Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường Mầm non (MN) Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. Số lượng khách thể tham gia khảo sát là: 15/17 trường mầm non công lập (MN 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, MN Quận) và 238 đối tượng (39 cán bộ quản lý (CBQL); 100 giáo viên mầm non (GVMN) và 99 trẻ MN cùng phụ huynh).

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 1

Trang 1

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 2

Trang 2

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 3

Trang 3

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 4

Trang 4

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 5

Trang 5

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 6

Trang 6

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 7

Trang 7

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 8

Trang 8

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh trang 9

Trang 9

pdf 9 trang Danh Thịnh 13/01/2024 3160
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh

Thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường mầm non Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh
 Tạp chí Khoa học, Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế 
ISSN 1859-1612, Số 4(52)A/2019: tr.89-97 
Ngày nhận bài: 12/6/2019; Hoàn thiện phản biện: 10/7/2019; Ngày nhận đăng: 15/7/2019 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BỆNH 
CHO TRẺ Ở CÁC TRƯỜNG MẦM NON QUẬN 11, 
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH 
ĐẬU MINH LONG1,*, TRẦN THỊ NGỌC ĐÀO2 
1Trường Đại học Sư phạm, Đại học Huế, 
2Trường Mầm non Phường 2, Quận 11, Thành phố Hồ Chí Minh 
*Email: dauminhlong@dhsphue.edu.vn 
Tóm tắt: Nghiên cứu nhằm đánh giá thực trạng hoạt động phòng, chống 
dịch bệnh cho trẻ ở các trường Mầm non (MN) Quận 11, thành phố Hồ Chí 
Minh. Số lượng khách thể tham gia khảo sát là: 15/17 trường mầm non công 
lập (MN 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, MN Quận) và 238 đối 
tượng (39 cán bộ quản lý (CBQL); 100 giáo viên mầm non (GVMN) và 99 
trẻ MN cùng phụ huynh). Kết quả khảo sát cho thấy CBQL, GV và trẻ có 
nhận thức tốt về tầm quan trọng của công tác phòng, chống dịch bệnh. Tuy 
nhiên, vẫn còn những tồn tại và hạn chế nhất định như: hoạt động phòng 
chống dịch bệnh cho trẻ chưa được quan tâm như mong muốn, đa số phụ 
huynh còn thờ ơ, cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu... Trên cơ sở kết quả 
nghiên cứu thực trạng, bài viết đề xuất một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu 
quả công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường MN. 
Từ khóa: Phòng chống dịch bệnh, trẻ em, mầm non, TP Hồ Chí Minh. 
1. ĐẶT VẤN ĐỀ 
Trong cuộc sống hiện tại, không có gì quan trọng bằng chính sức khỏe. Việc giáo dục 
và bảo vệ sức khỏe cho trẻ hiện nay cũng là mối quan tâm lớn của Đảng và Nhà nước, 
của mỗi gia đình và toàn xã hội. Đặc biệt đối với trẻ em, sức khoẻ ảnh hưởng đến sự 
phát triển thể lực, trí tuệ, là yếu tố quyết định đến sự phát triển của trẻ sau này. Sức 
khỏe có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển về mọi mặt ở trẻ. Vì vậy, 
để trẻ có sức khỏe, vui chơi và học tập thì người lớn cần tích cực quan tâm, chăm sóc 
cho trẻ và có những biện pháp giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh phòng chống dịch bệnh 
cho trẻ. 
Phòng chống dịch bệnh có tầm quan trọng lớn trong công tác chăm sóc sức khoẻ trẻ tại 
nhà trường. Dịch bệnh là mối đe doạ lớn đối các quốc gia trên toàn thế giới, với toàn xã 
hội, bởi sự lây lan và tác hại nó gây ra ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sức khoẻ, 
kinh tế và nguy hiểm đến tính mạng của trẻ nhỏ. Chẳng hạn, nếu trẻ bị bệnh tay chân 
miệng, đa phần trẻ diễn biến nhẹ nhưng bệnh cũng có thể có những biến chứng nguy 
hiểm và đặc biệt là diễn biến rất nhanh chỉ trong vòng vài giờ (nếu không được phát 
hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như sốc, viêm não, viêm màng não, 
viêm cơ tim, phù phổi cấp thậm chí dẫn đến tử vong). Khi trẻ bị sốt xuất huyết nếu 
không phát hiện và điều trị kịp thời sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm như sốc, 
xuất huyết tiêu hóa, xuất huyết não, trụy tim mạch, hôn mê dẫn đến tử vong 
90 ĐẬU MINH LONG, TRẦN THỊ NGỌC ĐÀO 
Đối với trẻ mầm non, tất cả những gì xung quanh đều mới lạ, hấp dẫn trẻ, kích 
thích sự tò mò, khám phá của trẻ. Trẻ tích cực hoạt động với các đồ dùng đồ chơi 
mầm non, thích chơi với cát, với nước, thích trao đổi giao lưu với các bạn, với 
người lớn... song trẻ chưa ý thức được việc vệ sinh cá nhân, việc phòng chống dịch 
bệnh. Môi trường học tập, vui chơi của trẻ thường tập trung nhiều trẻ khác, tất cả 
những yếu tố trên rất dễ dẫn đến trẻ em mắc phải các dịch bệnh... Bên cạnh đó, cơ 
thể trẻ còn non nớt, sức đề kháng còn yếu. Vì vậy, người lớn cần phải có hiểu biết 
về tầm quan trọng của việc làm tốt công tác phòng chống dịch bệnh cho trẻ và hình 
thành ở trẻ những thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân, ý thức phòng chống dịch bệnh 
cho trẻ. Điều này là một vấn đề cần được cán bộ quản lý nhà trường, giáo viên, phụ 
huynh, trẻ quan tâm và tìm các biện pháp giải quyết để ngăn chặn kịp thời khi dịch 
bệnh xảy ra. 
Đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về chăm sóc sức khoẻ cho trẻ em như tác giả Hoàng 
Thị Phương với giáo trình “Vệ sinh trẻ em” [5], tác giả Trương Hữu Khanh là chủ 
biên với giáo trình “Sách giáo khoa nhi khoa” [6]Tuy nhiên, trên thực tiễn, bên 
cạnh những kết quả đạt được vẫn còn có sự chủ quan của người lớn về công tác tầm 
soát và phòng, chống dịch bệnh cho trẻ. Phòng Giáo dục và Đào tạo Quận 11, thành 
phố Hồ Chí Minh tuy có kết hợp cùng trung tâm y tế Quận và Ban chỉ đạo phòng, 
chống bệnh dịch có tuyên truyền, cấp, phát dung dịch khử khuẩn chloramin B và 
phun thuốc diệt muỗi phòng, chống bệnh sốt xuất huyết, tay chân miệngtrước khi 
bước vào năm học mới và mỗi khi đến mùa dịch bệnh xảy ra cho các trường và các 
hộ gia đình. Dẫu vậy, dịch bệnh vẫn xảy ra do chúng ta còn quá chủ quan. Theo báo 
cáo số liệu tình hình dịch bệnh của Trung tâm y tế dự phòng Quận 11 tính đến ngày 
31/10/2018, trên địa bàn Quận 11 ghi nhận: “Có 295 ca sốt xuất huyết (tăng 88 ca so 
với cùng kỳ); tay chân miệng là 208 ca (tăng 114 ca so với cùng kỳ); đến nay, ghi 
nhận không có ca tử vong. Bệnh Sởi là 06 ca, xảy ra trên địa bàn phường 01, 05, 07, 
08, 10, 11. Số ca tay chân miệng phát sinh nhiều trong trường học mầm non, tổng 
cộng 165 ca” [4]. 
Xuất phát từ những vấn đề đã trình bày trên, chúng tôi đã thực hiện đề tài nghiên cứu về 
thực trạng quản lý hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ ở các trường Mầm non 
Quận 11, thành phố Hồ Chí Minh. 
2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 
Để tìm hiểu vấn đề, chúng tôi đã sử dụng phương pháp điều tra bằng bảng hỏi làm 
phương pháp chủ đạo. Bảng hỏi sử dụng các thang đo mức độ từ thấp đến cao tương 
ứng với điểm số từ 1 đến 4. Dữ liệu sau khi thu thập được xử lý bằng phần mềm SPSS. 
Ngoài ra, chúng tôi còn sử dụng các phương pháp quan sát, theo dõi, phỏng vấn... để 
nhằm thu thập thêm các thông tin cần có. Số lượng khách thể tham gia khảo sát là: 
15/17 trường Mầm non công lập (Mầm non 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, 
Mầm non Quận) và 238 đối tượng (39 cán bộ quản lý; 100 giáo viên mầm non và 99 trẻ 
mầm non c ...  các kỹ năng giữ gìn vệ sinh cơ thể mọi lúc, mọi nơi lại là một trong những điều 
quan trọng để phòng, chống dịch bệnh cho trẻ vì cơ thể trẻ luôn sạch, hạn chế vi 
khuẩn thì không thể bị bệnh. Chính vì vậy, vấn đề này cần được lưu ý để giáo viên 
mầm non dạy và giúp trẻ hình thành các kỹ năng biết giữ gìn vệ sinh cơ thể mọi lúc, 
mọi nơi một cách tốt nhất. 
3.2. Thực trạng nhận thức về vai trò của đội ngũ giáo viên trong hoạt động phòng, 
chống dịch bệnh 
Nhằm đánh giá khái quát và khách quan nhận thức về vai trò của giáo viên trong công 
tác phòng, chống dịch bệnh cho trẻ, chúng tôi đã khảo sát trên khách thể nghiên cứu của 
đề tài. Kết quả cụ thể ở bảng sau. 
Bảng 2. Thực trạng nhận thức về vai trò của giáo viên đối với 
công tác phòng, chống dịch bệnh cho trẻ 
Stt Vai trò của giáo viên 
Mức độ nhận thức của giáo 
viên 
ĐTB 
Yếu 
Bình 
thường 
Khá 
tốt 
Tốt 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
1 
Người giúp trẻ hiểu biết về các dịch bệnh: Tay-
chân-miệng; SXH, sởi, thủy đậu 
27 
(27,0) 
28 
(28,0) 
33 
(33,0) 
12 
(12,0) 
2,3 
2 
Người luôn chủ động dạy trẻ cách phòng, tránh 
các dịch bệnh. 
25 
(25,0) 
25 
(25,0) 
33 
(33,0) 
17 
(17,0) 
2,42 
3 
Người dạy trẻ hiểu biết, thực hành và luôn có 
thói quen giữ gìn vệ sinh cá nhân mọi lúc, mọi 
nơi. 
15 
(15,0) 
25 
(25,0) 
33 
(33,0) 
27 
(27,0) 
2,72 
4 
Người giúp trẻ phát hiện sớm các biểu hiện của 
các dịch bệnh: Tay-chân-miệng; SXH, sởi 
9 
(9,0) 
18 
(18,0) 
21 
(21,0) 
52 
(52,0) 
3,16 
5 
Người chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ và phòng, 
chống dịch bệnh cho trẻ tại trường. 
17 
(17,0) 
24 
(24,0) 
33 
(33,0) 
26 
(26,0) 
2,68 
6 
Người truyền đạt kiến thức, nội dung, cách thực 
hiện các biện pháp PCDB cho trẻ và cho phụ 
huynh. 
47 
(47,0) 
18 
(18,0) 
21 
(21,0) 
14 
(14,0) 
2,02 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BÊNH... 93 
7 
Người tạo lập cho trẻ có thói quen tốt trong sinh 
hoạt, trong việc giữ gìn vệ sinh. 
11 
(11,0) 
27 
(27,01) 
33 
(33,0) 
29 
(29,0) 
2,80 
8 
Người thúc đẩy và tạo hứng thú cho trẻ trong quá 
trình hình thành các kỹ năng phòng, chống dịch 
bệnh. 
28 
(28,0) 
25 
(25,0) 
27 
(27,0) 
19 
(19,0) 
2,86 
9 
Người tư vấn, phối hợp với phụ huynh trong 
công tác PCDB cho trẻ. 
10 
(10,0) 
34 
(34,0) 
16 
(16,0) 
40 
(40,0) 
2,86 
10 
Người tạo cho trẻ thói quen tốt trong sinh hoạt, 
biết giữ gìn vệ sinh cơ thể, không ngậm tay, 
không chơi dơ, bẩn 
11 
(11,0) 
34 
(34,0) 
16 
(16,0) 
39 
(39,0) 
2,83 
11 Người tầm soát dịch bệnh cho trẻ. 
35 
(35,0) 
24 
(24,0) 
18 
(18,0) 
 23 
(23,0) 
2,29 
Kết quả khảo sát cho thấy đội ngũ giáo viên mầm non trong Quận 11 chưa có nhận thức 
khá tốt về vai trò của giáo viên đối với hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ. Có 
52% giáo viên đồng ý giáo viên có vai trò tốt trong việc giúp trẻ phát hiện sớm các biểu 
hiện của các dịch bệnh: Tay-chân-miệng; SXH, sởi, thủy đậu cho trẻ (nội dung 4). Ở 
nội dung thứ 1. giáo viên là người giúp trẻ hiểu biết về các dịch bệnh: Tay-chân-miệng; 
SXH, sởi, thủy đậu chỉ đạt 12% tốt là rất thấp bởi nhà trường rất cần sự chỉ dạy, giáo 
dục của giáo viên đối với trẻ. Đáng lo ngại vai trò là người truyền đạt kiến thức, nội 
dung, cách thực hiện các biện pháp PCDB cho trẻ và cho phụ huynh được 47% giáo 
viên đánh giá là yếu (nội dung 6), như vậy cần có sự bồi dưỡng và điều chỉnh nhận thức 
cho giáo viên về nội dung này. 
Ở nội dung thứ 9 giáo viên là người tư vấn, phối hợp với phụ huynh trong công tác 
PCDB cho trẻ chỉ có 40% lựa chọn là còn thấp. Mỗi ngày giáo viên là người trao đổi về 
sức khỏe, biểu hiện của trẻ với phụ huynh, vì vậy cần chú trọng và quan tâm nhiều đến 
hoạt động này. Với vai trò là người tầm soát dịch bệnh cho trẻ (của nội dung thứ 11) chỉ 
đạt 23% mức tốt trong khi đó khi trẻ đến trường việc tầm soát dịch bệnh để ngăn chặn 
và phát hiện bệnh kịp thời là rất cần thiết. 
Vai trò của giáo viên là rất quan trọng trong hoạt động PCDB nên cần phải có kế hoạch 
cụ thể để bồi dưỡng về kiến thức, chuyên môn, nghiệp vụ và quan trọng là luôn nâng 
cao vai trò nhận thức cho giáo viên thường xuyên trong công tác phòng tránh các dịch 
bệnh cho trẻ. 
3.3. Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động phòng, chống dịch bệnh 
cho trẻ 
Kết quả khảo sát thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động phòng, chống 
dịch bệnh cho trẻ ở các trường Mầm non Quận 11 được trình bày ở bảng 3. 
Bảng kết quả điều tra cho thấy các hình thức tổ chức hoạt động phòng, chống dịch bệnh 
cho trẻ hầu như được cán bộ, giáo viên đánh giá khá tốt. Các hình thức được thực hiện 
thường xuyên như việc tổ chức các hoạt động rửa tay, lau mặt để PCDB cho trẻ (ở 
nội dung 2) có 49% lựa chọn mức tốt, tổ chức các hoạt động lồng ghép để giáo dục trẻ 
94 ĐẬU MINH LONG, TRẦN THỊ NGỌC ĐÀO 
các kĩ năng cơ bản phòng, chống dịch bệnh (của nội dung 5) có 37% mức tốt, tổ chức 
các hoạt động thực hiện vệ sinh môi trường, lớp học hằng ngày (của nội dung 9) được 
10%. Tuy nhiên hình thức tổ chức cho trẻ xem đoạn video về các dịch bệnh đang xảy ra: 
TCM, SXH, sởi vẫn có rất ít trường thực hiện (47% đánh giá mức độ thực hiện yếu). 
Hình thức thực hiện pha dung dịch khử khuẩn trước khi chuẩn bị vệ sinh môi trường, 
lớp học là khá quan trọng vì thực hiện pha đúng quy trình mới đảm bảo được vệ sinh, 
không lây lan các vi khuẩn gây bệnh và không để các vi khuẩn có trong lớp học, trường 
học nhưng chỉ đạt 40% mức độ thực hiện bình thường, do đó cần phải thực hiện đúng 
theo quy trình và thường xuyên. 
Việc thực hiện và tổ chức các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ là rất quan 
trọng. Sẽ có rất nhiều hình thức để PCDB cho trẻ, đòi hỏi nhà trường phải có kế hoạch 
giám sát và thực hiện đúng và đầy đủ thì mới luôn PCDB có hiệu quả cho trẻ. 
Bảng 3. Thực trạng thực hiện các hình thức tổ chức hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ 
ở các trường Mầm non 
Stt 
Các hình thức tổ chức hoạt động phòng, 
chống dịch bệnh cho trẻ 
Mức độ thực hiện 
ĐTB 
Yếu 
Trung 
bình 
Khá Tốt 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
1 Tổ chức tầm soát dịch bệnh khi trẻ đến lớp. 0 
55 
(55,0) 
40 
(40,0) 
5 
(5,0) 
2,50 
2 
Tổ chức các hoạt động rửa tay, lau mặt để 
PCDB cho trẻ. 
0 
26 
(26,0) 
25 
(25,0) 
49 
(49,0) 
3,23 
3 
Tổ chức các chuyên đề về các hoạt động 
PCDB như: “Chuyên đề ngày hội rửa tay; các 
cách PCDB” 
37 
(37,0) 
25 
(25,0) 
25 
(25,0) 
13 
(13,0) 
2,14 
4 Theo dõi trẻ vắng có lý do hằng ngày. 
20 
(20,0) 
27 
(27,0) 
28 
(28,0) 
25 
(25,0) 
2,58 
5 
Tổ chức các hoạt động lồng ghép để giáo dục 
trẻ các kĩ năng cơ bản phòng, chống dịch 
bệnh. 
13 
(13,0) 
29 
(29,0) 
21 
(21,0) 
37 
(37,0) 
2,82 
6 
Tổ chức thực hiện tổng vệ sinh theo định kỳ 
hàng ngày, tuần, tháng để phòng, chống dịch 
bệnh cho trẻ. 
0 
45 
(45,0) 
45 
(45,0) 
10 
(10,0) 
2,65 
7 
Tổ chức cho trẻ xem đoạn video về các dịch 
bệnh đang xảy ra: tay chân miệng, sốt xuất 
huyết, sởi 
24 
(24,0) 
26 
(26,0) 
19 
(19,0) 
31 
(31,0) 
1,93 
8 
Tổ chức các hội thi: Xem ai làm đúng; Ai 
nhanh hơn; Ai biết giữ gìn vệ sinh cơ thể 
47 
(47,0) 
23 
(23,0) 
20 
(20,0) 
10 
(10,0) 
2,20 
9 
Tổ chức các hoạt động thực hiện vệ sinh môi 
trường, lớp học hằng ngày. 
30 
(30,0) 
30 
(30,0) 
30 
(30,0) 
10 
(10,0) 
3,27 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BÊNH... 95 
10 
Tổ chức thực hiện cách pha các dung dịch 
khử khuẩn theo đúng quy trình để vệ sinh, 
khử khuẩn. 
10 
(10,0) 
40 
(40,0) 
35 
(35,0) 
15 
(15,0) 
2,55 
11 
Các đồ dùng, đồ chơi, các vật dụng của trẻ 
được phơi nắng. 
38 
(38,0) 
25 
(25,0) 
25 
(25,0) 
12 
(12,0) 
2,11 
3.4. Thực trạng các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho 
trẻ ở các trường Mầm non 
Để hoạt động PCDB cho trẻ đạt hiệu quả cao thì các các yếu tố ảnh hưởng là rất cần 
thiết để luôn nâng cao hiệu quả PCDB cho trẻ. Chúng tôi đã khảo sát và kết quả cho 
thấy như sau: 
Bảng 4. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ 
Stt 
Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt 
động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ 
Mức độ ảnh hưởng 
ĐTB 
Không 
ảnh 
hưởng 
Ảnh 
hưởng 
 ít 
Ảnh 
hưởng 
nhiều 
Rất 
ảnh 
hưởng 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
SL 
(Tỷ lệ) 
1 Sức khỏe của trẻ. 
10 
(10,0) 
17 
(17,0) 
23 
(23,0) 
50 
(50,0) 
3,13 
2 Nhận thức của trẻ. 
5 
(5,0) 
18 
(18,0) 
38 
(38,0) 
39 
(39,0) 
3,11 
3 
Hứng thú nhận thức, thái độ, tinh thần của 
trẻ. 
7 
(7,0) 
15 
(15,0) 
43 
(43,0) 
35 
(35,0) 
3,06 
4 Nội dung, hình thức tổ chức các hoạt động. 
27 
(27,0) 
26 
(26,0) 
39 
(39,0) 
8 
(8,0) 
2,28 
5 
Cơ sở vật chất, các đồ dùng trong công 
tác PCDB cho trẻ. 
9 
(9,0) 
7 
(7,0) 
17 
(17,0) 
67 
(67,0) 
3,42 
6 
Nhận thức của giáo viên trong việc chủ 
động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ. 
17 
(17,0) 
15 
(15,0) 
35 
(35,0) 
33 
(33,0) 
2,84 
7 
Cách dạy, cách giáo dục của cô trong công 
tác PCDB cho trẻ. 
3 
(3,0) 
13 
(13,0) 
17 
(17,0) 
67 
(67,0) 
3,48 
8 
Sự chủ động của nhà trường trong công tác 
phòng, chống dịch bệnh cho trẻ. 
7 
(7,0) 
15 
(15,0) 
38 
(38,0) 
40 
(40,0) 
3,11 
9 
Quan điểm của gia đình (quan tâm, chủ 
động) đối với việc phòng, chống dịch 
bệnh cho trẻ. 
19 
(19,0) 
31 
(31,0) 
37 
(37,0) 
13 
(13,0) 
2,44 
Việc tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động PCDB cho trẻ tại các trường Mầm 
non là rất quan trọng. Nội dung cách dạy, cách giáo dục của cô trong công tác PCDB 
cho trẻ đạt tỷ lệ cao 67% (của nội dung thứ 7) cho thấy ở tại trường sự dạy dỗ, chỉ dạy, 
giáo dục của cô ảnh hưởng đối với trẻ rất nhiều. Giáo viên là người tổ chức, vận dụng 
96 ĐẬU MINH LONG, TRẦN THỊ NGỌC ĐÀO 
linh hoạt các phương pháp, biện pháp để trẻ tích cực tham gia vào các hoạt động. 
Quan điểm của gia đình (ở nội dung 9) đối với việc phòng, chống dịch bệnh cho trẻ chỉ 
đạt 13% cho thấy gia đình quan tâm không nhiều trong việc PCDB cho trẻ. Cơ sở vật 
chất, các đồ dùng (của nội dung thứ 5) chỉ đạt 67% còn khá thấp vì đó là điều kiện cần 
và có ảnh hưởng đến hoạt động PCDB cho trẻ. Do đó luôn cần tăng cường công tác 
tham mưu, tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, các thiết bị để tổ chức các hoạt động 
PCDB cho trẻ. 
4. KẾT LUẬN 
Cán bộ quản lý, giáo viên ở các trường Mầm non, đều nhận thức được tầm quan trọng 
của hoạt động phòng, chống dịch bệnh và đã quan tâm thực hiện công tác theo sự chỉ 
đạo của Sở Giáo dục và Phòng Giáo dục Đào tạo. Phụ huynh nhận thấy được sự cần 
thiết của công tác PCDB cho trẻ ở các trường Mầm non. Giáo viên các lớp có chú trọng 
đến việc thực hiện công tác PCDB cho trẻ để luôn đảm bảo sức khỏe, phát hiện kịp thời 
các biểu hiện bệnh ở trẻ để luôn giúp trẻ phát triển một cách toàn diện và tốt nhất. 
Các nhà quản lý đã có những nhận thức và luôn chủ động trong công tác PCDB cho trẻ. 
Tuy nhiên, bên cạnh đó cần phải thực hiện và lưu ý các vấn đề sau: 
1. Phải xây dựng kế hoạch và phương án phòng, chống dịch bệnh cho trẻ cụ thể ở tại các 
trường Mầm non phù hợp với điều kiện thực tế của mỗi trường. 
2. Tổ chức tuyên truyền, trao đổi, tập huấn nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của 
công tác PCDB cho CBQL, GV, NV, phụ huynh và cho trẻ. 
3. Quản lý sâu sát đến hoạt động đổi mới các biện pháp phòng, chống dịch bệnh cho trẻ 
để luôn đạt hiệu quả. 
4. Tăng cường sự phối hợp giữa nhà trường - gia đình và xã hội trong việc thực hiện 
công tác phòng, chống dịch bệnh cho trẻ tại các trường mầm non. 
5. Đẩy mạnh công tác quản lý các điều kiện hỗ trợ phục vụ cho hoạt động phòng, chống 
dịch bệnh cho trẻ tại trường mầm non. 
6. Luôn chú trọng đến chất lượng bữa của trẻ để cơ thể trẻ luôn được khỏe mạnh phòng, 
chống bệnh tật. 
7. Thường xuyên kiểm tra, đánh giá các hoạt động phòng, chống dịch bệnh cho trẻ. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
[1] Bộ Giáo dục và Đào tạo (2000). Chương trình chăm sóc giáo dục trẻ, NXB Giáo dục, 
Hà Nội. 
[2] Bộ Y tế, Chương trình tiêm chủng mở rộng. Truy cập tại  
[3] Chu Thị Hồng Nhung (2014). Module 40 “Phối hợp với gia đình để giáo dục trẻ 
mầm non”, tài liệu Bồi dưỡng thường xuyên cho cán bộ quản lý và giáo viên mầm 
non, ban hành kèm theo Thông tư số 36/20110/TT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo 
dục và Đào tạo. 
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG PHÒNG, CHỐNG DỊCH BÊNH... 97 
[4] Hoàng Thị Phương (2008). Giáo trình vệ sinh trẻ em. 
[5] Nguyễn Công Khanh (2016). Sách giáo khoa Nhi khoa, NXB Y học. 
[6] Tài liệu chương trình bồi dưỡng cán bộ quản lý trường mầm non (Ban hành kèm theo 
Quyết định số 382/QĐ-BGD&ĐT ngày 20/01/2012 của Bộ trưởng Bộ GD & ĐT). 
Title: CURRENT STATUS OF MANAGEMENT OF DISEASE PREVENTION AND 
CONTROL ACTIVITIES FOR PRESCHOOL CHILDREN IN DISTRICT 11, HO CHI MINH 
CITY 
Abstract: The study aims to evaluate the status of disease prevention and control activities for 
preschool children in District 11, Ho Chi Minh City. Participants of the study are 15/17 public 
preschools (namely Preschool 1, 2, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15, 16, and District 
preschool) and 238 respondents (including 39 managers; 100 preschool teachers and 99 
preschool children and parents). Survey results show that managers, teachers and children were 
well aware of the importance of disease prevention and control. However, there were still 
certain shortcomings and limitations such as: disease prevention activities for children were 
focused but not as much as expected, most parents were listless, material and equipment were 
still lacking. Based on the results of the study, the paper proposes a number of recommendations 
to improve the effectiveness of disease prevention and control activities for children in 
preschools. 
Keywords: Disease prevention and control, children, preschool, Ho Chi Minh City. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_quan_ly_hoat_dong_phong_chong_dich_benh_cho_tre_o.pdf