Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội

Thu gom rác thải là một ngành nghề có nguy cơ cao

về tai nạn lao động (TNLĐ), tuy nhiên hiện có rất ít số

liệu về vần đề này. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả

cắt ngang, nghiên cứu mô tả thực trạng TNLĐ và một số

liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại Công ty môi

trường đô thị Hà Nội. Thông tin về tình hình TNLĐ và

một số đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện làm việc của

công nhân được thu thập và phân tích. Trong tổng số 796

đối tượng nghiên cứu, có 93 trường hợp TNLĐ được báo

cáo với tỷ suất 117/1000 công nhân. Tỷ suất ở công nhân

nữ (98/1000) cao hơn so với công nhân nam (98/1000) và

nhóm trên 45 tuổi có tỷ suất cao nhất (343/1000). Nguyên

nhân gây thương tích hàng đầu là vật sắc nhọn, say năng/

say nóng và tai nạn giao thông. Tai nạn lao động (TNLĐ)

xảy ra ở tất cả các hoạt động trong ca của người lao động.

Nghiên cứu đã xác định được mối liên quan có ý nghĩa

thống kê giữa nhóm tuổi, ca làm việc và trang bị bảo hộ cá

nhân với tình trạng tai nạn lao động ở công nhân thu gom

rác thải Hà Nội

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội trang 1

Trang 1

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội trang 2

Trang 2

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội trang 3

Trang 3

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội trang 4

Trang 4

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội trang 5

Trang 5

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội trang 6

Trang 6

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 10280
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội

Thực trạng tai nạn lao động và một số yếu tố liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại hai chi nhánh nội thành Hà Nội
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 65
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC TRẠNG TAI NẠN LAO ĐỘNG VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN 
QUAN Ở CÔNG NHÂN THU GOM RÁC THẢI TẠI HAI CHI 
NHÁNH NỘI THÀNH HÀ NỘI
Vũ Thái Sơn1, Trần Thị Thu Thủy1, Nguyễn Thúy Quỳnh1
TÓM TẮT
Thu gom rác thải là một ngành nghề có nguy cơ cao 
về tai nạn lao động (TNLĐ), tuy nhiên hiện có rất ít số 
liệu về vần đề này. Sử dụng thiết kế nghiên cứu mô tả 
cắt ngang, nghiên cứu mô tả thực trạng TNLĐ và một số 
liên quan ở công nhân thu gom rác thải tại Công ty môi 
trường đô thị Hà Nội. Thông tin về tình hình TNLĐ và 
một số đặc điểm nhân khẩu học, điều kiện làm việc của 
công nhân được thu thập và phân tích. Trong tổng số 796 
đối tượng nghiên cứu, có 93 trường hợp TNLĐ được báo 
cáo với tỷ suất 117/1000 công nhân. Tỷ suất ở công nhân 
nữ (98/1000) cao hơn so với công nhân nam (98/1000) và 
nhóm trên 45 tuổi có tỷ suất cao nhất (343/1000). Nguyên 
nhân gây thương tích hàng đầu là vật sắc nhọn, say năng/
say nóng và tai nạn giao thông. Tai nạn lao động (TNLĐ) 
xảy ra ở tất cả các hoạt động trong ca của người lao động. 
Nghiên cứu đã xác định được mối liên quan có ý nghĩa 
thống kê giữa nhóm tuổi, ca làm việc và trang bị bảo hộ cá 
nhân với tình trạng tai nạn lao động ở công nhân thu gom 
rác thải Hà Nội.
Từ khóa: Tai nạn lao động, công nhân thu gom rác 
thải, thu gom rác thải.
ABSTRACT:
OCCUPATIONAL INJURY AND RELATIONSHIP 
WITH SOME INDIVIDUAL AND WORK 
CHARACTERISTICS AMONG MUNICIPAL WASTE 
COLLECTORS IN HAI BA TRUNG AND BA DINH 
DISTRICTS, HANOI, 2019
Although municipal waste collectors (MWCs) 
are exposed to a high risk of occupational injuries, 
information about this issue remains inadequate. 
With the cross-sectional design, this study select all 
MWCs in one brand of the Hanoi Urban Environment 
company for interview to describe the current status of 
occupational injury among MWCs and several related 
factors in 2019. Information on workers’ injury incidents 
and demographic characteristics, work conditions was 
collected and analysed. Among 796 respondents, a total 
of 93 occupational injuries occurred over a period of 12 
months. The incidence rate of occupational injuries is 
117 per 1000 workers per year. The injury rate in female 
workers (120/1000) exceeds this figure among their male 
counterparts (98/1000) and the highest rate is observed 
in workers aged 46 and over (343/1000). Occupational 
injury occurs in all types of working tasks and the most 
common causes of injury is sharp objects (36,4/1000). The 
study has identified a statistically significant relationship 
between age groups, work shifts and personal protective 
equipment and injuries in urban environmental workers 
in Hanoi.
Key words: Injury accident, urban environment 
worker, garbage collection, sharp objects
I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Dữ liệu của Cơ quan thống kê châu Âu chỉ ra rằng 
ngành quản lý chất thải là một ngành có rủi ro cao [1]. 
Công nhân thu gom rác thải (CNTGRT) luôn phải làm 
việc trong điều kiện lao động đặc thù và môi trường lao 
động chứa đựng nhiều yếu tố tác hại nghề nghiệp [2-4]. 
Bên cạnh đó, ở Việt Nam, quá trình làm sạch đường phố 
được thực hiện thủ công bằng sức người và các trang thiết 
bị thô sơ [5]. Lao động thủ công cùng với khối lượng 
công việc ngày một gia tăng đã làm gia tăng nguy cơ bị tai 
nạn lao động (TNLĐ) đối với CNTGRT. Theo nghiên cứu 
tại Florida, 47,7% công nhân thu gom rác thải bị bong gân 
trong quá trình làm việc [6]. Tại Ai Cập, 76% CNTGRT 
đã từng bị tai nạn lao động [7]. Nghiên cứu của Katrina N. 
Burns, tại Ghana, chỉ ra 43/46 công nhân thu gom rác thải 
bị thương tích trong ca làm việc [8]. CNTGRT ở hai chi 
Ngày nhận bài: 01/06/2020 Ngày phản biện: 08/06/2020 Ngày duyệt đăng: 15/06/2020
1. Trường Đại học Y tế công cộng
Tác giả chính: Vũ Thái Sơn, SĐT: 0834158600, Email: vuthaisonk32@gmail.com
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn66
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Bảng 1: Một số thông tin chung về đối tượng nghiên cứu
Thông tin chung Tần số (n=796) Tỷ lệ (%)
Nhóm tuổi
≤ 45 tuổi 729 91,6%
> 45 tuổi 67 8,4%
Giới
Nam 123 15,5%
Nữ 673 84,5%
Trình độ học vấn
Tiểu học 3 0,4%
Trung học cơ sở 181 22,7%
Trung học phổ thông 587 73,7%
Trên Trung học phổ thông 25 3,2%
Tình trạng hôn nhân
Chưa kết hôn bao giờ 13 1,6%
Đang có vợ/chồng 731 91,8%
Góa/ Ly hôn/Ly thân 52 6,6%
Số con hiện có
Không có con dưới 5 tuổi 454 3,4%
Có 1-2 con dưới 5 tuổi 323 40,6%
Có > 2 con dưới 5 tuổi 19 2,4%
nhánh Hai Bà Trưng và Ba Đình luôn phải làm việc với 
áp lực và cường độ cao. Nghiên cứu “Thực trạng tai nạn 
lao động và mối liên quan với một số đặc điểm cá nhân, tổ 
chức lao động ở công nhân thu gom rác thải quận Hai Bà 
Trưng và Ba Đình, Hà Nội” được tiến hành nhằm: (1) Mô 
tả thực trạng tai nạn lao động của công nhân thu gom rác 
thải tại 2 chi nhánh quận nội thành Hà Nội (2) Xác định 
nột số yếu tố liên quan giữa tai nạn lao động ở công nhân 
thu gom rác thải tại các quận nghiên cứu.
II. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang có phân tích
Địa điểm và thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu 
được tiến hành từ tháng 6/2017 - 12/2017 tại 2 chi nhánh 
quận nội thành của Công ty TNHH MTV Môi trường đô 
thị Hà Nội (URENCO) 
Đối tượng nghiên cứu: Công nhân trực tiếp làm 
công việc thu gom rác thải, có hợp đồng lao động và làm 
việc ít nhất 1 năm tại công ty đến thời điểm nghiên cứu.
Mẫu nghiên cứu và phương pháp thu thập thông 
tin: 796 công nhân được phỏng vấn bằng bộ câu hỏi được 
thiết kế sẵn. Bộ câu hỏi gồm 2 phần: (1) Phần thông tin 
chung gồm các thông tin cá nhân của người lao động và 
điều kiện làm việc; (2) Phần thông tin về tai nạn lao động.
Biến số nghiên cứu
Thông tin chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, 
giới, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, số con hiện có.
Điều kiện làm việc: Thâm niên nghề nghiệp, số giờ 
làm việc/ng ... 7) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 67
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 1 cho thấy độ tuổi trung bình của 796 CNTGRT 
tham gia nghiên cứu là 35,95 tuổi; trong đó 91,6,2% 
bằng và dưới 45 tuổi và chỉ có 8,4% CNTGRT trên 45 
tuổi. Phần lớn đối tượng nghiên cứu là nữ (84,5%), trình 
độ trên Trung học phổ thông chỉ chiếm 3,2%; 73,7% đã 
hoàn thành bậc học Trung học phổ thông. 91,8% công 
nhân đã kết hôn và đang sống cùng với vợ/chồng; 96,6% 
đã có con.
3.2. Thực trạng tai nạn lao động ở công nhân thu 
gom rác thải
Bảng 2: Tỷ suất tai nạn lao động ở CNTGRT theo tuổi và giới tính 
Tần số (n = 796) Tỷ suất (‰)
Tổng 93 117
Giới tính
Nam 12 98
Nữ 81 120
Nhóm tuổi
≤ 45 tuổi 70 96
> 45 tuổi 23 343
Bảng 3: Tỷ suất Tai nạn lao động ở CNTGRT theo nguyên nhân 
Nguyên nhân Tần số (n = 796) Tỷ suất (‰)
Vật sắc nhọn 29 36,4
Tai nạn giao thông 16 20,1
Vật rơi/đè 8 10,1
Nâng nhấc vật nặng 10 12,6
Trượt ngã 8 10,1
Say nắng / say nóng 22 27,6
Tổng cộng có 93 trường hợp TNLĐ được báo cáo, tỷ 
suất chung của tai nạn lao động là 117/1000 công nhân. 
Tỷ suất TNLĐ ở công nhân nữ là 120/1000, cao hơn so 
với công nhân nam (98/1000). Nhóm công nhân trên 45 
tuổi có tỷ lệ TNLĐ cao hơn nhóm bằng và dưới 45 tuổi 
(343/1000) 
Bảng 3 cho thấy, nguyên nhân gây chấn thương phổ 
biến nhất là vật sắc nhọn, tỷ suất CNTGRT bị tai nạn lao 
động do vật sắc nhọn là 36,4/1000. Tiếp đó là các thương 
tích gây ra do say nắng / say nóng (27,6/1000), tai nạn giao 
thông (20,1/1000) và nâng nhấc vật nặng (12,6/1000). Các 
nguyên nhân khác gồm: trượt ngã (10,1/1000) và vật rơi/
đè (10,1/1000).
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn68
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
Hình 1. Tỷ suất TNLĐ ở công nhân TGRT theo loại hình công việc
Hình 2. Tỷ suất TNLĐ ở CNTGRT theo ca làm việc
Hình 1 chỉ ra rằng TNLĐ xảy ra nhiều nhất khi công 
nhân thu gom rác tinh bằng xe đạp (157/1000) và khi 
vệ sinh dụng cụ lao động (153/1000). Trong 1000 công 
nhân lao động, khoảng 146 người bị TNLĐ khi đang trút 
rác lên xe cẩu rác, 143 người bị TNLĐ khi di chuyển về 
nơi tập kết và 130 người bị TNLĐ khi quét, làm sạch 
đường phố. Tỷ suất TNLĐ khi thực hiện thu gom rác 
bằng xe gom, thu gom rác tại điểm tập trung và đứng sau 
xe ô tô để thu gom rác lần lượt là: 113/1000, 118/1000 
và 129/1000.
Theo ca làm việc, tỷ suất tai nạn lao động cao nhất 
ở nhóm công nhân thường xuyên thay đổi ca làm việc, 
không cố định ca làm việc theo luân phiên 3 tháng 
(286/1000). 
3.3. Mối liên quan giữa tai nạn lao động với một số 
yếu tố cá nhân và tổ chức lao động 
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 69
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
Bảng 5: Mối liên quan giữa TNLĐ với đặc điểm cá nhân và tổ chức lao động của CNTGRT 
Đặc điểm Nhóm
Tai nạn lao động
OR 95% CICó TNLĐ Không TNLĐ
n % n %
Tuổi
> 45 tuổi 23 34,3 44 65,7
4,9 2,8-8,6
≤ 45 tuổi 70 9,6 659 90,4
Giới
Nam 12 9,8 111 90,2
0,8 0,4-1,5
Nữ 81 12 592 88
Thâm niên nghề
> 5 năm 60 10,1 533 89,9
0,6 0,4-1,1
≤ 5 năm 33 16,3 170 83,7
Số giờ làm việc / ngày
> 8 giờ/ngày 17 12,5 119 87,5
1,10 0,6-1,9
≤ 8 giờ/ngày 76 11,5 584 88,5
Ca làm việc
Thường xuyên thay đổi ca 12 28,6 30 71,4
3,3 1,6-6,7
Làm theo ca cố định 81 10,7 673 89,3
Trang bị đầy đủ bảo hộ 
lao động
Không 27 13,9 167 86,1
1,3 1,0-2,1
Có 66 11 536 89
Tham gia tập huấn 
ATLĐ hàng năm
Không 70 11,8 521 88,2
1,1 0,7-1,8
Có 23 11,2 182 88,8
Độ tuổi là yếu tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình 
trạng TNLĐ của CNTGRT. Nhóm công nhân có độ tuổi 
trên 45 tuổi có nguy cơ bị Tai nạn lao động cao hơn gấp 4,9 
lần so với nhóm có độ tuổi dưới 45 (95% CI=2,8-8,6). Kết 
quả cũng chỉ ra mối liên quan giữa tình trạng thương tích 
của CNTGRT với ca làm việc và điều kiện trang bị bảo hộ 
lao động. Người lao động thường xuyên thay đổi ca làm 
việc có nguy cơ bị TNLĐ cao gấp 3,3 lần so với nhóm làm 
việc theo ca cố định. Và các công nhân không được trang bị 
đầy đủ bảo hộ lao động có nguy cơ thương tích cao hơn gấp 
1,3 lần so với nhóm được trang bị đầy đủ. 
IV. BÀN LUẬN 
4.1. Thực trạng tai nạn lao động 
Kết quả nghiên cứu cho thấy, tỷ suất TNLĐ của công 
nhân ở công ty môi trường đô thị Hà Nội thấp hơn so với 
số liệu nghiên cứu ở quốc gia đang phát triển. Nghiên cứu 
tại bốn khu vực của vùng Amhara, Tây Bắc Ethiopia, năm 
2016, tỷ suất tai nạn lao động của công nhân TGRT là 
343/1000 người [9]. Một nghiên cứu tương tự năm 2010 
tại Brazil cho thấy 16% công nhân bị tai nạn trong quá 
trình lao động [10]. Tỷ lệ TNLĐ ở nghiên cứu này thấp 
hơn so với các quốc gia đang phát triển có thể do công 
nhân được trang bị phương tiện bảo hộ cá nhân phù hợp và 
đầy đủ hơn so với công nhân ở Brazil hay Ethiopia. Đồng 
thời, việc giám sát việc sử dụng bảo hộ lao động, đảm 
bảo an toàn vệ sinh lao động cũng được thực hiện chặt 
chẽ và liên tục. Bên cạnh đó, các nghiên cứu tại Brazil và 
Ethiopia đều được thực hiện tại các công ty tư nhân hoặc 
với đối tượng là CNTGRT làm việc tự do, nên không đảm 
bảo được các quy định về An toàn vệ sinh lao động.
Tỷ suất TNLĐ của công nhân nữ là 120/1000 người, 
cao hơn so với công nhân nam, một phần có thể do số 
lượng lao động nữ chiếm ưu thế trong mẫu nghiên cứu 
(84,5%). Nhưng nguyên nhân chủ yếu vì TGRT là một 
công việc nặng nhọc, đòi hỏi nhiều thể lực. Đối với các 
công việc yêu cầu thể lực cao, lao động nữ gặp nhiều khó 
khăn hơn so với đồng nghiệp nam, dẫn tới nguy cơ bị 
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn70
JOURNAL OF COMMUNITY MEDICINE 2020
TNLĐ cũng cao hơn. Tỷ suất TNLĐ phân theo nhóm 
tuổi có sự khác biệt rõ rệt. Nhóm người lao động trên 45 
tuổi trở lên bị TNLĐ cao hơn hẳn các nhóm tuổi còn lại 
(343/1000). Nghiên cứu của Simon Mamuya và cộng sự 
(2019) cũng đưa ra kết quả tường tự, nhóm tuổi lớn hơn 
có nguy cơ gặp chấn thương cao hơn so với nhóm tuổi trẻ 
[11]. Một nghiên cứu khác ở bang Kentucky, Mỹ cũng 
chỉ ra rằng so với nhóm công nhân TGRT 35-45 tuổi, các 
công nhân TGRT dưới 35 tuổi ít báo cáo về TNLĐ hơn 
[12]. Ở các ngành nghề khác, công nhân lớn tuổi cũng có 
tỷ lệ mắc TNLĐ cao hơn nhóm trẻ tuổi. Theo nghiên cứu 
tại doanh nghiệp cơ khí nhỏ và siêu nhỏ ở một xã ngoại 
thành Hà Nội, công nhân trên 40 tuổi có nguy cơ bị TNLĐ 
cao gấp 2,5 lần có ý nghĩa thống kê so với nhóm dưới 40 
tuổi [13]. Điều này có thể do sức khỏe thể chất của công 
nhân suy giảm theo tuổi tác, từ đó công nhân lớn tuổi phản 
ứng chậm hơn trước các tình huống nguy hiểm có thể xảy 
ra, dễ bị TNLĐ hơn. Ngoài ra, các giác quan, khả năng 
phản ứng nhanh nhạy cũng giảm dần theo thời gian, kèm 
theo công việc nặng nhọc, người lao động lớn tuổi dễ bị 
tai nạn hơn so với người lao động trẻ tuổi.
Vật sắc nhọn là nguyên nhân hàng đầu gây ra TNLĐ, 
xảy ra ở 36,4/1000 người lao động. Kết quả này lại tương 
đồng với kết quả nghiên cứu tại Ethiopia, năm 2012, vật 
sắc nhọn là nguyên nhân hàng đầu gây ra thương tích cho 
người lao động [14]. Tình trạng tổn thương do vật sắc 
nhọn phổ biến trong công nhân thu gom rác thải ở Hà 
Nội có thể giải thích do rác thải không được phân loại tại 
nguồn cũng như chưa được quản lý chặt chẽ. Rác thải sắc 
nhọn (bơm kim tiêm, mảnh thủy tinh vỡ, đinh, dây thép, 
v.v) để lẫn với rác thải sinh hoạt ở đô thị gây tổn thương 
cho công nhân khi đi thu gom thủ công bằng tay, kết hợp 
với loại găng tay bảo hộ được cung cấp làm bằng vải thô, 
không phù hợp cho công nhân phòng tránh chấn thương 
do rác thải sắc nhọn. 
4.2. Mối liên quan giữa tai nạn lao động với một số 
đặc điểm cá nhân, lao động 
Về một số yếu tố liên quan với TNLĐ, nghiên cứu 
này tìm thấy sự chênh lệch có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ 
TNLĐ giữa các nhóm tuổi, trong đó nhóm lao động trên 
45 tuổi có nguy cơ TNLĐ cao gấp 4,9 lần so với nhóm 
lao động dưới 45 tuổi. Một nghiên cứu tương tự ở bang 
Kentucky, Mỹ cũng đưa kết quả nhóm tuổi từ 35-45 tuổi 
có nguy cơ bị TNLĐ cao hơn có ý nghĩa thống kê so với 
nhóm tuổi dưới 35 tuổi [12]. Nghiên cứu ở Tanzania thực 
hiện năm 2019 báo cáo rằng nhóm tuổi lớn hơn có nguy 
cơ gặp chấn thương cao hơn nhóm tuổi trẻ [11]. Vì vậy, 
cần tổ chức lao động hợp lý về thời gian lao động, ca làm 
việc, công việc trong ca đối với người lao động lứa tuổi 
trên 45, góp phần hạn chế nguy cơ TNLĐ trong nhóm tuổi 
này. Ngoài ra các chế độ đãi ngộ phù hợp, như tăng mức 
phụ cấp, tăng mức bồi dường bằng hiện vật; giảm số năm 
lao động cho đến tuổi về hưu cũng cần được xem xét. 
Nghiên cứu này cũng tìm thấy mối liên quan giữa 
tình trạng tai nạn lao động cùng với ca làm việc. Những 
công nhân phải thường xuyên thay đổi ca làm việc có 
nguy cơ bị tai nạn lao động cao hơn gấp 3,3 lần so với 
nhóm có ca làm việc cố định. Tình trạng công nhân thay 
đổi ca dễ bị thương tích hơn trong quá trình làm việc có 
thể giải thích là vì việc chuyển đổi ca sẽ làm rối loạn các 
chức năng sinh lý của cơ thể. Thay đổi ca làm việc liên tục 
sẽ khiến cơ thể không kịp thích ứng với các thay đổi, dẫn 
tới giảm khả năng phản ứng, giảm tập trung, tăng nguy cơ 
sai sót dẫn tới TNLĐ. 
Được trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân cũng là một yếu 
tố liên quan có ý nghĩa thống kê với tình trạng TNLĐ. 
Nhóm không được trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân có nguy 
cơ bị thương tích cao hơn 1,3 lần so với nhóm được trang 
bị đầy đủ. Kết quả này tương đồng với nghiên cứu của D. 
Bogale và cộng sự, năm 2014, người lao động được tập 
huấn và trang bị đồ bảo hộ đầy đủ có nguy cơ bị tai nạn 
thấp hơn 2,5 lần so với nhóm không được tập huấn và 
trang bị đủ bào hộ cá nhân [4]. Vì thế, việc thực hiện tổ 
chức lao động hợp lý, sắp xếp ca làm việc hợp lý cho công 
nhân cần được ưu tiên thực hiện. Ngoài ra, cần trang bị 
đầy đủ các phương tiện bảo hộ; bố trí thời gian, địa điểm, 
hình thức tập huấn sao cho phù hợp nhất với tính chất 
công việc của người lao động.
V. KẾT LUẬN
Tỷ suất TNLĐ của công nhân TGRT đô thị tại công 
ty môi trường đô thị Hà Nội là 117/1000 công nhân. Tỷ 
suất TNLĐ ở nữ (120/1000 người) cao hơn nam (98/1000 
người) và cao nhất là nhóm tuổi trên 45 (343/1000). 
TNLĐ xảy ra ở tất cả loại hình công việc. Nguyên nhân 
hàng đầu gây tổn thương cho người lao động là vật sắc 
nhọn (36,4/1000). 
Yếu tố liên quan tới TNLĐ trong nghiên cứu này gồm 
nhóm tuổi, ca làm việc và trang bị bảo hộ cá nhân. Trong đó 
nhóm công nhân từ 45 tuổi trở lên có nguy cơ bị TNLĐ cao 
gấp 4,9 lần so với nhóm công nhân dưới 45 tuổi (KTC95% 
= 2,8 – 8,6) và nhóm công nhân thường xuyên thay đổi ca 
làm việc có nguy cơ bị TNLĐ cao gấp 3,32 lần nhóm công 
nhân không có căng thẳng tâm lý (KTC 95% = 1,63-6,74). 
Trang bị đầy đủ bảo hộ cá nhân giúp công nhân TGRT có 
nguy cơ bị tai nạn lao động thấp hơn.
SỐ 4 (57) - Tháng 07-08/2020
Website: yhoccongdong.vn 71
VI
N
S
C K
H E
C NG
NG 
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Bích Hạnh (2016), Cải thiện điều kiện lao động của công nhân làm công việc nặng nhọc, độc hại, 
nguy hiểm tại công ty môi trường đô thị Hà Nội, Thạc sỹ, Quản trị nhân lực, Trường ĐH Kinh tế Quốc dân 
2. Ngô Minh Phương và cộng sự (1998), “Vấn đề môi trường lao động và sức khỏe của nữ công nhân qua nghiên 
cứu xã hội học ở một số cơ sở hiện nay”, Xã hội học, 3.
3. Arbejdstilsynet (1995), “Arbejdsskader inden for renovation. (Danish discussed by Ivens 1998) Copenhagen, 
Denmark”.
4. D Bogale, A kumie và W Tefera (2014), “Assessment of occupational injuries among Addis Ababa city 
municipal solid waste collectors: a cross-sectional study”, BMC Public Health.
5. Huren An, James Englehardt, Lora Fleming, Judy Bean (2002). Occupational health and safety amongst 
municipal solid waste workers in Florida. Waste Management Research, Volume 16, page 1-11.
6. Abeer Abd El- Aziz Mohamed Madian1 & Aml Yousef Abd El-Wahed (2018). Adverse Health Effects 
among Solid Waste Collectors in Alexandria Governorate. International Journal Of Occupational Health and Public 
Health Nursing, vol.5, no. 2, 2018, 23-48
7. Burns, K.N., Sayler, S.K. & Neitzel, R.L (2019). Stress, health, noise exposures, and injuries among electronic 
waste recycling workers in Ghana. J Occup Med Toxicol 14, 1 (2019). https://doi.org/10.1186/s12995-018-0222-9
8. Debassu Eskezia, Zewdie Aderaw, Kedir Y. Ahmed & Fentaw Tadese (2016). Prevalence and associated factors 
of occupational injuries among municipal solid waste collectors in four zones of Amhara region, Northwest Ethiopia. 
BMC Public Health (2016) 16:862; DOI 10.1186/s12889-016-3483-1
9. Pedrosa FP, Gomes AA, Mafra AS, Albuquerque EZR, Pelentir MGSA (2010). Occupational health in 
solid waste professionals of Boa Vista, RR. Annals ENEGEP. Boa Vista: Federal Council of Engineering and 
Agronomy; 2010
10. Mamuya S, Badi S (2019). Factors contributing to occupational injuries among solid waste collectors: 
across sectional study in a municipal in Tanzania. MOJ Public Health. 2019;8(6):237‒241. DOI: 10.15406/
mojph.2019.08.00313.
11. Terry L. Bunn, Svetla Slavova, Minao Tang (2011). Injuries among solid waste collectors in the 
private versus public sectors. Sage Journal Volume: 29 issue: 10, July 2011 page(s): 1043-1052. https://doi.
org/10.1177/0734242X11410115
12. Nguyễn Bạch Ngọc, Nguyễn Thu Phương, Nguyễn Thị Quyên (2017). Đặc điểm tai nạn lao động và một số 
yếu tố liên quan tại các doanh nghiệp cơ khí nhỏ và siêu nhỏ ở một xã ngoại thành Hà Nội, năm 2014 – 2016. Tạp chí 
Y học dự phòng, Vol 27, số 8, 22017.
13. Zemichael Gizaw, Mulat Gebrehiwot, Zinabu Teka, Mesafint Molla (2012). Assessment of occupational 
injury and associated factors among municipal solid waste management workers in Gondar town and Bahir Dar City, 
northwest Ethiopia, 2012. Journal of Medicine and Medical Sciences Vol. 5(9) pp. 181-192, September 2014 DOI: 
http:/dx.doi.org/10.14303/jmms.2014.103
14. Eurostat (2020). Health and safety at work statistics (hsw). Retrieved 6 February 2020

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_tai_nan_lao_dong_va_mot_so_yeu_to_lien_quan_o_con.pdf