Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018

Nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng dinh dưỡng của 180 bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & Tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2017 - 2018. Kết quả cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì ở mức báo động, chiếm 53,1% (trong đó thừa cân, tiền béo phì và béo phì lần lượt là 27,2%, 23,9% và 2,2%), tình trạng dinh dưỡng bình thường là 41,7%, thấp nhất là thiếu năng lượng trường diễn chiếm 5%.

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018 trang 1

Trang 1

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018 trang 2

Trang 2

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018 trang 3

Trang 3

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018 trang 4

Trang 4

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018 trang 5

Trang 5

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018 trang 6

Trang 6

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018 trang 7

Trang 7

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 15/01/2024 200
Bạn đang xem tài liệu "Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018

Tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập viện tại Bệnh viện Nội tiết Trung ương, năm 2017 - 2018
 38 TCNCYH 113 (4) - 2018 
 TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
TÌNH TRẠNG DINH DƯỠNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN 
Ở BỆNH NHÂN ĐÁI THÁO ĐƯỜNG TYPE II KHI NHẬP VIỆN 
TẠI BỆNH VIỆN NỘI TIẾT TRUNG ƯƠNG, NĂM 2017 - 2018 
Vũ Thị Ngát1, Nguyễn Trọng Hưng2, Nguyễn Thị Thu Hà3, 
Phan Hướng Dương4, Nguyễn Thị Thịnh3, Nguyễn Thị Đào1 
1Trường Đại học Y Hà Nội; 2 Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Bộ Y tế 
3Viện Y học dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội 
4Bệnh viện Nội tiết Trung ương 
Nghiên cứu cắt ngang mô tả tình trạng dinh dưỡng của 180 bệnh nhân đái tháo đường type II khi nhập 
viện tại khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & Tiết chế, Bệnh viện Nội tiết Trung ương năm 2017 - 2018. Kết quả 
cho thấy, tỷ lệ thừa cân béo phì ở mức báo động, chiếm 53,1% (trong đó thừa cân, tiền béo phì và béo phì 
lần lượt là 27,2%, 23,9% và 2,2%), tình trạng dinh dưỡng bình thường là 41,7%, thấp nhất là thiếu năng 
lượng trường diễn chiếm 5%. Chỉ số khối cơ thể BMI trung bình là 23,3 ± 3,2 kg/m2. Vòng bụng trung bình 
của nữ là 88,2 ± 8,5 cm và nam là 87 ± 9,3 cm. Tỷ lệ vòng bụng/vòng mông cao của đối tượng là 91,6%. 
Khẩu phần thực tế đối tượng ăn được là 1634 ± 577,2 kcal/ngày. Tỷ lệ các chất sinh nhiệt protein: lipid: car-
bohydrat tương ứng là 19,7: 22,4: 57,9 đã cân đối theo Bộ Y tế khuyến cáo. Các vitamin và chất khoáng: 
canxi, sắt, kẽm, vitamin A, vitamin C đã đạt, riêng vitamin D chưa đạt so với nhu cầu khuyến nghị. 
Từ khóa: Tình trạng dinh dưỡng, Đái tháo đường type II, Bệnh viện Nội tiết Trung ương 
Địa chỉ liên hệ: Nguyễn Thị Thu Hà, Viện Đào tạo Y học 
Dự phòng và Y tế công cộng, Trường Đại học Y Hà Nội 
Email: hanguyenhmu89@gmail.com 
Ngày nhận: 8/6/2018 
Ngày được chấp thuận: 15/8/2018 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Đái tháo đường là một bệnh mạn tính 
không lây nhiễm có tỷ lệ gia tăng và phát triển 
nhanh trên thế giới, đặc biệt cứ 4 trong số 5 
người mắc bệnh đái tháo đường sống trong 
những quốc gia ở mức thu nhập thấp đến 
trung bình [1]. Theo Liên đoàn Đái tháo đường 
Quốc tế, năm 2017 (trong độ tuổi 20 - 79) có 
425 triệu người mắc đái tháo đường với trên 
50% con số chưa được chẩn đoán và điều trị 
[1]. Hiện nay, Châu Á là châu lục gia tăng 
nhanh chóng đái tháo đường đặc trưng bởi 
chỉ số khối cơ thể BMI thấp và trẻ tuổi so với 
người da trắng [2; 3]. Khu vực Tây Thái Bình 
Dương có tỷ lệ mắc đái tháo đường cao nhất, 
năm 2017 có khoảng 159 triệu người và dự 
tính tới năm 2045 con số lên tới 183 triệu 
người mắc đái tháo đường, tăng 15% [4]. 
Theo ước tính chi phí toàn cầu dành cho bệnh 
đái tháo đường hàng năm là 1,7 nghìn tỉ USD 
trong đó 900 tỉ USD là các nước phát triển và 
800 tỉ USD của các nước có thu nhập thấp và 
trung bình [5]. Việt Nam là quốc gia có số ca 
mắc đái tháo đường cao trong khu vực Đông 
Nam Á, theo điều tra, năm 2015 trong nhóm 
tuổi 18 - 69 là 4,1% mắc đái tháo đường và 
3,6% mắc tiền đái tháo đường [6], theo thống 
kê tỷ lệ bệnh tăng 8 - 20 % mỗi năm [7]. Theo 
công bố của Bệnh viện Nội tiết Trung ương 
trong vòng 10 năm (2002 - 2012) tỷ lệ đái tháo 
đường tăng 211% [8]. 
 TCNCYH 113 (4) - 2018 39 
TẠP CHÍ NGHIÊN CỨU Y HỌC 
Hiện nay, đái tháo đường type II được coi 
là “căn bệnh của lối sống” [9]. Thêm vào đó, 
nền kinh tế thay đổi, lối sống thay đổi làm mất 
cân bằng giữa nhận năng lượng và tiêu thụ 
năng lượng, kết hợp với lối sống tĩnh tại góp 
phần tăng thừa cân béo phì, rối loạn chuyển 
hóa [10] dẫn đến các bệnh mạn tính ngày 
càng gia tăng, đặc biệt đái tháo đường type II 
là một con số báo động. Vì vậy, nghiên cứu 
được thực hiện nhằm mục tiêu: mô tả tình 
trạng dinh dưỡng khi nhập viện của bệnh 
nhân đái tháo đường type II tại khoa Dinh 
dưỡng Lâm sàng & Tiết chế - Bệnh viện Nội 
tiết Trung ương, năm 2017 - 2018. 
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
1. Đối tượng 
Đối tượng từ 20 tuổi nhập viện lần đầu 
hoặc đã nhập viện nhiều lần được chẩn đoán 
xác định đái tháo đường type II và được điều 
trị nội trú tại khoa Dinh dưỡng Lâm sàng & 
Tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung ương. 
Địa điểm, thời gian nghiên cứu 
Địa điểm: Khoa Dinh dưỡng lâm sàng & 
Tiết chế - Bệnh viện Nội tiết Trung ương. 
Thời gian: từ 8/2017 đến 4/2018. 
2. Phương pháp 
Thiết kế nghiên cứu: mô tả cắt ngang. 
Cỡ mẫu, chọn mẫu: 
Cỡ mẫu áp dụng công thức tính cho 
nghiên cứu ước lượng một tỷ lệ: 
Trong đó: 
n = cỡ mẫu nghiên cứu; p = 0,208 là tỷ lệ 
thừa cân béo phì mắc đái tháo đường type II 
ở một nghiên cứu năm 2017 [11]. Z1–α/2 = 1,96 
là giá trị của hệ số giới hạn tin cậy ứng với 
α = 0,05 với độ tin cậy của -ước lượng là 
95%. ɛ = 0,3 là sai số cho phép. Từ công thức 
trên ta tính được n = 163. Ước tính có khoảng 
10% đối tượng bỏ cuộc hoặc di chuyển trong 
quá trình nghiên cứu nên số mẫu sẽ là 180 
bệnh nhân. 
Phương pháp chọn mẫu thuận tiện cho tới 
khi lấy đủ 180 bệnh nhân. 
Phương pháp đánh giá 
Các số đo cân nặng, chiều cao của bệnh 
nhân được thu thập khi bắt đầu nhập viện. 
Đánh giá dựa vào phân loại chỉ số khối cơ thể 
(BMI) theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế 
giới dành cho người châu Á năm 2004 [12]: 
Thiếu năng lượng trường diễn (BMI < 18,5); 
bình thường (18,5 ≤ BMI ≤ 22,9); thừa cân (23 
≤ BMI ≤ 24,9); tiền béo phì (25 ≤ BMI ≤ 29,9) 
và béo phì (BMI > 30). 
Phân loại mỡ cơ thể theo Tổ chức Y tế 
Thế giới năm 2008 [13]: Béo bụng (vòng bụng 
≥ 90 cm ở nam và vòng bụng ≥ 80 cm ở nữ 
hoặc vòng bụng/vòng mông ≥ 0,9 ở nam và 
vòng bụng/vòng mông ≥ 0,8 ở nữ). 
Xét các chỉ số sinh hóa theo Bộ Y tế [8] lúc 
bắt đầu nhập viện: Glucose máu lúc đói: 4,4 - 
7,2 mmol/l (80 - 130mg/dl); Lipid máu: LDL - C 
< 100 mg/dl (2,6 mmol/l) nếu chưa có biến 
chứng tim mạch, LDL - C < 70 mg/dl (1,8 
mmol/l) nếu đã có biến chứng tim mạch, HDL 
– C > 40 mg/dl (1,0 mmol/l) với nam, > 50mg/
dl (1,3 mmol/l) với nữ; Triglycerid < 150mg/dl 
(1,7 mmol/l); Cholesterol toàn phần 3,1 - 5,2 
mmol/l. 
Điều tra khẩu phần 24 giờ: điều tra khẩu 
phần ăn uống trước khi vào viện 1 ngày của 
đối tượng nghiê

File đính kèm:

  • pdftinh_trang_dinh_duong_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_benh_nhan.pdf