Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản

Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 45 bệnh nhân viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 10/2015 đến tháng 03/2018.

Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản trang 1

Trang 1

Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản trang 2

Trang 2

Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản trang 3

Trang 3

Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản trang 4

Trang 4

Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản trang 5

Trang 5

Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản trang 6

Trang 6

Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản trang 7

Trang 7

pdf 7 trang Danh Thịnh 13/01/2024 300
Bạn đang xem tài liệu "Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản

Đánh giá hiệu quả của dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản
19
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ CỦA DẪN LƯU TẮC NGHẼN 
TRONG VIÊM THẬN BỂ THẬN CẤP TÍNH TẮC NGHẼN 
DO SỎI NIỆU QUẢN
Lê Đình Đạm, Nguyễn Xuân Mỹ, Nguyễn Trường An,
Nguyễn Khoa Hùng, Lê Đình Khánh
Bộ môn Ngoại, Trường Đại học Y Dược, Đại học Huế 
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá hiệu quả dẫn lưu tắc nghẽn trong viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu 
quản. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu tiến cứu mô tả 45 bệnh nhân viêm thận bể thận cấp tính tắc 
nghẽn do sỏi được điều trị tại Bệnh viện Đại học Y Dược Huế từ tháng 10/2015 đến tháng 03/2018. Kết quả: 
Nam/nữ là 1: 5.5; tuổi trung bình là 54,16 ± 10,29 tuổi (34–74). Các chỉ số lâm sàng và cận lâm sàng ghi nhận 
khi vào viện: nhiệt độ cơ thể: 38,87 ± 0,66°C, mạch 94,38 + 12,29 lần/phút, Nhịp thở là 24,62 ± 5,57 l/phút; 
Huyết áp tâm thu là 120,11 ± 16,39 mmHg; Huyết áp tâm trương là 73,66 ± 9,19 mmHg. Bạch cầu máu là 
13,97 ± 5,27g/l; tiểu cầu là 266,91 ± 139,932 g/l, Creatinin là 96,09 ± 34,023 umol/l; K+ là 3,47 ± 0,59 mmol/l; 
Na+ là 132,93 ± 3,23 mmol/l; Cl-: 94,88 ± 3,90 mmol/l; CRP là 160,08 ± 96,42 mg/l; Procalcitonin là 9,21 ± 
22,57 ng/ml; Kích thước trung bình của các mảnh sỏi là 15,89 ± 9,84 mm (5-47). Mức ứ nước của thận là đô 
0: 3 bệnh nhân (6,7%), độ 1: 18 bệnh nhân (40%), độ 2: 11 bệnh nhân (24,4%), độ 3: 13 bệnh nhân (28,9%). 
Cấy nước tiểu phía dưới tắc nghẽn: dương tính (14 bệnh nhân – 31,1%). Hội chứng SIRS: dương tính (39 bệnh 
nhân – 86,7%). 44 trường hợp (97,8%) được giải áp tắc nghẽn bằng phương pháp đặt thông niệu quản (thông 
JJ) và 1 trường hợp (2,2%) dẫn lưu thận qua da và sử dụng kháng sinh. Đa số các bệnh nhân cải thiện tốt về 
mặt lâm sàng (hết sốt, hết đau vùng thắt lưng, rung thận không đau) và các chỉ số cận lâm sàng (bạch cầu máu 
là 13,97 ± 5,27g/l, CRP là 160,08 ± 96,42 mg/l; Procalcitonin là 9,21 ± 22,57 ng/ml). Kết luận: Nhiễm khuẩn 
đường tiết niệu trên cấp tính tắc nghẽn do sỏi là một cấp cứu niệu khoa cần phải dẫn lưu tắc nghẽn can thiệp 
kịp thời để tránh các biến chứng nặng nề như nhiễm khuyết, sốc nhiễm khuẩn.
Từ khóa: viêm thận bể thận cấp tính, sốc nhiễm khuẩn, sỏi niệu quản
Abstract
EFFECTIVENESS OF DRAINAGE FOR ACUTE OBSTRUCTIVE 
PYELONEPHRITIS SECONDARY TO URETERIC CALCULI
Le Dinh Dam, Nguyen Xuan My, Nguyen Truong An, Nguyen Khoa Hung, Le Dinh Khanh
Department of Surgery, Hue University of Medicine and Pharmacy, Hue University
Purposes: To evaluate the effectiveness drainage for acute obstructive pyelonephritis secondary to 
ureteric calculi. Materials and Methods: 45 patients with obstructive pyelonephritis due to urolithiasis were 
hospitalized between October 2015 and March 2018 at Hue University of Medicine and Pharmacy Hospital. 
Results: The male to female ratio was 1 : 5.5. The median age was 54.16 ± 10.29 years (range 34 – 74 years). 
The physical findings at the time of hospitalization were as follows: body temperature 38.87 ± 0.66°C, pulse 
rate 94.38 + 12.29/min, respiratory rate 24.62 ± 5.57/min, systolic blood pressure 120.11 ± 16.39 mmHg, 
diastolic blood pressure 73.66 ± 9.19 mmHg. The laboratory findings were as follows: WBC: 13.97 ± 5.27g/l, 
platelets 266.91 ± 139.932 g/l, serum creatinine 96.09 ± 34.023 umol/l, serum CRP 160.08 ± 96.42 mg/l, serum 
procalcitonin 9.21 ± 22.57 ng/ml. The average size of the stones was 15.89 ± 9.84 mm (5 - 47). 14 patients 
had a positive urine culture result. The SIRS in 39 patients (86.7%). 44 patients (97.8%) received transurethral 
stenting using a double-J ureteral catheter and 1 patient (2.2%) received percutaneous nephrostomy. All 
patients received antimicrobial therapies. After the drainage of the upper urinary tract and antimicrobial 
therapies, all patients were apyretic. The flank pain and of the costovertebral angle tenderness disappeared. 
The serum WBC, CRP and Procalcitonin were decreased. Conclusions: Upper urinary tract infection in the 
patient with obstructive urolithiasis is a urologic emergency. It is necessary to drainage early to avoid septic 
shock and eventually death.
Key words: acute obstructive pyelonephritis secondary, ureteric calculi, septic shock
Địa chỉ liên hệ: Lê Đình Đạm, email: ledinhdam@gmail.com DOI: 10.34071/jmp.2019.1.3
Ngày nhận bài: 8/10/2018, Ngày đồng ý đăng: 23/1/2019; Ngày xuất bản: 25/2/2019
20
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một trong những 
bệnh nhiễm khuẩn phổ biến nhất với một gánh nặng 
tài chính đáng kể cho xã hội. Tại Hoa Kỳ, tỷ lệ mắc sỏi 
và nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn từ sỏi ngày 
càng tăng lên [10] [11].
Tại Việt Nam, sỏi đường tiết niệu (chủ yếu sỏi 
thận và sỏi niệu quản) là bệnh lý phổ biến đứng đầu 
trong các bệnh lý hệ niệu dục chiếm khoảng 30-40%. 
Theo Lê Đình Hiếu và Từ Thành Chí Dũng (2004) [2], 
tỷ lệ nhiễm khuẩn niệu trên bệnh nhân sỏi tiết niệu 
là 47,8%, theo Nguyễn Trường An (2006) [1] là 20% 
và Trần Đại Phước (2013) [3] là 39.3%.
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là một biến chứng 
của sỏi đường tiết niệu. Trong đó viêm thận bể 
thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi niệu quản là thường 
gặp. Viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn có thể 
tiến triển gây các biến chứng nặng nề nhiễm khuẩn 
huyết, sốc nhiễm khuẩn huyết thậm chí tử vong 
chiếm khoảng 20 – 40% [4].
Viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi 
được chẩn đoán chủ yếu dựa vào triệu chứng lâm 
sàng: sốt cao, rét run, đau thắt lưng, buồn nôn, nôn, 
nghiệm pháp rung thận dương tính và kết quả cận 
lâm sàng và hình ảnh học. 
Các khuyến cáo điều trị trong các trường hợp 
viêm thận bể thận tắc nghẽn là sử dụng kháng sinh 
đường tĩnh mạch, dẫn lưu tắc nghẽn ngay “lập tức” 
[10]. 
Một vài nghiên cứu chứng minh việc thực hiện 
kịp thời dẫn lưu tắc nghẽn (bằng thông niệu quản 
hoặc dẫn lưu thận qua da) đã hạn chế được các diễn 
biến nặng của viêm thận bể thận như nhiễm khuẩn 
huyết,  ... rung bình từ lúc bệnh nhân xuất hiện 
triệu chứng đến lúc vào viện: 3,7 ± 3,806 ngày.
Về đặc điểm lâm sàng khi bệnh nhân nhập viện: 
nhiệt độ cơ thể là 38,87 ± 0,66°C; mạch là 94,38 + 
12,29 l/phút; Nhịp thở là 24,62 ± 5,57 l/phút; huyết 
áp tâm thu là 120,11 ± 16,39 mmHg; huyết áp tâm 
trương là 73,66 ± 9,19 mmHg. 
Bảng 3.1. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng lâm sàng N %
Sốt 45 100
Rét run 42 93,3
Đau vùng thắt lưng 45 100
Rung thận đau 45 100
Tiểu buốt, tiểu rát 4 8,9
Tiểu trong 21 46,7
Tiểu máu 6 13,3
Tiểu đục 18 40,0
Về các xét nghiệm: bạch cầu máu là 13,97 ± 5,27g/l; tiểu cầu là 266,91 ± 139,932 g/l, Creatinin là 96,09 ± 
34,023 umol/l; K+ là 3,47 ± 0,59 mmol/l; Na+ là 132,93 ± 3,23 mmol/l ; Cl-: 94,88 ± 3,90 mmol/l; CRP là 160,08 
± 96,42 mg/l; Procalcitonin là 9,21 ± 22,57 ng/ml; Kích thước trung bình của các mảnh sỏi là 15,89 ± 9,84 mm 
(5-47). Mức ứ nước của thận là đô 0: 3 bệnh nhân (6,7%), độ 1: 18 bệnh nhân (40%), độ 2: 11 bệnh nhân 
(24,4%), độ 3: 13 bệnh nhân (28,9%). Cấy nước tiểu phía dưới tắc nghẽn: dương tính (14 bệnh nhân – 31,1%). 
Hội chứng SIRS: dương tính (39 bệnh nhân – 86,7%)
23
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
Bảng 3.2. Kết quả cấy nước tiểu với nitrite niệu
Nitrit Cấy nước tiểu
p Tổng
Âm tính Dương tính
Âm tính
N 28 9
0,146
37
% 75,7b 24,3 100
Dương tính
N 3 5 8
% 37,5 62,5a 100
Tổng
N 31 14 45
% 68,9 31,1 100
a Độ nhạy
b Độ đặc hiệu
Trong nghiên cứu của chúng tôi, test nước tiểu 
Nitrite nước tiểu có độ nhạy là 62,5% và độ đặc hiệu 
là 75,7%. 
Cấy máu: dương tính (2 bệnh nhân – 4,4%).
Sỏi ở bệnh nhân viêm thận bể thận cấp xảy ra ở 
hai bên phải và trái với tỉ lệ gần như tương đương 
nhau. Sỏi ở vị trí 1/3 trên phổ biến nhất với 44,4%, 
phân bố bằng nhau ở hai bên phải và trái. Sỏi ở vị trí 
1/3 giữa chiếm tỉ lệ nhỏ nhất với 20%. Thời gian từ 
khi bệnh nhân xuất hiện triệu chứng đến khi được 
thực hiện dẫn lưu tắc nghẽn: 4,15 ± 3,54 ngày.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 44 trường hợp 
(97,8%) được giải áp tắc nghẽn bằng phương pháp 
đặt thông niệu quản (thông JJ) qua nội soi bàng 
quang dưới kiểm soát của màn hình tăng sáng và 1 
trường hợp (2,2%) dẫn lưu thận qua da dưới hướng 
dẫn của siêu âm. Trường hợp được thực hiện dẫn 
lưu thận qua da do thận ứ nước dãn rộng gây gập 
khúc niệu quản và kích thước của viên sỏi gây tắc 
nghẽn khá lớn đã phát hiện trong thời gian dài nên 
khả năng sỏi khảm vào niệu quản nên khả năng thất 
bại lớn khi đặt thông niệu quản ngược dòng.
Thời gian thực hiện dẫn lưu tắc nghẽn là: 13,04 ± 
7,98 phút (5 – 40 phút).
Kết quả cấy nước tiểu phía trên tắc nghẽn: 
dương tính chiếm 15 trường hợp (33,3%).
Bảng 3.3. Kết quả vi khuẩn ở bệnh nhân viêm thận bể thận cấp 
có kết quả cấy nước tiểu dương tính phía trên và dưới vị trí tắc nghẽn
Vi khuẩn
Dưới tắc nghẽn Trên tắc nghẽn
N % N %
E. coli 8 57,0 11 73,3
P. aeruginosa 3 21,5 1 6,7
Enterobacter spp 0 0 1 6,7
Enterococcus spp 3 21,5 2 13,3
Tổng 14 100 15 100
Tổng các trường hợp mẫu cấy nước tiểu dương tính phía trên và/hoặc dưới vị trí tắc nghẽn chiếm 48,89% 
(22 trường hợp), số trường hợp mẫu cấy nước tiểu đều dương tính phía trên và dưới vị trí tắc nghẽn chiếm 
31,81% (7/22 trường hợp) và tương xứng chiếm 100% (các trường hợp đều có cùng loại vi khuẩn phía trên và 
dưới tắc nghẽn). Loại vi khuẩn hay gặp nhất vẫn là E. coli chiếm tỷ lệ lần lượt 73,3% và 57%. 
Sau khi 45 bệnh nhân được điều trị giải áp tắc nghẽn kết hợp với điều trị kháng sinh (cephalosporin thế 
hệ 3 hoặc kháng sinh nhóm cephalosporin thế hệ 3 kết hợp nhóm kháng sinh aminoglycosid (amikacin)) 
thì: 43 bệnh nhân (95,6%) hết sốt, 40 bệnh nhân (88,9%) đỡ đau vùng thắt lưng; 28 bệnh nhân (62,2%) rung 
thận không đau và 17 bệnh nhân (37,8%) rung thận đỡ đau. Và bạch cầu máu là 8,69 ± 2,68g/l; CRP là 43,51 
± 41,51 mg/l; Procalcitonin là 1,63 ± 3,50 ng/ml.
Trước can thiệp Sau can thiệp
Kiểm định Wilcoxon
Z p
Bạch cầu máu (g/l) 13,97 ± 5,27 8,69 ± 2,68 - 4,972 0,00
CRP (mg/l) 160,08 ± 96,42 43,51 ± 41,51 - 5,228 0,00
Procalcitonin (ng/ml) 9,21 ± 22,57 1,63 ± 3,50 - 3,448 0,001
24
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
4. BÀN LUẬN
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu là nhiễm khuẩn 
thường gặp trên lâm sàng, viêm thận bể thận là một 
hình thái nghiêm trọng của nhiễm khuẩn đường 
tiết niệu. Tùy vào các nghiên cứu khác nhau mà tỷ 
lệ nam/nữ thay đổi 1:7 – 1:13,1, trong nghiên cứu 
chúng tôi là 1 : 5,5. Nhiễm khuẩn đường tiết niệu 
thường gặp ở nữ do yếu tố thuận lợi là giải phẫu 
niệu đạo ngắn và liên quan đến hoạt động tình dục, 
vi khuẩn dễ dàng đi từ da, hậu môn, cơ quan sinh 
dục đi lên niệu đạo bàng quang, niệu quản và thận. 
Theo Dong-Gi Lee, thời gian kéo dài sốt, hoặc 
đau thắt lưng hoặc căng cứng vùng sườn sống lần 
lượt là 3,1 ngày 3,7 ngày và 3,4 ngày [5]. Trong 
nghiên cứu của chúng tôi, thời gian trung bình kể 
từ lúc xuất hiện triệu chứng sốt, đau vùng thắt lưng 
hoặc rét run đến lúc vào viện là 3,7 ± 3,806 ngày. 
Điều này phù hợp với một số nghiên cứu ngoài nước 
khác. Trong nghiên cứu của chúng tôi, bệnh nhân có 
triệu chứng phối hợp (đau vùng thắt lưng, sốt cao, 
rét run) chiếm 93,3% và 6,7% có duy nhất một triệu 
chứng đơn thuần khi nhập viện. 
Triệu chứng lâm sàng thay đổi rất đa dạng trên 
từng bệnh nhân từ triệu chứng của SIRS cho đến 
nhiễm khuẩn đường tiết niệu dưới và đau vùng 
thắt lưng. Hội chứng đáp ứng viêm toàn thân (SIRS) 
thường xuyên có trong viêm thận bể thận cấp [6]. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi có SIRS (39 trường 
hợp – 86,7%).
Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân 
biểu hiện các triệu chứng lâm sàng tương tự các 
nghiên cứu khác [7]: sốt, đau thắt lưng, rung thận 
đau (100%) kèm hoặc không rối loạn tiểu tiện (tiểu 
đục, tiểu máu hoặc tiểu buốt tiểu rát). 
Kích thước trung bình của sỏi là: 15,89 ± 9,84 
mm (5 - 47). Mức độ ứ nước thận chủ yếu là độ 2 và 
độ 3 (53,3%). Trong nghiên cứu chúng tôi, cấy nước 
tiểu dương tính (cả trên và phía dưới tắc nghẽn) gặp 
22 trường hợp (48,9%), tương đương với nghiên 
cứu Dong-Gi Lee và cộng sự [5] (49,1%); nghiên cứu 
Sohn và cộng sự [5] (53,4%), tỷ lệ dương tính trong 
cấy nước tiểu thấp có thể bệnh nhân đã được điều 
trị kháng sinh trước khi đến bệnh viện.
Trong nghiên cứu của chúng tôi, test nitrite nước 
tiểu có độ nhạy là 62,5% và độ đặc hiệu là 75,7%. 
Theo các nghiên cứu khác nhau, test nitrite nước 
tiểu có độ nhạy là 45 - 60% và độ đặc hiệu là 85 
- 98%. Giá trị tiên đoán dương tính của test nitrite 
∼96%. Sự hạn chế test nitrite nước tiểu là phải lấy 
nước tiểu vào buổi sáng và nước tiểu được lưu 
trong bàng quang ≥ 4h để vi khuẩn chuyển nitrate 
thành nitrite. Một số họ vi khuẩn S. saprophyticus, 
Pseudomonas hoặc Enterococci không thể chuyển 
được nitrate thành nitrite. Hơn nữa, theo Michael 
L. Wilson và Loretta Gaido thì xét nghiệm nước tiểu 
(bạch cầu niệu và nitrite niệu) chỉ mang tính định 
hướng ban đầu tình trạng nhiễm khuẩn niệu có hoặc 
không, nó không thể thay thế cho xét nghiệm cấy 
nước tiểu. Vì vậy, trong các trường hợp viêm thận 
bể thận do tắc nghẽn cần phải thực hiện xét nghiệm 
cấy nước tiểu một cách thường quy. 
Trong nghiên cứu của Tracy Marien tỷ lệ không 
tương xứng loại vi khuẩn giữa kết quả cấy nước tiểu 
phía trên và phía dưới tắc nghẽn là 27% và theo 
Waston là 36,8%. Do đó, cấy nước tiểu cần phải thực 
hiện ở các vị trí khác nhau (phía trên và phía dưới 
tắc nghẽn) để tăng khả năng tìm ra loại vi khuẩn gây 
bệnh giúp cho việc sử dụng kháng sinh chính xác và 
hiệu quả hơn. 
Những năm trước đây, vài nghiên cứu báo cáo có 
thể điều trị thành công viêm thận bể thận cấp tính 
tắc nghẽn do sỏi bằng sử dụng kháng sinh và các 
biện pháp hỗ trợ không cần dẫn lưu tắc nghẽn [8].
Hiện nay, điều trị viêm thận bể thận trên cấp 
tính tắc nghẽn do sỏi “chuẩn” là sử dụng kháng sinh 
đường tĩnh mạch và thực hiện dẫn lưu tắc nghẽn. 
Theo các khuyến cáo cần sử dụng kháng sinh theo 
kinh nghiệm đối với các trường hợp nhiễm khuẩn 
tiết niệu phức tạp (viêm thận bể thận cấp tính do 
tắc nghẽn) trong lúc chờ đợi kết quả kháng sinh đồ. 
Dẫn lưu tắc nghẽn cần được thực hiện một cách 
nhanh chóng bằng đặt dẫn lưu thận qua da hoặc đặt 
ống thông niệu quản qua nội soi bàng quang ngược 
dòng (JJ). Sau khi áp lực trong bể thận được giảm 
làm cải thiện tình trạng tưới máu và chức năng thận 
từ đó tăng hiệu quả của liệu pháp kháng sinh.
Giai đoạn nhiễm khuẩn huyết được định nghĩa là 
có hội chứng đáp ứng viêm hệ thống (SIRS: Systemic 
inflammatory response syndrome) với nhiễm khuẩn. 
Viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi kèm với 
hội chứng đáp ứng viêm hệ thống thì phải thực hiện 
“dẫn lưu tắc nghẽn” nhanh chóng, chính xác [14]. 
Trong trường hợp viêm thận bể thận cấp tính tắc 
nghẽn do sỏi niệu quản, dẫn lưu tắc nghẽn không 
thực hiện kịp thời thì có thể tiến triển thành nhiễm 
khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn hoặc tử vong. Theo 
nghiên cứu của M. Borofsky và cộng sự (1700 trường 
hợp), các trường hợp viêm thận bể thận tắc nghẽn 
do sỏi niệu quản có nhiễm khuẩn huyết nếu không 
được dẫn lưu tắc nghẽn thì có nguy cơ tử vong gấp 
2,6 lần so với nhóm được dẫn lưu tắc nghẽn [12].
Theo quan điểm cũ của các nhà niệu khoa, 
phương pháp dẫn lưu tắc nghẽn trong trường hợp 
viêm thận bể thận cấp tính tắc nghẽn do sỏi được 
lựa chọn chủ yếu là dẫn lưu thận qua da. Các nhà 
niệu khoa cho rằng dẫn lưu tắc nghẽn bằng đặt 
25
Tạp chí Y Dược học - Trường Đại học Y Dược Huế - Tập 9, số 1 - tháng 2/2019
thông niệu quản ngược làm tăng nguy cơ nhiễm 
khuẩn huyết và sốc nhiễm khuẩn.
Hiện tại, việc chọn lựa phương pháp dẫn lưu 
tắc nghẽn trong trường hợp bằng đặt thông niệu 
quản hay dẫn lưu thận quan da còn nhiều tranh 
luận, phương pháp nào là hiệu quả hơn [9]. Theo 
nghiên cứu Hamasuna, thì dẫn lưu thận qua da và 
đặt ống thông niệu quản có hiệu quả tương đương 
nhau trong việc giảm các triệu chứng nhiễm khuẩn 
[4]. Không có bằng chứng khoa học nào chứng minh 
được phương pháp nào vượt trội. Việc lựa chọn 
phương pháp dẫn lưu phụ thuộc vào trang thiết bị, 
kinh nghiệm và thói quen của người thực hiện.
Trong thập kỷ qua, số lượng bệnh nhân viêm 
thận bể thận cấp tính do tắc nghẽn được thực hiện 
dẫn lưu tắc nghẽn bằng phương pháp đặt thông 
niệu quản (JJ) tăng lên so với phương pháp dẫn lưu 
thận qua da [10].
Theo một số nghiên cứu, tỷ lệ thành công của 
phương pháp dẫn lưu tắc nghẽn bằng đặt thông 
niệu quản chiếm cao (98%) – khoảng 2,2% (3628 
trường hợp) cần phải thực hiện dẫn lưu thận qua 
da. Theo nghiên cứu Wenzler DL và cộng sự, tỷ lệ 
thành công của phương pháp đặt thông niệu quản 
trong các trường hợp tắc nghẽn bằng khoảng 87 – 
88% [13].
Trong nghiên cứu này, chúng tôi thực hiện thành 
công cho 44 trường hợp (chiếm 97,8%) và 1 trường 
hợp (2,2%) cần thực hiện dẫn lưu thận qua da. Một 
trường hợp được thực hiện dẫn lưu thận qua da do 
thận ứ nước dãn rộng và kích thước của viên sỏi gây 
tắc nghẽn khá lớn đã phát hiện trong thời gian dài 
nên khả năng sỏi khảm vào niệu quản. 
Trong nghiên cứu của chúng tôi, 45 bệnh nhân 
được thực hiện dẫn lưu tắc nghẽn và dùng kháng 
sinh đường tĩnh mạch sau 3 ngày thì 43 bệnh nhân 
(95,6%) hết sốt, 40 bệnh nhân (88,9%) đỡ đau vùng 
thắt lưng; 28 bệnh nhân (62,2%) rung thận không 
đau và 17 bệnh nhân (37,8%) rung thận đỡ đau và 
giảm các giá trị bạch cầu máu, CRP, Procalcitonin.
5. KẾT LUẬN
Nhiễm khuẩn đường tiết niệu trên cấp tính tắc 
nghẽn do sỏi là một cấp cứu niệu khoa cần phải dẫn 
lưu tắc nghẽn kịp thời để tránh các biến chứng nặng 
nề như nhiễm khuẩn huyết, sốc nhiễm khuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Trường An (2008), “Tình hình nhiễm trùng 
niệu ở bệnh nhân sỏi niệu tại khoa ngoại bệnh viện 
Trường Đại học Y Huế”, Tài liệu nội bộ khoa ngoại bệnh 
viện Trường Đại học Y Huế.
2. Lê Đình Hiếu và Từ Thành Trí Dũng (2004), “Nhiễm 
trùng tiểu trong bệnh sỏi thận tại khoa niệu bệnh viện Chợ 
Rẫy từ 5/2001 đến 1/2002”, Tạp chí Y học thành phố Hồ 
Chí Minh tập 8, phụ bản số 2, tr. 117-126.
3. Trần Đại Phước (2013), Khảo sát đặc điểm lâm sàng 
nhiễm trùng niệu do sỏi và tình trạng đề kháng với kháng 
sinh, Luận văn cao học, Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh.
4. Hamasuna, Ryoichi et al. (2014), “Obstructive 
pyelonephritis as a result of urolithiasis in Japan: 
Diagnosis, treatment and prognosis”, International 
Journal of Urology.
5. Lee, D. G. et al. (2009), “Acute pyelonephritis: clinical 
characteristics and the role of the surgical treatment”, J 
Korean Med Sci. 24(2), pp. 296-301.
6. Schaeffer, Anthony J. (2016), “Infections of the 
Urinary Tract”, Campbell - Walsh Urology 11th edition, pp. 
237-303.
7. Yamamoto, et al. (2012), “Clinical characteristics 
and risk factors for septic shock in patients receiving 
emergency drainage for acute pyelonephritis with upper 
urinary tract calculi”, BMC Urology 2012, 12, pp. 4.
8. Klein, L. A., M. Koyle và S. Berg (1983), “The 
emergency management of patients with ureteral calculi 
and fever”, J Urol. 129(5), pp. 938-40.
9. Matlaga, B. R. (2013), “How do we manage infected, 
obstructed hydronephrosis?”, Eur Urol. 64(1), pp. 93-4.
10. Sammon, J. D. et al. (2013), “Temporal trends, 
practice patterns, and treatment outcomes for infected 
upper urinary tract stones in the United States”, Eur Urol. 
64(1), pp. 85-92.
11. Scales, C. D., Jr. et al. (2012), “Prevalence of kidney 
stones in the United States”, Eur Urol. 62(1), pp. 160-5.
12. Wagenlehner, F. M., W. Weidner và K. G. Naber 
(2007), “Optimal management of urosepsis from the 
urological perspective”, Int J Antimicrob Agents. 30(5), pp. 
390-7.
13. Wenzler, D. L. et al. (2008), “Success of ureteral 
stents for intrinsic ureteral obstruction”, J Endourol. 22(2), 
pp. 295-9.
14. Yoshimura, K. et al. (2005), “Emergency drainage 
for urosepsis associated with upper urinary tract calculi”, 
J Urol. 173(2), pp. 458-62.

File đính kèm:

  • pdfdanh_gia_hieu_qua_cua_dan_luu_tac_nghen_trong_viem_than_be_t.pdf