Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông

 Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong những năng lực

chung cần hình thành và phát triển cho học sinh theo quan điểm của chương trình giáo

dục phổ thông mới. Bài viết này nghiên cứu thực trạng sử dụng một số phương pháp dạy

học tích cực trong dạy học Hoá hữu cơ nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và

sáng tạo cho học sinh tại mười ba trường trung học phổ thông. Các phương pháp phỏng

vấn, điều tra, thống kê được sử dụng để thu thập, xử lí dữ liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra

rằng mức độ và trình độ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng

lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hoá hữu cơ đang còn thấp;

đồng thời, hiểu biết, nhận thức của người dạy về vấn đề này còn chưa thấu đáo. Thực

trạng này đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu kế tiếp về các biện pháp nhằm phát

triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh một cách hiệu quả.

Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông trang 1

Trang 1

Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông trang 2

Trang 2

Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông trang 3

Trang 3

Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông trang 4

Trang 4

Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông trang 5

Trang 5

Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông trang 6

Trang 6

Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông trang 7

Trang 7

pdf 7 trang viethung 9660
Bạn đang xem tài liệu "Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông", để tải tài liệu gốc về máy hãy click vào nút Download ở trên

Tóm tắt nội dung tài liệu: Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông

Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học tích cực trong dạy học hóa học hữu cơ ở trường Trung học Phổ thông
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 51-57 
 51 
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 
VÀ SÁNG TẠO THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG MỘT SỐ 
PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC TÍCH CỰC TRONG DẠY HỌC 
HÓA HỌC HỮU CƠ Ở TRƢỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG 
Lê Văn Năm (1), Nguyễn Thị Kim Chi (2) 
1
 Viện Sư phạm Tự nhiên, Trường Đại học Vinh 
2
 Khoa Sư phạm, Trường Đại học Quy Nhơn 
Ngày nhận bài 19/10/2020, ngày nhận đăng 08/12/2020 
Tóm tắt: Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo là một trong những năng lực 
chung cần hình thành và phát triển cho học sinh theo quan điểm của chương trình giáo 
dục phổ thông mới. Bài viết này nghiên cứu thực trạng sử dụng một số phương pháp dạy 
học tích cực trong dạy học Hoá hữu cơ nhằm phát triển năng lực giải quyết vấn đề và 
sáng tạo cho học sinh tại mười ba trường trung học phổ thông. Các phương pháp phỏng 
vấn, điều tra, thống kê được sử dụng để thu thập, xử lí dữ liệu. Kết quả nghiên cứu chỉ ra 
rằng mức độ và trình độ sử dụng các phương pháp dạy học tích cực để phát triển năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh trong dạy học Hoá hữu cơ đang còn thấp; 
đồng thời, hiểu biết, nhận thức của người dạy về vấn đề này còn chưa thấu đáo. Thực 
trạng này đặt ra yêu cầu cần có những nghiên cứu kế tiếp về các biện pháp nhằm phát 
triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho học sinh một cách hiệu quả. 
Từ khóa: Phương pháp dạy học tích cực; năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; 
dạy học Hoá hữu cơ; hoạt động trải nghiệm. 
1. Mở đầu 
Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo nêu rõ: “Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học theo hướng 
hiện đại; phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo và vận dụng kiến thức, kĩ năng của 
người học; khắc phục lối truyền thụ áp đặt một chiều, ghi nhớ máy móc. Tập trung dạy 
cách học, cách nghĩ, khuyến khích tự học, tạo cơ sở để người học tự cập nhật và đổi mới 
tri thức, kĩ năng, phát triển năng lực” (Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt 
Nam, 2013). Với tinh thần đó, giáo dục phổ thông nước ta đang chuyển từ chương 
trình giáo dục phát triển kiến thức và kỹ năng sang phát triển năng lực của người 
học. Trong hệ thống các năng lực chung cần phát triển cho học sinh (HS) trung học phổ 
thông (THPT) thì phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo (GQVĐ&ST) được 
xem là một trong những yêu cầu cấp thiết của xã hội hiện nay nhằm nâng cao chất lượng 
của các hoạt động giáo dục và dạy học (DH). Theo Chương trình giáo dục phổ thông 
tổng thể mà Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) ban hành năm 2018 thì năng lực 
GQVĐ&ST được biểu hiện thông qua 5 tiêu chí: phát hiện và làm rõ được vấn đề, đề 
xuất và lựa chọn giải pháp, thực hiện và đánh giá được các giải pháp GQVĐ, nhận ra, 
hình thành và triển khai được các ý tưởng mới, có tư duy độc lập (Bộ Giáo dục và Đào 
tạo, 2018). Khái niệm năng lực GQVĐ&ST là một khái niệm mới và được đề cập một 
cách chính thức trong chương trình giáo dục phổ thông mới năm 2018. Có nhiều biện 
pháp để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS .trong. DH . nói . chung, . DH hóa . học nói 
riêng. .Trong. đó, . việc. sử . dụng. các . .PP . .và .kỹ .thuật . DH .tích cực. được .coi . là. giải . pháp . tốt 
Email: namledhv@gmail.com (L. V. Năm) 
L. V. Năm, N. T. K. Chi / Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua 
 52 
nhằm nâng cao năng lực của người học nói chung, phát triển năng lực GQVĐ&ST nói 
riêng. Để có cơ sở thực tiễn đề xuất các biện pháp phát triển năng lực GQVĐ&ST cho 
HS, chúng tôi tiến hành nghiên cứu thực trạng về phát triển năng lực GQVĐ&ST thông 
qua việc sử dụng một số phương pháp dạy học (PPDH) tích cực trong DH hóa học ở 
trường THPT. 
Đã có một số tác giả quan tâm đến việc điều tra thực trạng sử dụng các 
PPDH tích cực để phát triển một số năng lực trong DH hóa học cho HS ở miền 
Trung và Tây nguyên. 
Tác giả Lê Thị Đặng Chi (2020) đã điều tra thực trạng vận dụng phương pháp bàn 
tay nặn bột (BTNB) và năng lực GQVĐ&ST trong DH hóa học tại 98 trường trung học 
cơ sở (THCS) thuộc 5 tỉnh miền Nam Trung bộ và Tây nguyên. Các nội dung điều tra đã 
được xử lí thống kê và đưa ra những nhận xét ban đầu làm cơ sở cho việc đề xuất vận 
dụng PP BTNB trong DHHH để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS. 
 Tác giả Vương Cẩm Hương (2020) đã tiến hành khảo sát, điều tra thực trạng 
về tự học và phát triển năng lực tự học cho HS trong DH hoá học tại ở 19 trường THPT 
thuộc 5 tỉnh và thành phố khu vực miền Trung và Nam bộ. Các nội dung điều tra đã được 
xử lí thống kê và đưa ra những nhận xét xác thực làm cơ sở thực tiễn cho việc đề xuất 
biện pháp phát triển năng lực tự học cho HS THPT thông qua DH hóa học hữu cơ. 
2. Nội dung và kết quả nghiên cứu 
2.1. Vai trò của các phương pháp (PP) và kỹ thuật DH KTDH trong việc phát 
triển năng lực GQVĐ&ST 
Một trong những xu hướng đổi mới và phát triển PPDH hóa học hiện nay là sử 
dụng các PP và KT dạy học nhằm tăng cường tính tích cực, tính tìm tòi sáng tạo ở người 
học, tiềm năng trí tuệ nói riêng và nhân cách nói chung phải thích ứng với thực tiễn luôn 
đổi mới. Điều quan trọng nhất là HS phải được hoạt động, phải được tham gia giải quyết 
vấn đề. Hoạt động là bản chất của quá trình DH và quá trình DH chính là quá trình tổ 
chức các hoạt động. Trong các hoạt động này, GV đóng vai trò là người thiết kế, tổ chức, 
chỉ đạo, hướng dẫn, còn HS là chủ thể hoạt động, đóng vai trò tích cực, chủ động tham 
gia vào hoạt động để thu nhận những kiến thức mới, rèn luyện kỹ năng và hình thành 
những năng lực, phẩm chất cần thiết. 
PPDH BTNB và DH thông qua HĐTN là những PP và hình thức DH tích cực có 
nhiều lợi thế trong việc nâng cao năng lực của người học nói chung, phát triển năng lực 
GQVĐ&ST nói riêng. 
Phương pháp BTNB là PPDH tích cực được xây dựng dựa trên quan điểm GQVĐ 
áp dụng cho DH các môn khoa học tự nhiên. Dưới sự giúp đỡ của GV, HS tự tìm cách 
giải quyết các vấn đề được đặt ra trong cuộc sống thông qua tiến hành thí nghiệm, quan 
sát, nghiên cứu tài liệu hay điều tra để từ đó hình thành kiến thức cho bản thân. GV nêu 
vấn đề để HS tự đi tìm tình huống cần giải quyết thông qua hoạt động thực hành, thí 
nghiệm, hoạt động thảo luận nhóm để đưa ra những giả thuyết và chứng minh giả thuyết 
(Bernd Meier, Nguyễn văn Cường, 2014). 
Về DH thông qua HĐTN, năm 1984, David Kolb (1984) đã giới thiệu một mô 
hình học tập dựa trên trải nghiệm, thường được biết đến với cái tên Chu trình học tập 
Kolb) nhằm “quy trình hóa” việc học với các giai đoạn và thao tác được định nghĩa rõ 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 51-57 
 53 
ràng. Thông qua chu trình này, cả người học lẫn người dạy đều có thể cải tiến liên tục 
chất lượng cũng như trình độ của việc học. Lí thuyết học tập trải nghiệm theo David 
Kolb cho phép GV linh hoạt các tiến trình học tập phù hợp với trình độ của HS, giúp việc 
DH đảm bảo tính vừa sức, kích thích tính tích cực trong nhận thức, qua đó nâng cao được 
kết quả học tập. Việc vận dụng lí thuyết học tập trải nghiệm đảm bảo được tính vừa sức 
trong học tập; các hoạt động học tập của HS luôn gắn liền với trải nghiệm thực tế và thực 
hành chủ động, giúp cho HS đạt được kết quả học tập tốt nhất. 
2.2. Điều tra tổng quát về mức độ sử dụng các PPDH và kỹ thuật DH tích cực 
trong DH bộ môn Hóa học trong một số trường THPT 
Với mục đích thu thập thông tin cho việc nghiên cứu đề xuất sử dụng các PPDH 
tích cực trong DH hóa học để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS, chúng tôi đã tiến 
hành xây dựng và phát phiếu hỏi GV về thực trạng sử dụng các PP và KTDH tích cực 
trong DH hóa học và về thực trạng sử dụng một số PPDH tích cực (BTNB, DH thông 
qua hoạt động trải nghiệm (HĐTN) để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS trong DH 
Hóa học. Đối tượng và địa bàn khảo sát là GV hóa học ở 13 trường THPT thuộc các tỉnh 
Quảng Ngãi, Bình Định, Kon Tum và Gia Lai. Thời gian thực hiện từ tháng 08 đến tháng 
11 năm 2019 và từ tháng 09 đến tháng 01 năm 2020. 
Kết quả điều tra, khảo sát được thể hiện ở Bảng 1. 
Bảng 1: Mức độ sử dụng các PPDH và kỹ thuật DH tích cực 
trong DH bộ môn Hóa học trong một số trường THPT 
STT Phƣơng pháp/ Kỹ thuật DH 
Mức độ sử dụng 
Thƣờng 
xuyên 
Không 
thƣờng xuyên 
Ít khi 
Chƣa 
bao giờ 
1 PP thuyết trình 41 32 3 0 
2 PP đàm thoại 65 11 0 0 
3 PP sử dụng thí nghiệm 7 44 25 0 
4 PPDH phát hiện và giải quyết 
vấn đề 
30 35 10 0 
5 PPDH hợp tác theo nhóm 24 34 15 3 
6 PPDH theo góc 0 8 9 59 
7 PPDH theo dự án 0 3 10 63 
8 PPDH BTNB 0 10 32 34 
9 DH thông qua HĐTN 0 12 26 38 
10 Kĩ thuật KWL 4 26 26 20 
11 Kĩ thuật sơ đồ tư duy 54 21 1 0 
12 Kĩ thuật khăn trải bàn 8 14 6 48 
13 Kĩ thuật 5W1H 0 7 14 55 
 Tổng hợp kết quả điều tra cho thấy: 
- Ở mức độ sử dụng thường xuyên: GV sử dụng PP đàm thoại nhiều nhất 
(85,52%), sau đó là thuyết trình (53,9%), hợp tác theo nhóm (31,58%), phát hiện và giải 
L. V. Năm, N. T. K. Chi / Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua 
 54 
quyết vấn đề (30,47%). Trong số các kĩ thuật DH thường hay sử dụng thì kĩ thuật sơ đồ 
tư duy được GV dùng nhiều nhất (71,05%). 
- Ở mức độ không thường xuyên: GV sử dụng PP sử dụng thí nghiệm (57,89%), 
PPDH phát hiện và giải quyết vấn đề (46,05%), PPDH hợp tác theo nhóm (44,74%): Các 
kĩ thuật DH: KWL (34,21%); Sơ đồ tư duy (27,63%); Khăn trải bàn (18,42%). 
- Ở mức độ ít khi sử dụng: Các GV sử dụng PP BTNB (42,10%), PP sử dụng thí 
nghiệm (32,89%), DH thông qua HĐTN (34,21%): kĩ thuật KWL (34,21%), kĩ thuật 
5W1H (18,42%). 
- Ở mức độ chưa bao giờ sử dụng: GV sử dụng PPDH theo dự án (82,89%), 
PPDH theo góc (77,63%), DH thông qua HĐTN (50%); PP BTNB (44,74%), Kĩ thuật 
5W1H (72,37%), kĩ thuật khăn trải bàn (63,15%), kĩ thuật KWL (26,31%). 
Như vậy, trong DH hóa học tại các trường THPT miền Trung và Tây nguyên hiện 
nay, GV đang sử dụng chủ yếu các phương pháp đàm thoại, thuyết trình, hợp tác theo 
nhóm. Đối với một số PPDH có tác dụng phát triển năng lực GQVĐ&ST như phát hiện 
và giải quyết vấn đề; BTNB; DH theo góc và DH thông qua HĐTN thì mức độ sử dụng 
chưa nhiều. 
 2.3. Điều tra thực trạng về mức độ hiểu biết, tầm quan trọng của các PPDH 
BTNB và DH thông qua HĐTN 
Từ thực tế mức độ sử dụng các PPDH BTNB và DH thông qua HĐTN trong DH 
hóa học ở các trường THPT còn thấp, chúng tôi đã tiếp tục điều tra chi tiết hơn về mức 
độ hiểu biết và tầm quan trọng của các PP và hình thức tổ chức DH này. Kết quả điều tra 
76 GV được trình bày bảng 2. 
Bảng 2: Mức độ hiểu biết của GV về PPDH BTNB và DH thông qua HĐTN 
PDHP Mức độ hiểu biết 
Chưa từng 
nghe đến 
Đã từng nghe, 
chưa hiểu 
Hiểu biết chưa 
đầy đủ 
Hiểu biết đầy 
đủ 
PPDH BTNB 0 15 (19,74%) 40 (52,63%) 21 (27,63%) 
DH thông qua HĐTN 0 13 (17,10%) 37 (48,68%) 26 (34,21%) 
 Kết quả điều tra cho thấy tất cả các GV đã nghe đến các PP này. Trong đó số 
GV chưa hiểu và hiểu biết chưa đầy đủ về PPDH BTNB và DH thông qua HĐTN này 
tương đương nhau và chiếm tỷ lệ cao là 72,37% đối với PPDH BTNB và 65,78% đối với 
DH thông qua HĐTN. Số GV hiểu biết đầy đủ về kiểu DH này còn chiếm tỷ lệ thấp: 
27,63% đối với PP BTNB và 34,21% đối với DH thông qua HĐTN. 
Bảng 3: Nhận thức của về sự cần thiết của việc sử dụng 
PPDH BTNB và DH thông qua hoạt động trải nghiệm trong DH hóa học 
Số GV nhận thức về các mức độ cấn thiết 
Không cần thiết Chưa cần thiết Cần thiết Rất cần thiết 
BTNB 0 45 (59,21%) 18 (23,68%) 13 (17,10%) 
DH thông qua 
HĐTN 
0 36 (47,36%) 25 (38,15%) 15 (19,73%) 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 51-57 
 55 
Kết quả điều tra 76 GV cho thấy không có GV nào nhận thức PPDH BTNB và 
DH thông qua HĐTN là không cần thiết. Số GV thấy PPDH BTNB và DH thông qua 
HĐTN chưa cần thiết chênh lệch nhau 9 người (11,85%), nghiêng về DH thông qua 
HĐTN. Số GV nhận thấy sự rất cần thiết của hai kiểu DH này là gần tương đương nhau. 
Như vậy số GV nhận thức về tầm quan trọng và sự cần thiết của PPDH BTNB và DH 
thông qua HĐTN là chưa cao. Đặc biệt, HĐTN là một hoạt động giáo dục bắt buộc trong 
chương trình giáo dục phổ thông 2018. Tuy nhiên, qua kết quả điều tra cho thấy các GV 
còn chưa quan tâm nhiều đến chương trình giáo dục phổ thông mới. 
Bảng 4: Những khó khăn khi triển khai tổ chức DH theo PPDH BTNB và DH 
thông qua HĐTN cho HS trong DH môn Hóa học của GV 
Những khó khăn khi tổ chức DH Số GV (%) 
Quản lý, tổ chức HS 40 52,63 
Tiêu chí đánh giá HS 30 39,47 
Mất nhiều thời gian chuẩn bị 62 81,58 
Kinh phí thực hiện 59 77,63 
Từ kết quả điều tra, chúng tôi nhận thấy: Trở ngại lớn nhất đối với GV là mất 
nhiều thời gian chuẩn bị và tìm kinh phí để triển khai các hoạt động DH, đặc biệt là 
đối với DH thông qua HĐTN. Ngoài ra, các GV còn thấy khó khăn trong việc quản lý 
HS trong giờ học và việc xây dựng các tiêu chí đánh giá theo PPDH BTNB và DH 
thông qua HĐTN. 
2.4. Điều tra nhận thức của GV về các biểu hiện của năng lực GQVĐ&ST ở HS 
Để nắm được thực trạng nhận thức của GV về các biểu hiện của năng lực GQVĐ 
và ST ở HS, chúng tôi đã gửi các phiếu điều tra, trong đó mô tả một số biểu hiện của 
năng lực GQVĐ&ST. Số phiếu gửi đi là 120, số phiếu thu về là 110. Tổng hợp kết quả 
điều tra các được trình bày khái quát ở bảng sau: 
Bảng 5: Các biểu hiện của năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo ở HS THPT 
Các biểu hiện Số GV (%) 
Biết phân tích tình huống 40 (36,36%) 
Biết phát hiện ra vấn đề 65 (59,09%) 
Biết đặt vấn đề 34 (30,09%) 
Biết phát biểu vấn đề 38 (34,54%) 
Biết thu thập, xử lý (kết nối, lựa chọn sắp xếp,) thông tin 82 (74,54%) 
Biết đề xuất và phân tích giải pháp 32 (29,09%) 
Biết lựa chọn giải pháp và lập kế hoạch GQVĐ 40 (36,36%) 
Biết thực hiện giải pháp 74 (67,27%) 
Biết giám sát toàn bộ kế hoạch 56 (50,9%) 
Biết điều chỉnh hành động trong quá trình thực hiện giải pháp 37 (33,63%) 
Biết tự phê phán quá trình tư duy bản thân 28 (25,45%) 
Vận dụng được vào tình huống mới 16 (14,54%) 
Đặt nhiều câu hỏi có giá trị 12 (10,09%) 
L. V. Năm, N. T. K. Chi / Thực trạng phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo thông qua 
 56 
Kết quả cho thấy, GV quan tâm nhiều đến các biểu hiện: Phát hiện ra vấn đề; 
Thu thập và xử lý thông tin; Thực hiện giải pháp giải quyết vấn đề. GV ít quan tâm đến 
đến yêu cầu HS đặt vấn đề và phát biểu vấn đề, điều chỉnh hành động trong quá trình 
thực hiện giải pháp, hiếm khi yêu cầu HS tự phê phán quá trình tư duy bản thân, đặt câu 
hỏi có giá trị. Đặc biệt là việc vận dụng vào tình huống mới và đặt câu hỏi có giá trị là 
mức độ sáng tạo thì tỷ lệ GV lưu ý đến còn rất thấp. 
3. Kết luận 
Kết quả nghiên cứu trên cho thấy việc sử dụng các PP và KT DH tích cực trong 
DH hóa học ở các tỉnh miền Trung và Tây nguyên để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho 
HS THPT đang ở mức độ thấp. Việc hiểu biết bản chất, tác dụng và cách tổ chức DH đối 
với các PP và KT DH tích cực chưa đầy đủ. Nhìn chung, GV đã có những nhận thức 
tương đối đúng đắn về những biểu hiện về năng lực GQVĐ&ST ở HS, tuy nhiên chưa 
đầy đủ và chưa thể hiện tính sáng tạo trong đó. Nghiên cứu cũng đã làm rõ những khó 
khăn mà GV gặp phải trong việc sử dụng một số phương pháp và hình thức DH tích cực 
như BTNB, dạy học thông qua HĐTN để phát triển năng lực GQVĐ&ST cho HS trong 
dạy học hóa học ở trường Trung học phổ thông. 
TÀI LIỆU THAM KHẢO 
Bernd Meier, Nguyễn văn Cường (2014). Lí luận dạy học hiện đại - Cơ sở đổi mới mục 
tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. NXB Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2013). Nghị quyết số 29-NQ/TW 
ngày 4/11/2013 Hội nghị Trung ương 8 khóa XI về đổi mới căn bản, toàn diện giáo 
dục và đào tạo. 
Bộ Giáo dục và Đào tạo (2018). Chương trình giáo dục phổ thông - Chương trình tổng 
thể (Ban hành theo thông tư số 32/2018/TT - BGDĐT ngày 26 tháng 12 năm 2018 
của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo). 
Lê Thị Đặng Chi (2020). Vận dụng phương pháp bàn tay nặn bột nhằm phát triển năng 
lực giải quyết vấn đề và sáng tạo cho HS trong dạy học hoá hoc ở trường trung học 
cơ sở. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Phạm Ngọc Định, Trần Thanh Sơn, Bùi Việt Hùng, Đào Văn Toàn (2012). Tài liệu hỏi 
đáp về phương pháp bàn tay nặn bột. Bộ Giáo dục và Đào tạo - Dự án SEQAP: 
NXB Lao động. 
Vương Cẩm Hương (2020). Phát triển năng lực tự học cho HS thông qua dạy học hoá 
học hữu cơ lớp 11 ở trường trung học phổ thông. Luận án Tiến sĩ Giáo dục học, 
Trường Đại học Sư phạm Hà Nội. 
Kolb D. (1984) Experiential Learning: Experience as the source of learning and 
development. Englewood Cliffs, NJ: Prentice Hall. 
Đỗ Ngọc Thống (2015). Hoạt động trải nghiệm sáng tạo từ kinh nghiệm giáo dục quốc tế 
và vấn đề của Việt Nam. Tạp chí Khoa học Giáo dục, số 115. 
Trường Đại học Vinh Tạp chí khoa học, Tập 49 - Số 4B/2020, tr. 51-57 
 57 
SUMMARY 
THE CURRENT SITUATION OF DEVELOPING PROBLEM-SOLVING 
ABILITY AND CREATIVITY THROUGH THE USE 
OF ACTIVE TEACHING METHODS 
IN ORGANIC CHEMISTRY CLASSES IN HIGH SCHOOLS 
Le Van Nam 
(1)
, Nguyen Thi Kim Chi 
(2)
1
 School of Natural Sciences Education, Vinh University 
2
 Education Department, Quy Nhon University 
Received on 19/10/2020, accepted for publication on 08/12/2020 
Problem-solving ability and creativity are one of the key competencies needed to 
improve for high school students, according to Vietnam’s new education curriculum. 
This article examines current situation of the implementation of active teaching methods 
in order to improve that competency for Organic Chemistry students at 13 Vietnamese 
high schools. Interviews, investigations and statistics are applied in data process. The 
findings suggest that the level of using active teaching methods to foster the competency 
in Organic Chemistry classes is currently still low; also, the teachers’ awareness of this 
issue is not exhaustive. This fact raises the concern of follow-up studies on measures to 
enhance students’ problem-solving ability and creativity in an effective way. 
Keyword: Active teaching methods; problem-solving ability and creativity; 
experiential activities. 

File đính kèm:

  • pdfthuc_trang_phat_trien_nang_luc_giai_quyet_van_de_va_sang_tao.pdf