ thực phẩm [1-5]. Các công trình nghiên cứu cho thấy, các peptid phân lập từ tự 
nhiên thể hiện đa dạng các hoạt tính sinh học bao gồm khả năng kháng oxid hóa, hạ huyết áp, kháng vi 
sinh và kháng khuẩn [6]. Peptide kháng oxid hóa đặc biệt được chú ý khi chúng là hợp chất tiềm năng góp 
phần quan trọng vào việc ngăn ngừa và chữa trị các căn bệnh như tim mạch, tiểu đường, ung thư, viêm 
khớp...[6-9]. Hơn nữa chúng còn có khả năng tạo phức hiệu quả với các ion kim loại như Fe2+ hoặc Cu2+ 
và làm chậm quá trình peroxid hóa của lipid. Điều này khiến peptid ly trích từ tự nhiên trở thành các hợp 
chất được nghiên cứu rộng rãi nhằm ứng dụng trong công nghiệp bảo quản thực phẩm thực phẩm và chất 
kháng oxid hóa trong nghiên cứu dược phẩm [10-12]. 
Đa số các peptid với hoạt tính sinh học thu được từ các nguồn protein khác nhau bằng phương pháp 
thủy giải dùng vi sinh hay dùng các enzym thủy giải (protease). Rất nhiều công trình nghiên cứu nhằm 
nâng cao hiệu quả của quy trình thủy giải, khử, tinh chế, xác định cơ cấu và hoạt tính của các peptid đã 
được công bố. Qua đó, số lượng peptid với hoạt tính kháng oxid hóa được phát hiện cũng ngày nhiều và 
đa dạng về cơ cấu [10, 13-19]. 
Ngoài việc phân lập và xác định cơ cấu của các peptid có hoạt tính kháng oxid hóa, các nghiên cứu 
khác về mối quan hệ giữa cơ cấu và hoạt tính bao gồm ảnh hưởng của thành phần amino acid, vị trí và số 
lượng của các amino acid đến khả năng kháng oxid hóa của các peptid này cũng được tiến hành, nhằm 
làm cơ sở cho việc dự đoán và thiết kế các peptid có hoạt tính kháng oxid hóa [10, 11, 16]. Trong một 
nghiên cứu thống kê trên 42 peptid kháng oxid hóa của nhóm nghiên cứu của Xia từ Trường đại học Y 
 TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXID HÓA 125 
 CỦA CÁC PEPTID TRYPTOPHYLLIN L 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 
khoa Guangdong [11] cho thấy chúng có độ dài 3-16 amino acid, trong đó nhóm có hoạt tính kháng oxid 
hóa cao nhất có độ dài dưới 7 amino acid và khối lượng phân tử nhỏ hơn 1000 đvC. Sự có mặt với mật độ 
cao của các amino acid hương phương như Tyr, His, Trp và Phe; amino acid kỵ nước như Val, Leu, Ile, 
Pro, Ala, Met và Gly được cho là có ảnh hưởng lớn đối với tính kháng oxid hóa của các peptid đã được 
nghiên cứu [11, 20]. Nghiên cứu mối quan hệ cơ cấu-tính chất sử dụng mô hình định lượng (QSAR) cho 
thấy sự có mặt của amino acid kỵ nước tại vị trí C3 của vùng đuôi carboxilic giúp tăng khả năng phá hủy 
gốc peroxi của peptid, từ đó tăng khả năng kháng oxid hóa của chúng [21]. 
Khả năng thể hiện hoạt tính kháng oxid hóa của các -amino acid đơn lẻ cũng được nghiên cứu để 
tìm kiếm mối liên hệ trực tiếp giữa sự có mặt và số lượng các amino acid này đối với hoạt tính của peptid 
kháng oxid hóa. Cụ thể, khả năng bị oxid hóa cao hơn của các amino acid Cys, Met, Trp, Tyr và His so 
với các amino acid khác được giải thích bởi khả năng dễ bị oxid hóa của dây nhánh tiol trong Cys, tioeter 
trong Met, indol trong Trp, hidroxil phenol trong Tyr, và imidazol trong His [22]. Nhận định này được 
kiểm chứng lại lần nữa vào đầu năm 2018 khi nhóm của Matsui tiến hành khảo sát khả năng bảo vệ 
myoglobin của 20 -amino acid chống lại các gốc chứa oxigen và nitrogen hoạt động. Nghiên cứu này 
cho thấy Trp đứng đầu trong các amino acid chống lại các tác nhân oxid hóa chứa oxigen như hipoclorit 
và gốc peroxi, trong khi các amino acid như Asp, Asn, Glu và Gln lại thể hiện tốt khả năng chống lại gốc 
oxid hóa chứa nitrogen như peroxinitrit [23]. 
Ngoài yếu tố thành phần amino acid, sự ảnh hưởng của số lượng và trình tự sắp xếp của các amino 
acid đến khả năng kháng oxid hóa của các peptid cũng được nghiên cứu bởi một số nhóm. Trình tự sắp 
xếp của các amino acid được nhận định có ảnh hưởng quyết định đến tính oxid hóa của các peptid [24]. 
Cụ thể sự thay đổi vị trí hay loại bỏ của các amino acid được cho là sẽ làm thay đổi khả  ... đây là gốc tự do bền, 
màu xanh tím và hấp thu mạnh ở bước sóng 517 nm. Bởi vì độ hấp thu của dung dịch phản ứng có giá trị 
phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nồng độ ban đầu của DPPH, tỉ lệ DPPH-peptid và dung môi, cho nên thay 
vì sử dụng sự giảm độ hấp thụ để biểu thị cho khả năng phản ứng của peptid, chỉ số IC50 gọi là chỉ số bắt 
50% gốc DPPH, được sử dụng để đặc trưng cho hoạt tính kháng oxid hóa của các peptid [36]. 
Kết quả thí nghiệm DPPH cho thấy có sự khác biệt lớn trong hoạt tính kháng oxid hóa của hai peptid 
Tryptophyllin L. 1.2 và Tryptophyllin L. 1.2.1. Phản ứng của Tryptophyllin L. 1.2 với DPPH diễn ra 
nhanh hơn Tryptophyllin L. 1.2.1 rất nhiều, biểu hiện bằng sự giảm cường độ màu của dung dịch DPPH 
ngay lập tức khi cho Tryptophyllin L. 1.2 vào so với sự mất màu rất chậm của dung dịch phản ứng 
Tryptophyllin L. 1.2.1. Biểu đồ biểu thị sự phụ thuộc của phần trăm bắt gốc tự do vào nồng độ của 
Tryptophyllin L 1.2 là tuyến tính còn biểu đồ của Tryptophyllin L 1.2.1 cho thấy, peptid này không phản 
ứng với DPPH ở nồng độ nhỏ hơn 200 µg/ml, ngược lại còn làm tăng độ hấp thụ của hỗn hợp phản ứng 
(Hình 3). Tuy nhiên, để thu được giá trị IC50, đường thẳng hồi quy đã được sử dụng cho cả hai peptid 
trên, cho thấy IC50 của Tryptophyllin L. 1,2 là 2,59 mM trong khi Tryptophyllin L. 1.2.1 gần gấp đôi là 
4.56 mM (Bảng 2). Với sự khác nhau duy nhất trong cơ cấu của 2 peptid này là gốc amid và gốc 
carboxilic, có thể suy luận rằng sự thay thế gốc amid bởi gốc carboxilic làm giảm khả năng bắt gốc 
DPPH. Hay nói cách khác, sự khác biệt về cơ cấu ảnh hưởng đến cơ chế trao đổi điện tử hoặc cho nhận 
proton của peptid với DPPH. Để làm rõ hơn về khả năng trao đổi điện tử, hai peptid đã được cho thử 
nghiệm với dung dịch FRAP (phần 3.3). 
Bảng 3. Nồng độ bắt 50% gốc DPPH của hai peptid và chất chuẩn glutathione 
IC 50 
Tryp L 1.2 Tryp L 1.2.1 Glutathione 
 mM mM mM 
2.59 ± 0.078 4.56 ± 0.43 0.16 ± 0.01 
 TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXID HÓA 131 
 CỦA CÁC PEPTID TRYPTOPHYLLIN L 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 
Hình 4: Phần trăm bắt gốc DPPH của hai peptid theo nồng độ 
So sánh khả năng bắt gốc tự do của hai peptid với glutathione, một peptid nội sinh kháng oxid hóa, 
cho thấy khả năng kháng oxid hóa của các peptid Tryptophyllin L kém so với glutathione khoảng 10 lần 
(Bảng 3). Tuy nhiên khi so sánh khả năng kháng oxid hóa của các Tryptophyllin L với các peptid được ly 
trích từ thiên nhiên phổ biến như từ β-lactoglobulin, thịt, tảo và sản phẩm phụ thực phẩm [17, 25, 37, 38], 
giá trị này là một giá trị nằm ở ngưỡng cao của peptid kháng oxid hóa. 
3.3. Hoạt tính kháng oxid hóa qua thí nghiệm FRAP 
Thí nghiệm FRAP dựa vào khả năng khử Fe3+(TPTZ)2 tạo phức Fe2+(TPTZ)2 có màu xanh đặc trưng 
để xác định khả năng hoàn nguyên của peptid, tỉ lệ thuận với khả năng nhường điện tử với chất oxid hóa. 
Thí nghiệm cho thấy hai peptid này phản ứng theo chiều hướng tương tự với DPPH, trong đó khả năng 
tham gia phản ứng hoàn nguyên phức Fe3+(TPTZ)2 của Tryptophyllin 1.2 lớn hơn so với Tryptophyllin 
1.2.1 với giá trị là tương ứng 87,55 và 5,23 mM Fe2+/mol peptid. Giá trị hoàn nguyên FRAP này được lấy 
tại 30 phút như trong hầu hết các phản ứng FRAP của peptid nhằm mục đích so sánh. Tuy nhiên, phản 
ứng thật sự không kết thúc tại thời điểm này, đồ thị biểu thị sự phụ thuộc của độ hấp thụ vào thời gian cho 
thấy, phản ứng của Tryptophyllin 1.2 kết thúc ở khoảng 150 phút và của Tryptophyllin 1.2.1 ở khoảng 
250 (Hình 4). Tuy nhiên giá trị hoàn nguyên tại hai thời điểm này không được sử dụng do hai lý do, thứ 
nhất trong phản ứng oxid hóa khử để thử hoạt tính kháng oxid hóa, tốc độ phản ứng sẽ đóng vai trò quan 
trọng khi phải tương tác với chất oxid hóa nhanh hơn chất cần được bảo vệ (chẳng hạn lipid) và vì vậy 
việc chọn thời điểm kết thúc phản ứng quá dài là không hợp lý và không phản ánh được tiềm năng kháng 
oxid hóa của chúng. Tuy nhiên phải nhấn mạnh rằng, khả năng hoàn nguyên của hai peptid thay đổi rất 
đáng kể khi kéo dài thời gian phản ứng, với giá trị lần lượt là 119,78 và 104,25 mM Fe2+/mol peptid. 
y = 0.033x + 2.2063 
0.000
5.000
10.000
15.000
20.000
25.000
30.000
35.000
0 200 400 600 800 1000
%
 b
ắt
 g
ốc
 tự
 d
o 
nồng độ (g/mL) 
Tryptophyllin L 1.2 
y = 0.025x - 16.148 
-40
-30
-20
-10
0
10
0 500 1000
%
 B
ắt
 g
ốc
 tự
 d
o 
nồng độ (g/mL) 
Tryptophyllin L 1.2.1 
132 TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXID HÓA 
 CỦA CÁC PEPTID TRYPTOPHYLLIN L 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 
Hình 5: Khả năng khử FRAP theo thời gian của hai peptid 
4 KẾT LUẬN 
Trong nghiên cứu này hai peptid Tryptophyllin L bao gồm Phe-Pro-Tryp-Leu(NH2) và Phe-Pro-
Tryp-Leu(OH) đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp tổng hợp peptid trên pha rắn sử dụng 2-
chlorotrityl chloride và Rink amid resin. Cơ cấu của hai peptid đã được xác định qua các phương pháp đo 
phổ FTIR, phổ khối MS và MS/MS và phổ 1H, 12C NMR và DEPT. Khảo sát hoạt tính kháng oxid hóa 
của hai peptid bằng hai thí nghiệm DPPH và FRAP cho thấy Tryptophyllin L 1.2 là một chất có kháng 
oxid hóa tiềm năng và cũng giải thích cho việc tiết ra một lượng lớn chất này trên da của loài Litoria 
rubella khi bị kích thích bằng xung điện cường độ rất thấp, nhằm chống lại stress do môi trường tạo nên. 
Tuy nhiên có một sự khác biệt lớn trong hoạt tính kháng oxid hóa của hai Tryptophyllin L trong khi 
chúng chỉ khác nhau ở đuôi carboxilic và amid. Việc nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ cấu và hoạt tính 
kháng oxid hóa của hai peptid trong tương lai sẽ cho làm rõ lý do của sự khác biệt này. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] K. Fosgerau, T. Hoffmann, Peptide therapeutics: current status and future directions, Drug Discovery Today, 20 
(2015) 122-128. 
[2] A. Henninot, J.C. Collins, J.M. Nuss, The current state of peptide drug discovery: Back to the future?, Journal of 
Medicinal Chemistry, 61, (2017) 1382-1414. 
[3] J.L. Lau, M.K. Dunn, Therapeutic peptides: Historical perspectives, current development trends, and future 
directions, Bioorganic & Medicinal Chemistry, 26, (2018) 2700-2707. 
[4] S. Lohan, G. Singh Bisht, Recent approaches in design of peptidomimetics for antimicrobial drug discovery 
research, Mini Reviews in Medicinal Chemistry, 13 (2013) 1073-1088. 
[5] P. Hashim, D. Mat Hashim, A review of cosmetic and personal care products: Halal perspective and detection of 
ingredient, Pertanika Journal of Science and Technology, 21 (2013) 281-292. 
[6] H. Admassu, M.A.A. Gasmalla, R. Yang, W. Zhao, Bioactive peptides derived from seaweed protein and their 
health benefits: antihypertensive, antioxidant, and antidiabetic properties, Journal of Food Science, 83 (2018) 
6-16. 
0
0.5
1
1.5
2
2.5
0 50 100 150 200 250 300 350
Đ
ộ 
hấ
p 
th
ụ 
tạ
i 5
93
nm
Thời gian (phút) 
Tryptophyllin L1.2 
Tryptophyllin L1.2.1 
 TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXID HÓA 133 
 CỦA CÁC PEPTID TRYPTOPHYLLIN L 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 
[7] A. Montoya-Rodríguez, E.G. de Mejía, Pure peptides from amaranth (Amaranthus hypochondriacus) proteins 
inhibit LOX-1 receptor and cellular markers associated with atherosclerosis development in vitro, Food 
Research International, 77 (2015) 204-214. 
[8] A. Sánchez, A. Vázquez, Bioactive peptides: A review, Food Quality and Safety, 1 (2017) 29-46. 
[9] S. Chakrabarti, F. Jahandideh, J. Wu, Food-derived bioactive peptides on inflammation and oxidative stress, 
BioMed Research International, 2014 (2014). 
[10] J.M. Lorenzo, P.E. Munekata, B. Gómez, F.J. Barba, L. Mora, C. Pérez-Santaescolástica, F. Toldrá, Bioactive 
peptides as natural antioxidants in food products–A review, Trends in Food Science & Technology, (2018). 
[11] T.-B. Zou, T.-P. He, H.-B. Li, H.-W. Tang, E.-Q. Xia, The structure-activity relationship of the antioxidant 
peptides from natural proteins, Molecules, 21 (2016) 72. 
[12] M. Sohaib, F.M. Anjum, A. Sahar, M.S. Arshad, U.U. Rahman, A. Imran, S. Hussain, Antioxidant proteins and 
peptides to enhance the oxidative stability of meat and meat products: A comprehensive review, International 
Journal of Food Properties, 20 (2017) 2581-2593. 
[13] B.T. Clarke, The natural history of amphibian skin secretions, their normal functioning and potential medical 
applications, Biological Reviews, 72 (1997) 365-379. 
[14] M.A. Apponyi, T.L. Pukala, C.S. Brinkworth, V.M. Maselli, J.H. Bowie, M.J. Tyler, G.W. Booker, J.C. 
Wallace, J.A. Carver, F. Separovic, Host-defence peptides of Australian anurans: structure, mechanism of 
action and evolutionary significance, Peptides, 25 (2004) 1035-1054. 
[15] R.J. Lewis, M.L. Garcia, Therapeutic potential of venom peptides, Nature reviews drug discovery, 2 (2003) 
790. 
[16] K. Sato, Structure, Content, and Bioactivity of Food-Derived Peptides in the Body, Journal of Agricultural and 
Food Chemistry, 66 (2018) 3082-3085. 
[17] R. Liu, L. Xing, Q. Fu, G.-h. Zhou, W.-g. Zhang, A review of antioxidant peptides derived from meat muscle 
and by-products, Antioxidants, 5 (2016) 32. 
[18] J. Yang, L. Hu, T. Cai, Q. Chen, Q. Ma, J. Yang, C. Meng, J. Hong, Purification and identification of two novel 
antioxidant peptides from perilla (Perilla frutescens L. Britton) seed protein hydrolysates, PloS one, 13 
(2018) e0200021. 
[19] P.A. Harnedy, M.B. O'Keeffe, R.J. FitzGerald, Fractionation and identification of antioxidant peptides from an 
enzymatically hydrolysed Palmaria palmata protein isolate, Food Research International, 100 (2017) 416-
422. 
[20] T. Wang, Q. Zhao, Q. Wang, Production and antioxidant properties of marine‐ derived bioactive peptides, 
Marine proteins and peptides. Biological Activities and Applications, (2013) 385-406. 
[21] Y.-W. Li, B. Li, Characterization of structure–antioxidant activity relationship of peptides in free radical 
systems using QSAR models: key sequence positions and their amino acid properties, Journal of Theoretical 
Biology, 318 (2013) 29-43. 
[22] J.L. Hougland, Darling, J., & Flynn, S. , Protein posttranslational modification, John Wiley & Sons Inc., New 
Jersey, 2013. 
[23] R. Matsui, R. Honda, M. Kanome, A. Hagiwara, Y. Matsuda, T. Togitani, N. Ikemoto, M. Terashima, 
Designing antioxidant peptides based on the antioxidant properties of the amino acid side-chains, Food 
Chemistry, 245 (2018) 750-755. 
[24] K. Saito, D.-H. Jin, T. Ogawa, K. Muramoto, E. Hatakeyama, T. Yasuhara, K. Nokihara, Antioxidative 
properties of tripeptide libraries prepared by the combinatorial chemistry, Journal of Agricultural and Food 
Chemistry, 51 (2003) 3668-3674. 
134 TỔNG HỢP VÀ KHẢO SÁT HOẠT TÍNH KHÁNG OXID HÓA 
 CỦA CÁC PEPTID TRYPTOPHYLLIN L 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp thành phố Hồ Chí Minh 
[25] Y. Ohashi, R. Onuma, T. Naganuma, T. Ogawa, R. Naude, K. Nokihara, K. Muramoto, Antioxidant properties 
of tripeptides revealed by a comparison of six different assays, Food Science and Technology Research, 21 
(2015) 695-704. 
[26] S.T. Steinborner, The observation of evolutionary trends in amphibians and the analysis of negative ion 
fragmentations in large peptide systems by mass spectrometry, Department of Chemistry, The University of 
Adelaide, Adelaide, SA, 1997, 43-62. 
[27] S.T. Steinborner, P.A. Wabnitz, R.J. Waugh, J.H. Bowie, C. Gao, M.J. Tyler, J.C. Wallace, The structures of 
new peptides from the Australian red tree frog 'Litoria rubella'. The skin peptide profile as a probe for the 
study of evolutionary trends of amphibians, Aust. J. Chem., 49 (1996) 955-963. 
[28] R.J. Jackway, V.M. Maselli, I.F. Musgrave, M.J. Maclean, M.J. Tyler, J.H. Bowie, Skin peptides from anurans 
of the Litoria rubella Group: sequence determination using electrospray mass spectrometry. Opioid activity 
of two major peptides, Rapid Commun. Mass Spectrom., 23 (2009) 1189-1195. 
[29] S.T. Ellis‐ Steinborner, D. Scanlon, I.F. Musgrave, T.N. Tran, S. Hack, T. Wang, A.D. Abell, M.J. Tyler, J.H. 
Bowie, An unusual kynurenine‐ containing opioid tetrapeptide from the skin gland secretion of the 
Australian red tree frog Litoria rubella. Sequence determination by electrospray mass spectrometry, Rapid 
Communications in Mass Spectrometry, 25 (2011) 1735-1740. 
[30] T.L. Pukala, J.H. Bowie, V.M. Maselli, I.F. Musgrave, M.J. Tyler, Host-defence peptides from the glandular 
secretions of amphibians: structure and activity, Natural Product Reports, 23 (2006) 368-393. 
[31] R.B. Merrifield, Solid phase peptide synthesis. I. The synthesis of a tetrapeptide, Journal of the American 
Chemical Society, 85 (1963) 2149-2154. 
[32] R. Behrendt, P. White, J. Offer, Advances in Fmoc solid‐ phase peptide synthesis, Journal of Peptide Science, 
22 (2016) 4-27. 
[33] J.M. Palomo, Solid-phase peptide synthesis: an overview focused on the preparation of biologically relevant 
peptides, RSC Advances, 4 (2014) 32658-32672. 
[34] M.S. Blois, Antioxidant determinations by the use of a stable free radical, Nature, 181 (1958) 1199. 
[35] I.F. Benzie, J.J. Strain, The ferric reducing ability of plasma (FRAP) as a measure of “antioxidant power”: the 
FRAP assay, Analytical Biochemistry, 239 (1996) 70-76. 
[36] S.B. Kedare, R. Singh, Genesis and development of DPPH method of antioxidant assay, Journal of Food 
Science and Technology, 48 (2011) 412-422. 
[37] M. Tian, B. Fang, L. Jiang, H. Guo, J. Cui, F. Ren, Structure-activity relationship of a series of antioxidant 
tripeptides derived from β-Lactoglobulin using QSAR modeling, Dairy Science & Technology, 95 (2015) 
451-463. 
[38] W. Liao, L. Gu, Y. Zheng, Z. Zhu, M. Zhao, M. Liang, J. Ren, Analysis of the quantitative structure–activity 
relationship of glutathione-derived peptides based on different free radical scavenging systems, 
MedChemComm, 7 (2016) 2083-2093. 
Ngày nhận bài: 02/07/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 25/10/2019 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_va_khao_sat_hoat_tinh_khang_oxid_hoa_cua_cac_peptid.pdf