Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế

Đặt vấn đề: Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở khoa Hồi sức tích cực không chỉ ở nước ta mà

còn ở các nước phát triển. Tỉ lệ ngộ độc gây tử vong ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình là cao hơn

gấp 4 lần so với các quốc gia thu nhập cao. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát tỉ lệ, tìm hiểu nguyên

nhân, đặc điểm lâm sàng và một số điều trị ngộ độc cấp

Phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh

viện Trung Ương Huế từ 01/2019 đến 12/2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang với dữ liệu nghiên cứu là bảng

câu hỏi thu thập thông tin từ bệnh án, hỏi bệnh nhân hoặc người thân.

Kết quả: Tỉ lệ ngộ độc cấp chiếm tỉ lệ không nhỏ (6,62%) so với các bệnh cấp cứu khác. Các ca ngộ

độc cấp nhóm 26 - 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 28,66%. Ngộ độc chiếm tỉ lệ cao hơn ở các đối tượng:

nam, độ tuổi 26 - 35, làm các nghề lao động chân tay, sống ở nông thôn. Ngộ độc do nọc độc chiếm tỉ lệ

cao nhất 33,55%, trong đó rắn cắn chiếm 17,26% và ong đốt 15,96%. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là

súc rửa dạ dày và dùng than hoạt tính với tỉ lệ tương ứng 51,14% và 48,86%. Các phương pháp khác đang

được áp dụng tại khoa là thở máy 6,51%, lọc máu 3,26%, antidote 4,89%. Tỉ lệ tử vong chỉ chiếm 1,62%

tổng số ca ngộ độc nhập viện. Nhận thấy, ngộ độc Paraquat rất hiếm gặp nhưng lại có tỉ lệ tử vong cực kì

cao, trong năm 2019, khoa Hồi sức tích cực ghi nhận 4 ca nhập viện, thì cả 4 ca đều tử vong, tỉ lệ 100%.

Kết luận: Ngộ độc cấp đứng thứ 7 trong các nguyên nhân hàng đầu nhập viện khoa Hồi sức cấp cứu,

chiếm tỉ lệ 6,62%. Tỷ lệ ngộ độc cao hơn ở các đối tượng: Giới nam, tuổi từ 26 - 35, sống ở nông thôn. Tác

nhân gây độc thường gặp là nọc độc côn trùng và động vật (33,55%). Điều trị chủ yếu là súc rửa dạ dày và

dùng than hoạt tính. Phần lớn ca lâm sàng mức độ nhẹ, hồi phục 98,38%.

Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế trang 1

Trang 1

Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế trang 2

Trang 2

Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế trang 3

Trang 3

Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế trang 4

Trang 4

Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế trang 5

Trang 5

Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế trang 6

Trang 6

Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế trang 7

Trang 7

pdf 7 trang minhkhanh 6900
Bạn đang xem tài liệu "Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế

Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực bệnh viện trung ương Huế
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 79
Nghiên cứu
TÌNH HÌNH NGỘ ĐỘC CẤP Ở KHOA HỒI SỨC 
TÍCH CỰC BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG HUẾ
Hoàng Trọng Hanh1*, Nguyễn Vĩnh Phú1, Nguyễn Xuân Khôi1, Trần Thị Huyền Trân1
Hoàng Công Truyện2, Hoàng Đông3
DOI: 10.38103/jcmhch.2021.70.11
TÓM TẮT:
Đặt vấn đề: Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở khoa Hồi sức tích cực không chỉ ở nước ta mà 
còn ở các nước phát triển. Tỉ lệ ngộ độc gây tử vong ở các quốc gia thu nhập thấp và trung bình là cao hơn 
gấp 4 lần so với các quốc gia thu nhập cao. Với mục tiêu nghiên cứu nhằm khảo sát tỉ lệ, tìm hiểu nguyên 
nhân, đặc điểm lâm sàng và một số điều trị ngộ độc cấp
Phương pháp nghiên cứu: Tất cả các bệnh nhân nhập viện điều trị tại khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh 
viện Trung Ương Huế từ 01/2019 đến 12/2019. Nghiên cứu mô tả cắt ngang với dữ liệu nghiên cứu là bảng 
câu hỏi thu thập thông tin từ bệnh án, hỏi bệnh nhân hoặc người thân.
Kết quả: Tỉ lệ ngộ độc cấp chiếm tỉ lệ không nhỏ (6,62%) so với các bệnh cấp cứu khác. Các ca ngộ 
độc cấp nhóm 26 - 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 28,66%. Ngộ độc chiếm tỉ lệ cao hơn ở các đối tượng: 
nam, độ tuổi 26 - 35, làm các nghề lao động chân tay, sống ở nông thôn. Ngộ độc do nọc độc chiếm tỉ lệ 
cao nhất 33,55%, trong đó rắn cắn chiếm 17,26% và ong đốt 15,96%. Phương pháp điều trị phổ biến nhất là 
súc rửa dạ dày và dùng than hoạt tính với tỉ lệ tương ứng 51,14% và 48,86%. Các phương pháp khác đang 
được áp dụng tại khoa là thở máy 6,51%, lọc máu 3,26%, antidote 4,89%. Tỉ lệ tử vong chỉ chiếm 1,62% 
tổng số ca ngộ độc nhập viện. Nhận thấy, ngộ độc Paraquat rất hiếm gặp nhưng lại có tỉ lệ tử vong cực kì 
cao, trong năm 2019, khoa Hồi sức tích cực ghi nhận 4 ca nhập viện, thì cả 4 ca đều tử vong, tỉ lệ 100%.
Kết luận: Ngộ độc cấp đứng thứ 7 trong các nguyên nhân hàng đầu nhập viện khoa Hồi sức cấp cứu, 
chiếm tỉ lệ 6,62%. Tỷ lệ ngộ độc cao hơn ở các đối tượng: Giới nam, tuổi từ 26 - 35, sống ở nông thôn. Tác 
nhân gây độc thường gặp là nọc độc côn trùng và động vật (33,55%). Điều trị chủ yếu là súc rửa dạ dày và 
dùng than hoạt tính. Phần lớn ca lâm sàng mức độ nhẹ, hồi phục 98,38%.
Từ khóa: Ngộ độc cấp, chất độc, súc rửa dạ dày, than hoạt tính
ABSTRACT
CLINICAL PROFILE AND TREATMENT OF ACUTE POISONING 
IN THE INTENSIVE CARE UNIT OF HUE CENTRAL HOSPITAL
Hoang Trọng Hanh1*, Nguyen Vinh Phu1, Nguyen Xuan Khoi1,Tran Thi Huyen Tran1
Hoang Cong Truyen2, Hoang Dong3
Background: Acute poisoning is a common emergency in Intensive Care Unit, not only in our country 
but also in developed ones. The mortality in low and middle - income countries is 4 times higher than that 
in high-income countries. The aim is to survey the prevalence, causes, clinical characteristics and some 
acute poisoning treatment.
1Khoa HSTC, Bệnh viện TW Huế
2Trung tâm Y tế huyện Phong Điền
3Trung tâm Y tế huyện Phú Vang
- Ngày nhận bài (Received): 21/3/2021; Ngày phản biện (Revised): 10/6/2021; 
- Ngày đăng bài (Accepted): 25/6/2021
- Người phản hồi (Corresponding author): Hoàng Trọng Hanh
- Email: bshthanh@gmail.com; SĐT: 0914488380
Bệnh viện Trung ương Huế 
80 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực 
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngộ độc cấp là một cấp cứu thường gặp ở khoa 
Hồi sức tích cực không chỉ ở nước ta mà còn ở các 
nước phát triển [1]. Thống kê của hội chống độc Mỹ 
AAPCC cho biết hàng năm có hơn 4 triệu người ngộ 
độc. Ở nước ta ngộ độc cấp thường chiếm một phần 
tư đến một phần ba số bệnh nhân đến cấp cứu, số ca 
tử vong nói chung 10-12% [2]. Nghiên cứu của ca 
tử vong ở trẻ em và thanh thiếu niên dưới 20 tuổi 
chiếm 13% tất cả các ca ngộ độc gây tử vong trên 
toàn thế giới. Tỉ lệ ngộ độc gây tử vong ở các quốc 
gia thu nhập thấp và trung bình là cao hơn gấp 4 lần 
so với các quốc gia thu nhập cao [1]. Số ca hiện mắc 
và loại hình của ngộ độc là khác biệt ở các vùng 
khác nhau trên thế giới. Chúng phụ thuộc vào sự 
phát triển công nghiệp, các hoạt động nông nghiệp, 
tập quán văn hóa liên quan tới việc giám sát trẻ em 
và tín ngưỡng địa phương và tập quán [2]. Do đó 
bước đầu chúng tôi thực hiện đề tài này với 2 mục 
tiêu nghiên cứu sau:
1. Khảo sát tỉ lệ ngộ độc cấp và một số đặc điểm 
lâm sàng của các loại ngộ độc 
2. Tìm hiểu về nguyên nhân và điều trị trong ngộ 
độc cấp
II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP 
NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân ngộ độc cấp nhập viện tại 
Khoa HSCC Bệnh viện TW Huế trong năm 2019
Định nghĩa ngộ độc cấp: Ngộ độc cấp (NĐC) là 
khi 1 lượng có thể rất nhỏ chất độc, hóa chất xâm 
nhập vào cơ thể gây ra những hội chứng lâm sàng 
và tổn thương cơ quan đe doạ tử vong [3]
2.2. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu mô tả cắt ngang
- Phương pháp thực hiện: Bệnh nhân kết thúc 
điều trị tại khoa Hồi sức tích cực được thực hiện 
lấy số liệu, nếu bệnh nhân được chẩn đoán Ngộ 
độc cấp, tiến hành khảo sát các đặc điểm nhân 
trắc học, nguyên nhân ngộ độc, phương pháp 
điều trị, kết quả điều trị (tử vong hay không), nếu 
bệnh nhân không được chẩn đoán Ngộ độc cấp, 
dừng nghiên cứu.
- Dữ liệu nghiên cứu được lấy từ: Bệnh án, hỏi 
bệnh nhân (nếu bệnh nhân tự trả lời được) hoặc 
người thân... 
- Số liệu được phân tích theo phương pháp thống 
kê y học
Methods and Materials: A descriptive cross-section study was conducted with all acute poisoning 
patients admitted to ICU Hue Central Hospital in 2019. Research data was collected from medical records, 
patient or relative inquiries. Surveying the epidemiology aspect of the acute poisoning patient and the 
illness’s characteristics.
Results: Acute poisoning rate was remarkable (6,62%) compared to other emergency causes. Acute 
poisoning cases in the 26 - 35 age group made up the largest proportion at 28,66%. Poisoning rate was 
higher among these individuals: male, aged 26 - 35, manual labor, living in the rural. Poisoning due to 
venom accounted for the highest proportion at 33,55%, with 17,26% of snake bite and 15,96% of bee sting. 
The most popular treatment method was gastric lavage and using activated carbon with the proportion 
of 51,14% and 48,86%, respectively. Other methods, which was applied our department are mechanical 
ventilation 6.51%, hemodialysis 3.26% and antidote 4.89%. The mortality only accounts for 1.62% of 
the total number of poisoning hospitalizations. Seeing that Paraquat poisoning was very rare but had an 
extremely high death rate, in 2019, Intensive Care Unit recorded 4 cases, all was died, the rate was 100%.
Conclusions: Acute poisoning ranked 7th among the leading causes of hospitalization in Intensive 
Care Unit, accounting for 6.62%. The poisoning rate was higher in these subjects: Male, aged 26-35, living 
in rural areas. The common poisoning agent was insect and animal venom (33.55%). Treatment was mainly 
gastric lavage and activated carbon. Most clinical cases are mild, recovering 98.38%.
Key word: Acute poisoning, poison, Gastric lavage, Activated carbon
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 81
III. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
3.1. Tình hình ngộ độc cấp so với các bệnh cấp cứu khác
Bảng 1: Cơ cấu bệnh lý tại HSTC
Bệnh lý Số lượng Tỉ lệ %
Ngộ độc 307 6,62
Xơ gan 171 3,69
Xuất huyết tiêu hóa 337 7,27
Viêm tụy cấp 49 1,06
Tăng huyết áp 242 5,22
Tai biến mạch máu não 375 8,09
Bệnh mạch vành 94 2,03
Suy tim 477 10,28
Sốc nhiễm trùng 321 6,92
Nhiễm trùng huyết 500 10,78
Phản vệ 71 1,53
COPD 263 5,67
Viêm phổi 752 16,21
Hen phế quản 164 3,54
Đa chấn thương 197 4,25
Chấn thương sọ não 404 8,71
Suy thận 238 5,13
Đái tháo đường 228 4,92
Đa bệnh (2 bệnh độc lập trở lên) 1708 36,83
Tổng số bệnh nhân nhập khoa 4638 100
 Tỉ lệ ngộ độc cấp chiếm tỉ lệ không nhỏ (6,62%) so với các bệnh cấp cứu khác
3.2. Đặc điểm nhân trắc học
Biểu đồ 1: Phân bố ngộ độc theo tuổi
Bệnh viện Trung ương Huế 
82 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực 
Các ca ngộ độc cấp nhóm 26 - 35 tuổi chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 28,66%, thấp nhất ở nhóm > 80 tuổi 
chiếm 1,63%.
Giới tính
Biểu đồ 2: Phân bố ngộ độc theo giới
Số ca ngộ độc ở nam nhiều hơn nữ, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p <0,05).
Phân bố ngộ độc theo nghề nghiệp
Bảng 2: Phân bố ngộ độc theo nghề nghiệp
Nhóm tuổi Số lượng Tỉ lệ %
HS - SV 10 3.26
Cán bộ 18 5.86
Công nhân 31 10.10
Làm nông 41 13.35
Già - Hưu trí 61 19.87
Khác 146 47.56
Tổng 307 100
Tỉ lệ ngộ độc cấp chiếm tỉ lệ cao (chiếm 47,56 %) ở nhóm người làm nghề dịch vụ như lao động phổ 
thông, lao động chân tay Nhóm học sinh - sinh viên và cán bộ có Tỉ lệ thấp nhất, lần lượt là 3,26% và 
5,86%.
Phân bố ngộ độc theo địa dư
Bảng 3: Phân bố ngộ độc theo địa dư
Nơi ở Số lượng Tỉ lệ %
Nông thôn 214 69.71
Thành phố 93 30.29
Tổng 307 100
Tỉ lệ ngộ độc ở nông thôn chiếm đa số 69,71%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p<0,05).
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 83
3.3. Đặc điểm và tỉ lệ tử vong do ngộ độc
Phân loại tác nhân gây ngộ độc
Bảng 4: Các tác nhân ngộ độc
Loại ngộ độc Số lượng Tỉ lệ %
Rắn cắn 53 17,26
Thuốc diệt cỏ
Paraquat 4 1,30
Khác 8 2,60
Thuốc trừ sâu
Phospho hữu cơ 0 0,00
Khác 36 11,72
Thuốc An thần và giảm đau 11 3,58
Tân dược khác (Paracetamol, Ibuprofen) 61 19,87
Chất gây nghiện 31 10,10
Rết cắn 1 0,33
Ong đốt 49 15.96
Ngộ độc khác (xăng, rượu, các loại lá độc, nấm, thuốc diệt 
chuột, thuốc tẩy rửa, N2O)
41 13,36
Không rõ loại 12 3,91
Tổng 307 100
Trong các loại ngộ độc, nhóm do nọc độc chiếm tổng tỉ lệ cao nhất 33,55%, trong đó rắn cắn chiếm 
17,26% và ong đốt 15,96%. Ngộ độc thuốc tân dược chiếm tỉ lệ cao tiếp theo với 23,45%, trong đó nhóm 
thuốc an thần giảm đau chiến tỉ lệ 3,58%. Ngộ độc phospho hữu cơ trong năm 2019 không ghi nhận trường 
hợp nào. 
Phương pháp điều trị
Bảng 5: Phương pháp điều trị ngộ độc cấp (N=307)
Phương pháp điều trị Số lượng Tỉ lệ %
Súc rửa dạ dày 157 51,14
Than hoạt tính 150 48,86
Thở máy 20 6,51
Lọc máu 10 3,26
Antidote 15 4,89
Phương pháp điều trị phổ biến nhất là súc rửa dạ dày và dùng than hoạt tính với tỉ lệ tương ứng 51,14%, 
48,86%. Các phương pháp khác đang được áp dụng tại khoa là thở máy 6,51%, lọc máu 3,26%, antidote 
4,89%.
Bảng 6: Tỉ lệ tử vong
Tình trạng ra viện Số lượng Tỉ lệ %
Sống 297 98,38
Chết 5 1,62
Tổng 307 100
Phần lớn các ca bệnh nhân ngộ độc cấp hồi phục tốt, tỉ lệ tử vong chỉ chiếm 1,62% tổng số ca ngộ độc 
nhập viện.
Bệnh viện Trung ương Huế 
84 Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021
Tình hình ngộ độc cấp ở khoa hồi sức tích cực 
Tỉ lệ tử vong ở từng nhóm ngộ độc
Bảng 7: Tỉ lệ tử vong ở từng nhóm ngộ độc
Loại ngộ độc Số lượng Tử vong Tỉ lệ %
Rắn cắn 53 0 0,00
Thuốc trừ sâu
Phospho hữu cơ 0 0 0,00
Khác 36 0 0,00
Thuốc diệt cỏ
Paraquat 4 4 100,00
Khác 8 0 0,00
Tân dược 72 1 1,38
Chất gây nghiện 31 0 0,00
Rết cắn 1 0 0,00
Ong đốt 49 0 0,00
Ngộ độc khác 41 0 0,00
Không rõ loại 12 0 0,00
Nhận thấy, ngộ độc Paraquat rất hiếm gặp nhưng lại có tỉ lệ tử vong cực kì cao, trong năm 2019, khoa 
Hồi sức tích cực ghi nhận 4 ca nhập viện, thì cả 4 ca đều tử vong, tỉ lệ 100%. 
IV. BÀN LUẬN
Tổng số ca nhập viện vào khoa chúng tôi 307 
ca, đạt 6,62% tổng số ca bệnh và là nguyên nhân 
thứ 7 trong các nguyên nhân hay gặp, sau bệnh lí 
tim mạch (25,62%), nhiễm trùng huyết/sốc nhiễm 
trùng (17,7%) và viêm phổi (16,21%). Nghiên 
cứu của Yajie Zhang và cộng sự hơn 5009 trường 
hợp ngộ độc cấp (tuổi >11) nhập viện từ 2012 đến 
2016 ở Thẩm Dương, Trung Quốc [4]. Mohammad 
Shafiqul Bari và cộng sự, nghiên cứu tình hình ngộ 
độc cấp ở đông bắc Bangladesh từ tháng 1/2008 đến 
hết tháng 12/2009 có 4435 ca nhập viện [1]. Theo 
WHO, ngộ độc cấp là nguyên nhân thứ 9 gây tử 
vong ở nhóm người trẻ (15 - 29 tuổi) [5]. Điều đó 
cho thấy ngộ độc cấp là một vấn đề sức khỏe cần 
được quan tâm.
Về nhóm đối tượng hay gặp là nam giới (60,26%), 
trong độ tuổi lao động 26 - 35 tuổi (28,66%), sống 
khu vực nông thôn (69,71%), nghề nghiệp lao động 
tự do (47,56%), tương tự thống kê của các tác giả 
trong nước [2]. Nghiên cứu của các tác giả nước 
ngoài trong khu vực cũng cho kết quả tương tự.Theo 
nghiên cứu của Yajie Zhang, 52,7% bệnh nhân trong 
nhóm 20 - 39 tuổi, sống chủ yếu ở vùng nông thôn. 
Trong nghiên cứu Mohammad Shafiqul Bari, 58,7% 
bệnh nhân là nam giới, 41,6% thuộc nhóm 21 - 30 
tuổi, 55,4% sống ở nông thôn. Điều này có thể giải 
thích do đó nhóm đối tượng nam giới, trong độ tuổi 
lao động, vùng nông thôn,thường xuyên làm việc và 
tiếp xúc các tác nhân gây độc như nọc độc động vật, 
côn trùng, hay các loại thuốc, hóa chất trừ sâu. Bên 
cạnh đó, đặc điểm kinh tế, văn hóa, cũng như chú 
trọng đến vấn đề chăm sóc sức khỏe tâm trí sẽ ảnh 
hưởng đến dịch tễ của ngộ độc cấp. 
Về tác nhân gây ngộ độc cấp, trong nghiên cứu 
chúng tôi chiếm tỷ lệ cao nhất là nhóm do nọc độc 
(33,55%), phù hợp với đặc điểm nước ta vẫn là nước 
nông nghiệp, khí hậu nhiệt đới. Ngoài ra, tác nhân 
gây độc phổ biến khác là nhóm ngộ độc thuốc tân 
dược đường tiêu hóa, chiếm 23,45%, là những loại 
thuốc dễ mua, sẵn có trong các gia đình, và thường 
do chủ ý. Nghiên cứu của Jutamas Saoraya ở Thái 
Lan, ngộ độc thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ cao nhất với 
41,5%. Nghiên cứu Yajie Zhang cho thấy các nhóm 
ngộ độc theo thứ tự giảm dần gồm thuốc tân dược, 
thuốc trừ sâu và rượu. Nghiên cứu của Mohammad 
Shafiqul Bari cũng cho thấy 54,5% trường hợp ngộ 
độc là chủ ý. Trong khí đó, theo WHO nguyên nhân 
ngộ độc cấp thường gặp ở các nước phát triển là 
không chủ ý (quá liều thuốc giảm đau, gây ngủ) [5].
Bệnh viện Trung ương Huế 
Tạp Chí Y Học Lâm Sàng - Số 70/2021 85
Qua đó chúng ta thấy vai trò quan trọng của chăm 
sóc sức khỏe tâm trí, đặc biệt là nhóm người trẻ, 
trong độ tuổi lao động với việc áp lực trong cuộc 
sống, công việc ngày càng gia tăng. 
Phương pháp điều trị chủ yếu vẫn là súc rửa dạ 
dày, sử dụng than hoạt tính. Điều này phù hợp vì đa 
phần các ngộ độc qua đường tiêu hóa (thuốc trừ sâu, 
diệt cỏ, nấm, tân dược...). Kết quả nghiên cứu chúng 
tôi tương tự tác giả Yajie Zhang [4]. Một số ít các 
trường hợp ngộ độc có antidote như ACC trong ngộ 
độc paracetamol, naloxon trong ngộ độc opioids.
Ngoài ra, do hiện tại khoa chúng tôi vẫn chưa có chế 
phẩm huyết thanh kháng nọc rắn, nên ở nhóm này 
vẫn chủ yếu là điều trị triệu chứng, hỗ trợ. Ngoài ra 
một số trường hợp ngộ độc nặng có biểu hiện hôn 
mê, suy hô hấp, cần hỗ trợ thở máy, trong nghiên 
cứu chúng tôi số ca thở máy có 6,51%. 
Về mức độ nặng, tác nhân paraquat ít gặp nhưng 
tỉ lệ tử vong cao, trong nghiên cứu của chúng tôi 
có 4 trường hợp ngộ độc paraquat đều tử vong. 
Paraquat là loại hóa chất diệt cỏ cực độc, khi vào 
cơ thể gây tổn thương tất cả các cơ quan đường 
tiêu hóa, thận, nghiêm trọng nhất là tổn thương 
phổi, sau đó xơ phổi tiến triển nặng dần và không 
thể hồi phục. Theo các tác giả Hà Trần Hưng, Vũ 
Mai Liên nghiên cứu 155 ca ngộ độc paraquat 
2010 - 2011 tại trung tâm chống độc bệnh viện 
Bạch Mai, 66,7% bệnh nhân suy thận, 47,1% có 
tổn thương gan và 15,9% có giảm SpO2[6]. Đây là 
nhóm thuốc đã bị cấm sử dụng trong sản xuất nông 
nghiệp, nên tỉ lệ gặp ngày càng ít. Ca tử vong còn 
lại bao gồm do thuốc tân dược (hướng thần) trên 
cơ địa bệnh nhân có tiền sử tâm thần phân liệt đang 
điều trị, vào viện trong tình trạng hôn mê sâu, rối 
loạn nhịp thở. Tỉ lệ tử vong trong nghiên cứu tác 
giả Mohammad Shafiqul Bari chiếm 5,1%; nghiên 
cứu tác giả Jutamas Saoraya là 7%, còn trong 
nghiên cứu tác giả Yajie Zhang là 1,3% (51,5% 
trong số đó là ngộ độc paraquat). 
Các hạn chế trong nghiên cứu chúng tôi bao 
gồm đây là nghiên cứu mô tả, cắt ngang tại một thời 
điểm; còn thiếu các xét nghiệm độc chất nên chẩn 
đoán chủ yếu dựa vào khai thác theo trả lời chủ quan 
của người bệnh; các điều trị đặc hiệu còn thiếu do 
nguồn cung không sẵn có.
V. KẾT LUẬN
Ngộ độc cấp đứng thứ 7 trong các nguyên nhân 
hàng đầu nhập viện khoa Hồi sức cấp cứu, chiếm tỉ 
lệ 6,62%. Ở nhóm nam giới có nhóm tuổi 26 - 35, 
sống ở nông thôn chiếm tỉ lệ cao nhất. Với các tác 
nhân gây độc thường gặp là nọc độc côn trùng và 
động vật chiếm 33,55%. Biện pháp điều trị chủ yếu: 
súc rửa dạ dày và sử dụng than hoạt tính. Một số 
trường hợp nặng cần thở máy (6,51%) và lọc máu 
(3,26%). Tỉ lệ hồi phục 98,38%.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bari MS, Chakraborty SR, Alam MMJ, Qayyum 
JA, Hassan N, Chowdhury FRJAPJoMT. Four-
year study on acute poisoning cases admitted to 
a tertiary hospital in Bangladesh: emerging trend 
of poisoning in commuters. 2014. 3: 152-156.
2. Bộ Y tế. Hội nghị toàn quốc về cấp cứu - Hồi 
sức - chống độc lần thứ IX. 2009.
3. Cs NQAv. Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh 
nội khoa. Nhà xuất bản Y học. 2011: 153-207.
4. Zhang Y, Yu B, Wang N, Li TJBo. Acute 
poisoning in Shenyang, China: a retrospective 
and descriptive study from 2012 to 2016. 2018. 
8: e021881.
5. WHO. Poisoning prevention and management. 
2012.
6. Hà Trần Hưng VML. Đặc điểm lâm sàng, cận 
lâm sàng các bệnh nhân ngộ độc paraquat tại 
trung tâm chống độc bệnh viện Bạch Mai. 2011.

File đính kèm:

  • pdftinh_hinh_ngo_doc_cap_o_khoa_hoi_suc_tich_cuc_benh_vien_trun.pdf