Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017

Ngày nay, liệu pháp nuôi dưỡng bệnh nhân bằng hỗn hợp dinh dưỡng nuôi ăn qua đường tĩnh mạch đem lại hiệu quả tốt trong việc cung cấp năng lượng trong các khoa lâm sàng. Mỗi bệnh nhân có đặc điểm bệnh lý và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên các chế phẩm trên thị trường không đáp ứng.

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017 trang 1

Trang 1

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017 trang 2

Trang 2

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017 trang 3

Trang 3

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017 trang 4

Trang 4

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017 trang 5

Trang 5

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017 trang 6

Trang 6

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017 trang 7

Trang 7

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017 trang 8

Trang 8

pdf 8 trang Danh Thịnh 13/01/2024 260
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017

Thực trạng sử dụng và đặc điểm hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn tại Bệnh viện Nhi đồng 2 năm 2017
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 143 
THỰC TRẠNG SỬ DỤNG VÀ ĐẶC ĐIỂM HỖN HỢP PHA CHẾ 
DỊCH TRUYỀN DINH DƯỠNG THEO ĐƠN 
TẠI BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG 2 NĂM 2017 
Hoàng Thùy Linh*, Trịnh Hữu Tùng**, Đoàn Vần Tuyền**, Nguyễn Hoàng Thanh Tuyền**, 
Nguyễn Thiện Hải***, Lê Quan Nghiệm***, Nguyễn Đức Tuấn*** 
TÓM TẮT 
Mở đầu - Mục tiêu: Ngày nay, liệu pháp nuôi dưỡng bệnh nhân bằng hỗn hợp dinh dưỡng nuôi ăn 
qua đường tĩnh mạch đem lại hiệu quả tốt trong việc cung cấp năng lượng trong các khoa lâm sàng. Mỗi 
bệnh nhân có đặc điểm bệnh lý và nhu cầu dinh dưỡng khác nhau nên các chế phẩm trên thị trường không 
đáp ứng. Vì thế, hỗn hợp pha chế tại các bệnh viện ngày càng nhiều và công thức pha chế ngày càng đa 
dạng. Đây là phối hợp từ các dịch truyền đang lưu hành trên thị trường với từng tỷ lệ thể tích khác nhau. 
Trung bình mỗi hỗn hợp pha chế theo đơn chứa khoảng 50 thành phần, dẫn đến việc kiểm tra chất lượng, 
đánh giá đặc điểm dinh dưỡng bao gồm áp suất thẩm thấu, chỉ số ion và năng lượng của sản phẩm sau phối 
hợp là rất cần thiết và quan trọng để góp phần nâng cao hiệu quả điều trị và an toàn cho bệnh nhân. Xuất 
phát từ những lý do trên, nghiên cứu này được thực hiện với mục tiêu phân tích các kiểu phối hợp dinh 
dưỡng theo đơn tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong năm 2017, tính áp suất thẩm thấu, chỉ số ion và năng lượng 
của hỗn hợp dinh dưỡng. 
Đối tượng - Phương pháp nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu: Những chỉ định phối hợp dinh dưỡng 
theo đơn từ các khoa lâm sàng của bệnh viện Nhi đồng 2 trong năm 2017. Phương pháp nghiên cứu: 
Nghiên cứu hồi cứu tất cả các chỉ định phối hợp dinh dưỡng của bệnh viện Nhi đồng 2 trong năm 2017. Xử 
lý, phân tích và đánh giá dữ liệu các phối hợp dinh dưỡng bằng phần mềm STATA 14 và dựa trên các 
khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới, hướng dẫn về Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần cho trẻ sơ sinh của 
bệnh viện Nhi đồng 2, Lexicomp 2017 và USP 40. 
Kết quả: Năm 2017, có 24.583 chỉ định phối hợp dinh dưỡng tại bệnh viện Nhi đồng 2. Phần lớn các 
chỉ định từ các khoa hồi sức, sơ sinh, ngoại tổng hợp. Hỗn hợp pha chế có thể tích trung bình từng thành 
phần là 200 ml glucose 10%, 80 ml glucose 30%, 12 ml NaCl 10%, 8 ml KCl 10%, 4 ml CaCl2 10%, 4 ml 
MgSO4 15% và 120 Vaminolact 6,5%. Áp suất thẩm thấu trung bình của các phối hợp là 848,4 mOsmol/L, 
số mili đương lượng trung vị của Na+, K+ , Mg2+ và Ca2+ trong hỗn hợp pha chế lần lượt là 10,3; 5,3; 0,8 và 
2,7 mEq. Thể tích truyền trung bình hỗn hợp dinh dưỡng là 544 ml với tổng năng lượng là 626,4 Kcal. 
Kết luận: Đánh giá chung, việc phối hợp dinh dưỡng theo đơn tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong năm 
2017 tuân thủ theo các hướng dẫn và khuyến cáo về áp lực thẩm thấu, chỉ số ion và năng lượng của hỗn 
hợp pha chế. 
Từ khoá: hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng, phối hợp dinh dưỡng, bệnh viện Nhi đồng 2. 
*Viện Pasteur hành phố Hồ Chí Minh 
**Bệnh viện Nhi đồng 2 
***Khoa Dược, Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh 
Tác giả liên lạc: PGS.TS. Nguyễn Đức Tuấn ĐT: 0913799068 Email: ductuan@ump.edu.vn 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 144 
ABSTRACT 
REAL SITUATION OF PRESCRIPTION AND CHARACTERISTICS OF TOTAL PARENTERAL 
NUTRITION AT PEDIATRIC HOSPITAL 2 IN YEAR 2017 
Hoang Thuy Linh, Trinh Huu Tung, Doan Van Tuyen, Nguyen Hoang Thanh Tuyen, Nguyen Thien Hai, 
Le Quan Nghiem, Nguyen Duc Tuan 
* Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 143 – 149 
Background – Objectives: Nowadays, total parenteral nutrition (TPN) therapy supplies more 
effective energy to the patients in the clinical departments. Each patient has his/her own nutrition 
need that a marketed product can’t satisfy. Therefore, TPN with diversity formulation is increasingly 
compounded in the hospitals. TPN is a combination of marketed infusions with different volume ratio. 
On average, each TPN contains about 50 components. As a result, the quality control and evaluation 
of the nutritional characteristics including osmolarity, ion indicators, and energy of the mixtures are 
necessary and important in order to contribute to improving the effectiveness of treatment and safety 
for patients. Therefore, this study was carried out with the aim of analysis of compounding types at 
Pediatric Hospital 2 in year 2017, and of calculation of osmolarity, ion indicators and TPN energy. 
Method: The object of study is total parenteral nutrition prescribed from the clinical departments at 
Pediatric hospital 2 in year 2017. Method: retrospective studies on all TPN prescription records at 
Pediatric hospital in year 2017. Processing, analyzing and evaluation data from the TPN records by 
using STATA 14 software and basing on the recommendations from WHO, Lexicomp 2017, USP 2017, 
and Pediatric hospital 2. 
Results: There were 24,583 TPN prescriptions compounded at Pediatric hospital 2 in year 2017. The 
majority of prescriptions were indicated from ICU, neonatal, and general surgery departments. The 
average volume of each ingredient in TPN was 200 ml of glucose 10%, 80 ml of glucose 30%, 12 ml of 
NaCl 10%, 8 ml of KCl 10%, 4 ml of CaCl2 10%, 4 ml of MgSO4 15%, and 120 of Vaminolact 6.5%. 
The osmolarity average of TPN was 848.4 mOsmol/L. The median mili-equivalent of Na+, K+; Mg2+, 
Ca2+ in TPN were 10.3, 5.3, 0.8, and 2.7 mEq, respectively. The average infusion volume of TPN was 
544 ml with 626.4 Kcal total energy. 
Conclusion: Compounding TPN at Pediatric hospital 2 in year 2017 complies generally with the 
guidelines and recommendations for osmolarity, ion indicators, and energy of TPN. 
Key words: total parenteral nutrition, Pediatric hospital 2 
ĐẶT VẤN ĐỀ 
Ngày nay, liệu pháp nuôi dưỡng bệnh 
nhân bằng hỗn hợp dinh dưỡng nuôi ăn qua 
đường tĩnh mạch đem lại hiệu quả tốt trong 
việc cung cấp năng lượng trong các khoa 
lâm sàng. Mỗi bệnh nhân có đặc điểm bệnh 
lý ... ất (38,1%), tiếp đến là Khoa sơ sinh (31,9%), 
Khoa ngoại tổng hợp (12,7%). Bên cạnh đó, 
một số Khoa khác như Khoa nội 2, Khoa nội 
thần kinh và Khoa nội tổng hợp có số lần chỉ 
định rất thấp. 
Thành phần phối hợp dinh dưỡng theo đơn 
Thể tích của các thành phần của 24.583 
phối hợp dinh dưỡng theo đơn được tóm tắt 
trong bảng 2. 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 146 
Bảng 2: Thể tích (ml) của các thành phần phối hợp dinh dưỡng theo đơn (n= 24.583) 
Thành phần 
Số lần chỉ 
định 
Thể tích trung bình 
- độ lệch chuẩn 
(ml) 
Phân phối lệch 
(trung vị - tứ phân vị) 
(ml) 
Giá trị nhỏ nhất - 
lớn nhất 
(ml) 
Nhóm cung cấp carbohydrat 
Glucose 10% 21.386 200 (90-400) 2-3.000 
Glucose 30% 18.309 70 (45-100) 0-1.200 
Glucose 5% 407 606,2 (2,9) 5-2.100 
NaCl 0,45% + Glucose 5% 639 1.136,2 (559,6) 0-3.000 
Nhóm cung cấp điện giải 
NaCl 0,9% 282 575,0 (416,3) 0-1.700 
NaCl 10% 23.301 6 (4-12) 0,2-300 
KCl 10% 23.400 4,5 (3-10) 0-70 
CaCl2 10% 23.751 2,5 (1,5-5) 0-30 
MgSO4 15% 19.139 1 (0,6-4) 0-30 
Nhóm cung cấp acid amin 
Aminoplasma 10% 2.632 241,4 (189,2) 0-1.000 
Vaminolact 6,5% 16.024 106,4 (64,1) 10-1.000 
Nhóm cung cấp nguồn vi lượng 
Tracutil 4.443 0,8 (0,9) 0,1-8 
Nhóm khác 
Zantac 173 0,5 (0,3-1) 0,1-8 
Heparin 4.937 0,1 (0,1) 0-1,7 
Tổng thể tích 390,5 (217-628) 26-3.130 
Nhận xét: Kết quả phân tích cho thấy, có 4 
nhóm thành phần chính trong phối hợp dinh 
dưỡng theo đơn. 
- Nhóm cung cấp carbohydrat với dịch 
truyền Glucose 10% được sử dụng nhiều nhất 
(21.386/24.583 chỉ định, tương ứng 87%), tiếp 
đến là Glucose 30% (74%), NaCl 0,45% + 
Glucose 5% (2,6%) và thấp nhất là Glucose 5% 
(1,7%). Trong nhóm này, thành phần NaCl 
0,45% + Glucose 5% có thể tích trung bình cao 
nhất là 1136,2 ml so với Glucose 10% và 
Glucose 30% lần lượt là 200 và 70 ml. 
- Nhóm cung cấp acid amin với thành 
phần Aminoplasma 10% có thể tích trung bình 
241,4 ml so với Vaminolact 6,5% là 106,4 ml. 
Tỷ lệ sử dụng Aminoplasma 10% và 
Vaminolact 6,5% lần lượt là 10,7% 
(2.632/24.583 chỉ định) và 65,2% (16.024/24.583 
chỉ định). 
- Nhóm cung cấp nguồn vi lượng với tỷ lệ 
sử dụng Tracutil trên tổng chỉ định là 18,1%, 
thể tích trung bình được sử dụng trong hỗn 
hợp pha chế là 0,8 ml. 
- Nhóm cung cấp điện giải với thành 
phần NaCl 0,9% có thể tích trung bình khá 
cao 575,0 ml nhưng số lần chỉ định khá thấp 
1,1% (282/24.583 chỉ định), trong khi đó NaCl 
10% có thể tích trung bình là 6 ml nhưng tỷ lệ 
chỉ định rất cao 95% (23.301/24.583 chỉ định). 
Các thành phần còn lại như KCl 10%, CaCl2 
10%, MgSO4 15% có thể tích pha chế trung 
bình trong hỗn hợp dưới 10 ml. 
Ngoài ra, nhóm khác với chế phẩm Heparin 
có tỷ lệ sử dụng 20,08% (4.937/24.583 chỉ định), 
chế phẩm Zantac có tỷ lệ chỉ định 0,7% (173/24.583 
chỉ định) với thể tích trung bình sử dụng trong 
phối hợp dinh dưỡng theo đơn là 0,5 ml. 
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 147 
Đặc điểm của hỗn hợp pha chế dịch truyền 
dinh dưỡng 
Qua phân tích 24.583 đơn thuốc nội trú tại 
bệnh viện Nhi đồng 2 trong năm 2017, số thành 
phần thấp nhất trong hỗn hợp pha chế là 1 
(Glucose 10%) với 1 lần chỉ định và cao nhất là 9 
(Glucose 10%, Glucoce 30%, NaCl 10%, KCl 10%, 
CaCl2%, MgSO4 15%, Vaminolact 6,5%, Tracutil, 
Heparin) tương ứng với 1.155 lần chỉ định. Hỗn 
hợp pha chế gồm 7 thành phần (Glucose 10%, 
Glucoce 30%, NaCl 10%, KCl 10%, CaCl2 10%, 
MgSO4 15%, Vaminolact 6,5%) có số lần chỉ định 
cao nhất là 4.740. 
Áp suất thẩm thấu của hỗn hợp pha chế dịch 
truyền dinh dưỡng 
Áp suất thẩm thấu của hỗn hợp pha chế 
dịch truyền dinh dưỡng theo đơn được tính 
theo công thức sau(5): 
: Áp suất thẩm thấu của hỗn hợp pha chế dịch truyền 
dinh dưỡng (mOsm/L) 
Vi: thể tích từng thành phần trong hỗn hợp pha chế 
Ci: nồng độ phân tử của từng thành phần trong hỗn hợp 
pha chế 
Qua phân tích cho thấy, áp suất thẩm 
thấu trung bình của hỗn hợp pha chế là 819,2 
mOsmol/L, áp suất thẩm thấu nhỏ nhất là 250 
mOsmol/L và cao nhất là 2091 mOsmol/L. 
Hình 1 minh họa sự thay đổi áp suất thẩm 
thấu của các hỗn hợp pha chế. Kết quả phân 
tích cho thấy có đến 85% phối hợp dinh 
dưỡng theo đơn có áp suất thẩm thấu không 
quá 1000 mOsmol/L. 
0
10
00
20
00
30
00
Tầ
n 
số
0 500 1000 1500 2000
Áp suất thẩm thấu của hỗn hợp pha chế theo đơn (mOsmol/L)
Hình 1: Sự thay đổi áp suất thẩm thấu của hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn
Số đương lượng ion 
Bảng 3 tóm tắt các giá trị thống kê của số 
mili đương lượng các ion trong 24.583 phối 
hợp dinh dưỡng. Kết quả phân tích cho thấy, 
giá trị trung vị của số mili đương lượng Na+, 
K+, Mg2+ và Ca2+ lần lượt là 10,3; 5,3 mEq; 0,8 
và 2,7 mEq. 
Bảng 3: Giá trị thống kê của số mili đương lượng 
các ion trong hỗn hợp pha chế (n= 24.583) 
Ion Phân phối lệch (trung vị - 
tứ phân vị) (mEq) 
Giá trị nhỏ nhất - lớn 
nhất (mEq) 
Na+ 10,3 (6,0-23,9) 0-620,73 
K+ 5,3 (0-13,3) 0-93,1 
Mg2+ 0,8 (0,2-2,0) 0-24,3 
Ca2+ 2,7 (2,0-6,8) 0-40,8 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 148 
Năng lượng của hỗn hợp pha chế dịch truyền 
dinh dưỡng 
Bảng 4 tóm tắt các giá trị thống kê của 
năng lượng cung cấp từ 24.583 phối hợp dinh 
dưỡng. Hình 2 minh họa sự thay đổi năng 
lượng của các phối hợp dinh dưỡng. Kết quả 
phân tích cho thấy giá trị trung vị của năng 
lượng từ các phối hợp dinh dưỡng theo đơn là 
626,4 Kcal với thể tích trung bình là 544 ml, 
trong đó nhóm cung cấp carbohydrat và nhóm 
cung cấp acid amin có năng lượng trung bình 
trong 1 hỗn hợp lần lượt là 827,2 và 12,0 Kcal. 
Bảng 4: Giá trị thống kê của năng lượng trong hỗn hợp pha chế (n=24.583) 
Năng lượng 
Phân phối lệch 
(trung vị - tứ phân vị) 
(Kcal) 
Giá trị nhỏ nhất - lớn nhất 
(Kcal) 
Tổng năng lượng hỗn hợp 
Nhóm cung cấp carbohydrat 
Nhóm cung cấp acid amin 
626,4 (354-960) 
827,2 (733,3) 
12,0 (38,4) 
0-5.760 
0-5.760 
0-400 
Hình 2: Sự thay đổi năng lượng của hỗn hợp pha chế dịch truyền dinh dưỡng theo đơn 
BÀN LUẬN 
Qua kết quả thống kê, số chỉ định phối 
hợp dinh dưỡng theo đơn của bệnh viện 
Nhi đồng 2 trong năm 2017 chủ yếu từ Khoa 
hồi sức (38,1%), Khoa sơ sinh (31,9%) và 
Khoa ngoại tổng hợp (12,7%) là những nơi 
bệnh nhân khó dung nạp qua đường tiêu 
hóa, dị dạng hay phẫu thuật, không thể hấp 
thụ năng lượng tối thiểu mà cần được hỗ trợ 
dinh dưỡng, điện giải và các chất vi lượng. 
Theo khuyến cáo của Hiệp hội dinh dưỡng 
ASPEN, Hoa kỳ các phối hợp dinh dưỡng theo 
đơn nên có áp suất thẩm thấu nhỏ hơn 900 
mOsmol/L để giảm thiểu nguy cơ viêm tĩnh 
mạch(1). Nghiên cứu của Shannon Dugan và 
cộng sự cũng cho rằng để giảm thiểu các tác 
dụng không muốn trong hỗn hợp dinh dưỡng 
nuôi ăn qua đường tĩnh mạch thì áp suất thẩm 
thấu không nên vượt quá 1000 mOsmol/L(2). 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, áp suất thẩm 
thấu trung bình của các phối hợp dinh dưỡng 
là 819,2 mOsmol/L, trong đó có đến 85% hỗn 
hợp pha chế có áp suất thẩm thấu ≤ 1000 
mOsmol/L. Kết quả này cho thấy, hầu hết các 
phối hợp dinh dưỡng theo đơn tại bệnh viện 
Nhi đồng 2 phù hợp với các nghiên cứu và 
khuyến cáo của ASPEN. 
Số mili đương lượng trung vị của Na+, K+, 
Mg2+ và Ca2+ trong hỗn hợp pha chế lần lượt là 
10,3; 5,3; 0,8 và 2,7 mEq. Kết quả này nằm 
trong giới hạn cho phép theo hướng dẫn của 
Lexicomp 2017(4) và phác đồ điều trị nhi khoa 
tại bệnh viện Nhi đồng 2(3). 
-2
0
0
0
0
2
0
0
0
4
0
0
0
6
0
0
0
N
ă
n
g
 l
ư
ợ
n
g
 (
K
c
a
l)
-2000 0 2000 4000
Kcal
0
2
0
0
0
4
0
0
0
6
0
0
0
N
ă
n
g
 l
ư
ợ
n
g
_
N
h
ó
m
 c
a
rb
o
h
y
d
ra
t
0 1000 2000 3000 4000
Tấn số
Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 Nghiên cứu Y học 
Chuyên Đề Dược 149 
Hầu hết các phối hợp dinh dưỡng theo 
đơn có chỉ định với tần số cao, đều có đầy đủ 
các thành phần glucose, chất điện giải, acid 
amin và các nguyên tố vi lượng, cụ thể là hỗn 
hợp pha chế theo đơn gồm 7 thành phần 
(Glucose 10%, Glucose 30%, NaCl 10%, KCl 
10%, CaCl2 10%, MgSO4 15% và Vaminolact 
6,5%) có số lần chỉ định cao nhất là 4.740. 
Hầu hết bệnh nhân được truyền hỗn hợp 
dinh dưỡng với thể tích trung bình là 544 ml 
tương ứng với giá trị trung vị của tổng năng 
lượng là 626,4 Kcal, được cung cấp chủ yếu từ 
hai nhóm carbohydrat và acid amin. Theo 
hướng dẫn của Lexicomp 2017(4), phác đồ điều 
trị nhi khoa tại bệnh viện Nhi đồng 2(3) và Tổ 
chức Y tế thế giới(7) thì nhu cầu năng lượng 
trung bình của trẻ để duy trì cân nặng phải đạt 
50-60 Kcal/kg/ngày, do đó năng lượng của hỗn 
hợp pha chế phải đáp ứng nhu cầu cần thiết 
cho bệnh nhân. Nghiên cứu của tác giả Võ Văn 
Bảy tại bệnh viện Thống nhất cho thấy năng 
lượng của các hỗn hợp pha chế không đáp 
ứng nhu cầu thiết yếu, đa số các bệnh nhân 
được truyền thêm 250 ml acid amin 10% 
tương ứng với 100 Kcal/ngày hay 250 ml acid 
amin 8% tương ứng với 160 Kcal/ngày(6). 
Với tiêu chí chọn hỗn hợp pha chế có số 
lần chỉ định cao nhất và thể tích trung bình 
cho phép của từng thành phần bằng 80 – 120% 
thể tích trung bình của từng thành phần, hỗn 
hợp pha chế sau đây với thể tích trung bình 
của từng thành phần đã được lựa chọn: 200 ml 
Glucose 10% + 80 ml Glucoce 30% + 12 ml 
NaCl 10% + 8 ml KCl 10%+ 4 ml CaCl2 10% + 4 
ml MgSO4 15% + 120 Vaminolact 6,5%. Với 
công thức pha chế này, áp suất thẩm thấu là 
933,2 mOsmol/L, số đương lượng của Na+, K+, 
Mg2+ và Ca2+ lần lượt là 0,5; 10,6; 5,4 và 3,2 
mEq, năng lượng của hỗn hợp là 706,9 Kcal. 
KẾT LUẬN 
Đánh giá chung, việc phối hợp dinh dưỡng 
theo đơn tại bệnh viện Nhi đồng 2 trong năm 
2017 tuân thủ theo các hướng dẫn và khuyến 
cáo về áp lực thẩm thấu, chỉ số ion và năng 
lượng của hỗn hợp pha chế. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
1. ASPEN (2002). Guidelines for the use of parenteral and 
enteral nutrition in adult and pediatric subjects. JPEN J 
Parenter Enteral Nutr., 26:1SA-138SA. 
2. Dugan S, Le J, Jew RK (2014). Maximum tolerated 
osmolarity for peripheral administration of parenteral 
nutrition in pediatric patients. Journal of Parenteral and 
Enteral Nutrition, 38(7): pp.847-851. 
3. Phác đồ điều trị bệnh viện Nhi đồng 2 Thành phố Hồ 
Chí Minh (2016). Dinh dưỡng tĩnh mạch toàn phần sơ 
sinh, tr. 330. 
4. Taketomo CK, Hodding HH, Kraus DM (2017). The 
Lexicomp Pediatric & Neonatal Dosage Handbook, 25th 
edition, pp. 2001-2005. 
5. USP 40 – NF 35 (2017). Chapter 785 Osmolality and 
Osmolarity, pp. 285–287. 
6. Võ Văn Bảy, Phạm Thị Thu Hiền, Trần Thị Phương Mai, 
Võ Thị Thu Trang, Võ Văn Tỵ, Lê Thị Kim Thơ (2012). 
Khảo sát tình hình sử dụng dịch truyền tại khoa tổng hợp 
b1 bệnh viện Thống Nhất. Chuyên đề Dược. Y Học TP. Hồ 
Chí Minh, phụ bản 1(16): tr.111-114. 
7. World Health Organization (2004). Human energy 
requirements. Energy requirements of children and 
adolescents. 
Ngày nhận bài báo: 18/10/2018 
Ngày phản biện nhận xét bài báo: 01/11/2018 
Ngày bài báo được đăng: 15/03/2019 
Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Phụ Bản Tập 23 * Số 2 * 2019 
Chuyên Đề Dược 150 
SYNTHESIS OF 4-[5-(3-METHYLPHENYL)-3-(TRIFLUOROMETHYL)-1H-PYRAZOLE- 1-
YL]BENZENESULFONAMIDE (CELECOXIB RELATED COMPOUND A) 77 
Nguyen Minh Tri, Lam Nguyen Doan Trang, Huynh Phuong Nguyen, Le Thi Thu Cuc, Truong Ngoc Tuyen * Ho Chi 
Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 77-82 77 
SYNERGISTIC ANTIBACTERIAL EFFECTS OF 2-SALICYLOYLBENZOFURAN BEARING CARBOXYLIC 
ACID DERIVATIVES AND ANTIBIOTICS ON STAPHYLOCOCCUS AUREUS 84 
Vu Thanh Thao, Tran Cat Dong, Pham Ngoc Tuan Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 
23 - No 2- 2019: 83 – 88 84 
ISOLATION OF SOME ALKALOIDS FROM THE LEAVES OF ZANTHOXYLUM AVICENNAE (LAM.) DC. 
RUTACEAE 89 
Bui Nguyen Bien Thuy, Vo Van Leo * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 
89 – 94 89 
STUDY ON CHEMICAL CONSTITUENTS OF ETHYL ACETATE EXTRACT FROM THE LEAVES OF 
MELASTOMA AFFINE D. DON 95 
Huynh Thi Ngoc Truc, Vo Van Leo * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 95 
– 100 95 
QUANTIFICATION OF COIXOL IN SCOPARIA DULCIS BY HIGH PERFORMANCE LIQUID 
CHROMATOGRAPHY 101 
Pham Thi Thanh Huong, Tran Thi Van Anh * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 
2019: 101-107 101 
OPTIMIZATION OF EXTRACTION AND DETERMINATION OF GINSENOSIDE RE, RG1 AND RB1 IN 
AMERICAN GINSENG (Panax quinquefolius L.) BY HPLC WITH PDA DETECTOR 108 
Nguyen Thanh Tuyen, Vu Hai Dang, Ngo Kien Duc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - 
No 2- 2019: 108-115 108 
EVALUATION OF INORGANIC ARSENIC, TOTAL COLIFORM BACTERIA AND THE PRESENCE OF 
ESCHERICHIA COLI IN BOTTLED WATER SAMPLES IN HO CHI MINH CITY AREA 116 
Le Thi Ha, Ngo Kien Duc * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 116 – 124
 116 
INVESTIGATING THE SUITABILITY BETWEEN EXTERNAL STAKEHOLDERS’ NEEDS AND THE 
EXPECTED LEARNING OUTCOMES OF UNIVERSITY OF MEDICINE AND PHARMACY AT HO CHI MINH 
CITY’S UNDERGRADUATE EDUCATION PROGRAM FOR PHARMACISTS 125 
Nguyen Thi Kim Anh, Nguyen Duc Tuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 
2019: 125 – 131 125 
DEVELOPMENT OF HPLC METHOD FOR DETERMINATION OF GENIPOSIDE IN GARDENIA FRUCTUS 
DRY EXTRACT 132 
Tran Thanh Tam, Nguyen Duc Hanh, Huynh Tran Quoc Dung, Nguyen Duc Tuan * Ho Chi Minh City Journal of 
Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 132 – 142 132 
REAL SITUATION OF PRESCRIPTION AND CHARACTERISTICS OF TOTAL PARENTERAL NUTRITION AT 
PEDIATRIC HOSPITAL 2 IN YEAR 2017 144 
Hoang Thuy Linh, Trinh Huu Tung, Doan Van Tuyen, Nguyen Hoang Thanh Tuyen, Nguyen Thien Hai, Le Quan 
Nghiem, Nguyen Duc Tuan * Ho Chi Minh City Journal of Medicine * Supplement of Vol. 23 - No 2- 2019: 143 – 149
 144 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_su_dung_va_dac_diem_hon_hop_pha_che_dich_truyen_d.pdf