Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH)

Kỹ thuật hít sâu nhịn thở (Deep inspiration breath hold – DIBH) sử dụng hệ thống theo dõi bề mặt

quang học (Optical surface monitoring system - OSMS) trong điều trị ung thư vú trái giúp giảm liều vào tim

và các cơ quan lành trong quá trình xạ trị. Hiện nay tại khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân

đội 108 áp dụng kỹ thuật DIBH cho bệnh nhân ung thư vú trái. Để tối ưu hóa trong việc lựa chọn bệnh

nhân và kỹ thuật xạ trị sử dụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh, đánh giá phân bố liều tại thể tích

điều trị và các cơ quan lành trên hai chuỗi ảnh CT thở tự do (Free Breathing - FB) và hít sâu nhịn thở

(DIBH) của ba kỹ thuật lập kế hoạch Trường trong trường (Field in Field - FiF), Xạ trị điều biến liều

(Intensity Modulated Radiation Therapy - IMRT), Xạ trị điều biến liều theo thể tích cung tròn (Volumetric

Modulated Arc Therapy - VMAT).

So sánh giữa 2 kế hoạch DIBH và FB của 10 bệnh nhân ung thư vú trái, các tiêu chí liều trung bình và

liều lớn nhất ở các cơ quan lành đều có sự cải thiện, đặc biệt ở tim (p <0,05, liều trung bình và liều lớn

nhất ở tim giảm tương ứng 37,03% và 7%). Khoảng cách từ tim đến thành ngực, thể tích phổi ở CT DIBH

lớn hơn ở CT FB (p <0,05). Có sự tương quan giữa thể tích phổi (R = 0,48), sự khác biệt giữa 2 CT

(R = 0,29), khoảng cách từ tim đến thành ngực (R = 0,49) với sự giảm liều tim từ đó có thể đưa ra một

số tiêu chí mới để lựa chọn bệnh nhân. So sánh giữa 3 kỹ thuật FiF, IMRT và VMAT ta thấy kế hoạch

VMAT, IMRT cho độ bao phủ Q, chỉ số CI, và HI gần giá trị lý tưởng hơn so với kế hoạch FiF từ đó có thể

đưa ra sự lựa chọn kỹ thuật tối ưu cho từng ca bệnh.

Từ đó để tối ưu hóa quy trình xạ trị ung thư vú trái cần: lựa chọn bệnh nhân (ngoài lựa chọn dựa trên

khả năng hít thở cần sử dụng thêm các công cụ xác định sự thay đổi thể tích phổi, khoảng cách giữa 2 CT

FB và DIBH để tiên lượng khả năng hưởng lợi từ kỹ thuật DIBH), lập kế hoạch (sử dụng cả 3 kỹ thuật trên

2 chuỗi CT), đánh giá (giá trị “cut-off” V25% ở tim)

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 1

Trang 1

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 2

Trang 2

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 3

Trang 3

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 4

Trang 4

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 5

Trang 5

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 6

Trang 6

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 7

Trang 7

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 8

Trang 8

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 9

Trang 9

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH) trang 10

Trang 10

pdf 10 trang minhkhanh 10200
Bạn đang xem tài liệu "Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH)", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH)

Tối ưu hóa trong xạ trị ung thư vú trái sử dụng kỹ thuật hít sâu nhịn thở (DIBH)
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 315 
TỐI ƯU HÓA TRONG XẠ TRỊ UNG THƯ VÚ TRÁI SỬ DỤNG 
KỸ THUẬT HÍT SÂU NHỊN THỞ (DIBH) 
QUÁCH NGỌC MAI1, LÊ VĂN HUÂN2 ,PHẠM QUANG TRUNG3 
Địa chỉ liên hệ: Phạm Quang Trung 
Email: qtphamhus@gmail.com 
Ngày nhận bài : 01/10/2020 
Ngày phản biện : 03/11/2020 
Ngày chấp nhận đăng : 05/11/2020 
1 KS. Bộ môn Kỹ thuật hạt nhân và Vật lý Môi trường, 
 Viện Vật lý Kỹ thuật Đại học Bách khoa Hà Nội 
2 KTV. Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, 
 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108. 
3 TS. Khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Viện Ung thư, 
 Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ung thư vú là một trong những loại ung thư 
thường gặp nhất và gây tử vong hàng đầu ở phụ nữ 
các nước[1]. Hiện nay ung thư vú được điều trị dưới 
dạng đa mô thức kết hợp giữa: Phẫu thuật, hóa trị, 
xạ trị và các liệu pháp miễn dịch. Trong đó xạ trị là 
một trong những phương pháp chính để điều trị cho 
bệnh nhân ung thư vú trái vì nó thể hiện khả năng 
cải thiện rõ rệt trong việc kiểm soát tại chỗ tại vùng 
và cải thiệ khả năng sống còn của bệnh nhân[2]. Tuy 
nhiên, hiệu quả và độ chính xác của xạ trị đối với 
bệnh nhân ung thư vú phụ thuộc rất lớn vào sự di 
động thành ngực của bệnh nhân. Đặc biệt với bệnh 
nhân ung thư vú trái có liều xạ vào tim lớn, có nguy 
cơ tử vong do các biến chứng về tim mạch 
(vì tim nằm trong trường chiếu). Điều này được đề 
cập trong nhiều nghiên cứu: Nghiên cứu công bố 
vào năm 2013 cho thấy tỷ lệ tăng tuyến tính của các 
TÓM TẮT 
Kỹ thuật hít sâu nhịn thở (Deep inspiration breath hold – DIBH) sử dụng hệ thống theo dõi bề mặt 
quang học (Optical surface monitoring system - OSMS) trong điều trị ung thư vú trái giúp giảm liều vào tim 
và các cơ quan lành trong quá trình xạ trị. Hiện nay tại khoa Xạ trị - Xạ phẫu, Bệnh viện Trung ương Quân 
đội 108 áp dụng kỹ thuật DIBH cho bệnh nhân ung thư vú trái. Để tối ưu hóa trong việc lựa chọn bệnh 
nhân và kỹ thuật xạ trị sử dụng, chúng tôi tiến hành nghiên cứu so sánh, đánh giá phân bố liều tại thể tích 
điều trị và các cơ quan lành trên hai chuỗi ảnh CT thở tự do (Free Breathing - FB) và hít sâu nhịn thở 
(DIBH) của ba kỹ thuật lập kế hoạch Trường trong trường (Field in Field - FiF), Xạ trị điều biến liều 
(Intensity Modulated Radiation Therapy - IMRT), Xạ trị điều biến liều theo thể tích cung tròn (Volumetric 
Modulated Arc Therapy - VMAT). 
So sánh giữa 2 kế hoạch DIBH và FB của 10 bệnh nhân ung thư vú trái, các tiêu chí liều trung bình và 
liều lớn nhất ở các cơ quan lành đều có sự cải thiện, đặc biệt ở tim (p <0,05, liều trung bình và liều lớn 
nhất ở tim giảm tương ứng 37,03% và 7%). Khoảng cách từ tim đến thành ngực, thể tích phổi ở CT DIBH 
lớn hơn ở CT FB (p <0,05). Có sự tương quan giữa thể tích phổi (R = 0,48), sự khác biệt giữa 2 CT 
(R = 0,29), khoảng cách từ tim đến thành ngực (R = 0,49) với sự giảm liều tim từ đó có thể đưa ra một 
số tiêu chí mới để lựa chọn bệnh nhân. So sánh giữa 3 kỹ thuật FiF, IMRT và VMAT ta thấy kế hoạch
VMAT, IMRT cho độ bao phủ Q, chỉ số CI, và HI gần giá trị lý tưởng hơn so với kế hoạch FiF từ đó có thể 
đưa ra sự lựa chọn kỹ thuật tối ưu cho từng ca bệnh. 
Từ đó để tối ưu hóa quy trình xạ trị ung thư vú trái cần: lựa chọn bệnh nhân (ngoài lựa chọn dựa trên
khả năng hít thở cần sử dụng thêm các công cụ xác định sự thay đổi thể tích phổi, khoảng cách giữa 2 CT 
FB và DIBH để tiên lượng khả năng hưởng lợi từ kỹ thuật DIBH), lập kế hoạch (sử dụng cả 3 kỹ thuật trên 
2 chuỗi CT), đánh giá (giá trị “cut-off” V25% ở tim). 
Từ khóa: Ung thư vú trái, DIBH, FB, FiF, IMRT, VMAT. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 316 
biến cố tim mạch với liều tim lên đến 7,4% 
(Bao gồm: Nhồi máu cơ tim, tử vong do tim thiếu 
máu). Kết quả của nghiên cứu tương đồng cho thấy 
nguy cơ mắc biến cố mạch vành cấp tính ở tim tăng 
tỷ lệ 16,5% trên mỗi Gy liều tim trung bình trong 
9 năm đầu sau khi kết thúc điều trị[3]. Để cải thiện 
điều này, từ năm 2018 tại khoa Xạ trị - Xạ phẫu bệnh 
viện TƯQĐ 108 đã đưa vào quy trình kỹ thuật mới 
hít sâu nhịn thở (DIBH) sử dụng hệ thống theo dõi 
bề mặt quang học (OSMS) dùng để xạ trị vú trái. 
DIBH là một kỹ thuật mới, yêu cầu bệnh nhân nhịn 
thở từ 20 - 30 s trong quá trình chụp CT cũng như 
quá trình điều trị. Ưu điểm của kỹ thuật xạ trị hít sâu 
nhịn thở: Khi bệnh nhân hít sâu nhịn thở, phổi của 
bệnh nhân sẽ chứa đầy khí và đẩy tim của bệnh 
nhân ra xa thành ngực và khu vực xạ trị. Điều này 
rất quan trọng để giảm thiểu liều xạ vào tim, tránh 
được các tác dụng phụ không mong muốn của tia xạ 
lên tim của bệnh nhân. Ưu điểm này đã được đề cập 
trong nhiều nghiên cứu[4]: Có sự giảm liều tim từ 
40% đến 48% ở kế hoạch sử dụng kỹ thuật DIBH so 
với khi bệnh nhân thở tự do với sự giảm liều tim 
trung bình từ 1,7 đến 2,5Gy[5]. Một số hệ thống hỗ 
trợ đang được áp dụng để triển khai kỹ thuật DIBH 
trong quá trình điều trị như DIBH tự nguyện, 
hệ thống điều khiển bằng máy tính dựa trên thể tích 
thở (ACB) và theo dõi bề mặt quang học. 
Trong nghiên cứu này, bệnh nhân điều trị bằng kỹ 
thuật DIBH nhờ sự trợ giúp của hệ thống giám sát 
bề mặt quang học (OSMS). OSMS là một công cụ 
để theo dõi di động bề mặt của bệnh nhân. Dựa vào 
việc phát và thu nhận tia hồng ngoại phản xạ, hệ 
thống giúp điều chỉnh vị trí của bệnh nhân và giường 
bệnh khi điều trị về vị trí giống như khi bệnh nhân 
chụp CT[6]. Tuy nhiên, trong quy trình chưa thực sự 
tối ưu hoá ở bước lập kế hoạch điều trị. Hiện tại, các 
kỹ thuật lập kế hoạch khác nhau đã được phát triển 
để giảm liều bức xạ cho tim trong điều trị ung thư vú: 
Kỹ thuật xạ trị điều biến liều (IMRT) và Kỹ thuật xạ trị 
theo thể tích cung tròn (VMAT) đã được chứng minh 
là làm giảm phần trăm thể tích nhận liều cao nhưng 
lại tăng phần trăm thể tích nhận liều thấp hơn so với 
kỹ thuật xạ trị tương thích ba chiều ...  bên Dmean (Gy) 6,95 ± 1,61 8,10 ± 1,57 0,19 
V20 (%) 12,91 ± 4,70 16,39 ± 4,10 0,16 
Phổi đối bên Dmean (Gy) 9,81 ± 3,048 9,38 ± 3,14 0,79 
Vú đối bên Dmean (cGy) 27,65 ± 8,77 37,79 ± 9,11 0,058 
So sánh giữa 2 kế hoạch DIBH và FB trên 10 bệnh nhân ung thư vú trái. Kế hoạch DIBH cho thấy có sự 
giảm liều rõ rệt ở tim so với kế hoạch FB. Không chỉ ở liều lớn nhất (2,8Gy; p = 0,002 <0,05) và liều trung bình 
(0,8Gy; p = 0,01 <0,05) mà còn ở các phần trăm thể tích tim nhận liều 5Gy (49,78%; 
p = 0,005 < 0,05), 10Gy (60,57%; p = 0,006 < 0,05), 15Gy (63,05%; p = 0,008 <0,05), 20Gy (62,85%; 
p = 0,015 < 0,05), 25Gy (63,87%; p = 0,02 < 0,05) và 35Gy (68,85%; p = 0,04 <0,05). 
Hình 2. Phân bố liều trung bình tim của 
kế hoạch DIBH và kế hoạch FB 
Hình 3. Sự chênh lệch liều trung bình ở tim của 
kế hoạch FB so với kế hoạch DIBH 
Có sự tăng rõ rệt ở khoảng cách từ tim đến thành ngực (2,36cm; p = 0,0003 < 0,05) và thể tích phổi 
(1234mL ; p = 0,0001 < 0,05) ở CT DIBH so với CT FB. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 320 
Hình 4. Phân bố khoảng cách từ tim đến thành 
ngực của kế hoạch DIBH và kế hoạch FB 
Hình 5. Phân bố thể tích phổi của kế hoạch DIBH và kế 
hoạch FB 
So sánh kế hoạch lập trên 3 kỹ thuật 
Dữ liệu được lấy trên các kế hoạch lập bằng 3 
kỹ thuật của 10 bệnh nhân trên chuỗi ảnh CT DIBH. 
Dựa vào số liệu ở bảng ta nhận xét trên tất cả các 
kế hoạch kỹ thuật IMRT và VMAT đều cho giá trị ổn 
định và xấp xỉ giá trị lý tưởng hơn so với kỹ thuật 
FiF. Điều này được giải thích do kỹ thuật FiF có số 
lượng trường chiếu ít và các lá MLC cố định, trong 
khi IMRT và VMAT có các lá MLC di động dựa vào vị 
trí khối u, tối ưu hóa bằng phần mềm nên sẽ đảm 
bảo đủ liều vào thể tích điều trị. 
Bảng 4. Kết quả so sánh kế hoạch lập bằng 
3 kỹ thuật của 10 bệnh nhân 
 FiF IMRT VMAT 
CI ICRU - 62 0,63 ± 0,15 1,03 ± 0,02 1,00 ± 0,02 
CI Paddick 0,38 ± 0,09 0,87 ± 0,02 0,90 ± 0,01 
HI RTOG 0,18 ± 0,09 0,07 ± 0,01 0,07 ± 0,01 
HI Wu 1,06 ± 0,01 1,09 ± 0,01 1,10 ± 0,01 
BÀN LUẬN 
Sự tương quan giữa các tiêu chí 
Bảng 5. Mối liên hệ tương ứng giữa các tiêu chí 
Tiêu chí A Tiêu chí B Giá trị P Giá trị R 
Khoảng cách từ tim đến thành ngực Sự giảm liều lớn nhất ở tim 0,002 < 0,05 0,498 Sự giảm liều trung bình ở tim 0,004 < 0,05 0,38 
Sự chênh lệch k/c giữa 2 CT 
Sự giảm liều lớn nhất ở tim 0,002 < 0,05 0,29 
Sự giảm liều trung bình ở tim 0,004 < 0,05 0,29 
Sự giảm phần trăm thể tích phổi nhận 20Gy 0,001 < 0,05 0,26 
Sự chênh lệch thể tích phổi Sự giảm liều lớn nhất ở tim < 0,001 0,33 Sự giảm liều trung bình ở tim < 0,001 0,48 
Thể tích phổi trái Liều lớn nhất ở tim < 0,0001 -0,39 Liều trung bình ở tim < 0,0001 -0,41 
Ta nhận thấy sự tương ứng thuận giữa các đại 
lượng sự khác biệt của khoảng cách giữa tim - thành 
ngực với sự chệnh lệch liều lớn nhất ở tim 
(p = 0,002 < 0,05, R = 0,498), sự chênh lệch liều 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 321 
trung bình ở tim (p = 0,004 < 0,05, R = 0,38). Cụ thể 
khi khoảng cách giữa tim và thành ngực của bệnh 
nhân giữa lúc thở tự do và khi hít sâu nhịn thở càng 
lớn thì sự giảm liều vào tim trên cả liều lớn nhất và 
liều trung bình càng lớn. Nhưng khoảng cách này chỉ 
xác định được trên ảnh CT mà không thể nhận biết 
được bằng trực quan mắt thường. Ta có 2 dấu hiệu 
có thể nhận biết được bằng trực quan và có thể đưa 
vào các tiêu chí để lựa chọn bệnh nhân đó là: 
Sự tương ứng thuận của sự chênh lệch khoảng 
cách giữa 2 CT và sự chênh lệch của thể tích phổi 
với liều tim. Sự chênh lệch khoảng cách giữa 2 CT 
có sự tương ứng thuận với sự chênh lệch liều lớn 
nhất ở tim (p = 0,002 <0,05, R = 0,29), sự chênh 
lệch liều trung bình ở tim (p = 0,004 <0,05, 
R = 0,12) và sự chênh lệch phần trăm thể tích phổi 
nhận liều 20Gy (p = 0,001 <0,05, R = 0,26). Từ đây 
ta có thể xác định khoảng cách giữa 2 CT bằng cách 
đo trực tiếp trên cơ thể bệnh nhân (Phần ngực) từ 
lúc trước khi chụp ảnh CT để từ đó có thể lựa chọn 
kỹ thuật phù hợp bởi bệnh nhân có khoảng cách 
chênh lệch giữa 2 CT càng lớn thì hiệu quả giảm liều 
vào tim (Cả liều lớn nhất và liều trung bình) càng lớn 
và phần trăm thể tích phổi nhận liều 20Gy càng nhỏ, 
mang lại hiệu quả càng cao. Sự chênh lệch thể tích 
phổi khi bệnh nhân hít vào và khi bệnh nhân thở ra 
càng lớn thì sự giảm liều lớn nhất và liều trung bình 
ở tim càng hiệu quả tương ứng (p <0,001, R = 0,33 
và R = 0,48). Từ đây ta có thể sử dụng các thiết bị 
để xác được sự chênh lệch thể tích phổi của bệnh 
nhân trước và trong khi nhịn thở (Các thiết bị tập 
thở). Sự chênh lệch thể tích phổi càng lớn thì khả 
năng có thể giảm liều vào tim càng lớn. Cùng với 
sự tương ứng thuận là sự tương ứng nghịch của 
thể tích phổi trái khi bệnh nhân hít sâu nhịn thở với 
liều tim. Cụ thể khi thể tích phổi trái của bệnh nhân 
khi hít sâu nhịn thở càng lớn thì liều cực đại và 
liều trung bình của tim càng nhỏ tương ứng 
p = 0,0001 <0,05, R = -0,39 và p = 0,0001 <0,05, 
R = -0,41. Không có sự tương quan giữa thể tích tim 
với sự giảm liều (p>0,05) nên ta có thể kết luận bệnh 
nhân được hưởng lợi ích từ kỹ thuật DIBH bất kể có 
thể tích tổng thể hoặc giải phẫu tim thế nào. 
Liên hệ với các nghiên cứu tương đồng 
Kết quả của nghiên cứu tương đồng với kết quả 
của các nghiên cứu đã được công bố. Ví dụ 
Hjelstuen và cộng sự[16], Vikström và cộng sự[17] và 
Stranzl van cộng sự[18] nhận thấy giảm liều tim trung 
bình từ 50 đến 56% thông qua việc áp dụng DIBH so 
với xạ trị thường quy. Hay nghiên cứu của Darby và 
cộng sự cho thấy tỷ lệ các biến cố mạch vành lớn 
tăng tuyến tính với liều trung bình cho tim là 7,4% 
mỗi Gy[2]. 
Ngoài ra nghiên cứu của Winston Vuong[19] có 
kết luận: ”Những bệnh nhân áp dụng phương thức 
phẫu thuật bảo tồn và không có trường hạch bổ 
sung có một mối liên hệ với việc giảm phần trăm thể 
tích phổi nhận liều 20Gy khi sử dụng kỹ thuật DIBH”. 
Nhưng nghiên cứu này chưa xét đến kế hoạch điều 
trị kết hợp hạch bổ sung nên chưa thể kết luận về 
điều này. 
Đặc biệt ở bài báo của S.Schonecker[20] đưa ra 
kết quả: ”Với những bệnh nhân có phần trăm thể 
tích tim nhận liều 25Gy bằng 0% thì bệnh nhân đó 
sẽ không được hưởng lợi từ kỹ thuật DIBH và sẽ 
được điều trị bằng quy trình thường quy”. Điều này 
được giải thích là do nếu phần trăm thể tích nhận 
liều 25Gy ở tim của bệnh nhân nhỏ hơn hoặc bằng 
0% thì tất cả các giá trị khác như phần trăm thể tích 
tim nhận liều 5Gy, 10Gy 15Gy, 20Gy ở cả 2 kế 
hoạch DIBH và FB đều xấp xỉ nhau và chênh lệch rất 
ít nên giá trị V25 (%) được sử dụng như một giá trị 
“cut-off “ để quyết định liệu bệnh nhân có điều trị 
bằng kỹ thuật DIBH hay không ? Trong nghiên cứu 
này có 1 bệnh nhân số 2 thỏa mãn được yêu cầu thể 
tích nhận liều 25Gy bằng 0%. 
KẾT LUẬN 
Từ kết quả nghiên cứu đã chỉ ra rằng: việc sử 
dụng các công cụ xác định sự thay đổi thể tích phổi, 
khoảng cách giữa 2 CT FB và DIBH có thể tiên 
lượng khả năng hưởng lợi từ kỹ thuật DIBH. 
Tối ưu hoá ở bước lập kế hoạch bằng cả 3 kỹ 
thuật FiF, IMRT và VMAT trên cả 2 chuỗi CT FB và 
DIBH), giúp đánh giá giá trị “cut-off” V25% ở tim 
nhằm tăng hiệu quả điều trị. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 322 
Bắt đầu quy trình
Bác sĩ tư vấn
Giới thiệu kỹ thuật 
DIBH
Luyện tập và lựa chọn bệnh nhân
(Tập nhịn thở 20-30s, xác định sự chênh 
lệch giữa 2 đường biên cơ thể, xác định sự 
chênh lệch thể tích phổi)
Tiến hành chụp CT 
trên cả 2 pha FB và 
DIBH
 Điều trị thường 
quy 
Lập kế hoạch 
Kỹ thuật 
IMRT
Kỹ thuật 
FiF
Kỹ thuật 
VMAT
 Tim
V25(%)>0KhôngĐiều trị thường quy
Tiến hành điều trị áp dụng kỹ 
thuật DIBH dưới sự giám sát 
của hệ thống OSMS
Bệnh nhân lựa chọnKhông đồng ý
Có So sánh đánh giá và lựa chọn kế hoạch
Kết thúc quy trình
Tiến hành chụp 
CT thường quy
Đồng ý Điều trị áp dụng DIBH
Hình 6. Quy trình tối ưu hơn việc lựa chọn bệnh nhân, lập và đánh giá kế hoạch 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. Vietnam fact sheet," IARC, 2018. 
2. -Darby SC và cộng sự, "Rish of ischemic heart 
disease in women after radiotherapy for breast 
cancer," N Engl J Med, 2013. 
3. Risk of Breast Cancer Death is Low After DCIS 
Diagnosis of Ductal Carcinoma in Situ," 
Cancer.gov. 
4. Lu.HM và cộng sự, "Reduction of cardiac volume 
in left-breast treatment fields by respirator 
maneuvers: A CT study.," Radiation Oncology. 
5. Swanson va cộng sự., "Six-year experience 
routinely utilizing moderate deep inspiration 
breath-hold (mDIBH) for the reduction of car- 
diac dose in left-sided breast irradiation for 
patients with early stage or locally advanced 
breast cancer," Clinical Oncology. 
6. Pietro Mancosu và cộng sự, "Accuracy 
evaluation of the opyical surface monitoring 
system on EDGE," Medical Dosimetry, 2015. 
7. Schubert LK và cộng sự, "Dosimetric 
comparison of left- sided whole breast irradiation 
with 3DCRT, forward-planned IMRT, inverse- 
planned IMRT, helical tomotherapy, and 
topotherapy.," Radiother Oncol.. 
8. Feng M và cộng sự, "Development and 
validation of a heart atlas to study cardiac 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 323 
exposure to radiation following treatment for 
breast cancer," Int J Radiat Oncol Biol Phys, 
2017. 
9. Oliveira SC và cộng sự, "Comparison of three 
linac-based stereotactic radiosurgery 
techniques," Medical Physics Unit - McGill 
University, Montreal, 2003.. 
10. Jenifer R và cộng sự, "Radiation Therapy 
Techniques and Treatment Planning for breast 
cancer". 
11. Eva Boman và cộng sự, "A new split arc VMAT 
technique for lymph node positive breast 
cancer," Physical Medial, 2016. 
12. ICRU, "International Commission on Radiation 
Units and Measurements Report 62: Prescribing, 
Recording, and Reporting Photon-Beam Therapy 
(Supplement to ICRU Report 50)," 1999. 
13. Paddick I và cộng sự, "A simple scoring ratio to 
index the conformity of radiosurgical treatment 
plans," 2000. 
14. Quin Wu và cộng sự, "Simultaneous integrated 
boost intensity-modulated radiotherapy for locally 
advanced head-and-neck squamous cell 
carcinomas I: Dosimetric results," Int. J. Radiat. 
Oncol. Biol. Phys, vol. 56, pp. 573-585, 2003. 
15. Pair Sample T-Test," Statistics Solutions. 
16. Hjelstuen MHB và cộng sự, "Radiation during 
deep inspiration allows loco-regional treatment of 
left breast and axillary-, supraclavicular-, and 
internal mammary lymph nodes without 
compromising target coverage or dose 
restrictions to organs at risk," Acta Oncol, 2015. 
17. Vikstrom J và cộng sự, "Cardiac and pulmonary 
dose reduction for targentially irradiated breast 
cancer, utilizing deep inspiration breath hold with 
audio-visual guidance, with compromising target 
coverage," Acta Oncol, 2011. 
18. Stranzl H và cộng sự, "Postoperative irradiation 
of left-sided breast cancer patients and cardiac 
toxicity.," Strahlenther Onkol, 2018. 
19. Winston Vương và cộng sự, "Dosimetric 
comparison of deep-inspiration breath-hold and 
free-breathing treatment delivery techniques for 
left-sided breast cancer using 3D surface 
tracking," 2018. 
20. S. Schönecker1 và cộng sự, "Treatment 
planning and evaluation of gated radiotherapy in 
left-sided breast cancer patients using the 
Catalyst/ Sentinel system for deep inspiration 
breath-hold(DIBH)," 2016. 
Tạp chí Ung thư học Việt Nam Số 5-2020-Tập 2 
Journal of Oncology Viet Nam - Issue N5-2020-Vol 2 
 324 
ABSTRACT 
Optimization of the radiotherapy protocol for left-side breast cancer using deep 
inspiration breath hold (DIBH) 
The Deep Inspiration Breath Hold (DIBH) technique using an Optical surface monitoring system 
(OSMS) helps reduce the dose into the heart and organs at risk. At Department of Radiation Oncology and 
Radiosurgery 108 Military Central Hospital have applied DIBH technique for left-sided breast cancer patient.To 
optimize patient selection and the radiotherapy technique used, we research to compare and evaluate the dose 
distribution at clinical target volume and organs at risk on two CT Free Breath (FB) scans and DIBH scans, of 
three planning techniques three - dimensional conformal radiation therapy (FiF), Intensity Modulated Radiation 
Therapy (IMRT), Volumetric Modulated Arc Therapy (VMAT). 
Comparing between the two DIBH and FB plans of 10 left-sided breast cancer patients, the criteria for the 
average dose and the maximum dose in OARs showed an improvement, especially in the heart (p <0.05, mean 
dose and max dose decrease respect 37.03% and 7%). The distance from the heart to the chest wall, the lung 
volume in CT DIBH was greater than that in CT FB (p <0.05). There was a correlation between lung volume 
(R = 0.48), the difference between 2 CT (R = 0.29), distance from the heart to the chest wall (R = 0.49), and a 
decrease in cardiac dose from that may present some new criteria for selecting patients. Comparison between 
3 techniques FiF (Field in Field), IMRT (Intensity Modulated Radiation Therapy), and VMAT (Volumetric 
Modulated Arc Therapy) we see VMAT, IMRT plans for Q, CI, and HI close to perfect value than FiF plan so 
that it can offer the optimal technical choice for each case. 
From there, to optimize the radiotherapy protocol for left breast cancer: patient selection (in addition to 
options based on breathing ability, it is necessary to use additional tools to determine changes in lung volume, 
the distance between 2 CT FB and DIBH to predict the possibility of benefit from DIBH technique), plan (using 
all 3 techniques on 2 CT series), evaluate (“cut-off” value of V25% at heart). 
Keywords: Left-sided Breast cancer, DIBH, OSMS, FiF, IMRT, VMAT. 

File đính kèm:

  • pdftoi_uu_hoa_trong_xa_tri_ung_thu_vu_trai_su_dung_ky_thuat_hit.pdf