Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến

Vật liệu ZnO pha tạp Mn được tổng hợp với phương pháp thủy nhiệt. Các đặc trưng tính chất

của vật liệu tổng hợp được nghiên cứu bằng bằng các phương pháp như XRD, FT-IR, UV-VIS, EDS,

XPS và SEM. Các kết quả XRD, XPS và UV-VIS đã cho thấy ion Mn2+ đã pha tạp thành công vào ZnO.

Sự pha tạp Mn đã làm giảm năng lượng vùng cấm, do đó làm tăng cường hấp thu quang vùng ánh sáng

khả kiến của ZnO. Kết quả là vật liệu ZnO pha tạp Mn thể hện hoạt tính quang xúc tác cao hơn ZnO

không pha tạp dưới ánh sáng khả kiến

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 1

Trang 1

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 2

Trang 2

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 3

Trang 3

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 4

Trang 4

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 5

Trang 5

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 6

Trang 6

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 7

Trang 7

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 8

Trang 8

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến trang 9

Trang 9

pdf 9 trang viethung 4520
Bạn đang xem tài liệu "Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến

Tổng hợp thủy nhiệt vật liệu nano ZnO pha tạp Mn nhằm tăng cường hoạt tính quang xúc tác dưới ánh sáng khả kiến
Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Số 39B, 2019 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Mn NHẰM 
TĂNG CƯỜNG HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁCDƯỚI ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN 
LƯU THỊ VIỆT HÀ 
Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ chí Minh; 
luuthivietha@iuh.edu.vn 
Tóm tắt. Vật liệu ZnO pha tạp Mn được tổng hợp với phương pháp thủy nhiệt. Các đặc trưng tính chất 
của vật liệu tổng hợp được nghiên cứu bằng bằng các phương pháp như XRD, FT-IR, UV-VIS, EDS, 
XPS và SEM. Các kết quả XRD, XPS và UV-VIS đã cho thấy ion Mn2+ đã pha tạp thành công vào ZnO. 
Sự pha tạp Mn đã làm giảm năng lượng vùng cấm, do đó làm tăng cường hấp thu quang vùng ánh sáng 
khả kiến của ZnO. Kết quả là vật liệu ZnO pha tạp Mn thể hện hoạt tính quang xúc tác cao hơn ZnO 
không pha tạp dưới ánh sáng khả kiến. 
HYDROTHERMAL SYNTHESIS OF Mn-DOPED ZnO NANO MATERIAL WITH 
ENHENCEMENT PHOTOCATALYTIC ACTIVITY UNDER VISIBLE LIGHT 
Abstract. Mn doped ZnO (Mn-ZnO) material has been synthesized by a hydrothermal method. Its 
characterization and properties investigated using X-ray diffraction analysis (XRD), Fourier-tranform 
infrared spectroscopy (FT-IR), UV-Vis diffuse reflectance spectroscopy (UV-VIS), energy-dispersive x-
ray (EDX), X-ray photoelectron spectroscopy (XPS) and scanning electron microscopy (SEM).The XRD, 
XPS and UV-VIS results proved the successful doping of Mn2+ ions in the host ZnO. Mn doping induce 
the band gap decrease and thus significantly enhance the absorption of ZnO in the range of visible-
light. As a results, the Mn-ZnO nanomaterials exhibited higher photocatalytic activity under visible light 
irradiation compared with undoped ZnO nanomaterials. 
Keywords. Mn-ZnO, Mn-doped ZnO, visible light, photocatalysis, methylene blue 
1. MỞ ĐẦU 
Trong lĩnh vực xúc tác quang hóa, oxit ZnOđược đánh giá là chất xúc tác quang hóa có nhiều triển 
vọng bởi những tính chất độc đáo của nó. ZnO có tính ổn định nhiệt và hóa học cao, có năng lượng vùng 
cấm thẳng và rộng (xấp xỉ 3,2 eV ở nhiệt độ phòng), năng lượng liên kết exiton lớn (60 eV), là vật liệu 
thân thiện với môi trường và có giá thành rẻ [1]. Trong những năm gần đây, ZnO đã được quan tâm 
nghiên cứu nhiều trong lĩnh vực làm sạch nước và không khí với vai trò là chất xúc tác quang hóa hiệu 
quả. Tuy nhiên, đối với xúc tác quang là oxit bán dẫn nói chung và ZnO nói riêng, hạn chế lớn nhất là sự 
tái kết hợp nhanh electron và lỗ trống quang sinh, do đó làm giảm hiệu quả quang xúc tác của chúng. Vì 
vậy, cần thiết phải biến đổi tính chất electron trong cấu trúc của ZnO, nhằm giảm thiểu quá trình tái kết 
hợp của electron và lỗ trống quang sinh,cải thiện hoạt tính quang xúc tác của ZnO. Pha tạp kim loại đã 
cho thấy là một trong những phương pháp hiệu để tăng cường hoạt tính quang xúc tác của ZnO. Pha tạp 
kim loại làm thay đổi cấu trúc dải electron của ZnO, do đó sinh ra nhiều khuyết tật tinh thể như khuyết tật 
lỗ trống oxi (Vo). Ngoài ra, các ion kim loại pha tạp, đặc biệt là của các kim loại đa hóa trị có thể hoạt 
động như các “bẫy” điện tử cùng với lỗ trống oxilàm cho việc tách biệt electron và lỗ trống quang sinh 
càng trở nên hiệu quả. Hơn thế nữa, pha tạp kim loại có thể tăng cường hoạt tính quang xúc tác của ZnO 
dưới ánh sáng khả kiến do việc pha tạp tạo ra trạng thái năng lượng vùng cấm mới ngay bên trong vùng 
cấm của ZnO và trạng thái mới này có khả năng hấp thu ánh sáng vùng khả kiến[2-5].Ion Mn2+ và Zn2+ có 
cùng điện tích và chênh lệch bán kính ion giữa chúng tương đối nhỏ, do đó ion Mn2+ dễ dàng thay thế ion 
Zn2+ mà không làm thay đổi cấu trúc tinh thể ZnO. Một trong những ảnh hưởng quan trọng khi pha tạp 
mangan vào ZnO liên quan đến việc tăng khuyết tật mạng tinh thể, đặc biệt là khuyết tật lỗ trống oxi. 
136 TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Mn NHẰM 
 TĂNG CƯỜNG HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁCDƯỚI ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Khuyết tật lỗ trống oxi hoạt động như một bẫy điện tử nhằm tách biệt electron và lỗ trống quang sinh và 
tăng thời gian tồn tại của chúng, do đó tăng hoạt tính quang xúc tác của ZnO[6, 7]. 
Cho đến nay, trên thế giới đã có khá nhiều báo cáo nghiên cứu về vật liệu quang xúc tác Mn-ZnO. 
Cấu trúc, các đặc trưng tính chất và hoạt tính quang xúc tác của chúng đã được nghiên cứu[4, 5, 7-9]. 
Trong nước, vật liệu quang xúc tác Mn-ZnO còn được nghiênrất ít và chưa toàn diện [10]. Đặc biệt, chưa 
có báo cáo khoa học về vật liệu Mn-ZnO được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt. 
Trong bài báo này, vật liệu Mn-ZnO được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy nhiệt. Kết 
quả thực nghiệm cho thấy, việc pha tạp Mn đã tăng cường hoạt tính quang xúc tác của ZnO trong vùng 
ánh sáng khả kiến. 
2. THỰC NGHIỆM 
2.1. Tổng hợp vật liệu Mn-ZnO bằng phương pháp thủy nhiệt 
Các hóa chất Zn(CH3COO)2.2H2O, Mn(CH3COO)2.4H2O, C2H5OH, NaOH, Methylene blue đều là 
hóa chất tinh khiết phân tích của Hemedia - Ấn Độ. 
Vật liệu Mn-ZnO được điều chế bằng phương pháp thủy nhiệt với các tiền chất kẽm axetat 
Zn(CH3COO)2.2H2O, mangan axetat Mn(CH3COO)2.4H2O, dung môi etanol C2H5OH và môi trường bazơ 
NaOH. Hòa tan 0,664g Zn(CH3COO)2.2H2O và một lượng muối Mn(CH3COO)2.4H2O với tỉ lệ mol 
Mn2+/Zn2+ là 2% với 75 ml C2H5OH thu được dung dịch A. Hòa tan 0,4g NaOH với 75ml H2O thu được 
dung dịch B. Cho từ từ dung dịch A vào dung dịch B và tiếp tục khuấy 1 giờ. Chuyển toàn bộ hỗn hợp 
vào bình phản ứng (autoclave) và ổn định nhiệt trong tủ sấy ở 150oC trong 24 giờ. Sau đó, để nguội bình 
phản ứng đến nhiệt độ phòng, lọc và rửa nhiều lần bằng nước cất hai lần và etanol, sấy khô sản phẩm ở 
80oCkhoảng 10 giờ, thu được chất rắn dạng bột. 
 Với mục đích so sánh ZnO được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt trong cùng điều kiện với 
Mn-ZnO. 
2.2. Các phương pháp nghiên cứu đặc trưng tính chất của vật liệu 
Sự hình thành và biến đổi pha tinh thể của vật liệu tổng hợp được nghiên cứu bằng phương pháp 
n ...  đó lấy 4 ml hỗn hợp đem li tâm tách chất rắn và đo 
mật độ quang Ao (tính thời điểm t=0). Chiếu ánh sáng nhìn thấy từ đèn Osram và tiếp tục khuấy. Cứ sau 
30 phút lấy 4 ml dung dịch hỗn hợp li tâm tách xúc tác và đo mật độ quang (At) cho đến khi dung dịch 
MB bị mất màu hoàn toàn. 
Hiệu suất phân hủy MB (H%) theo thời gian của phản ứng quang xúc tác được xác định theo công 
thức: 
H (%) = େబିେ౪େబ ൈ ͳͲͲ ൌ
୅బି୅౪
୅బ
ൈ ͳͲͲ (2) 
Trong đó: A0, At: mật độ quang của MB tại thời điểm t= 0 phút và t phút; 
C0, Ct: nồng độ của MB tại t=0 phút và t phút. 
3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 
3.1. Kết quả XRD 
Hình 3.1: (a) Giản đồ XRD của Mn-ZnO được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt với hàm lượng Mn pha tạp 
khác nhau và (b) XRD so sánh góc quét pic nhiễu xạ của ZnO và Mn-ZnO. 
Bảng 3.1: Kích thước tinh thể trung bình và hiệu suất phân hủy MB dưới ánh sáng khả kiến sau 150 phút của 
Mn-ZnO với hàm lượng Mn pha tạp khác nhau. 
Mẫu 
Mn2+/Zn2+ 
(mol) 
∆(2θ) 
(độ) 
2θ 
(độ) 
D 
(nm) 
H 
(%) 
0% 0,295 36,201 28,34 91,3 
1% 0,426 36,243 19,62 96,3 
2% 0,460 36,242 18,17 96,9 
4% 0,397 36,277 21,06 95,8 
10% 0,344 36,292 24,31 95,0 
(a)
_ 
(b) 
138 TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Mn NHẰM 
 TĂNG CƯỜNG HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁCDƯỚI ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Ảnh hưởng của mangan pha tạp đến thành phần pha và kích thước thước tinh thể thể hiện ở hình 
3.1. Giản đồ XRD hình 3.1a cho thấy, hàm lượng Mn pha tạp không ảnh hưởng đến thành phần pha tinh 
thể. Các mẫu có tỉ lệ mol Mn2+/Zn2+ từ 1% đến 10% đều cho cấu trúc đơn pha hexagonal wurtzite của 
ZnO với các pic cao và sắc nét. Các đỉnh nhiễu xạ tương ứng với các họ mặt phẳng mạng (100), (110), 
(101), (102), (002), (103), (200), (112) và (201) phù hợp với giản đồ XRD của mẫu chuẩn ZnO dạng khối 
JCPDS 00-036-1451. Không thấy có sự xuất hiện các pic nhiễu xạ của kim loại mangan hay các oxit 
mangan. Đáng chú ý là, khi pha tạp Mn, các pic nhiễu xạ dịch chuyển nhẹ về phía góc 2 thetabé hơn so 
với các pic nhiễu xạ của ZnO tổng hợp ở cùng điều kiện (hình 3.1b). Sự chuyển dịch thấy rõ ở mẫu với 
hàm lượng mangan pha tạp lớn. Kết quả này phù hợp với một số kết quả đã công bố [11, 12]. Các nhóm 
tác giả này cho rằng đã có sự thay thế ion Zn2+ bởi các ion Mn2+ trong quá trình tổng hợp mẫu do ion Zn2+ 
và ion Mn2+ có cùng điện tích và bán kính ion Zn2+ (0,74 Ao) gần bằng bán kính ion Mn2+ (0,8 Ao). 
Phương pháp XRD không phát hiện được cấu trúc tinh thể pha tạp nếu hàm lượng pha tạp dưới 3%. Tuy 
nhiên, giản đồ XRD các mẫu với hàm lượng mangan pha tạp lớn hơn 6% và 10% cũng cho hình ảnh đơn 
pha hexagonal wurtzite của ZnO. Như vậy, có thể cho rằng mangan đã pha tạp thành công vào ZnO mà 
không làm thay đổi cấu trúc của ZnO. Trong đó, các ion mangan đã thay thế một phần vị trí các ion Zn2+ 
hoặc xâm nhập vào các lỗ hổng khuyết tật mạng. 
Kích thước tinh thể trung bìnhcủa Mn-ZnO và hiệu suất phân hủy MB dưới ánh sáng khả kiến của 
Mn-ZnO với tỉ lệ mol Mn2+/Zn2+ khác nhau thể hiện ở bảng 3.1. Kết quả này cho thấy,mẫu tổng hợp với tỉ 
lệ mol Mn2+/Zn2+ = 2% mol có kích thước tinh thể trung bình thể bé nhất và cho hiệu quả quang xúc tác 
tốt nhất dưới ánh sáng khả kiến. Mẫu ZnO pha tạp 2% mol Mn (tỉ lệ mol Mn2+/Zn2+ = 2%) được chọn làm 
mẫu đại diện để nghiên cứu các đặc trưng tính chất ở các mục tiếp theo. 
Kết quả FT-IR 
Hình 3.2: Phổ FT-IR của Mn-ZnO và ZnO tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt 
Đặc điểm liên kết của vật liệu Mn-ZnO thể hiện ở hình 3.2. Hình này cho thấy các pic tương ứng 
với số sóng 3440 cm-1, 3448 cm-1, 1637 cm-1 và 1651 cm-1 đặc trưng cho dao động của liên kết O-H và H-
O-H của nước hấp thụ bề mặt. Pic có cường độ yếu tương ứng với số sóng 1550 cm-1 đặc trưng cho dao 
động của liên kết nhóm COO-[13]. Các pic có cường độ lớn tương ứng với số sóng 432 cm-1 và 509 cm-1 
đặc trưng cho dao động của liên kết Zn-O.Có thể nhận thấy sự chuyển dịch số sóng hấp thu liên kết Zn-O 
của mẫu Mn-ZnO (509 cm-1) so với mẫu ZnO (432 cm-1) tổng hợp ở cùng điều kiện. Sự thay này có thể 
do sự tạo thành liên kết Zn-O-Mn khi Mn pha tạp vào ZnO. 
Kết quả phổ phản xạ khuếch tán UV-VIS 
0
0.5
1
1.5
2
2.5
0 1000 2000 3000 4000
Cư
ờn
g 
độ
 (a
.u
) 
Số sóng (cm-1 ) 
432 
509 1550 1651 
3448 
ZnO 
Mn-ZnO 
3440 
 TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Mn NHẰM 139 
 TĂNG CƯỜNG HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁCDƯỚI ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Hình 3.3: Phổ phản xạ khuếch tán của Mn-ZnO được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt. 
Sự pha tạp Mn cũng làm thay đổi tính chất quang của vật liệu ZnO. Kết quả phổ phản xạ khuếch 
tán UV-VIS (hình 3.3a) cho thấy, bờ hấp thu quang của Mn-ZnO chuyển dịch sang phía có bước sóng dài 
hơn so với ZnO. Kết quả là năng lượng vùng cấm của Mn-ZnObị thu hẹp lại. Năng lượng vùng cấm của 
Mn-ZnO được xác định từ phổ phản xạ khuếch tán bằng phương pháp đồ thị Tauc (Tauc Plot) là 3,0 eV 
(hình 3.3b) nhỏ hơn năng lượng vùng cấm của ZnO 3,27eV ở nhiệt độ phòng[1]. Như vậy, vật liệu Mn-
ZnO có khả năng hấp thu quang vùng ánh sáng nhìn thấy tương ứng với bước sóng có λ ≤ 413 nm. Khả 
năng hấp thu quang vùng ánh sáng khả kiến của ZnO khi pha tạp mangan được cho là do sự truyền điện 
tích giữa trạng thái vùng cấm mới ngay bên trong vùng cấm của ZnO được tạo ra bởi các ion mangan pha 
tạp với vùng hóa trị của ZnO và do bước chuyển d-d từ trạng thái 6A1 của ZnO tới các trạng thái kích 
thích 4A1, 4T2 và 4E của Mn2+. Các trạng thái kích thích này được tạo ra là kết quả của sự phân tách trường 
tinh thể của ion Mn2+ (trạng thái 4G) ngay bên trong vùng cấm của ZnO[14, 15]. 
Kết quả XPS 
Hình 3.4: (a) Phổ XPS của Mn-ZnO được tổng hợp bằng phương pháp thủy nhiệt ; Phổ XPS với chế độ scan phân 
giải cao của (b) Zn2p; (c) Mn2p và (d) O1s. 
(a) (b) 
(a) 
(c) 
(b) 
(d) 
140 TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Mn NHẰM 
 TĂNG CƯỜNG HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁCDƯỚI ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Trạng thái hóa học bề mặt của vật liệu Mn-ZnO được xác định thông qua phổ XPS. Kết quả thể 
hiện ở hình 3.4.Phổ XPS của Mn-ZnO (hình 3.4a) cho thấy các sự hiện diện các nguyên tố có trong mẫu 
đại diện như Zn, Mn,C và O. Trạng thái hóa học của các nguyên tố này được làm rõ thông qua phổ XPS 
với chế độ scan phân giải cao (hình 3.4 b, 3.4c, 3.4d). Hình 3.4b cho thấy các pic tại 1022,2 và 1045,38 
đặc trưng cho năng lượng liên kết của Zn2p3/2 và Zn2p1/2 tương ứng[11, 16]. Trong vùng năng lượng liên 
kết của O1s (hình 3.4d), có hai pic được quan sát tại 529,9eV và 531,9 eV đặc trưng O-2 trong liên kết 
Zn-O của mạng ZnO. Đáng chú ý, các pic ứng với mức năng lượng liên kết 641,5 và 655,5 eV tương ứng 
với trạng thái Mn2p3/2 và Mn2p1/2 (hình 3.4c) đặc trưng cho trạng thái oxi hóa +2 của mangan[11]. Ngoài 
ra, pic có mức năng lượng năng lượng 284,4 eVđược xác định là của cacbon (C1s) đối chứng sử dụng 
trong phép đo XPS. Như vậy, kết quả này một lần nữa chứng minh thêm cho sự pha tạp thành công 
mangan vào mạng tinh thể ZnO, trong đó mangan tồn tại ở trạng thái oxi hóa+2. 
Kết quả SEM, EDS 
Hình thái bề mặt vật liệu thể hiện qua ảnh SEM của Mn-ZnO. Hình 3.5a cho thấy, vật liệu Mn-ZnO 
có dạng hình que ngắn, khá đồng đều, kích thước chiều rộng khoảng 20 nm đến 30nm, kích thước chiều 
dài khoảng 50 nm – 60 nm. 
Phổ EDS của Mn-ZnO (hình 3.5b) cho thấy sự có mặt của các nguyên tố kẽm, oxi, mangan trong 
mẫu với phần trăm khối lượng tương ứng 78,93%, 19,71% và 1,36%. Ngoài ra, không thấy sự có mặt của 
các nguyên tố lạ. Chứng tỏ, vật liệu Mn-ZnO tổng hợp được có độ tinh khiết cao. 
Tóm lại, các kết quả nghiên cứu vật liệu XRD, IR, XPS, UV-VIS, SEM và EDS đều chứng minh 
rằng vật liệu Mn-ZnO đã được tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy nhiệt. Vật liệu có cấu trúc 
hexagonal wurtzite, kích thước nanomet, hình tựa que (nanorods) với độ tinh khiết và độ tinh thể hóa cao. 
Diện tích bề mặt riêng 18,6 m2/g. Vật liệu Mn-ZnO có khả năng hấp thu quang vùng ánh sáng khả kiến 
với bước sóng λ ≤ 413 nm. 
 Hình 3.5: (a) Ảnh SEM của Mn-ZnO; (b) Phổ EDS của Mn-ZnO. 
 TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Mn NHẰM 141 
 TĂNG CƯỜNG HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁCDƯỚI ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Hoạt tính quang xúc tác 
Hình 3.6: Đường chuẩn của dung dịch MB 
Kết quả thể hiện ở hình 3.7. Hình này cho thấy, hiệu suất phân hủy MB dưới ánh sáng khả kiến của 
vật liệu Mn-ZnO cao hơn của ZnO. Cụ thể, sau 150 phút hiệu suất phân hủy MB của Mn-ZnO và ZnO 
tương ứng là 96,9% và 91,3%. 
Hình 3.7: Hiệu suất phân hủy MB của Mn-ZnO và ZnO dưới ánh sáng nhìn thấy. 
Với nồng độ ban đầu của MB thấp, phản ứng phân hủy MB có thể được mô tả bởi phương trình 
động học bậc 1 của langmuir-Hinshelwood. Trên cơ sở dữ liệu phân hủy MB của các vật liệu, các phương 
trình biểu diến mối quan hệ giữa Ln(Co/Ct) và thời gian phân hủy MB, hệ số tương quan R2 và hằng số tốc 
độ k được tính toán bằng phần mềm Excel. Kết quả thể hiện ở hình 3.8. 
y = 0.1742x + 0.2088 
R² = 0.995 
0
1
2
3
4
0 5 10 15 20
A 
C (mg/l) 
0
20
40
60
80
100
0 30 60 90 120 150
H
iệ
u 
su
ất
 p
hâ
n 
hủ
y 
M
B
 (%
) 
Thời gian (phút) 
ZnO-Mn
ZnO
142 TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Mn NHẰM 
 TĂNG CƯỜNG HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁCDƯỚI ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
Hình 3.8:Mối quan hệ giữa Ln(Ao/At) theo thời gian phản ứng phân hủy MB của Mn-ZnO và ZnO dưới ánh sáng 
nhìn thấy. 
Kết quả hình 3.8 cho thấy các hệ số tương quan xấp xỉ bằng 1, các đường biểu diễn mối quan 
hệgiữa Ln(Ao/At) theo thời gian của phản ứng quang xúc tác gần như tuyến tính. Chứng tỏ, động học phản 
ứng phân hủy MB của vật liệu các vật liệu dưới ánh sáng nhìn thấy tuân theo mô hình Langmuir-
Hinshelwood và là phản ứng đơn giản bậc 1. Hằng số tốc độ phản ứng k đối với xúc tác Mn-ZnO và ZnO 
tương ứng 0,0243 và 0,0169 phút-1. 
KẾT LUẬN 
Vật liệu Mn-ZnO đã tổng hợp thành công bằng phương pháp thủy nhiệt với độ tinh thể hóa và độ 
tinh khiết cao. Các nghiên cứu đặc trưng tính chất vật liệu đã cho thấy, Mn được pha tạp thành công vào 
mạng tinh thể ZnO và tồn tại ở trạng thái oxi hóa +2. Vật liệu Mn-ZnO có cấu trúc hexagonal wurtzit, 
dạng tựa que ngắn, kích thước nanomet, diện tích bề mặt riêng 18,6 m2/g, năng lượng vùng cấm xấp xỉ 
3,0 eV và có khả năng hấp thu quang vùng ánh sáng nhìn thấy với λ ≤ 413 nm. Hằng số tốc độ phản ứng 
phân hủy MB của vật liệu Mn-ZnO cao hơn ZnO (gần 1,5 lần) dưới ánh sáng khả kiến. Như vậy, pha tạp 
Mn vào ZnO đã hạn chế sự tái tổ hợp của các cặp electron và lỗ trống quang sinh đồng thời thu hẹp năng 
lượng vùng cấm, tăng cường hoạt tính quang xúc tác của ZnO dưới ánh sáng khả kiến. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1]. Kołodziejczak-Radzimska, A. and T. Jesionowski, Zinc Oxide-From Synthesis to Application: A Review. 
Materials (Basel, Switzerland), 2014. 7(4): p. 2833-2881. 
[2]. Pandey, P., et al., Rare earth ion (La, Ce, and Eu) doped ZnO nanoparticles synthesized via sol-gel method: 
Application in dye sensitized solar cells. 2015. 119(4): p. 666-671. 
[3]. Melkozerova, M.A., et al., Effect of doping with 3d elements (Co, Ni, Cu) on the intrinsic defect structure 
and photocatalytic properties of nanostructured ZnO with tubular morphology of aggregates. 2013. 55(12): p. 
2459-2465. 
[4]. Milenova, K., et al., Application of activated M/ZnO (M = Mn, Co, Ni, Cu, Ag) in photocatalytic degradation 
of diazo textile coloring dye. 2014. 21(21): p. 12249-12256. 
[5]. Türkyılmaz, Ş.Ş., N. Güy, and M. Özacar, Photocatalytic efficiencies of Ni, Mn, Fe and Ag doped ZnO 
nanostructures synthesized by hydrothermal method: The synergistic/antagonistic effect between ZnO and 
metals. Journal of Photochemistry and Photobiology A: Chemistry, 2017. 341: p. 39-50. 
[6]. Ullah, R. and J. Dutta, Photocatalytic degradation of organic dyes with manganese-doped ZnO nanoparticles. 
Vol. 156. 2008. 194-200. 
 TỔNG HỢP THỦY NHIỆT VẬT LIỆU NANO ZnO PHA TẠP Mn NHẰM 143 
 TĂNG CƯỜNG HOẠT TÍNH QUANG XÚC TÁCDƯỚI ÁNH SÁNG KHẢ KIẾN 
© 2019 Trường Đại học Công nghiệp Thành phố Hồ Chí Minh 
[7]. Ahmad, M., et al., Enhancing visible light responsive photocatalytic activity by decorating Mn-doped ZnO 
nanoparticles on Graphene. Vol. 40. 2014. 100087-10095. 
[8]. Ahmed, S.A., Structural, optical, and magnetic properties of Mn-doped ZnO samples. Results in Physics, 
2017. 7: p. 604-610. 
[9]. Sharma, R.K., S. Patel, and K.C. Pargaien, Synthesis, characterization and properties of Mn-doped ZnO 
nanocrystals. Advances in Natural Sciences: Nanoscience and Nanotechnology, 2012. 3(3): p. 035005. 
[10]. Hoàng Thị Hương Huế, N.Đ.B., Bùi Thị Ánh Nguyệt, Hoạt tính quang xúc tác của ZnO và Mn-ZnO được 
tổng hợp bằng phương pháp đốt cháy. Tạp chí hóa học, 2015. T. 53(3): p. 301-305. 
[11]. Wang, Y., et al., Synergistic effect of N-decorated and Mn(2+) doped ZnO nanofibers with enhanced 
photocatalytic activity. Scientific reports, 2016. 6: p. 32711-32711. 
[12]. Hao, Y.-M., et al., Structural, optical, and magnetic studies of manganese-doped zinc oxide hierarchical 
microspheres by self-assembly of nanoparticles. Vol. 7. 2012. 100. 
[13]. Tan, T., C.w. Lai, and S.B. Abd Hamid, Tunable Band Gap Energy of Mn-Doped ZnO Nanoparticles Using 
the Coprecipitation Technique. Vol. 2014. 2014. 1-6. 
[14]. Samadi, M., et al., Recent progress on doped ZnO nanostructures for visible-light photocatalysis. Thin Solid 
Films, 2016. 605: p. 2-19. 
[15]. Xiao, Q. and L. Ouyang, Photocatalytic photodegradation of xanthate over Zn1−xMnxO under visible light 
irradiation. Journal of Alloys and Compounds, 2009. 479(1): p. L4-L7. 
[16]. Lang, J., et al., Fabrication and optical properties of Ce-doped ZnO nanorods. Vol. 107. 2010. 074302-
074302. 
Ngày nhận bài: 02/07/2019 
Ngày chấp nhận đăng: 01/10/2019 

File đính kèm:

  • pdftong_hop_thuy_nhiet_vat_lieu_nano_zno_pha_tap_mn_nham_tang_c.pdf