Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông

Khai thác năng lượng tái tạo từ biển là chủ đề rất được quan tâm những năm gần đây tại

Việt Nam. Nhiều vùng biển ven bờ nước ta đã được khảo sát, đánh giá về khả năng khai thác năng

lượng biển, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào quan tâm chi tiết về tiềm năng khai thác điện dòng

chảy cho vùng biển cửa sông Mê Kông thuộc vùng biển ven bờ Đông Nam Bộ - nơi được đánh giá

tốt về nguồn năng lượng từ dòng chảy biển. Nghiên cứu này có mục đích ước tính tiềm năng khai

thác điện từ nguồn năng lượng dòng chảy biển cho vùng biển cửa sông Mê Kông nhờ việc tính

toán trường dòng chảy tại vùng biển này bằng mô hình ROMS (Regional Ocean Modeling

System) và thử nghiệm ước tính ứng dụng một trong các thiết bị tạo điện từ dòng chảy biển đang

được nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay. Kết quả tính cho thấy, tiềm năng khai thác điện tại vùng

biển cửa sông Mê Kông là khả quan, với công suất điện năng đạt được lần lượt là trên 209 MWh

tại cửa sông, trên 116 MWh tại Côn Đảo vào tháng 1 và trên 55 MWh ở cả hai vị trí vào tháng 7.

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông trang 1

Trang 1

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông trang 2

Trang 2

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông trang 3

Trang 3

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông trang 4

Trang 4

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông trang 5

Trang 5

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông trang 6

Trang 6

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông trang 7

Trang 7

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông trang 8

Trang 8

pdf 8 trang viethung 7320
Bạn đang xem tài liệu "Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông

Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông
Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 98-105 
 98
Tính toán trường dòng chảy và đánh giá tiềm năng khai thác 
điện từ dòng chảy biển tại vùng biển cửa sông Mê Kông 
Vũ Thị Vui* 
Khoa Khí tượng Thủy văn và Hải dương học, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN, 
334 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội, Việt Nam 
Nhận ngày 30 tháng 11 năm 2018 
Chỉnh sửa ngày 12 tháng 12 năm 2018; Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 12 năm 2018 
Tóm tắt: Khai thác năng lượng tái tạo từ biển là chủ đề rất được quan tâm những năm gần đây tại 
Việt Nam. Nhiều vùng biển ven bờ nước ta đã được khảo sát, đánh giá về khả năng khai thác năng 
lượng biển, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào quan tâm chi tiết về tiềm năng khai thác điện dòng 
chảy cho vùng biển cửa sông Mê Kông thuộc vùng biển ven bờ Đông Nam Bộ - nơi được đánh giá 
tốt về nguồn năng lượng từ dòng chảy biển. Nghiên cứu này có mục đích ước tính tiềm năng khai 
thác điện từ nguồn năng lượng dòng chảy biển cho vùng biển cửa sông Mê Kông nhờ việc tính 
toán trường dòng chảy tại vùng biển này bằng mô hình ROMS (Regional Ocean Modeling 
System) và thử nghiệm ước tính ứng dụng một trong các thiết bị tạo điện từ dòng chảy biển đang 
được nghiên cứu tại Việt Nam hiện nay. Kết quả tính cho thấy, tiềm năng khai thác điện tại vùng 
biển cửa sông Mê Kông là khả quan, với công suất điện năng đạt được lần lượt là trên 209 MWh 
tại cửa sông, trên 116 MWh tại Côn Đảo vào tháng 1 và trên 55 MWh ở cả hai vị trí vào tháng 7. 
Từ khóa: Dòng chảy biển, năng lượng tái tạo, cửa sông Mê Kông, biển Đông Nam Bộ, ROMS. 
1. Đặt vấn đề 
Năng lượng phục vụ cho con người luôn là 
vấn đề cấp thiết. Trước thực trạng các nguồn 
năng lượng hóa thạch đang ngày càng cạn kiệt, 
năng lượng thủy điện hầu như đã được khai 
thác hết, năng lượng hạt nhân mang lại nhiều 
rủi ro, thì các nguồn năng lượng tái tạo với 
các thế mạnh của mình đã và đang được chú 
trọng đầu tư nghiên cứu, khai thác. Các nguồn 
năng lượng tái tạo có nhiều ưu điểm: là nguồn 
năng lượng sạch, ít ảnh hưởng đến môi trường, 
________ 
 Tác giả liên hệ. ĐT.: 84-902143446. 
 Email: vuivt@vnu.edu.vn 
 https://doi.org/10.25073/2588-1094/vnuees.4340 
an toàn và quan trọng hơn cả, các nguồn năng 
lượng này có thể coi là vô tận. 
Các nguồn năng lượng tái tạo đã được con 
người khai thác để tạo ra điện ở nhiều nơi trên 
thế giới có thể kể đến là năng lượng mặt trời, 
năng lượng gió, năng lượng địa nhiệt, năng 
lượng từ biển: sóng, dòng chảy, thủy triều, nhiệt 
biển, muối biển.Việt Nam cũng là một trong 
nhiều quốc gia khai thác được điện năng từ mặt 
trời. Đầu tháng 9 năm 2012, tại Bạc Liêu, 10 
tua bin điện gió trên biển đầu tiên với tổng công 
suất 16MW đã được đấu nối vào lưới điện quốc 
gia, đưa Việt Nam vào danh sách các nước khai 
thác được điện từ gió. Tuy nhiên cho đến nay, 
Việt Nam chưa có một nhà máy điện nào sử 
dụng năng lượng biển, dù tiềm năng khai thác 
V.T. Vui / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 98-105 99
năng lượng biển của nước ta được đánh giá là 
khả quan. Theo Lê Đình Mầu và cs (2010), tốc 
độ dòng chảy có giá trị từ 0,3 - 3,0 m/s là đủ để 
chứa nguồn năng lượng cực lớn, tổng năng 
lượng tiềm năng của dòng chảy biển trên thế 
giới có thể lên tới 5 tỷ KW. Theo nhóm tác giả 
này, dải ven biển Nam Trung Bộ được đánh giá 
là có tiềm năng phát triển điện dòng chảy nhất 
cả nước, tuy nhiên các vị trí có sóng lớn, dòng 
chảy mạnh đều nằm tại các mũi đá nhô ra biển 
làm tăng chi phí khai thác [1]. 
Với mục đích ước tính tiềm năng khai thác 
điện từ nguồn năng lượng dòng chảy biển cho 
vùng biển cửa sông Mê Kông và Côn Đảo 
nhằm đáp ứng nhu cầu điện năng cho khu vực 
này đồng thời có khả năng làm giảm ảnh hưởng 
của xâm nhập mặn lên đồng bằng sông Cửu 
Long, nghiên cứu ở đây tập trung tính toán 
trường dòng chảy tại vùng biển cửa sông Mê 
Kông bằng mô hình ROMS (Regional Ocean 
Modeling System) để đưa ra các thông tin cần 
thiết làm đầu vào cho việc thử nghiệm ứng 
dụng một trong các thiết bị tạo điện từ dòng 
chảy biển đang được nghiên cứu tại Việt Nam 
là mô hình máy phát điện bằng dòng hải lưu của 
KS Doãn Mạnh Dũng [2]. 
2. Phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu 
sử dụng 
2.1. Giới thiệu hệ thống mô hình ROMS 
Theo D.B. Haidvogel và cs (2008), ROMS 
là mô hình ba chiều được nghiên cứu và phát 
triển bởi Đại học California, Đại học Rutgers 
(Hoa Kỳ) và tổ chức IRD (Pháp). ROMS giải 
các phương trình thủy động lực thủy tĩnh và bề 
mặt tự do cho các địa hình phức tạp, trên hệ 
lưới cong trực giao theo phương ngang và tọa 
độ sigma thích ứng địa hình theo phương thẳng 
đứng. Theo đó sơ đồ sai phân trung tâm bậc hai 
trên lưới Arakawa-C được sử dụng cho phương 
ngang với các điều kiện biên trượt tự do, trượt 
một phần hoặc điều kiện dính, theo phương 
thẳng đứng sử dụng sai phân xen kẽ bậc hai. 
Nghiên cứu này sử dụng phiên bản 
ROMS_AGRIF được phát triển bởi tổ chức 
IRD (Pháp) [3], được hỗ trợ bởi bộ công cụ 
ROMSTOOLS xử lý thông tin vào/ra cho các 
quá trình trước và sau chạy mô hình. Nhân thủy 
động lực của ROMS giải hệ phương trình Navier-
Stokes trung bình Reynolds, sử dụng xấp xỉ 
Boussinesq và xấp xỉ thủy tĩnh. Hệ các phương 
trình nguyên thủy của ROMS như sau: 
 ( )
( ' ' )Z Z ZZ source
Z
uH C vH C H CH C k C
C C w C
t x y H  
     
     
 (6) 
trong đó: u, v,Ω tương ứng là thành phần 
vận tốc theo các phương x, y, σ; ζ và h - cao độ 
mặt thoáng và đáy biển; HZ - hệ số tỷ lệ theo 
phương đứng; f - tham số Coriolis; g - gia tốc 
trọng trường; υ - hệ số nhớt và k - hệ số khuếch 
tán; ρ và ρ0 - mật độ và mật độ chuẩn; T, S và p 
-nhiệt độ, độ muối và áp suất; C và Csourse - 
nồng độ (hoặc sinh khối) và nguồn sinh/mất của 
các yếu tố vô hướng (như nhiệt, muối, các chất 
hòa tan, lơ lửng hay sinh vật nổi...); gạch ngang 
ở trên – biểu thị lấy trung bình thời gian; dấu 
nháy (’) - nhiễu động rối. 
Khép kín rối được thực hiện nhờ tham số 
hóa ứng suất Reynolds và thông lượng rối với 
sự có mặt của hệ số nhớt xoáy động lượng (KM) 
và hệ số khuếch tán (KH): 
0
( ' ' )Z Z Z Z ZZ Z
Z
H u uH u vH u H u H p u
fH v H g u w
t x y x x H
 
  
        
       
(1) 
0
( ' ' )Z Z Z Z ZZ Z
Z
H v uH v vH v H v H p v
fH u H g v w
t x y y y H
 
  
        
       
(2) 
0 0
1
0 z
p g
H 
  

 
(3) 
0Z Z Z
H u H v H
t x y


   
   
 (4) ( , , )f T S p (5) 
V.T. Vui / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 98-105 100
	′′ = −


 (7); ′′ = −


	 (8) 	′′ = −

	
	(9)
Hình 1. Trái: sơ đồ lưới Arakawa-C theo phương ngang 
 Phải: lưới ROMS theo phương thẳng đứng theo 
D.B. Haidvogel và cs (2008). 
Hình 2. Địa hình và lưới tính của khu vực 
nghiên cứu. 
2.2. Nguồn số liệu sử dụng 
Địa hình miền tính được lấy từ nguồnsố liệu 
ETOTO2 có độ phân giải 2 phút; các yếu tố khí 
tượng tạo đầu vào lực tác động được lấy từ 
nguồnsố liệu COADS05 (số liệu toàn cầu trung 
bình tháng các thông lượng khí tượng bề mặt 
biển); các yếu tố hải văn tạo điều kiện biên và 
ban đầu được lấy từ nguồn số liệu WOA2009 
(số liệu toàn cầu trung bình tháng các yếu tố 
thủy văn biển) [4]; Nguồn số liệu thủy triều 
làbộ số liệu hằng số điều hòa thủy triều TPXO7 
được xử lý từ bộ số liệu thủy triều OSU, dùng 
làm điều kiện để tính lan truyền triều từ biên, 
với 10 hằng số điều hòa của các sóng chính: 
M2, S2, N2, K2, K1, O1, P1, Q1, Mf, Mm. Mô hình 
tính từ ngày 1/1/2018 đến ngày 31/7/2018 với 
bước thời gian 900s. 
2.3. Phạm vi nghiên cứu và lưới tính 
Nghiên cứu này sử dụng miền tính: kinh độ: 
105.50E – 1090E; vĩ độ: 150N - 190N. Lưới tính 
có độ phân giải 1/120 (khoảng 9 km), chia thành 
10 tầng sigma (hình 3). 
2.4. Thiết bị tạo điện từ dòng chảy biển 
Thiết bị tạo điện từ dòng chảy biển được sử 
dụng trong nghiên cứu này là mô hình máy phát 
điện bằng dòng hải lưu được Doãn Mạnh Dũng 
(2018) thiết kế và phát triển [2]. Theo thiết kế 
của Doãn Mạnh Dũng (2018), một khối máy 
phát điện gọi là một mô-đun, có kích thước 
thiết kế cho việc khai thác dòng hải lưu có độ 
sâu 20m với chiều rộng 32m, chiều dài 34.5 m, 
chiều cao kể cả thượng tầng là 35m. Một mô-
đun máy phát điện có 7 trục tuốc bin. Mỗi trục 
turbine có 15 cửa tiếp nhận năng lượng. Mỗi 
cửa có 1 mô-đun cánh quạt. Mỗi mô-đun cánh 
quạt có 3 nón tiếp nhận động năng hình chóp 
nón với đường kính 1m. Máy phát điện sử dụng 
động năng dòng thủy lực theo mô hình đón 
năng lượng bằng hệ cánh quạt hình chuông như 
máy đo gió [2] (hình 3). Nghiên cứu này sử dụng 
bộ thiết bị giả định được thiết kế cho vùng nước 
nông hơn với hai tầng nước: tầng 3m và tầng 7m.
V.T. Vui / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: 
Hình 3. Mô đun máy phát điệ
Các công thức tính công suấ
sang điện năng với hệ số hiệu su
nguyên tắc bảo toàn năng lượng như sau [2]:
 W= 0.5 mv2 (10) 
Trong đó: 
 m: khối lượng của vật di chuy
 v: tốc độ của vật di chuyển( m/s)
 W: động năng của vật di chuy
 Khi dòng chảy gặp chuông, m
nước m như sau đã tác động vào m
bán kính r trong 1 giây: 
m = 1034 . π. r2.v (kg)
 Trong đó 
 1 m3 nước biển = 1000 x 1.034 = 1034 kg 
 r = 0.5 m - bán kính của chuông 
 v: tốc độ của dòng chảy (m/s)
π = 3.1416 - số Pi
 Động năng chuyển từ dòng ch
năng trong 1 giây là công suất của m
N = k 0.5 m v2 (12)
Trong đó 
 k = 0.6 - hệ số giả định chuy
năng sang điện năng. 
3. Kết quả và thảo luận 
3.1. Trường dòng chảy trung bình n
biển cửa sông Mê Kông 
Kết quả trường dòng chảy vùng biển cửa 
sông Mê Kông được sử dụng l
chảy tháng 1 và tháng 7, đại diện cho hai m
gió tương ứng là mùa gió Đông B
Tây Nam. Hình 4 thể hiện kết quả tr
Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (
n và phân bố véc tơ tốc độ dòng chảy tác động vào máy phát đi
t từ động năng 
ất 60 % theo 
ển ( kg ) 
ển (Ws) 
ột khối lượng 
ặt chuông có 
 (11) 
ảy thành điện 
ột cánh quạt. 
ển đổi từ động 
ăm tại vùng 
à trường dòng 
ùa 
ắc và mùa gió 
ường dòng 
chảy tầng mặt, tầng 3-
15/1/2018– mùa gió Đông B
sông Mê Kông. Kết quả cho thấy: V
mùa đông, chịu ảnh hưởng của gió m
Bắc, dòng chảy vùng biển ven bờ Đông Nam Bộ 
có hướng chủ đạo là hướng Tây Nam, dao động 
trong khoảng 0.02 – 0.63 m/s, v
đại có thể lên đến trên 0.6 m/s. Vùng c
Kông sát bờ xuất hiện một cực đại d
trên 0.6 m/s. Khu vực Côn đảo cũng xuất hiện 
một cực đại dòng chảy đạt tr
Kết quả trường dòng ch
5-7m lúc 12h ngày 22/7/2018 
Nam tại vùng biển cửa sông Mê Kông (hình 5) 
cho thấy: Vào thời kỳ mùa hè, ch
của gió mùa Tây Nam, dòng ch
vùng biển ven bờ Đông Nam Bộ có h
Đông Bắc, dao động trong khoảng 0.01 
m/s, với tốc độ đạt cực đại có thể l
0.4 m/s. Vùng cửa sông M
xuất hiện một cực đại dòng ch
m/s, đồng thời tại khu vực quanh Côn Đảo cũng 
tồn tại một cực đại dòng ch
Kết hợp với trường dòng ch
có thể thấy đây là một kết quả đáng chú ý để 
cân nhắc đặt hệ thống phát điện tại hai khu vực 
này, đặc biệt là khu vực Côn Đảo 
có hệ thống phát điện riêng.
Từ hai khu vực xuất hiện cực đại tốc độ 
dòng chảy ở cả hai mùa tại v
bờ và Côn Đảo, trích xuất số liệu d
tính trung bình giờ tại một vị trí đạt cực đại để 
sử dụng cho việc ước tính tiềm năng khai thác 
điện tại hai khu vực này. 
2018) 98-105 101
ện [2]. 
5-7m lúc 0h ngày 
ắc tại vùng biển cửa 
ào thời kỳ 
ùa Đông 
ới tốc độ đạt cực 
ửa sông Mê 
òng chảy đạt 
ên 0.5 m/s. 
ảy tầng mặt, tầng 3-
– mùa gió Tây 
ịu tác động 
ảy chủ đạo của 
ướng 
–0.4 
ên đến trên 
ê Kông sát bờ cũng 
ảy đạt trên 0.4 
ảy đạt trên 0.4m/s. 
ảy tháng 1 ở trên, 
- nơi cần thiết 
ùng cửa sông sát 
òng chảy và 
V.T. Vui / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 98-105 102
Hình 4. Trường dòng chảy 0h ngày 15/1/2018: 
Hàng trên: tầng mặt (trái) và tầng 3m (phải), Hàng dưới: tầng 5m (trái) và tầng 7m (phải) 
 tại vùng biển cửa sông Mê Kông. 
3.2. Đánh giá tiềm năng khai thác điện từ dòng 
chảy biển 
Từ kết quả trích xuất tại hai khu vực quan 
tâm, với giả thiết đặt máy phát điện tại đó, có 
thể đưa ra hai giá trị trung bình giờ tốc độ dòng 
chảy tương ứng đi qua hai nhóm cánh quạt của 
bộ máy phát điện. Qua đó, theo công thức (12), 
có thể đưa ra ước tính khả năng khai thác điện 
tại vùng biển cửa sông Mê Kông với giả thiết 
sử dụng 20 mô đun máy phát điện như bảng 1. 
Các kết quả tính toán cho thấy vùng biển cửa 
sông Mê Kông có tiềm năng khai thác điện 
năng tương đối tốt khi so sánh với các loại hình 
phát điện từ thủy điện hoặc nhiệt điện: trên 209 
MWh tại cửa sông, trên 116 MWh tại Côn Đảo 
vào tháng 1/2018 và trên 55 MWh ở cả hai vị 
trí vào tháng 7/2018, với công suất tổng cộng 
V.T. Vui / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 98-105 103
tại khu vực cửa sông: đạt gần 156.000 MW vào 
tháng 1 và trên 41.000MW vào tháng 7, còn tại 
Côn Đảo: đạt trên 86.000MW vào tháng 1 và 
cũng trên 41.000MW vào tháng 7. Giá trị khai 
thác càng lớn khi đặt hệ thống nhiều mô đun. 
Đặc biệt, vị trí khai thác điện năng sát bờ đem 
đến nhiều thuận lợi cho việc xây dựng và truyền 
tải điện, đồng thời, rất có thể việc khai thác 
năng lượng dòng chảy sẽ góp phần làm giảm 
hiện tượng xâm nhập mặn đang gây đau đầu 
cho các nhà quản lý, các nhà khoa học và người 
dân nơi đây. Còn tại vị trí Côn Đảo, khai thác 
điện năng dòng chảy ở khu vực này là một điều 
rất cần thiết, việc xây dựng một hệ thống phát 
điện riêng từ biển tại khu vực này mang lại 
nhiều giá trị kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, việc tính 
toán và ứng dụng bộ máy phát điện còn ở giai 
đoạn thử nghiệm, trên lý thuyết, rất cần có thêm 
thực tiễn để chứng minh. 
Hình 5. Trường dòng chảy 12h ngày 22/7/2018: 
Hàng trên: tầng mặt (trái) và tầng 3m (phải), Hàng dưới: tầng 5m (trái) và tầng 7m (phải) 
 tại vùng biển cửa sông Mê Kông 
V.T. Vui / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 98-105 104
Bảng 1. Ước tính tiềm năng khai thác điện dòng chảy tại ven bờ cửa sông Mê Kông và Côn Đảo 
Vị trí cửa sông 
Mê Kông 
Mùa gió Đông Bắc Mùa gió Tây Nam 
Tốc độ dòng chảy (được 
tính trung bình giờ) 
(m/s) 
Công suất 
(MWh) 
Tốc độ dòng chảy (được 
tính trung bình giờ) 
(m/s) 
Công suất 
(MWh) 
Nhóm 5 cánh 
quạt tầng trên 
0,6 0.947 0,4 280.663 
Nhóm 5 cánh 
quạt tầng dưới 
0,5 0.548 0,3 118.405 
Tổng cộng 1 
tuốc bin 
 1,495 
 0,399 
Tổng cộng 1 mô 
đun (7 tuốc bin) 
 10,465 
 2,793 
Tổng cộng 20 
mô đun 
209,3 MWh 
 55,86 
Tổng cộng tháng 
(744 giờ) 
155.719 MW 
41.560 MW 
Vị trí Côn Đảo Mùa gió Đông Bắc Mùa gió Tây Nam 
Tốc độ dòng chảy (được 
tính trung bình giờ) 
(m/s) 
Công suất 
(MWh) 
Tốc độ dòng chảy (được 
tính trung bình giờ) 
(m/s) 
Công suất 
(MWh) 
Nhóm cánh quạt 
tầng trên 
0.5 0,548 0.4 0,281 
Nhóm cánh quạt 
tầng dưới 
0.4 0,281 0.3 0,118 
Tổng cộng 1 
tuốc bin 
 0,829 
 0,399 
Tổng cộng 1 mô 
đun (7 tuốc bin) 
 5,803 
 2,793 
Tổng cộng 20 
mô đun 
116,06 
 55,86 
Tổng cộng tháng 
(744 giờ) 
86.348 MW 
41.560 MW 
4. Kết luận 
Kết quả ứng dụng mô hình thủy động lực 
ROMS tại vùng biển cửa sông Mê Kông cho thấy: 
Thời kỳ mùa đông, dòng chảy vùng biển 
ven bờ Đông Nam Bộ có hướng chủ đạo là 
hướng Tây Nam, dao động trong khoảng 0.02 – 
0.6 m/s, với tốc độ đạt cực đại có thể lên đến 
trên 0.6 m/s còn thời kỳ mùa hè, tốc độ dòng 
chảy dao động trong khoảng 0.01 – 0.4 m/s, với 
tốc độ đạt cực đại có thể lên đến trên 0.4 m/s. 
Cả hai mùa đều cho thấy tồn tại hai vị trí cực 
đại tốc độ dòng chảy: khu vực sát bờ và Côn 
Đảo, từ đó có thể giả thiết đặt bộ máy phát điện 
ở hai vị trí này. 
Kết quả tính toán công suất tạo điện năng 
theo giả thiết cho thấy vùng biển cửa sông Mê 
Kông có tiềm năng khai thác điện năng tương 
đối tốt khi so sánh với nhiều loại hình khai thác 
khác như thủy điện hay nhiệt điện (hơn 209 
MWh vào mùa gió Đông Bắc và trên 55 MWh 
vào mùa gió Tây Nam).Vị trí khai thác điện 
tiềm năng có thể đặt tại Côn Đảo đem lại nhiều 
thuận lợi. Tuy nhiên, việc ước tính trong nghiên 
cứu này mới chỉ ở giai đoạn thử nghiệm, cần có 
các nghiên cứu thực nghiệm sâu hơn. 
V.T. Vui / Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Các Khoa học Trái đất và Môi trường, Tập 34, Số 1S (2018) 98-105 105
Lời cảm ơn 
Tác giả là NCS thuộc đề án 911 nên được 
nhận sự tài trợ cho nghiên cứu này từ đề án. Tác 
giả xin cảm ơn sự tài trợ này. 
Tài liệu tham khảo 
[1] Lê Đình Mầu, Nguyễn Bá Xuân, 2010, “Khái quát 
về năng lượng biển và bước đầu đánh giá tiềm 
năng của chúng tại Việt Nam”, Tuyển tập Nghiên 
cứu biển, XVII, tr. 199-206. 
[2] Doãn Mạnh Dũng, 2015, “Ý tưởng dùng dòng hải 
lưu để phát điện”, Báo khoa học Phổ thông số 
50/14 (1652) ngày 2/1/2015 (được cập nhật ngày 
16/01/2018 trên website kinhtebien.vn). 
[3] Pierrick Penven, Gildas Cambon, Thi-Anh Tan, 
Patrick Marchesiello and Laurent Debreu, 2010, 
ROMS AGRIF/ROMSTOOLS User’s Guide, 
Institut de Recherche pour le D´eveloppement 
(IRD), France. 
[4] Website: https://www.croco-ocean.org/ 
Estimating the Sea Current Field and Assessing the Potential 
for Exploiting Electricity from the Sea Current in the Estuary 
of the Mekong River 
Vu Thi Vui 
Faculty of Hydro-Meteology & Oceanography, VNU University of Science, 
 334 Nguyen Trai, Thanh Xuan, Hanoi, Vietnam 
Abstract: Exploiting renewable energy from the sea is a topic of great interest in recent years in 
Vietnam. Many coastal areas of our country have been surveyed to assess the potential of marine 
energy exploitation. However, there have been no studies detailing the potential of exploiting the sea 
current energy in the Mekong River mouth. This study aims to estimate the potential of marine power 
generation for the Mekong River mouth by calculating the ocean current flow using the Regional 
Ocean Modeling System (ROMS). It is estimated following one of the marine electricity generation 
equipment is being studied in Vietnam. The results show that the potential for power exploitation in 
the Mekong River mouth is positive, with total capacity reaching over 209 MWh at the river mouth, 
above 116 MWh in Con Dao in January and above 55 MWh in both locations in July in 2018. 
Keywords: Ocean currents, recycled energy, Mekong estuary, South East sea, ROMS. 

File đính kèm:

  • pdftinh_toan_truong_dong_chay_va_danh_gia_tiem_nang_khai_thac_d.pdf